Vualambao - Đúng như dự đoán của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 cả nước đã đảo chiều tăng nhẹ 0,05% so với tháng trước, đưa CPI 6 tháng qua tăng ở mức 2,4% so với tháng 12/2012 và là mức tăng 6 tháng thấp nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2004 đến nay.
Mức tăng thấp nhất trong 10 năm
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/6 cho thấy CPI tháng 6 tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 6,69% so với tháng 6/2012 và CPI bình quân 6 tháng tăng ở mức 6,73% so với bình quân cùng kỳ 2012.
CPI tháng 6 tăng ở 8/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,02-0,42%; trong đó, tăng mạnh nhất là nhóm may mặc-mũ nón-giày dép, tăng thấp nhất là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng. Ba nhóm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; Giao thông; Bưu chính Viễn thông giảm; trong đó, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,08%, riêng lương thực giảm tới 0,62% khi giá gạo xuất khẩu tụt dốc mạnh đúng vào thời điểm trong nước đang thu hoạch mùa vụ. Mức tăng thấp nhất trong 10 năm
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/6 cho thấy CPI tháng 6 tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 6,69% so với tháng 6/2012 và CPI bình quân 6 tháng tăng ở mức 6,73% so với bình quân cùng kỳ 2012.
Diễn biến CPI qua các tháng - Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Nhìn nhận về mức độ tăng giá tiêu dùng trong 6 tháng qua, Vụ trưởng Vụ giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng cho biết, xét trong khoảng 10 năm lại đây, CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp so với tháng 12/2012 và thấp hơn nhiều so với 6 tháng cùng kỳ các năm. Cụ thể, năm 2004 lên tới 7,2%, năm 2007 là 5,2%, năm 2011 là 13,29% và năm 2012 là 2,52%. Đáng chú ý, CPI tăng cao ở quý I (bình quân một tháng là 0,8%) và giữ ổn định ở quý II.
Đặc biệt, mức tăng 2,4% của CPI 6 tháng năm 2013 là tín hiệu lạc quan để nhận định năm nay có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát đề ra của Quốc hội. Quan trọng hơn, khi CPI giữ được ở mức ổn định, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, giảm được giá thành sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn, từ đó cũng tác động tích cực đến sản xuất và tăng trưởng.
Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù trong 6 tháng qua, nhóm thuốc và dịch vụ đã góp chung vào CPI cả nước tới 1%, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 5,38%, nước sinh hoạt tăng 4,32% so với tháng 12/2012 nhưng CPI 6 tháng qua vẫn chỉ tăng nhẹ là do giá lương thực giảm, thực phẩm ổn định trong khi nhu cầu tiêu thụ của người dân năm nay không cao như những năm trước.
Cẩn trọng điều hành giá
Dự báo về mức tăng CPI tháng 7, các chuyên gia cảnh báo: Tỷ giá Việt Nam đồng và USD vẫn trong xu hướng tăng suốt từ đầu tháng 6 tới nay do nhu cầu mua ngoại tệ nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp, nhu cầu nhập khẩu vàng qua kênh không chính thức khi chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn khoảng 5 triệu đồng/lượng; do Chính phủ trả nợ nước ngoài và nhất là do đầu cơ găm giữ USD trước kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá. Với thực tế là giá USD bán ra trong các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng ở mức trần biên độ cho phép, giá USD trên thị trường tự do cũng tăng mạnh nên giá nguyên nhiên liệu đầu vào, hàng hóa tiêu dùng, thuốc nhập khẩu chắc chắn sẽ tăng theo. Vì vậy, đây sẽ là yếu tố khiến CPI tháng 7 sẽ có điều kiện tăng tốc.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Thắng cũng lạc quan khẳng định, cho dù có những yếu tố có thể tác động tương đối lên CPI chung nhưng với yếu tố quan trọng nhất là giá lương thực, thực phẩm vẫn ở mức rất thấp như hiện nay, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm chiếm trọng số lớn nhất trong Rổ hàng hóa chung tiếp tục sẽ là “phanh hãm” CPI chung cả nước trong tháng 7. Vì vậy, CPI tháng 7 cho dù có nhiều áp lực tăng giá nhưng tốc độ tăng cũng chỉ cao hơn mức tăng tháng 6 không nhiều, ông Thắng nhấn mạnh.
Chuyên gia Vũ Đình Ánh lại dự báo: Với mức tăng CPI 6 tháng qua chỉ với mức 2,4% so với tháng 12, CPI cả năm 2013 sẽ chỉ ở mức khoảng 7% và mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm ở mức dưới 8% đề ra là thực hiện được nếu việc điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than, dịch vụ y tế…theo đúng lộ trình, tránh tình trạng nhiều mặt hàng tăng giá cùng lúc sẽ tạo ra các tác động bất lợi lên CPI chung như kinh nghiệm những năm gần đây đã thấy./.
Nguyễn Kim Anh
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment