Vualambao - Chính sách cho vay bất động sản để làm nhà ở xã hội, đã được các đại gia Hà Nội biến hoá những dự án khu đất Vàng, đất Bạc thành nhà ở xã hợi để vay!!!
Những công ty làm nhà ở xã hội từ nhiều năm nay khó lòng chen chân được với các đại gia đã có 'bề dày' gắn bó với giứoi chức ngân hàng!
Có lẽ không riêng Hà Nội, các đại gia tại TP. HCM chắc chắn cũng sẽ chứng minh họ không kém cạnh gì ...
Hiện Hà Nội có 21 dự án, tổ hợp thương mại xin chuyển sang làm nhà ở xã hội. Đây là một điều đáng mừng cho người có nhu cầu nhà ở thực, nhưng nếu đi thực tế tại những dự án xin chuyển đổi có thể nhiều người sẽ phải giật mình.
Tổ hợp Dự án 30 Phạm Văn Đồng (Hà Nội) vẫn là một bãi đất trống |
Loay hoay “đất vàng”
Tại Dự án 143 Trần Phú (quận Hà Đông), dự án đầu tiên được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho chuyển từ nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội, những hình ảnh trên công trường cho thấy, dường như dự án bị vẫn “đắp chiếu”.
Cụ thể, nền dự án vẫn là nền bê tông của Bến xe Hà Đông (cũ). Tòa nhà điều hành của bến xe chưa bị phá dỡ, được một hãng taxi trưng dụng làm trạm điều hành từ khá lâu. Trong khi phần lớn diện tích Dự án trở thành bãi trông giữ xe, nơi kinh doanh rửa xe, bãi tập kết giàn giáo và một phần đã trở thành quán bia hơi.
Dự án 143 Trần Phú được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao cho CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà (SDU) làm chủ đầu tư từ tháng 7/2008. Đây là một khu “đất vàng” của quận Hà Đông. Theo thiết kế, Dự án là tổ hợp gồm 2 tòa nhà cao 35 và 45 tầng, được xây dựng trên diện tích đất rộng trên 11.000 m2.
Sau 5 năm triển khai, dự án chưa được làm gì ngoài việc quây tôn. Những động thái trên công trường cho thấy, dự án khó có thể được triển khai trong thời gian tới, bất chấp việc đã được UBND TP. Hà Nội cho phép chuyển đổi và chủ đầu tư trước đó cho biết, sẽ triển khai dự án từ tháng 6 này.
Một dự án khác cũng nằm trên khu “đất vàng” của Thủ đô là Dự án Tổ hợp văn phòng cho thuê dịch vụ thương mại và nhà để bán (tại số 30 Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) của CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Bắc Hà, tình hình cũng không sáng sủa hơn.
Theo thiết kế, tổ hợp Dự án gồm 2 tòa nhà cao 17 tầng với 3 tầng hầm, sau hơn 1 năm triển khai, Dự án hầu như không có gì chuyển biến. Hiện Dự án vẫn chỉ là bãi đất trống được quây tôn sơ sài. Một số máy móc trên công trường đã han gỉ vì quá lâu không được sử dụng.
Trong danh sách 21 dự án nhà thương mại xin chuyển sang nhà xã hội tại Hà Nội, Dự án nhà ở thương mại có vị trí tại ô đất N01, Khu đô thị Hạ Đình của CTCP Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội Haweico cũng được cho là nằm trên khu đất vàng. Bởi Dự án nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay trung tâm Thành phố và được hưởng đầy đủ hạ tầng xã hội hiện có của khu vực.
Mặc dù có nhiều lợi thế về vị trí, nhưng chủ đầu tư đã không thể triển khai Dự án từ nhiều năm nay và không dưới 1 lần phải xin gia hạn đầu tư. Theo quan sát, hiện nền Dự án vẫn là một khuôn viên, trong đó có cả khu nhà cấp 4 dùng làm văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Chưa thấy có dấu hiệu gì cho thấy chủ đầu tư sẽ thực hiện các tổ hợp, trong đó có dự án nhà ở thương mại mà doanh nghiệp này đang xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội.
Quá khứ hoành tráng, hiện tại… bết bát
Tổ hợp dự án căn hộ cao cấp (gồm 4 tòa nhà cao 35 tầng, với 3 tầng hầm và 6 tầng thương mại dịch vụ), Bright City (huyện Hoài Đức) từng được nhiều khách hàng đặt cọc hàng trăm triệu để mua nhà. Theo kế hoạch, Bright City sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012. Thế nhưng, đã quá hạn bàn giao nhà gần 1 năm, tổ hợp này vẫn chỉ là bãi đất trống, với nhiều máy móc, sắt thép han gỉ.
Để tiếp tục triển khai Dự án, mới đây chủ đầu tư đã phải xin điều chỉnh từ dự án thương mại sang nhà ở xã hội để được tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Song, việc chuyển đổi lại vấp phải sự phản ứng của nhiều khách hàng đã mua nhà tại đây, khiến tương lai dự án này càng trở nên mù mịt.
Từng có một quá khứ “hoành tráng”, Dự án chung cư và dịch vụ hỗn hợp tại ô đất HH3 của CTCP Đầu tư Sông Đà - Việt Đức cũng từng được hàng trăm khách hàng quan tâm, vì nằm ngay mặt Đại lộ Thăng Long và có một cái tên khá Tây: Diamon Tower. Tuy nhiên, sau nhiều lần sang tay hết chủ đầu tư này đến chủ đầu tư khác, đến nay, Dự án vẫn chỉ là bãi đất trống đầy cỏ dại. Ngay hàng rào tôn quây quanh cũng bị gió thổi bay đi gần hết, khiến khu vực này càng trở nên hoang tàn.
Cũng trống giong cờ mở khi công bố, nhưng vì quá khó khăn, chủ Dự án Kim Văn - Kim Lũ (Gloden Silk) là CTCP Vinaconex 2 cũng phải “xuống nước” xin làm nhà xã hội tại một trong những vị trí đẹp nhất của Dự án.
Theo quy hoạch cũ, Dự án Kim Văn - Kim Lũ sẽ có 6 tòa chung cư cao cấp, khu nhà thấp tầng và các công trình tiện ích. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai, chủ dự án mới làm xong hạ tầng và một phần khu nhà thấp tầng đang xây dở. Hai trong số 6 tòa chung cư đầu tiên được triển khai là của một đơn vị thứ cấp. Đặc biệt, đơn vị thứ cấp lại xây dựng dự án theo mô hình nhà giá rẻ.
Theo một số chuyên gia bất động sản, việc Vinaconex 2 xin chuyển đổi Tòa A1 tại khu đất CT2 thành nhà ở xã hội là hành động khôn ngoan. Vì Dự án nằm tại vị trí khá đắc địa, nếu làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp sẽ không lo lắng đầu ra, lại có cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ. Thế nhưng, việc triển khai và hoàn thành dự án vào năm 2015 như dự kiến vẫn là một dấu hỏi.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, đại diện Vinaconex 2 thừa nhận, đến thời điểm này, chính chủ đầu tư cũng chưa dám chắc điều gì, vì các thủ tục liên quan đến điều chỉnh quy hoạch dự án còn chưa xong. Hiện doanh nghiệp này còn đang chờ đợi các đề xuất của mình trong việc chuyển đổi dự án có được chấp thuận hay không, nên việc triển khai Dự án thời gian tới ra sao vẫn là một dấu hỏi.
Theo một số đại diện doanh nghiệp, việc phải chuyển đổi dự án sang nhà xã hội là một giải pháp cực chẳng đã. Thậm chí, việc chuyển đổi với một số doanh nghiệp chỉ là giải pháp tình thế, để tránh bị thu hồi. Vì thế, sau khi được chuyển đổi, nhiều dự án tiếp tục có nguy cơ đắp chiếu.
Những diễn tiến trên công trường nhiều dự án nằm trong danh sách chờ chuyển đổi cho thấy, nhiều chủ đầu tư dường như chưa sẵn sàng tái khởi động. Theo tìm hiểu của chúng tôi, muốn triển khai dự án, doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn nhất định trước khi trông chờ vào vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, hiện một số doanh nghiệp có dự án chuyển đổi đang rất khó khăn vì tiền bạc, nên không dễ thu xếp.
Thông tin về các dự án xin chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội, Đầu tư Bất động sản sẽ tiếp tục phản ánh tới quý độc giả trong những số báo tiếp theo.
Theo Nguyễn Minh - ĐTCK
Tại Dự án 143 Trần Phú (quận Hà Đông), dự án đầu tiên được UBND TP. Hà Nội chấp thuận cho chuyển từ nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội, những hình ảnh trên công trường cho thấy, dường như dự án bị vẫn “đắp chiếu”.
Cụ thể, nền dự án vẫn là nền bê tông của Bến xe Hà Đông (cũ). Tòa nhà điều hành của bến xe chưa bị phá dỡ, được một hãng taxi trưng dụng làm trạm điều hành từ khá lâu. Trong khi phần lớn diện tích Dự án trở thành bãi trông giữ xe, nơi kinh doanh rửa xe, bãi tập kết giàn giáo và một phần đã trở thành quán bia hơi.
Dự án 143 Trần Phú được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao cho CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà (SDU) làm chủ đầu tư từ tháng 7/2008. Đây là một khu “đất vàng” của quận Hà Đông. Theo thiết kế, Dự án là tổ hợp gồm 2 tòa nhà cao 35 và 45 tầng, được xây dựng trên diện tích đất rộng trên 11.000 m2.
Sau 5 năm triển khai, dự án chưa được làm gì ngoài việc quây tôn. Những động thái trên công trường cho thấy, dự án khó có thể được triển khai trong thời gian tới, bất chấp việc đã được UBND TP. Hà Nội cho phép chuyển đổi và chủ đầu tư trước đó cho biết, sẽ triển khai dự án từ tháng 6 này.
Một dự án khác cũng nằm trên khu “đất vàng” của Thủ đô là Dự án Tổ hợp văn phòng cho thuê dịch vụ thương mại và nhà để bán (tại số 30 Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) của CTCP Đầu tư xây dựng và thương mại Bắc Hà, tình hình cũng không sáng sủa hơn.
Theo thiết kế, tổ hợp Dự án gồm 2 tòa nhà cao 17 tầng với 3 tầng hầm, sau hơn 1 năm triển khai, Dự án hầu như không có gì chuyển biến. Hiện Dự án vẫn chỉ là bãi đất trống được quây tôn sơ sài. Một số máy móc trên công trường đã han gỉ vì quá lâu không được sử dụng.
Trong danh sách 21 dự án nhà thương mại xin chuyển sang nhà xã hội tại Hà Nội, Dự án nhà ở thương mại có vị trí tại ô đất N01, Khu đô thị Hạ Đình của CTCP Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội Haweico cũng được cho là nằm trên khu đất vàng. Bởi Dự án nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay trung tâm Thành phố và được hưởng đầy đủ hạ tầng xã hội hiện có của khu vực.
Mặc dù có nhiều lợi thế về vị trí, nhưng chủ đầu tư đã không thể triển khai Dự án từ nhiều năm nay và không dưới 1 lần phải xin gia hạn đầu tư. Theo quan sát, hiện nền Dự án vẫn là một khuôn viên, trong đó có cả khu nhà cấp 4 dùng làm văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Chưa thấy có dấu hiệu gì cho thấy chủ đầu tư sẽ thực hiện các tổ hợp, trong đó có dự án nhà ở thương mại mà doanh nghiệp này đang xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội.
Quá khứ hoành tráng, hiện tại… bết bát
Tổ hợp dự án căn hộ cao cấp (gồm 4 tòa nhà cao 35 tầng, với 3 tầng hầm và 6 tầng thương mại dịch vụ), Bright City (huyện Hoài Đức) từng được nhiều khách hàng đặt cọc hàng trăm triệu để mua nhà. Theo kế hoạch, Bright City sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012. Thế nhưng, đã quá hạn bàn giao nhà gần 1 năm, tổ hợp này vẫn chỉ là bãi đất trống, với nhiều máy móc, sắt thép han gỉ.
Để tiếp tục triển khai Dự án, mới đây chủ đầu tư đã phải xin điều chỉnh từ dự án thương mại sang nhà ở xã hội để được tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Song, việc chuyển đổi lại vấp phải sự phản ứng của nhiều khách hàng đã mua nhà tại đây, khiến tương lai dự án này càng trở nên mù mịt.
Từng có một quá khứ “hoành tráng”, Dự án chung cư và dịch vụ hỗn hợp tại ô đất HH3 của CTCP Đầu tư Sông Đà - Việt Đức cũng từng được hàng trăm khách hàng quan tâm, vì nằm ngay mặt Đại lộ Thăng Long và có một cái tên khá Tây: Diamon Tower. Tuy nhiên, sau nhiều lần sang tay hết chủ đầu tư này đến chủ đầu tư khác, đến nay, Dự án vẫn chỉ là bãi đất trống đầy cỏ dại. Ngay hàng rào tôn quây quanh cũng bị gió thổi bay đi gần hết, khiến khu vực này càng trở nên hoang tàn.
Cũng trống giong cờ mở khi công bố, nhưng vì quá khó khăn, chủ Dự án Kim Văn - Kim Lũ (Gloden Silk) là CTCP Vinaconex 2 cũng phải “xuống nước” xin làm nhà xã hội tại một trong những vị trí đẹp nhất của Dự án.
Theo quy hoạch cũ, Dự án Kim Văn - Kim Lũ sẽ có 6 tòa chung cư cao cấp, khu nhà thấp tầng và các công trình tiện ích. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai, chủ dự án mới làm xong hạ tầng và một phần khu nhà thấp tầng đang xây dở. Hai trong số 6 tòa chung cư đầu tiên được triển khai là của một đơn vị thứ cấp. Đặc biệt, đơn vị thứ cấp lại xây dựng dự án theo mô hình nhà giá rẻ.
Theo một số chuyên gia bất động sản, việc Vinaconex 2 xin chuyển đổi Tòa A1 tại khu đất CT2 thành nhà ở xã hội là hành động khôn ngoan. Vì Dự án nằm tại vị trí khá đắc địa, nếu làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp sẽ không lo lắng đầu ra, lại có cơ hội tiếp cận nguồn vốn rẻ. Thế nhưng, việc triển khai và hoàn thành dự án vào năm 2015 như dự kiến vẫn là một dấu hỏi.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, đại diện Vinaconex 2 thừa nhận, đến thời điểm này, chính chủ đầu tư cũng chưa dám chắc điều gì, vì các thủ tục liên quan đến điều chỉnh quy hoạch dự án còn chưa xong. Hiện doanh nghiệp này còn đang chờ đợi các đề xuất của mình trong việc chuyển đổi dự án có được chấp thuận hay không, nên việc triển khai Dự án thời gian tới ra sao vẫn là một dấu hỏi.
Theo một số đại diện doanh nghiệp, việc phải chuyển đổi dự án sang nhà xã hội là một giải pháp cực chẳng đã. Thậm chí, việc chuyển đổi với một số doanh nghiệp chỉ là giải pháp tình thế, để tránh bị thu hồi. Vì thế, sau khi được chuyển đổi, nhiều dự án tiếp tục có nguy cơ đắp chiếu.
Những diễn tiến trên công trường nhiều dự án nằm trong danh sách chờ chuyển đổi cho thấy, nhiều chủ đầu tư dường như chưa sẵn sàng tái khởi động. Theo tìm hiểu của chúng tôi, muốn triển khai dự án, doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn nhất định trước khi trông chờ vào vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, hiện một số doanh nghiệp có dự án chuyển đổi đang rất khó khăn vì tiền bạc, nên không dễ thu xếp.
Thông tin về các dự án xin chuyển đổi sang làm nhà ở xã hội, Đầu tư Bất động sản sẽ tiếp tục phản ánh tới quý độc giả trong những số báo tiếp theo.
Theo Nguyễn Minh - ĐTCK
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment