Wednesday, December 4, 2013

Đại gia bí ẩn góp ngàn tỷ làm chủ ngân hàng

Vualambao QLB - Hàng loạt các đại gia đổ nghìn tỷ đồng đầu tư ngân hàng khiến giới đầu tư giật mình bởi độ giàu có và tò mò về sự bí ẩn của họ.

Nhóm đại gia bí ẩn mới góp tiền mua gom cổ phiếu ngân hàng.

Các ông chủ bí ẩn mới
Vietnam Airlines hôm 2/12 vừa cho biết đã bán 24,03 triệu cổ phần Techcombank cho 3 cá nhân thông qua đấu giá trên HNX. Thương vụ đánh dấu thành công trong thoái vốn ngoài ngành Vietnam Airlines sau rất nhiều lần trầy trật.

Vụ mua-bán được quan tâm không chỉ bởi Vietnam Airlines sắp IPO (dự kiến năm 2014) mà còn bởi nhiều người muốn biết ai sẽ là người bỏ tiền vào Techcombank trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, danh tính các cổ đông này không được nhà băng công khai bởi số tiền chuyển nhượng khá lớn nhưng tỷ lệ lại chưa đến mức phải công bố theo quy định. Hơn thế, số cổ phiếu lại chia ra cho nhiều cá nhân.

Thông tin công bố cho thấy, cả 3 NĐT cá nhân nói trên đăng ký mua tổng cộng 24,1 triệu cổ phần, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với 24,03 triệu cổ phần đem ra đấu giá. Mức giá đầu thành công bình quân cũng là giá khởi điểm 10.800 đồng/cp. Tổng cộng có gần 260 tỷ đồng được chuyển đầu tư vào thương vụ này.

Trước đó hơn một tuần, VPBank cũng đã công bố thông tin về việc thoái vốn của cổ đông chiến lược là Oversea-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) - ngân hàng lớn nhất Singapore tính theo vốn hóa thị trường và cũng là cổ đông nước ngoài lớn nhất và duy nhất tại VPBank.

Tổng số 85.830.457 cổ phần VPBank, tương đương tới 14,88% vốn, được chuyển nhượng cho 3 cá nhân nhưng danh tính cụ thể không được thông báo. Giới đầu tư không biết ai đã bỏ số tiền khổng lồ gần 1.200 tỷ đồng để mua số cổ phần nói trên, cho đến khi Trang báo Singapore Bussiness Review (SBR) dẫn báo cáo của OCBC cho biết danh tính của 3 NĐT với 3 cái tên không dấu là: Huynh Ba Lan, Ngo Thu Thuy và Pham Vu Thi Nhu Hoang.

Hàng loạt câu hỏi to mò như: Những NĐT cá nhân lắm tiền đó là ai? Có quan hệ gì với các cổ đông lớn nhỏ hiện tại của ngân hàng không? Có quan hệ gì với các đại gia, ông lớn khác hay không? Họ kỳ vọng gì ở ngân hàng vốn khá nhỏ bé, từng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, từng có giá cổ phiếu bèo bọt một vài nghìn đồng này?...

Tất nhiên, các câu hỏi này chưa thể có câu trả lời ngay bởi nhiều NĐT hẳn vẫn còn nhớ vụ cổ đông lớn Công ty cổ phần Đầu tư Châu Thổ thoái vốn toàn bộ 86,5 triệu cổ phần VPBank (14,99%) hồi đầu năm 2013. Khối lượng cổ phiếu Châu Thổ bán ra lớn như vậy nhưng công chúng vẫn không biết số cổ phần trên đã được bán cho ai.

Kín tiếng chờ thời?

Cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần từ Châu Thổ hay OCBC đích thực là ai, với đa số mọi người, khó có thể xác định được. Ngay cả với cổ đông đã chia tay với VPBank là Đầu tư Châu Thổ, cho tới giờ vẫn là một sự bí ẩn. Tất cả những thông tin của Châu Thổ đều rất chung chung… cho dù đây đã từng là cổ đông lớn nhất của VPBank.

Trước đó nữa, đầu năm 2010, Dragon Capital (một trong 2 đối tượng ngoại sở hữu tổng cộng 20% cổ phần) cũng thoái vốn khỏi VPBank, bán cổ phần cho một đối tác nội. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về người mua, giá cả… cũng không được tiết lộ.



Cơ hội ma bán cổ phiếu, làm chủ ngân hàng đang thuận lợi.

Hồi tháng 5 vừa qua, sự ra đời của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam bằng việc đổi tên từ Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) đã giúp giới đầu tư lờ mờ nhận diện được gương mặt lẩn khuất của một số ông chủ kín tiếng mới.

Trước đó, cái tên Thiên Thanh – được nhắc đến như là nhà đầu tư tổ chức chính đỏ vốn tái cơ cầu ngân hàng thuộc diện yếu kém này. Tuy nhiên, tên tuổi cụ thể trong số 20 cổ đông cá nhân cùng với Thiên Thanh mua hơn 84% cổ phần TrustBank (Thiên Thanh năm gần 10%) đều không được công bố.

Ngân hàng Xây dựng được dựng lên hôm 24/5 vừa qua tại sự kiện “Kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội BĐS Việt Nam (Vnrea)”, cùng với sự xuất hiện của tổng giám đốc mới, phó chủ tịch thường trực cũng là tổng thư ký của Vnrea Phan Thành Mai phần nào cho thấy các thành phần chủ chốt ngân hàng này. Dù vậy, thực tế ngoài Thiên Thanh và sự dính líu tới Vnrea, những ai đồng chủ của Ngân hàng Xây dựng vẫn còn là bí mật.

Gần đây, Ngân hàng TMCP Nam Việt - Navibank (NVB) xin ý kiến cổ đông về việc rút niêm yết cổ phiếu trên HNX và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Dân Quốc và chuyển trụ sở làm việc từ TP.HCM ra Hà Nội. Đây là động thái rất bất ngờ và rất có thể liên quan tới hàng loạt vụ “thay máu” trong HĐQT cũng như ban lãnh đạo của ngân hàng này.

Với cơ cấu “cổ đông khác” chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 80%), rất khó để có thể xác định đâu là ông chủ thực sự của ngân hàng này. Sự rút lui của cổ đông cá nhân lớn nhất Đặng Thành Tâm, cùng với quyết định từ nhiệm của 3 thành viên HĐQT khác, giới đầu tư đang chứng kiến một cuộc đổi chủ thực sự tại ngân hàng này.

Trước đó, những vụ thương vụ mua-bán cổ phiếu khủng tại Sacombank với khá nhiều sai phạm về công bố thông tin cuối cùng cũng đã dẫn tới một cuộc đổi chủ lớn tại ngân hàng mà những cái tên cụ thể cho đến nay vẫn chưa lộ diện hết.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một hoạt động diễn ra không phải chỉ một lần mà là gắn liền với quá trình phát triển của hệ thống. Vì thế, việc thay đổ sở hữu cũng dần thường xuyên và bình thường. Chỉ có điều, khi kinh tế khó khăn, cổ phiếu NH rẻ thì cơ hội đến cho những thế lực mới vốn rất sẵn tiền nên họ đã không ngại ngần góp nhau cả ngàn tỷ để hiện thực hóa tham vọng làm chủ ngân hàng để chuẩn bị cho một chù kỳ bùng nổ mới.
Xã Luận

No comments: