Quanlambao - Báo Lề Đảng không dám nói động chạm đến việc Quyền lực của Thủ Tướng đang bị Quốc Hội đề nghị thu hẹp lại và tăng thêm Quyền lực cho Chủ tịch nước.
Nếu theo kiến nghị sửa Hiến Pháp theo hướng "Chủ tịch nước có thể đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng" thì liệu rồi Chủ tịch nước của Việt Nam có thể thực thi quyền của mình hay cũng chỉ là hợp thức hoá sau khi 14 ông Táo BCT thống nhất???
Dù sao đi chăng nữa thì những kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp theo hướng phân quyền, không thể nói là tam quyền phân lập được vì vẫn chỉ có một Đảng CSVN duy nhất lãnh đạo và quyết định mọi thứ, song ít nhất cũng sẽ ích nước lợi nhà vì sẽ chấm dứt những con ngựa bất kham biến tài sản riêng của Quốc gia thành của riêng gia đình và lợi ích nhóm của mình và mặc sức tung hoành cướp bóc doanh nghiệp thoả chí hoăccj mặc sức ban phát bổng lộc để kéo bè kéo cánh ... dẫn đến Đảng mang tiếng là lãnh đoạn toàn diện nhưng rốt cuộc cũng bị vô hiệu hoá bởi 129 con Tinh Tinh cùng 'mâm cỗ' với Thủ Tướng như Hội nghị TƯ 6 vừa qua.
Ít ra với sửa đổi này sẽ buộc Chính Phủ phải dè chừng, nếu anh làm vì dân vì nước thì chẳng ai làm gì được, nhưng nếu lại tung hoành nganh dọc như những tháng năm vừa qua thì đã có săn ông Chủ tịch nước cầm cương kép lại!
Vậy thì không nhiều thì ít người dân và các doanh nghiệp cũng còn có 'chỗ' để kêu than nếu bị tham nhũng, cửa quyền hành xác quá mức. Còn hiện nay Chính Phủ còn hơn cả ông Trời, cho sống được sống, bắt chết cũng phải cắm đầu mà chết, 'bố bảo' chúng mày - Lũ Doanh nghiệp dám mở miệng kêu than 'Ông kẹ Chính Phủ' vì Kêu đến đâu thì cũng chỉ có một mình 'Ông Trời Chính Phủ' làm mưa, làm gió ... đến 13 BCT còn phải chịu thua trận như cái Hội nghi 6 vừa rồi chứ đừng nói gì đám dân đen!
Sửa Hiến pháp: Chủ tịch nước có thể đề nghị bãi nhiệm Thủ tướng
(Đất Việt) - Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
Đây là một trong những điểm nổi bật được nêu trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi, được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày trước Quốc hội sáng nay 29/10.(Đất Việt) - Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng.
Theo đó, “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Bổ sung quyền của Chủ tịch nước
Chủ tịch nước có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Đặc biệt, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn một số thẩm quyền của Chủ tịch nước trong một số lĩnh vực, sắp xếp lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, trong mối quan hệ với hành pháp, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ; quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; yêu cầu Chính phủ bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước khi cần thiết…;
Điều 94 của Hiến pháp sửa đổi cũng quy định: “Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết: trong việc thống lĩnh lực lưỡng vũ trang, dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân; công bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp,…
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: về vấn đề này, có 2 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất đề nghị nêu thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và xác định vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế để làm rõ hơn tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị không nêu cụ thể tên các thành phần kinh tế mà chỉ xác định các thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế để bảo đảm tính khái quát, ổn định cao của Hiến pháp khi cơ cấu của nền kinh tế có thể thay đổi, đồng thời, thể hiện sự bình đẳng và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Ủy ban tán thành loại ý kiến thứ nhất và đã thể hiện tại Điều 55 của Dự thảo.
Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
“Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”, dự thảo nêu.
1 comment:
Rat lac hau theo mac· le nin cai do ngay tai nga da khong ton tai .chi can theo tu tuong Ho chi Minh la duoc no the hien dan toc tinh .cai nguoi ta khong dung om vao lam gi nua khong phu hop tuong lai
Post a Comment