- Để tham ô được số tiền hơn 1,6 triệu USD, Dương Chí Dũng cùng nhóm thuộc cấp của mình bày ra những chiêu trò xảo trá trong phi vụ mua ụ nổi 83M tại Vinalines gây thiệt hại cho nhà nước đến gần 370 tỷ đồng.
Phi vụ mua ụ nổi 83M gây thất thoát gần 370 tỷ đồng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng - bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án liên quan đến bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác tại Vinalines đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố các bị can về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản”.
Theo đó, từ chủ trương mở rộng đầu tư sang lĩnh vực sửa chữa tàu biển, tháng 5/2006, Vinalines có đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xin xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Bộ GTVT tiếp tục chuyển đề nghị này lên Chính phủ xem xét phê duyệt. Trong khi Bộ GTVT còn chưa hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng chính phủ quyết định thì tháng 6/2007, Dương Chí Dũng với tư cách Chủ tịch HĐQT Vinalines đã tự ý đứng ra ký quyết định phê duyệt xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư là 3.854 tỷ đồng. Trong dự án này có một hạng mục là xây dựng, lắp đặt 1 ụ nổi để phục vụ sửa chữa tàu. Đây chính là "miếng mồi" béo bở mà bộ sậu Dương Chí Dũng đã nhắm tới nhằm xâu xé, trục lợi.
Mặc dù đến tháng 10/2008, Vinalines mới có quyết định phê duyệt đầu tư dự án nhà máy nhưng điều khá kì lạ là ngay từ tháng 7/2007, Vinalines đã tổ chức đấu thầu mua, nhập khẩu ụ nổi và dùng hình thức chào giá cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu. Vinalines cũng không có thông báo mời thầu. Trong hồ sơ đấu thầu của Vinalines chỉ có 2 đơn vị chào bán 3 ụ nổi. Trong đó Công ty AP chào bán 2 ụ nổi: Ụ nổi 220 sản xuất năm 1969 tại Thụy Điển và Ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản. Sau khi xem xét, nhóm lãnh đạo Vinalines thời điểm đó đã nhắm tới ụ nổi 83M.
Để hợp thức hóa về mặt thủ tục, Vinalines đã cử một đoàn khảo sát có đại diện của Cục Đăng kiểm Việt Nam sang Liên bang Nga khảo sát tình trạng kỹ thuật của ụ nổi này. Theo Kết luận điều tra của Bộ Công an, qua khảo sát, các thành viên trong đoàn đều biết rõ chủ sở hữu ụ nổi M83 là công ty Nakhodka, công ty AP chỉ là nhà môi giới. Ụ nổi M83 được sản xuất năm 1965 bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp vào năm 2006. Giá ụ nổi Công ty Nakhodka đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD.
Khi về đến Việt Nam, nhóm lãnh đạo Vinalines trong đoàn khảo sát lên phòng làm việc của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc - Tổng giám đốc Vinalines báo cáo các thông tin trên với Dũng, Phúc. Tuy nhiên, Dũng, Phúc vẫn chỉ đạo phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua được ụ nổi 83M qua công ty AP mà không mua trực tiếp qua công ty Nakhodka. Nhận chỉ đạo, nhóm tay chân của Dũng, Phúc câu kết với cán bộ Cục đăng kiểm Việt Nam đã hợp thức hóa thủ tục mua ụ nổi 83M mà không phản ánh đúng thực trạng của ụ nổi.
"Nước cờ" đầu tiên của Dương Chí Dũng là phê duyệt dự án mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư là 14,136 triệu USD, phương thức mua sửa chữa tại Nga và lai dắt về Việt Nam. Nhưng sau đó, Dũng lại ký phê duyệt điều chỉnh phương thức từ mua sửa chữ ụ nổi tại Nga, lai dắt về Việt Nam sang vận chuyển ụ nổi bằng tàu nâng nặng rồi tổ chức sửa chữa tại Việt Nam nâng tổng mức đầu tư từ 14,136 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ nổi lên tới 9 triệu USD qua công ty AP chứ không mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka với giá công ty đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD.
Cùng với một loạt các sai phạm cố ý làm trái trong việc thanh toán hợp đồng và cố ý làm trái trong việc làm thủ tục thông quan, nhập khẩu mua ụ nổ 83M của bộ sậu Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra Bộ Công an đã trưng cầu giám định để xác định sai phạm, thiệt hại trong vụ án.
Theo báo cáo chi phí tổng hợp của Vinalines cung cấp tổng đầu tư thương vụ mua ụ nổi 83M là hơn 525 tỷ đồng với tất cả các hạng mục từ mua, vận chuyển, sửa chữa, neo đậu... Giám định viên đã kết luận tổng thiệt hại do các sai phạm nêu trên là gần 370 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thiệt hại hàng trăm tỷ đồng này không phải là con số cuối cùng bởi những sai phạm đã dẫn đến hậu quả là dự án nhà máy bị phá sản giữa chừng, ụ nổi 83M không đưa vào hoạt động được. Ụ nổi trở thành đống sắt rỉ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Biết rằng phi vụ bị lộ tẩy, Vinalines lại có văn bản đề xuất Bộ GTVT bán thanh lý ụ nổi 83M để thu hồi vốn nhưng không có đối tác nào ngó ngàng đến đống sắt vụn này. Chính vì vậy thiệt hại gần 270 tỷ đồng trong thương vụ mà giám định viên kết luận chỉ tính đến ngày 17/5/2012. Sau thời điểm này, Vinalines tiếp tục chi trả lãi ngân hàng tiền vay mua ụ, chi thuê neo đậu, chi bảo quản, trực sự cố...
Về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của bộ sậu Dương Chí Dũng, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định 7 bị can gồm: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiếu, Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang, Bùi Thị Bích Loan và Lê Văn Dương. Ngoài ra, 3 bị can khác là cán bộ chi cục hải quan Vân Phong cũng bị khởi tố do có hành vi cố ý làm trái trong thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M gồm: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng.
Chia chác món "lại quả" hơn 1,6 triệu USD
Sở dĩ Dương Chí Dũng cùng các thuộc cấp của y tìm mọi cách hợp thức hóa thủ tục mua ụ nổi 83M mà thực chất là đống sắt vụn từ công ty môi giới AP chứ không phải mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka là bởi nhóm bộ sậu này đã " đi đêm" với Công ty AP.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, giá ụ nổi 83M mà Công ty Nakhodka là chủ sở hữu đưa ra đàm phán chỉ dưới 5 triệu USD. Trong khi đó, Vinalines đã thực hiện hợp đồng mua ụ nổi này với công ty môi giới AP với mức giá lên tới 9 triệu USD. Số tiền chênh lệch 4 triệu USD đã được liên minh của Dương Chí Dũng chia chác nhau phần “lại quả”.
Theo xác minh của cơ quan công an tại Vinalines xác định đến ngày 18/6/2008, Vinalines thanh toán, chuyển khoản hết 9 triệu USD tiền mua ụ nổi 83M vào tài khoản công ty AP qua một ngân hàng tại Singapore. 5 ngày sau khi nhận được tiền bán ụ nổi, công ty AP đã chuyển 1,666 triệu USD vào tài khoản của công ty Phú Hà tại TP Hồ Chí Minh để Trần Hải Sơn, thuộc cấp của Dương Chí Dũng đứng ra nhận.
Cơ quan công an đã xác định hành vi của Dương Chí Dũng và đồng bọn phạm vào tội tham ô. Trong đó, Dương Chí Dũng với vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo thực hiện hành vi tham ô hơn 1,6 triệu USD. Cá nhân Dũng trục lợi được 10 tỷ đồng. Các đối tượng Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều đều là các đồng phạm tích cực của Dương Chí Dũng và được ăn chia nhiều tỷ đồng.
Sau khi bị bắt, trong quá trình điều tra, về số tiền tham ô được, Dương Chí Dũng đã khai nhận đã "rửa tiền" bằng cách đầu tư cho bồ nhí có con riêng với Dũng mua 2 căn hộ tại Láng Hạ - Đống Đa và Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm (Hà Nội). Cơ quan công an đã kê biên 2 căn hộ này.
Trước đó vào ngày 17/5/2012, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam Dương Chí Dũng (SN 1957), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì Dương Chí Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc.
Đến ngày 4/9/2012, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phối hợp bắt giữ được Dương Chí Dũng khi đang lẩn trốn ở nước ngoài.
Sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã làm rõ một “đường dây” đã tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài trước đó. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố và bắt giam nhiều người trong đường dây này, trong đó có một số cán bộ chiến sỹ của công an Hải Phòng.
Trong số những người bị bắt và bị khởi tố vì giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn có bị can Dương Tự Trọng - Nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội và là em ruột của Dương Chí Dũng bị khởi tố về tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo Anh Thế (Dân Trí)
Phi vụ mua ụ nổi 83M gây thất thoát gần 370 tỷ đồng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng - bộ Công an vừa hoàn tất Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án liên quan đến bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác tại Vinalines đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị truy tố các bị can về các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản”.
Theo đó, từ chủ trương mở rộng đầu tư sang lĩnh vực sửa chữa tàu biển, tháng 5/2006, Vinalines có đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xin xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Bộ GTVT tiếp tục chuyển đề nghị này lên Chính phủ xem xét phê duyệt. Trong khi Bộ GTVT còn chưa hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng chính phủ quyết định thì tháng 6/2007, Dương Chí Dũng với tư cách Chủ tịch HĐQT Vinalines đã tự ý đứng ra ký quyết định phê duyệt xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư là 3.854 tỷ đồng. Trong dự án này có một hạng mục là xây dựng, lắp đặt 1 ụ nổi để phục vụ sửa chữa tàu. Đây chính là "miếng mồi" béo bở mà bộ sậu Dương Chí Dũng đã nhắm tới nhằm xâu xé, trục lợi.
Mặc dù đến tháng 10/2008, Vinalines mới có quyết định phê duyệt đầu tư dự án nhà máy nhưng điều khá kì lạ là ngay từ tháng 7/2007, Vinalines đã tổ chức đấu thầu mua, nhập khẩu ụ nổi và dùng hình thức chào giá cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu. Vinalines cũng không có thông báo mời thầu. Trong hồ sơ đấu thầu của Vinalines chỉ có 2 đơn vị chào bán 3 ụ nổi. Trong đó Công ty AP chào bán 2 ụ nổi: Ụ nổi 220 sản xuất năm 1969 tại Thụy Điển và Ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật Bản. Sau khi xem xét, nhóm lãnh đạo Vinalines thời điểm đó đã nhắm tới ụ nổi 83M.
Để hợp thức hóa về mặt thủ tục, Vinalines đã cử một đoàn khảo sát có đại diện của Cục Đăng kiểm Việt Nam sang Liên bang Nga khảo sát tình trạng kỹ thuật của ụ nổi này. Theo Kết luận điều tra của Bộ Công an, qua khảo sát, các thành viên trong đoàn đều biết rõ chủ sở hữu ụ nổi M83 là công ty Nakhodka, công ty AP chỉ là nhà môi giới. Ụ nổi M83 được sản xuất năm 1965 bị hư hỏng nhiều, không còn hoạt động và đã bị đăng kiểm Nga dừng phân cấp vào năm 2006. Giá ụ nổi Công ty Nakhodka đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD.
Khi về đến Việt Nam, nhóm lãnh đạo Vinalines trong đoàn khảo sát lên phòng làm việc của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc - Tổng giám đốc Vinalines báo cáo các thông tin trên với Dũng, Phúc. Tuy nhiên, Dũng, Phúc vẫn chỉ đạo phải lập báo cáo kết quả khảo sát để đủ điều kiện mua được ụ nổi 83M qua công ty AP mà không mua trực tiếp qua công ty Nakhodka. Nhận chỉ đạo, nhóm tay chân của Dũng, Phúc câu kết với cán bộ Cục đăng kiểm Việt Nam đã hợp thức hóa thủ tục mua ụ nổi 83M mà không phản ánh đúng thực trạng của ụ nổi.
"Nước cờ" đầu tiên của Dương Chí Dũng là phê duyệt dự án mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư là 14,136 triệu USD, phương thức mua sửa chữa tại Nga và lai dắt về Việt Nam. Nhưng sau đó, Dũng lại ký phê duyệt điều chỉnh phương thức từ mua sửa chữ ụ nổi tại Nga, lai dắt về Việt Nam sang vận chuyển ụ nổi bằng tàu nâng nặng rồi tổ chức sửa chữa tại Việt Nam nâng tổng mức đầu tư từ 14,136 triệu USD lên 19,5 triệu USD, trong đó giá mua ụ nổi lên tới 9 triệu USD qua công ty AP chứ không mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka với giá công ty đưa ra đàm phán là dưới 5 triệu USD.
Cùng với một loạt các sai phạm cố ý làm trái trong việc thanh toán hợp đồng và cố ý làm trái trong việc làm thủ tục thông quan, nhập khẩu mua ụ nổ 83M của bộ sậu Dương Chí Dũng, cơ quan điều tra Bộ Công an đã trưng cầu giám định để xác định sai phạm, thiệt hại trong vụ án.
Theo báo cáo chi phí tổng hợp của Vinalines cung cấp tổng đầu tư thương vụ mua ụ nổi 83M là hơn 525 tỷ đồng với tất cả các hạng mục từ mua, vận chuyển, sửa chữa, neo đậu... Giám định viên đã kết luận tổng thiệt hại do các sai phạm nêu trên là gần 370 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thiệt hại hàng trăm tỷ đồng này không phải là con số cuối cùng bởi những sai phạm đã dẫn đến hậu quả là dự án nhà máy bị phá sản giữa chừng, ụ nổi 83M không đưa vào hoạt động được. Ụ nổi trở thành đống sắt rỉ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Biết rằng phi vụ bị lộ tẩy, Vinalines lại có văn bản đề xuất Bộ GTVT bán thanh lý ụ nổi 83M để thu hồi vốn nhưng không có đối tác nào ngó ngàng đến đống sắt vụn này. Chính vì vậy thiệt hại gần 270 tỷ đồng trong thương vụ mà giám định viên kết luận chỉ tính đến ngày 17/5/2012. Sau thời điểm này, Vinalines tiếp tục chi trả lãi ngân hàng tiền vay mua ụ, chi thuê neo đậu, chi bảo quản, trực sự cố...
Về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của bộ sậu Dương Chí Dũng, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã xác định 7 bị can gồm: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiếu, Trần Hải Sơn, Mai Văn Khang, Bùi Thị Bích Loan và Lê Văn Dương. Ngoài ra, 3 bị can khác là cán bộ chi cục hải quan Vân Phong cũng bị khởi tố do có hành vi cố ý làm trái trong thủ tục thông quan, nhập khẩu ụ nổi 83M gồm: Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng.
Chia chác món "lại quả" hơn 1,6 triệu USD
Sở dĩ Dương Chí Dũng cùng các thuộc cấp của y tìm mọi cách hợp thức hóa thủ tục mua ụ nổi 83M mà thực chất là đống sắt vụn từ công ty môi giới AP chứ không phải mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka là bởi nhóm bộ sậu này đã " đi đêm" với Công ty AP.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, giá ụ nổi 83M mà Công ty Nakhodka là chủ sở hữu đưa ra đàm phán chỉ dưới 5 triệu USD. Trong khi đó, Vinalines đã thực hiện hợp đồng mua ụ nổi này với công ty môi giới AP với mức giá lên tới 9 triệu USD. Số tiền chênh lệch 4 triệu USD đã được liên minh của Dương Chí Dũng chia chác nhau phần “lại quả”.
Theo xác minh của cơ quan công an tại Vinalines xác định đến ngày 18/6/2008, Vinalines thanh toán, chuyển khoản hết 9 triệu USD tiền mua ụ nổi 83M vào tài khoản công ty AP qua một ngân hàng tại Singapore. 5 ngày sau khi nhận được tiền bán ụ nổi, công ty AP đã chuyển 1,666 triệu USD vào tài khoản của công ty Phú Hà tại TP Hồ Chí Minh để Trần Hải Sơn, thuộc cấp của Dương Chí Dũng đứng ra nhận.
Cơ quan công an đã xác định hành vi của Dương Chí Dũng và đồng bọn phạm vào tội tham ô. Trong đó, Dương Chí Dũng với vai trò chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo thực hiện hành vi tham ô hơn 1,6 triệu USD. Cá nhân Dũng trục lợi được 10 tỷ đồng. Các đối tượng Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều đều là các đồng phạm tích cực của Dương Chí Dũng và được ăn chia nhiều tỷ đồng.
Sau khi bị bắt, trong quá trình điều tra, về số tiền tham ô được, Dương Chí Dũng đã khai nhận đã "rửa tiền" bằng cách đầu tư cho bồ nhí có con riêng với Dũng mua 2 căn hộ tại Láng Hạ - Đống Đa và Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm (Hà Nội). Cơ quan công an đã kê biên 2 căn hộ này.
Trước đó vào ngày 17/5/2012, cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, bắt tạm giam Dương Chí Dũng (SN 1957), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì Dương Chí Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc.
Đến ngày 4/9/2012, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phối hợp bắt giữ được Dương Chí Dũng khi đang lẩn trốn ở nước ngoài.
Sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã làm rõ một “đường dây” đã tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài trước đó. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố và bắt giam nhiều người trong đường dây này, trong đó có một số cán bộ chiến sỹ của công an Hải Phòng.
Trong số những người bị bắt và bị khởi tố vì giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn có bị can Dương Tự Trọng - Nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội và là em ruột của Dương Chí Dũng bị khởi tố về tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo Anh Thế (Dân Trí)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment