"Phí bôi trơn" có mặt ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. DN bất kể quy mô lớn nhỏ "bầm dập" trên thương trường đều không xa lạ với "phí lót tay".
Trong khảo sát mới đây của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới, trước câu hỏi "Doanh nghiệp (DN) hành động gì khi gặp vướng mắc với cơ quan nhà nước" thì 51% trả lời là dùng mối quan hệ để tác động - kèm theo đó là "phong bì", 59% DN trả lời đưa tiền, quà để giải quyết cho được việc. Chỉ có 13% DN phản ánh với cơ quan chức năng và 6% phản ánh với cơ quan báo chí.
Trả lời câu hỏi "Tại sao DN đưa hối lộ", 32% DN cho rằng cần giải quyết công việc nhanh, hiệu quả; 26% DN nói chi phí "mua" quan chức rẻ hơn so với lợi ích mang về; đáng chú ý, có đến 68% DN cho rằng không có hối lộ thì sẽ hỏng việc. Với câu hỏi: "Cán bộ công chức có ép buộc DN đưa hối lộ hay DN chủ động", 70% DN cho biết họ chủ động.
Không hối lộ sẽ hỏng việc!
Còn theo Tổng cục Thống kê, trong 10 năm qua, đầu tư nước ngoài vào bất động sản (BĐS) Việt Nam chiếm khoảng 45 tỷ USD. Tỷ lệ "phí bôi trơn" trong lĩnh vực BĐS ước tính từ 25 - 30%, tương đương 27 tỷ USD. Nhắc đến "phí bôi trơn", không ít DN BĐS phải than trời nhưng vẫn phải chấp nhận.
"Phí bôi trơn" có mặt ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. DN bất kể quy mô lớn nhỏ "bầm dập" trên thương trường đều không xa lạ với "phí lót tay", thậm chí có những điểm bán hàng tạm bợ trên mặt bằng vỉa hè, lề đường cũng phải nhìn nhận "trách nhiệm bôi trơn" như một thứ thuế mặc nhiên phải có.
Tại Tọa đàm "Minh bạch, liêm chính trong kinh doanh" do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và Đại sứ quán Mỹ tổ chức mới đây, ông Ngô Mạnh Hùng - Phó cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), cho biết lý do chính mà DN "thích" đưa hối lộ là vì không có hối lộ thì sẽ hỏng việc; hối lộ là cách để DN giải quyết công việc nhanh, hiệu quả và chi phí "mua" quan chức rẻ hơn so với lợi ích mang về cho DN.
Tuy nhiên, đây chỉ là những lý do bề nổi. Vậy nguyên nhân sâu xa của việc DN "thích" đưa hối lộ là gì? "Phí lót tay" tỏ rõ sự đắc lực trong việc khơi thông ách tắc thủ tục đối với DN. Thực tiễn cũng chứng minh "phí bôi trơn" không chỉ là điều kiện để DN vượt qua những nhiêu khê, sách nhiễu, lạm quyền, mà thậm chí còn là phương thức cho cả những DN cố ý làm sai cùng thỏa hiệp với người có trách nhiệm chia sẻ lợi ích thiếu chính đáng, thỏa hiệp "lách luật" để cùng hưởng lợi.
Giám đốc một công ty cơ khí từng phản ánh: thủ tục hải quan nhũng nhiễu về "phí bôi trơn" là "chuyện dài nhiều tập". Đôi khi chỉ có một kiện hàng nhỏ cũng phải chi 50.000 đồng, 100.000 đồng, nếu không có không xong. Không những thế, thủ tục kiểm hóa càng rắc rối và nhiêu khê gấp bội. DN nhập máy tiền tỷ, hải quan yêu cầu kiểm hóa, phải đập thùng container rồi đem đi giám định xem các thiết bị của máy này có đồng bộ với nhau không…
Một Tổng giám đốc công ty TNHH thương mại dịch vụ địa ốc thì cho hay: trong khi quy định đổi giấy phép kinh doanh chỉ mất 5 - 7 ngày làm việc, nhưng DN phải mất từ 3 - 4 tuần mới làm được. Tất nhiên, nếu muốn "chạy" nhanh thì cũng có "cửa", nhưng lại tốn kém những chi phí khác.
Cốt lõi là đạo đức công vụ
Theo định nghĩa thì "một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến và trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là "Bộ phận tiếp nhận và trả lại kết quả". Cải cách hành chính theo chế độ một cửa đã được thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, hiệu quả thực chất của hình thức này vẫn chưa được thuyết phục. Có quá nhiều phàn nàn về những tiêu cực, lạ đời, tréo ngoe ở bộ phận này.
Bộ phận một cửa tiếp nhận để giải quyết nhiều vấn đề, thế nhưng hiệu quả giải quyết công việc thì dân vẫn bức xúc. Lĩnh vực đất đai, nhà cửa vẫn bị kêu nhiều nhất. Tại ngay Thủ đô, trong quá trình đi làm thủ tục hành chính ở một số nơi, dân bị "hẹn lên hẹn xuống", hoạnh họe giấy tờ đủ kiểu, dân sai thì bị "đì lên đì xuống", còn "cán bộ sai thì… dân phải nhận lỗi".
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không ngần ngại dùng từ ngữ mạnh để nói về thói hư tật xấu của bộ máy cũng như yêu cầu phải thay đổi với quyết tâm "dân kêu quá, không thay đổi không được". Đề cập đến những tồn tại, hạn chế, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thẳng thắn chỉ ra rằng ở một số nơi, việc giải quyết khâu thủ tục hành chính còn chậm, chất lượng chưa cao, thậm chí còn đùn đẩy, né tránh. Việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức chưa chặt chẽ, dẫn đến một bộ phận trì trệ, quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu.
Như vậy, để cải cách thủ tục hành chính tốt thì phải có đội ngũ cán bộ tốt về năng lực chuyên môn và tốt về đạo đức. Tiếp đến là người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự vào cuộc nên "mới chỉ đạo chung chung". Công tác kiểm tra giám sát ở không ít cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện thường xuyên, xử lý với các trường hợp cán bộ sai phạm còn thiếu kiên quyết.
Ngoài thủ tục hành chính còn là vấn đề đạo đức công vụ. Thủ tục có cải cách mấy nhưng cái tâm, trách nhiệm, thái độ của người cán bộ, công chức không tới thì chắc rằng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Đạo đức công vụ bao gồm cả tác phong, thái độ phục vụ người dân, DN và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc.
Theo Nguyễn Trương - Thời báo kinh doanh
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment