Vualambao - Tâm lý học là ngành khoa học còn khá non trẻ, chỉ mới bắt đầu được các nhà khoa học chú ý từ đầu thế kỷ 20. Thế nhưng mong muốn tìm hiểu được suy nghĩ và hành động của con người, cũng như sinh vật, luôn là điều các nhà tâm lý học trăn trở. Có một sự thật là một số nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm tâm lý vượt quá các chuẩn mực đạo đức, gây ra thương tổn nặng nề cho những người tham gia thí nghiệm.
Wendell Johnson
Thí nghiệm Quái vật (1939)
Thí nghiệm này được nhà khoa học Wendell Johnson tại đại học Iowa tiến hành trên 22 trẻ em mồ côi, tại Davenport, Iowa, năm 1939 để kiểm tra chứng nói lắp của chúng. Johnson cũng chọn Mary Tudor, một trong những sinh viên của ông làm người tiến hành và giám sát nghiên cứu. Sau khi phân các trẻ làm thí nghiệm thành hai nhóm, cô Tudor bắt đầu tiến hành trị liệu nói lắp trên 2 nhóm theo 2 cách khác nhau.
Một nhóm được khen ngợi rằng các em nói năng rất trôi chảy, nhóm còn lại luôn luôn bị chê bai và chế giễu mỗi khi các em nói sai. Các em ở nhóm này bị gọi là những kẻ nói lắp. Có rất nhiều trẻ em có kỹ năng nói bình thường, sau khi tham gia thí nghiệm này và bị xếp vào nhóm thứ hai, đã phải chịu những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực và các vấn đề về ngôn ngữ trong suốt phần đời còn lại.
Các đồng nghiệp của Johnson đã gọi đây là “Thí nghiệm quái vật”, vì ông đã dám lấy trẻ mồ côi ra để chứng minh học thuyết của mình. Thí nghiệm này đã được giữ kín vì Johnson sợ danh tiếng của mình bị ảnh hưởng, trong bối cảnh các thí nghiệm trên cơ thể người của Đức quốc xã đang bị thế giới lên án. Đại học Iowa đã phải chính thức xin lỗi về thí nghiệm này vào năm 2001.
Dự án Aversion (1970-1980)
Các đội quân phân biệt chủng tộc tại Nam Phi đã bắt ép những người đồng tính nữ da trắng và những người lính đồng tính nam tham gia các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính vào những năm 1970-1980 bằng cách cắt bỏ bộ phận sinh dục, dùng điện giật và nhiều biện pháp vô nhân tính khác. Ước tính đã có khoảng 900 cuộc phẫu thuật cưỡng ép được tiến hành từ năm 1971 đến 1989 tại các bệnh viện quân đội. Dự án này là một phần của chiến dịch loại bỏ tận gốc tình dục đồng giới ra khỏi quân đội.
Các nạn nhân phải trải qua thí nghiệm kinh hoàng (Ảnh minh họa)
Các bác sĩ quân y và các giáo sĩ sẽ chọn ra những người nghi là bị đồng tính trong quân đội và chuyển họ đến các đơn vị y tế bí mật tại Voortrekkerhoogte, gần Pretoria. Những “bệnh nhân” không thể “chữa trị” được bằng thuốc, sốc điện, điều trị nội tiết hoặc hóa học, sẽ bị cắt bỏ bộ phận sinh dục và tiến hành các phẫu thuật chuyển giới.
Mặc dù người ta đã ghi nhận được một số phẫu thuật chuyển giới trên các nữ bệnh nhân đồng tính, các nạn nhân của dự án Aversion chủ yếu là nam giới da trắng, tuổi đời từ 16 tới 24 tham gia vào các đội quân phân biệt chủng tộc. Tiến sĩ Aubrey Levin (người đứng đầu nghiên cứu này) giờ là giáo sư lâm sàng tại Khoa Tâm thần học (Bộ phận pháp y) tại Đại Học Y Khoa Calgary. Ông cũng hành nghề tư nhân như một thành viên có uy tín của Trường Cao đẳng Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật của Alberta.
Thí nghiệm nhà tù Stanford (1971)
Đây không hẳn là một thí nghiệm phi đạo đức từ ban đầu, nhưng nó đã để lại những kết quả tồi tệ cho những người tham gia. Nhà khoa học nổi tiếng Philip Zimbardo là người đứng đầu thí nghiệm nổi tiếng này. Ông muốn tìm hiểu và đánh giá về hành vi của các cá nhân khác nhau trong vai trò tù nhân hoặc cai ngục và xem xét biểu hiện của họ trong từng vai trò.
Các tù nhân sẽ bị đặt vào các tình huống khiến họ mất phương hướng, suy sụp tinh thần hoặc mất nhân cách. Còn những người tham gia vào vai quản giáo thì không được đào tạo bất cứ điều gì để xử lý các tình huống trên. Cho dù ban đầu họ khá lúng túng, nhưng vẫn có thể giải quyết vấn đề ổn thỏa theo cảm tính.
Thí nghiệm nhà tù Stanford nổi tiếng
Sang ngày thứ hai, các tù nhân được ra lệnh tổ chức một cuộc nổi loạn. Các cai ngục lập tức có những phản ứng bạo lực và gay gắt. Họ đã sử dụng đặc quyền của mình để phá vỡ tình đoàn kết của các tù nhân khiến họ không tin tưởng nhau nữa. Các cai ngục trở nên hoang tưởng về việc các tù nhân sẽ phá nhà giam để bắt họ, và giám sát tù nhân rất chặt chẽ. Về phần tù nhân, họ bắt đầu trải qua các cảm giác ghê tởm, áp lực và tuyệt vọng. Khi được một mục sư tới thăm, các tù nhân chỉ tự nhận diện mình qua những con số trong trại giam chứ không phải tên gọi và khi được hỏi về kế hoạch đào tẩu, hầu hết họ đều bối rối. Họ hoàn toàn đã bị “nhập vai” vào thí nghiệm.
Tiến sĩ Zimbardo đã cho dừng thí nghiệm sau 5 ngày sau khi ông nhận ra các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm đã nhập vai quá sâu. Thí nghiệm này đã chứng tỏ sự lạm dụng quyền hành của con người khi được đặt vào trường hợp cụ thể như thế nào, và vụ tra tấn tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib năm 2004 là minh chứng hùng hồn nhất cho các kết quả thí nghiệm.
Thí nghiệm thuốc gây nghiện trên loài khỉ (1969)
Đã từ lâu, con người sử dụng động vật nhằm mục đích nghiên cứu cơ thể của chính mình cũng như phát triển các loại thuốc vắc xin, thế nhưng thí nghiệm thuốc gây nghiện năm 1969 lại vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức với loài vật. Trong thí nghiệm này, một lượng lớn khỉ và chuột đã bị mang ra làm thí nghiệm. Chúng được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể. Khi các động vật đã có thể tự tiêm thành thục, người ta cung cấp cho chúng một lượng lớn thuốc để sử dụng.
Loài khỉ tội nghiệp bị đem ra làm thí nghiệm
Những con vật bắt đầu có những phản ứng tiêu cực để thoát khỏi thí nghiệm như tự làm tay mình bị thương, co giật khi dùng cocaine và trong một số trường hợp chúng còn tự bẻ ngón tay mình do ảo giác. Một con khỉ sử dụng amphetamine còn tự bứt hết lông ở cánh tay và bụng mình. Trong trường hợp sử dụng cả cocaine và mooc-phin trong 2 tuần, các con vật thí nghiệm sẽ chết.
Thí nghiệm này chỉ đơn thuần để chứng minh ảnh hưởng của chất gây nghiện tới con người, nhưng những hành động đối xử tàn ác với động vật vô tội thật khó có thể chấp nhận.
Thí nghiệm biểu cảm trên khuôn mặt của Landis (1924)
Vào năm 1924, nhà tâm lý học tốt nghiệp Đại học Minesota Carney Landis đã tiến hành thí nghiệm để kiểm tra sự liên hệ giữa trạng thái cảm xúc và biểu cảm khuôn mặt. Mục đích của thí nghiệm này là để xem xét liệu tất cả mọi người đều có chung biểu cảm gương mặt nếu có cùng cảm xúc như vui, buồn, tức giận… hay không?
Một người tham gia thí nghiệm Landis
Phần lớn người tham gia thí nghiệm là sinh viên. Họ được đưa tới phòng thí nghiệm và được tô sơn đen lên mặt để nghiên cứu chuyển động của cơ mặt. Sau đó, họ được tiếp xúc với các tác nhân gây cảm xúc và các cảm xúc sẽ được Landis chụp ảnh lại. Các phản ứng bao gồm ngửi nước tiểu, xem ảnh khiêu dâm hoặc cho tay vào một chiếc xô đầy ếch.
Một con chuột được đưa cho mỗi người tham gia cùng với hướng dẫn làm sao để chặt đầu nó. Trong khi hầu hết những người tham gia đều từ chối thực hiện, gần 1/3 số người đồng ý chặt đầu con chuột. Các sinh viên đã không hề biết cách cư xử nhân đạo và những con chuột cũng phải chịu đau đớn trong thí nghiệm. Đối với những người từ chối, Landis sẽ cầm dao và cắt đầu chuột hộ cho họ.
Kết quả của thí nghiệm cho thấy con người có thể sẵn sàng làm mọi việc khi được yêu cầu, cũng như con người không có một hệ thống biểu cảm gượng mặt nói chung trong từng trường hợp cụ thể.
Xa luan
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment