- Dư luận của chuyến viếng thăm nước Mỹ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang (TTS) đã lắng xuống nhưng không vì thế mà tình hình chính trị Việt Nam giãn ra như trước khi chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này. Nó đang âm ỉ diễn ra các cuộc đấu đá nội bộ không khoan nhượng, và kéo theo những thay đổi cán cân quyền lực giữa các phe phái. Nhưng hầu như Nhà nước Việt Nam đang và rất kỳ vọng việc gặp gỡ này là cơ hội lớn cho Việt Nam.
Nhìn lại quá trình hội nhập, Việt Nam được tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới - WTO. Sự kỳ vọng của mọi người đã vỡ oà trong hạnh phúc về tương lai xán lạn. Đến nay, tất cả đã hiểu rằng không một phép mầu hoặc đũa thần nào có thể biến một nền kinh tế quá nhiều những tồn tại yếu kém để trở thành một nước phát triển.
Cũng vậy việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) hiện nay đang là cứu cánh cho nền kinh tế nhiều khuyết tật và bộc lộ những thất bại nghiêm trọng. Nhưng điều quan trọng là việc gia nhập TPP sẽ có những yêu cầu bắt buộc để gia nhập.
Điều này thấy rõ qua việc chính quyền Mỹ đã đưa các yêu cầu về NHÂN QUYỀN như yếu tố hàng đầu. Chúng ta đã có bài học rõ ràng như vậy trong cơ hội gia nhập WTO trước đây. Sự tự tin thái quá vào những quả đấm thép hoặc những tập đoàn hùng mạnh như Chaebol của Hàn quốc đã cho thấy việc xác định sai lợi thế và động lực. Chúng ta có thể không thấy rõ mối quan hệ NHÂN QUYỀN và kinh tế. Nhưng các bài học và thực tiễn tại các nước phát triển cho thấy với một đất nước dân chủ, việc phát triển sẽ có cơ sở nền tảng và duy trì được sự ổn định.
Trở lại hai chuyến viếng thăm Trung Quốc và Mỹ liên tiếp của chủ tịch nước, ai cũng có thể đặt ra các câu hỏi và tự trả lời dễ dàng. Nhưng để hiểu sâu hơn thì rất nhiều những đáp án trái chiều nhau.
Việc lệ thuộc Trung Quốc của Việt Nam về kinh tế, chính trị là quá rõ. Và việc quan hệ với Mỹ là giải pháp thoát ra khỏi sự ràng buộc đó. Nhưng những quan hệ đó sẽ xây dựng trên tương quan như thế nào để có thể duy trì lâu dài.
Cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cập Bình, người đứng đầu Trung Quốc, và Tổng thống Obama vừa qua cũng không nằm ngoài việc xác lập vị trí của các ông lớn trên bình diện quốc tế. Tuy cuộc gặp gỡ này chưa hay không có những tuyên bố chính thức cụ thể nào, nhưng những nội dung bàn thảo là những vấn đề rất nóng đang diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế - vị trí - ảnh hưởng chính trị … Chúng ta có thể chắc chắn một điều Việt Nam sẽ bị tác động của cuộc gặp này. Bằng chứng qua việc viếng thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang theo lời mời của người đứng đầu Trung Quốc ngay sau đó. Và tiếp theo là việc gặp gỡ Tổng thống Obama của ông Trương Tấn Sang.
Như vậy Việt Nam phải làm gì để giữ mối quan hệ đó cân bằng. Đó thực sự là việc cần thiết và rất khó khăn nếu không xác định được vị trí của mình.
Trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi không dám lạm bàn, nhưng có thể nói đó là quan hệ của hai cực thế giới hiện tại. Giữa tư bản và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa 2 nền kinh tế nhất nhì thế giới. Có thể nói đó là sự đối kháng tuyệt đối. Như vậy yếu tố gì khiến họ phải đối thoại và quan hệ với nhau? Đó là sự tồn tại của mỗi bên trong bối cảnh toàn cầu. Ai cũng biết Trung Quốc là chủ nợ lớn của Mỹ. Và ai cũng biết nền kinh tế và sức mạnh quân sự, khoa học kỹ thuật… không chối cãi của Mỹ. Và Trung Quốc buộc phải quan hệ với Mỹ để PHÁT TRIỂN. Với vị trí cường quốc thứ 2 trên thế giới và đang trên đà phát triển để chiếm vị trí thứ nhất của Mỹ, có thể nói tuy là “runner-up’” nhưng Trung Quốc đang có THIÊN THỜI. Đây là một khái niệm nhằm mô tả Trung Quốc trên bàn cờ thế giới.
Ở chiều ngược lại, Mỹ hưởng lợi gì trong quan hệ này. Đó là KINH TẾ. Đây là mối quan hệ cực kỳ phức tạp nhưng ai cũng thấy rõ nếu mối quan hệ này tồn tại thì đầu tiên nó phải đem lợi ích kinh tế về cho nước Mỹ. Dù nó đến trước hay đến sau. Dù trực tiếp hay gián tiếp. Không ai phủ nhận điều đó. Vì nó tồn tại và đã được chứng minh rất nhiều qua lịch sử nước Mỹ. Không nghi ngờ gì nếu khoác lên hình ảnh nước MỸ là yếu tố NHÂN HOÀ. Việc xây dựng trên nền tảng DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN và thúc đẩy sự phát triển của thế giới xuất phát từ yếu tố coi trọng CON NGƯỜI và đảm bảo quyền của nó.
Việt Nam sẽ tồn tại trong mối quan hệ lưỡng cực đó. Như vậy có thể coi Việt Nam có được cái ĐỊA LỢI để duy trì sự tồn tại của mình không? Việt Nam đã từng muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc này. Cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979 là một bằng chứng. Nhưng Nhà nước đã không thoát ra được vì không nhìn thấy: “DÂN VI QUÝ, XÃ TẮC THỨ CHI, QUÂN VI KHINH”. Để duy trì Đảng và chính quyền, Việt Nam đã dần trở thành thuộc địa kiểu mới. Nên quan hệ này không thể là quan hệ lâu dài vì cuối cùng nó biến mất khi một bên không còn quyền tự quyết về số phận của mình. Tóm lại việc duy trì mối quan hệ này nhằm đáp ứng lợi ích của giới cầm quyền. Đó là LỢI ÍCH CỤC BỘ. Nhưng sống còn chính là LỢI ÍCH TOÀN CỤC. Việc duy trì ảnh hưởng của Mỹ để cân bằng áp lực lệ thuộc của Trung Quốc là lối thoát. Và giải pháp duy nhất chính là KHAI PHÓNG DÂN CHỦ. Đó mới là LỢI ÍCH TOÀN CỤC.
Để thoát được đói nghèo và mở ra sự phát triển không có con đường nào khác ngoài việc phát huy dân chủ, nâng cao quyền con người và bảo vệ nó trong mọi tương quan của xã hội. Chúng ta hãy nhìn về Singapore và thấy cái vị trí ĐỊA LỢI mà nó chiếm hữu được. Chỉ trên cơ sở phát huy động lực bằng cạnh tranh lành mạnh, sự tôn trọng quyền làm người của mọi người dân, quyền được hưởng một nền giáo dục có chiều sâu – chiều rộng và tầm nhìn xa thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tin sẽ là điểm đến – điểm hội tụ của khu vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ này.
Việc quan hệ với Mỹ trên tiêu chuẩn cải thiện nhân quyền suy cho cùng không phải vì lợi ích của Mỹ mà đó là lợi ích lâu dài của chính đối tác. Quan hệ đó sẽ càng có điều kiện ổn định và phát triển nếu nó xây dựng trên nền tảng đó. Chắc chắn rằng sớm hay muộn Việt Nam cũng nhận ra và thuận theo quy luật. Điều tốt nhất xảy đến cho dân tộc vốn đã chịu rất nhiều đau thương từ những thảm hoạ chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử mà cao trào là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn là nhìn ra và chung tay chung sức để thay đổi và vận hành theo quy luật này. Chính trong nguy cơ vong thân của một dân tộc thì sự thức tỉnh khẳng định sự tồn tại như đã có từ ngàn năm sẽ là niềm tin và lẽ sống cho dân tộc Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
Nhìn lại quá trình hội nhập, Việt Nam được tham gia Tổ chức Thương Mại Thế giới - WTO. Sự kỳ vọng của mọi người đã vỡ oà trong hạnh phúc về tương lai xán lạn. Đến nay, tất cả đã hiểu rằng không một phép mầu hoặc đũa thần nào có thể biến một nền kinh tế quá nhiều những tồn tại yếu kém để trở thành một nước phát triển.
Cũng vậy việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) hiện nay đang là cứu cánh cho nền kinh tế nhiều khuyết tật và bộc lộ những thất bại nghiêm trọng. Nhưng điều quan trọng là việc gia nhập TPP sẽ có những yêu cầu bắt buộc để gia nhập.
Điều này thấy rõ qua việc chính quyền Mỹ đã đưa các yêu cầu về NHÂN QUYỀN như yếu tố hàng đầu. Chúng ta đã có bài học rõ ràng như vậy trong cơ hội gia nhập WTO trước đây. Sự tự tin thái quá vào những quả đấm thép hoặc những tập đoàn hùng mạnh như Chaebol của Hàn quốc đã cho thấy việc xác định sai lợi thế và động lực. Chúng ta có thể không thấy rõ mối quan hệ NHÂN QUYỀN và kinh tế. Nhưng các bài học và thực tiễn tại các nước phát triển cho thấy với một đất nước dân chủ, việc phát triển sẽ có cơ sở nền tảng và duy trì được sự ổn định.
Trở lại hai chuyến viếng thăm Trung Quốc và Mỹ liên tiếp của chủ tịch nước, ai cũng có thể đặt ra các câu hỏi và tự trả lời dễ dàng. Nhưng để hiểu sâu hơn thì rất nhiều những đáp án trái chiều nhau.
Việc lệ thuộc Trung Quốc của Việt Nam về kinh tế, chính trị là quá rõ. Và việc quan hệ với Mỹ là giải pháp thoát ra khỏi sự ràng buộc đó. Nhưng những quan hệ đó sẽ xây dựng trên tương quan như thế nào để có thể duy trì lâu dài.
Cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cập Bình, người đứng đầu Trung Quốc, và Tổng thống Obama vừa qua cũng không nằm ngoài việc xác lập vị trí của các ông lớn trên bình diện quốc tế. Tuy cuộc gặp gỡ này chưa hay không có những tuyên bố chính thức cụ thể nào, nhưng những nội dung bàn thảo là những vấn đề rất nóng đang diễn ra trên nhiều mặt: kinh tế - vị trí - ảnh hưởng chính trị … Chúng ta có thể chắc chắn một điều Việt Nam sẽ bị tác động của cuộc gặp này. Bằng chứng qua việc viếng thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang theo lời mời của người đứng đầu Trung Quốc ngay sau đó. Và tiếp theo là việc gặp gỡ Tổng thống Obama của ông Trương Tấn Sang.
Như vậy Việt Nam phải làm gì để giữ mối quan hệ đó cân bằng. Đó thực sự là việc cần thiết và rất khó khăn nếu không xác định được vị trí của mình.
Trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, chúng tôi không dám lạm bàn, nhưng có thể nói đó là quan hệ của hai cực thế giới hiện tại. Giữa tư bản và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa 2 nền kinh tế nhất nhì thế giới. Có thể nói đó là sự đối kháng tuyệt đối. Như vậy yếu tố gì khiến họ phải đối thoại và quan hệ với nhau? Đó là sự tồn tại của mỗi bên trong bối cảnh toàn cầu. Ai cũng biết Trung Quốc là chủ nợ lớn của Mỹ. Và ai cũng biết nền kinh tế và sức mạnh quân sự, khoa học kỹ thuật… không chối cãi của Mỹ. Và Trung Quốc buộc phải quan hệ với Mỹ để PHÁT TRIỂN. Với vị trí cường quốc thứ 2 trên thế giới và đang trên đà phát triển để chiếm vị trí thứ nhất của Mỹ, có thể nói tuy là “runner-up’” nhưng Trung Quốc đang có THIÊN THỜI. Đây là một khái niệm nhằm mô tả Trung Quốc trên bàn cờ thế giới.
Ở chiều ngược lại, Mỹ hưởng lợi gì trong quan hệ này. Đó là KINH TẾ. Đây là mối quan hệ cực kỳ phức tạp nhưng ai cũng thấy rõ nếu mối quan hệ này tồn tại thì đầu tiên nó phải đem lợi ích kinh tế về cho nước Mỹ. Dù nó đến trước hay đến sau. Dù trực tiếp hay gián tiếp. Không ai phủ nhận điều đó. Vì nó tồn tại và đã được chứng minh rất nhiều qua lịch sử nước Mỹ. Không nghi ngờ gì nếu khoác lên hình ảnh nước MỸ là yếu tố NHÂN HOÀ. Việc xây dựng trên nền tảng DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN và thúc đẩy sự phát triển của thế giới xuất phát từ yếu tố coi trọng CON NGƯỜI và đảm bảo quyền của nó.
Việt Nam sẽ tồn tại trong mối quan hệ lưỡng cực đó. Như vậy có thể coi Việt Nam có được cái ĐỊA LỢI để duy trì sự tồn tại của mình không? Việt Nam đã từng muốn thoát ra khỏi sự ràng buộc này. Cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979 là một bằng chứng. Nhưng Nhà nước đã không thoát ra được vì không nhìn thấy: “DÂN VI QUÝ, XÃ TẮC THỨ CHI, QUÂN VI KHINH”. Để duy trì Đảng và chính quyền, Việt Nam đã dần trở thành thuộc địa kiểu mới. Nên quan hệ này không thể là quan hệ lâu dài vì cuối cùng nó biến mất khi một bên không còn quyền tự quyết về số phận của mình. Tóm lại việc duy trì mối quan hệ này nhằm đáp ứng lợi ích của giới cầm quyền. Đó là LỢI ÍCH CỤC BỘ. Nhưng sống còn chính là LỢI ÍCH TOÀN CỤC. Việc duy trì ảnh hưởng của Mỹ để cân bằng áp lực lệ thuộc của Trung Quốc là lối thoát. Và giải pháp duy nhất chính là KHAI PHÓNG DÂN CHỦ. Đó mới là LỢI ÍCH TOÀN CỤC.
Để thoát được đói nghèo và mở ra sự phát triển không có con đường nào khác ngoài việc phát huy dân chủ, nâng cao quyền con người và bảo vệ nó trong mọi tương quan của xã hội. Chúng ta hãy nhìn về Singapore và thấy cái vị trí ĐỊA LỢI mà nó chiếm hữu được. Chỉ trên cơ sở phát huy động lực bằng cạnh tranh lành mạnh, sự tôn trọng quyền làm người của mọi người dân, quyền được hưởng một nền giáo dục có chiều sâu – chiều rộng và tầm nhìn xa thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tin sẽ là điểm đến – điểm hội tụ của khu vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ này.
Việc quan hệ với Mỹ trên tiêu chuẩn cải thiện nhân quyền suy cho cùng không phải vì lợi ích của Mỹ mà đó là lợi ích lâu dài của chính đối tác. Quan hệ đó sẽ càng có điều kiện ổn định và phát triển nếu nó xây dựng trên nền tảng đó. Chắc chắn rằng sớm hay muộn Việt Nam cũng nhận ra và thuận theo quy luật. Điều tốt nhất xảy đến cho dân tộc vốn đã chịu rất nhiều đau thương từ những thảm hoạ chiến tranh trong suốt chiều dài lịch sử mà cao trào là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn là nhìn ra và chung tay chung sức để thay đổi và vận hành theo quy luật này. Chính trong nguy cơ vong thân của một dân tộc thì sự thức tỉnh khẳng định sự tồn tại như đã có từ ngàn năm sẽ là niềm tin và lẽ sống cho dân tộc Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment