Thursday, September 13, 2012

GIẢI MÃ LÁ PHIẾU KHÔNG THÔNG QUA LUẬT BIỂN ĐÔNG?!?

Quanlambao - Chí Phèo tôi đêm qua Hà Nội nóng quá, theo Thị Nở trốn vào 37 Hùng Vương kiếm chỗ tá túc qua đêm. Ai dè nửa đêm bỗng nghe tiếng trống, tiếng mõ khua vang trời cùng tiếng la hét của bày tiểu yêu
"Mang ngay tên Quỷ thần chứng giám hai vai của anh y tá ra đây....." - Tiếng của Quỷ Tổ gầm lên...

Một tên mặt 'rỗ' được lôi ra miệng lắp bắp "Xin tha tội cho con.... Con chỉ là người lính !!!"

"Oan gia thế nào, mau thành thật khai báo ta sẽ tha mạng..." - Quỷ Tổ giọng đã nhẹ lại.
"Xin tha mạng, xin tha mạng..."

"Khai mau tại sao Ngươi đã không bẩm báo việc Chủ ngươi không bỏ phiếu thông qua Luật biểu tình?"...
"Dạ, dạ...., con không dám, không dám...." - "Chủ con dặn phải khai rằng: Không có bằng chứng, không có bằng chứng, Quỷ Tổ không thể xử tội được...."

"Bay đâu, mang Thổ địa Hội Trường Bộ Quốc Phòng ngày 21/6/2012 ra đây cho ta "

"Vừa dứt lời thì vợ chồng Thổ địa xuất hiện. Quỷ Thần phán "Hai vợ chồng ngươi mau khai ra hết"

"Dạ bẩm Quỷ Thần, sáng ngày 21 tháng 6 năm nay Vợ chồng con đã trực tiếp chứng kiến tên Nguyễn Văn Giàu - Cựu Thống đốc Ngân hàng nhà nước, nay được giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội trong lúc bỏ phiếu thông qua Luật Biển Đông, y đã thò tay sang bấm vào cái nút 'Không tán thành' của chiếc ghế ngồi bên cạnh mà hôm đó lại vắng mặt ạ!"...

"Trời đất ơi! " Quỷ Tổ quay sang hỏi Thử ký Quỷ "Cái thằng đó là thằng nào vậy?"
Võ "Cẩu điên sực" của anh y tá   Những ngón đòn bẩn thỉu phạm pháp của Nguyễn Văn Hưởng   Tướng Hưởng "đã tìm được Máy chủ" QLB  Tướng Hưởng bị Vua 'đuổi'  Bộ trưởng Trần Đại Quang cẩn trọng!  Những ngón đòn ghê rợn nhất thế kỷ  Đóng thế, giả danh...? Bắn trúng 03 đích 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn  TướngHưởng - Ông Vua không ngai  BắtPCD - TP.HCM 'Việt vị'  TôLâm & Kẻ xóa dấu vết  Taysai Nguyễn Văn Hưởng   KHhậu Nguyễn Văn Hưởng   NguyễnVăn Hưởng điên dại ...  Vạchmặt kẻ gài bẫy Phạm Chí Dũng  Đấtnước hỗn loạn lầm than   Bímật của Tướng Nguyễn Văn Hưởng  Cạm bẫy của tướngNguyễn Văn Hưởng  Liênminh Ma-Quỷ Nguyễn Tấn Dũng & Nguyễn Văn Hưởng  Chântướng Nguyễn Văn Hưởng
"Dạ thưa, Cái thằng đã làm nghèo đất nước khi nó đang làm Thống đốc đó! Cái thằng ngu lâu, dốt dai, khó cải tạo nhưng ma lanh không ai bằng, ai cũng tưởng nó là đệ tử của mình.... Chính hắn đã hiến kế với anh y tá buộc các ngân hàng thương mại XOÁ NỢ CHO VINASHIN đổi lại ANH Y TÁ 'THƯỞNG CHO' HẮN TIẾP TỤC Ở LẠI TRUNG ƯƠNG VÀ LÀM BỘ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM UỶ BAN KINH TẾ QUỐC HỘI ĐẤY Ạ!!!"

"Ôi ta nhớ ra cái thằng mặt ngu như cái bánh đúc đó rồi! Tiểu quỷ hãy theo dõi xem hắn thực hiện lệnh của ai vậy???

"Dạ con thấy hắn nhảy ra khỏi xe vào buổi tối, nhìn trước , ngó sau rất nhanh lẻn vào 55 Phan Đình Phùng ạ! Hắn sợ ông 51 nhìn thấy nên mắt la mày lét chui ra thì cái xe ô tô chạy biến ngay!"

"Vậy là ta đã rõ thầy trò kẻ bán nước chống lại Luật Biển Đông là ai rồi! Trời sẽ không dung tha kẻ dám bán rẻ cả lợi ích của muôn dân Việt Nam thế này! Nhốt tên quỷ thần của y tá vào chờ đến 26/9 mang ra cạo nhớt cả thầy trò nó một thể!"

Chí Phèo xin kể lại cho bà con cùng nghe...

TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng   2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình   4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam   5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng   6.Hot Links vềTổng cục 2   7.Hot Links vềNội các Chính Phủ   8.Hot Links vềchủ quyền   9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng  10.HOT Links vềVinaline  11.Hot LinksVikileaks  12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng   13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái   15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng?   16. Các vụ án Ngân hàng khác  17. Đấu tranh cho nền dân chủ
TOPHOT LINKS QUAN LÀM BÁO


HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK   HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA   HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK   HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ  NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK


Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21/6/2012.


Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, ngày 15/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý. Ảnh: Quang Khánh

Một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "toàn vẹn và đầy đủ" khi quy định về chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh hải, vùng trời, vùng nước và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (khoản 1 điều 12).

Tiếp thu ý kiến này, khoản 1 điều 12 đã thể hiện như sau: "Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982". Điều này cũng phù hợp với tinh thần Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 1977”.

Nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị cần quy định trong luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, vị trí của các đảo, quần đảo đã được thể hiện trên hải đồ của Việt Nam và được sử dụng chính thức trong các hoạt động quản lý biển, đảo, quy hoạch phát triển kinh tế biển, an toàn hàng hải... Vì vậy, khoản 3 điều 20 đã được bổ sung như sau: "Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê tọa độ địa lý do Chính phủ công bố".

Các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo luật về việc công nhận đường cơ sở đã được Chính phủ công bố năm 1982. Đồng thời đề nghị, ở những nơi chưa có đường cơ sở cần giao Chính phủ xác định và công bố sau khi được sự đồng ý của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đường cơ sở là căn cứ quan trọng cho việc xác định ranh giới tiếp theo của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và kể cả thềm lục địa. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chủ quyền đối với biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Vì vậy, việc Quốc hội phê chuẩn hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội, hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội, thực hiện việc phê chuẩn đường cơ sở do Chính phủ xác định đối với những nơi chưa có đường cơ sở trước khi Chính phủ công bố là phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Luật phải dựa trên Công ước về Luật biển

Dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, nhiều đại biểu đề nghị sử dụng thuật ngữ "tranh chấp" thay cho "bất đồng" trong điều 4 về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển. Ủy ban Thường vụ đã tiếp thu và thay cụm từ "giải quyết các bất đồng" bằng "giải quyết các tranh chấp" tại khoản 3 điều 4.

Tuy nhiên, cũng có một số đề nghị của các đại biểu không được tiếp thu vì liên quan các quy định chung trong Công ước này.

Cụ thể, về vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tại khoản 2 điều 12). Có ý kiến đề nghị quy định tàu quân sự nước ngoài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi thực hiện quyền đi qua không gây hại. Một số ý kiến khác đề nghị cần quy định cụ thể về thời hạn báo trước hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này.

Thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài, bao gồm cả tàu quân sự, trong lãnh hải của mình, ngoài những trường hợp mà Công ước đã quy định. Hiện tại, các quốc gia trên thế giới quy định về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền trong lãnh hải theo nhiều cách khác nhau.

Do đó, khoản 2 điều 12 của luật Biển Việt Nam được thông qua được đưa theo như phương án 1, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Mục đích của việc thông báo chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta. Quy định việc thông báo trước cũng đã được một số quốc gia khác áp dụng.

Tuy nhiên, điều khoản này không quy định cụ thể về thời hạn thông báo như ý kiến đại biểu đề nghị, vì dễ gây hiểu lầm là Việt Nam đặt thêm điều kiện hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

Biển được quản lý theo cơ chế đa ngành

Về quản lý nhà nước về biển (điều 7), có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và kinh tế biển làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Nhưng do đây là một lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, vừa thực hiện bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, vừa liên quan đến phát triển kinh tế; các nội dung quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển hiện đang thuộc phạm vi chức năng của nhiều bộ, ngành khác nhau. Nên điều luật này đã được giữ nguyên và quy định trách nhiệm quản lý thống nhất, điều hành chung trong lĩnh vực này là của Chính phủ mà không chỉ cụ thể bộ, ngành nào, nhằm bảo đảm sự điều hành linh hoạt của Chính phủ trong trường hợp có thay đổi đối với yêu cầu quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển trong từng thời kỳ cũng như khi có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ.

Trên thực tế, đa phần các quốc gia có biển cũng tổ chức việc quản lý các vấn đề liên quan đến biển theo cơ chế đa ngành.

Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…

Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…

Chương 4 dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.

Chương 5 quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.

Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

Theo Nhân Dân

No comments: