Tuesday, August 6, 2013

'Con hoang' của Tổng Bí thư vẫn 'có giá' ở Việt Nam!

Vualambao 
Có phải con rơi của ông Đỗ Mười?
Vụ án chiếm đoạt doanh nghiệp của Thầy thuốc Nguyễn Hữu Khai bằng công an, nhà tù của đại gia Bảo Sơn đã gây sự phẫn nộ trong toàn thể doanh nghiệp và những thầy thuốc có lương tri. Tại sao Bảo Sơn có thể làm được điều đó?

Người ta nói rằng bởi ông ta là con rơi của cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười. Không rõ thực hư thế nào, song chính ông chủ Bảo Sơn này đi đâu, làm gì cũng cố nửa kín, nửa hở 'tiết lộ' cái danh tính 'con rơi' đó của mình ... Cái lạ khác người ở chỗ: bất cứ người tự trọng nào đều phải dấu kín gốc tích mình là đứa con hoang, thì ông chủ Bảo Sơn lại ra sức loan truyền cái gốc rễ con hoang của mình để lấy đó 'làm uy' với các nơi công quyền phục vụ cho ông ta. Ở cái xứ độc đảng đã từ bao giờ 'đẻ' ra những thế hệ chỉ cần nghe 'hơi hướng' 'nhà quan' là thấy 'có gang, có thép'! Quả thật cái gốc con hoang cũng được khối việc!

Cộng thêm với 'hơi vàng' mà Bảo Sơn mang rải thì những loại nhà báo 'đâm toạc tờ giấy' như Nguyễn Như Phong của Petrotimes cùng đám công an 'trộm cướp, côn đồ' vốn nhan nhản ở Việt Nam liền nhảy vào 'ăn hôi'!

Đó chính là nguyên nhân đã đẩy Người Thầy thuốc ưu tú với bao nhiêu huân huy chương vào vòng tù tội để tiếp tay cho kẻ con rơi cướp toàn bộ tài sản cả một cuộc đời đổ xương máu của thày thuốc Nguyễn Hữu Khai tạo dựng lên...

Mời xem đơn kêu cứu:
Kính gửi quý báo 

Chúng tôi gửi tới quý báo bức tâm thư của các cựu chiến binh bạn bè của Tiến Sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai tố cáo với các cơ quan truyền thông tố cáo một số công an, công quyền lợi dụng chức quyền triệt hại Bảo Long Với sự giật dây của Đại gia Bảo Sơn.Ngày 29/07/2013 TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm Ông Đặng Quang Tuất tội "Hủy hoại tài sản" mặc dù chưa báo chí, công luận, tòa án còn chưa chứng minh được sở hữu tài sản nhưng Tòa Hà Nội vẫn xử ép "bị cáo". Vậy ở đây có mối liên hệ nào trong việc chạy án ở Tòa Hà Nội của Đại gia Bảo Sơn ? Đây phải chăng là màn mở đầu nắn dư luận cho việc xử ép Tiến Sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai sắp tới. Chúng tôi kính nhờ quý báo hãy thông tin cho mọi người biết âm mưu và bộ mặt thật của Đại hia Bảo Sơn để Ông, cha , thầy đáng kính của chúng tôi không bị hại oan bởi bàn tay của lũ tiểu nhân....Bài viết dài nên chúng tôi chia làm 2 phần để gửi cho quý báo.

Xin trân trọng cảm ơn quý báo !

Phần 1: Ban liên lạc Cựu chiến binh tố cáo một số công an, công quyền lợi dụng chức quyền triệt hại Bảo Long - Nguyễn Hữu Khai 

ĐƠN TỐ CÁO

HÀNH VI GIAN TRÁ, ĐỘC ÁC CỦA MỘT SỐ CÔNG AN, CÔNG QUYỀN CÙNG BỌN BẤT NHÂN TRIỆT HẠI CỰU CHIẾN BINH, THẦY THUỐC ƯU TÚ NGUYỄN HỮU KHAI CÙNG HÀNG TRĂM NGƯỜI LAO ĐỘNG LƯƠNG THIỆN

Kính gửi: các cơ quan chức năng và Truyền thông

Chúng tôi hàng ngàn Cựu chiến binh là Đồng đội của Thầy thuốc ưu tú, Lương y, Tiến sĩ Y học Nguyễn Hữu Khai – Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng đồng lòng gửi tới các cơ quan chức năng và Truyền thông

cùng các cán bộ chức trách sự vụ kèm bằng chứng thực tế về việc: Đồng đội của chúng tôi là người lương thiện bị một số kẻ lợi dụng chức quyền cưỡng bức, hành hạ tiếp tay cho bọn Bất nhân chiếm đoạt hủy hoại tài sản mà hơn hai mươi năm qua cần mẫn xây đắp bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu của mình trên chiến trường mới…! Chúng đã làm hàng trăm thầy thuốc và hàng trăm người lao động lương thiện mất việc làm dẫn đến hoàn cảnh vô cùng khó khăn!

Xin được trình bày qua nỗi lòng xót xa cùng cực mà cựu chiến binh, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai cùng hàng trăm cán bộ công nhân viên Tập đoàn Y dược Bảo Long đã và đang quặn mình chịu đựng!

Đồng đội của chúng tôi đã bình tĩnh tuân thủ pháp luật và làm đơn kêu cứu, đơn kiến nghị, đơn tố cáo tuy nhiên bị các vị cán bộ có trách nhiệm và các cơ quan chức năng đun đẩy…! Không quan tâm giải quyết. Sự việc diễn ra hơn một năm nay mỗi ngày một trầm trọng hơn và phức tạp hơn bởi thủ đoạn của một số công an, công quyền cùng những kẻ bất nhân cố ý để: “Đục nước béo cò” và cố tình: “ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền…!”

Nay chúng tôi đại diện cho hàng ngàn Tướng Tá, Sĩ quan và Chiến sĩ là đồng đội của Cựu chiến binh, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai tố cáo trước các cơ quan chức năng, Truyền thông cùng Đồng đội thân yêu và Đồng bào con Lạc cháu Hồng những “Tế bào lạ” đang có nguy cơ phát triển di căn xâm lấn cuộc sống và xã hội! Chúng ta hãy quan tâm nhiều hơn nữa trong việc kiện toàn mình và dành công sức, trí tuệ để chăm lo bảo vệ thành quả của nhân dân và cả giang sơn gấm vóc của dân tộc.

Những câu chuyện kèm bằng chứng thực tế về việc bị bọn “thợ lừa đảo” cùng một số kẻ lợi dụng chức quyền cưỡng bức, hành hạ gây nên nhiều tội ác, cả những tội chưa được đặt tên mà cựu chiến binh, Thầy thuốc ưu tú, Lương y, Tiến sĩ Y học Nguyễn Hữu Khai cùng hàng trăm thầy thuốc và người lao động lương thiện trong đại gia đình Bảo Long, đang quặn mình chịu đựng là nỗi đau và nỗi bức xúc không của riêng ai!

Thiếu Tướng Phạm Ngọc Lan, Anh hùng LLVT - Chủ tịch BLL Cựu chiến binh Sư đoàn 305 (Bộ binh, dù, đặc công) Trao tặng ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho Cựu chiến binh, Lương y, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai nhân buổi ra mắt BLL Cựu chiến binh Sư đoàn 305 - Bảo Long Đường

Đại Tướng Nguyễn Quyết - Nguyên chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị
Phó Chủ Tịch Hội đồng Nhà nước khóa VI. Đông viên và khen ngợi CCB Nguyễn Hữu Khai
Đã có tinh thần chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xây dựng Đất nước

1.Tóm tắt sự vụ 

Do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài nhiều năm, các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Y dược Bảo Long (Sau đây gọi tắt là “Bảo Long”) lâm vào hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Để giải toả sự cố này, “Bảo Long” buộc phải chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, bản quyền sản phẩm và pháp danh thương hiệu của 3 đơn vị trong 15 công ty, trường học, bệnh viện để lấy tiền trang trải công nợ và lấy vốn củng cố trụ vững những đơn vị còn lại. Tuy nhiên việc chuyển nhượng lại không được suôn sẻ, dẫn đến tình trạng tranh chấp bởi đối tác mang mưu đồ thôn tính, chiếm đoạt…!

(Xin vui lòng click vào đây để xem Đại gia Nguyễn Trường Sơn với chiêu bài hứa hẹn nâng cấp đầu tư )

Đầu năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (Sau đây gọi tắt là “Bảo Sơn”) đặt vấn đề hợp tác liên kết với “Bảo Long” đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa tiên tiến hiện đại, mang tầm quốc tế, nâng cấp xưởng sản xuất Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn GMP; Nâng cấp trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường Phổ thông đạt tiêu chuẩn Quốc tế. CBCNV, học sinh “Bảo Long” vui mừng tin tưởng và một lòng, một dạ hướng theo ý tưởng và sự dẫn dắt của “Bảo Sơn” một cách vô tư thiếu thận trọng và hoàn toàn mất cảnh giác…! Sau đó “Bảo Sơn” biến việc liên kết đầu tư xây dựng nâng cấp thành chuyển nhượng, mua bán vốn cổ phần, tài sản cùng bản quyền thương hiệu của “Bảo Long”. Mỗi lần chi tiền trả cho giá trị tài sản chuyển nhượng là một vài lần đưa văn bản yêu cầu “Bảo Long” ký. Khi “Bảo Long biết là “Bảo Sơn” không thực lòng như đã hứa hẹn thì cũng không ngừng được, bởi thà chấp nhận bị “Bảo Sơn” lừa còn hơn vay nợ không trả được để mang tiếng lừa dối người khác…!

(Xin vui lòng click vào đây để xem Hợp đồng ghi nhớ Bảo Long- Bảo Sơn)

Thiếu Tướng, Anh hùng LLVT Phạm Ngọc Lan -
Chủ tịch BLL Cựu Chiến Binh sư đoàn 305 ( Bộ binh, dù, đặc công)
Trao kỷ niệm chương Sư đoàn 305 cho: Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh
Nguyên phó chủ nhiệm tổng cục chính trị Quân Đội ND Việt Nam
Giáo sư, viện sĩ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu - Nguyên ủy viên Tung ương Đảng,
Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng; Trung tướng Nguyễn Văn Tình
Anh hùng LLVT, Nguyên ủy viên Trung Ương Đảng, Phó đô đốc Hải Quân Việt Nam:

Cựu chiến binh, đại tá, nhà văn, nhà báo Chu Lai Cựu chiến binh đặc công quân đội nhân dân Việt Nam; CCB, Tiến sĩ y học, nhà văn, nhà báo Nguyễn Hữu Khai

Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 về việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm. Giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do Lương y tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai- chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc làm đại diện và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Du lịch Bảo Sơn do Ông Nguyễn Trường Sơn- chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc làm đại diện với nội dung chính được thể hiện tại điều 1:

Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long đồng ý chuyển nhượng và Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đồng ý nhận chuyển nhượng 10 khoản sau đây:

1. 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);
2. Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng (có danh sách và số vốn góp kèm theo);
3. Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long;
4. Tài sản xây dựng trên đất;
5. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống sử lý nước thải; Trạm biến áp điện; Sân đường bê tông, tường bao; Bể chứa nước ngầm…;
6. Cây cối, hoa màu trong khuôn viên;
7. Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long;
8. Bản quyền thương hiệu sản phẩm (Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long);
9. Thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long;
10. Thương hiệu trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long.

KHOẢN 1: 100% vốn cổ phần của các cổ đông được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó là:

* Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long số 0500422419 đăng ký lần đầu ngày 14/11/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 22/9/2010.

Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ đồng)
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đ. Tổng số cổ phần 300.000 cổ phần.
Danh sách cổ đông sáng lập và số vốn góp: Cộng: 27.000.000.000 đ

- Ông Nguyễn Hữu Khai : 18.100.000.000đ
- Bà Lê Thuý Hằng : 7.400.000.000đ
- Ông Nguyễn Hữu Sinh : 1.500.000.000đ

Còn 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng) là số cổ phần ông Nguyễn Hữu Minh mua 2,000.000.000đ. Ông Nguyễn Vĩnh Hảo mua 1.000.000.000đ có ghi trong điều lệ Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long.

“Bảo Sơn” chưa trả tiền (thực hiện việc chuyển nhượng) cho các thành viên nói trên.

* Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long số 0302001257 đăng ký lần đầu ngày 27/9/2006 đăng ký thay đổi lần 4 ngày 20/02/2009.

Vốn điều lệ: 5.100.000.000đ (năm tỷ một trăm triệu đồng). Danh sách thành viên góp vốn: Ông Nguyễn Hữu Khai: 3.000.000.000đ; Ông Nguyễn Hữu Sinh: 900.000.000đ; Bà Lê Thuý Hằng: 1.000.000.000đ; Ông Nguyễn Văn Huệ: 100.000.000đ; Bà Lưu Tố Phấn: 100.000.000đ. “Bảo Sơn” chưa trả tiền vốn cổ phần cho các thành viên. Tuy nhiên những thành viên trong hai doanh nghiệp trên theo yêu cầu của “Bảo Sơn” đã ký khống vào các văn bản về việc cam kết đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng cổ đông của các thành viên mới (Bảo Sơn) để tạo điều kiện cho “Bảo Sơn” làm thủ tục.

KHOẢN 2: Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng là 86.046.626.081 đồng (bằng chữ: Tám mươi sáu tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu sáu trăm hai mươi sáu nghìn, không trăm tám mươi mốt đồng). “Bảo Sơn” chưa trả tiền (thực hiện việc chuyển nhượng) cho các thành viên.

KHOẢN 3: Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (53.382,7m2 = 163.991.980.000 đồng). “Bảo Sơn đã thanh toán đủ tiền cho “Bảo Long”.

KHOẢN 4. Tài sản xây dựng trên đất (63.521.194.701 đồng. “Bảo Sơn” đã thanh toán đủ tiền cho “Bảo Long”).

KHOẢN 5. Hạ tầng kỹ thuật (hệ thống sử lý nước thải, trạm biến áp điện, sân đường bê tông, tường bao, bể chứa nước ngầm tổng giá trị là 4.626.000.000đ. “Bảo Sơn” chưa trả tiền cho “Bảo Long”.

KHOẢN 6. Cây cối hoa màu, tổng giá trị 2.372.960.000 đ. “Bảo Sơn” chưa trả tiền cho “Bảo Long”.

KHOẢN 7. Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

KHOẢN 8. Bản quyền thương hiệu các sản phẩm thuốc của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

KHOẢN 9. Thương hiệu Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

KHOẢN 10. Thương hiệu Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

Tổng số tiền chuyển nhượng (chưa kể thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đã khoa tư nhân Bảo Long, trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long và bản quyền thương hiệu các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long) bằng: 30,000,000,000 + 5,100,000,000 + 163,991,980,000 + 63,521,194,701 + 4,626,000,000 + 2,372,960,000 + 86,046,626,081 = 355,658,760,782 (Bằng chữ: Ba trăm năm mươi lăm tỷ, sáu trăm năm mươi tám triệu, bảy trăm sáu mươi ngàn, bảy trăm tám mươi hai đồng).

Hiện “Bảo Sơn” mới trả cho “Bảo Long” khoản 3 và khoản 4 là tổng diện tích đất và công trình xây dựng trên đất với tổng số tiền là: 227.513.174.701 VNĐ. Số còn lại (chưa kể giá trị thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long, Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long và Bản quyền thương hiệu các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long vì hai bên chưa thống nhất việc định giá) 355,658,760,782VNĐ – 227.513.174.701 VNĐ = 128,145,586,081 VNĐ (Bằng chữ: Một trăm hai mươi tám tỷ, một trăm bốn mươi lăm triệu, năm trăm tám sáu ngàn, không trăm tám mốt đồng).

Trong hợp đồng có cụm từ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là: 227,513,174,701 đồng. Trong đó gồm:

1. Giá trị toàn bộ diện tích đất : 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng (có phụ lục kèm theo).
2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo).

“Bảo Sơn” vin vào hợp từ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhựợng” để nói lên số tiền: 227,513,174,701 đồng là trả cho tất cả 10 khoản chuyển nhượng nói trên.

Tuy nhiên căn cứ vào những dòng tiếp theo là: “Trong đó gồm:

1. Giá trị toàn bộ diện tích đất : 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng (có phụ lục kèm theo).
2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo).

“Bảo Long” khẳng định rằng: Những dòng chữ trên đã phủ nhận lập luận của “Bảo Sơn” bởi phép cộng của giá trị toàn bộ diện tích đất với giá trị công trình xây dựng trên đất vừa đúng bằng 227,513,174,701 đồng (chính xác tới con số đơn vị là 1 đồng). Đâu còn đồng nào để trả cho tám khoản còn lại?

(Xin vui lòng click vào đây để xem Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 )

Hợp đồng chuyển nhượng trên chưa thực hiện xong (còn 8 khoản trị giá hàng ngàn tỷ đồng chưa thanh toán , hai bên chưa làm thủ tục bàn giao mặt bằng, nhà xưởng. Khi “Bảo Long” bàn giao toàn bộ hồ sơ giấy tờ cho “Bảo Sơn” và dễ dãi mất cảnh giác đã ký khống cho “Bảo Sơn” một số giấy tờ trong đó có văn bản chuyển nhượng vốn cổ phần với nội dung: “Chúng tôi đã nhận đủ số tiền và sau đây không kiện cáo gì”. Xin hỏi “Bảo Sơn” :

- Đến bây giờ đã gần hai năm “Bảo Sơn” đã trả vốn cổ phần cho những thành viên “Bảo Long” theo Khoản 1 của Hợp đồng chưa? (Theo khoản 1 tổng giá trị vốn cổ phần thực tề là: 35 tỷ 100 triệu đồng nhưng như văn bản “Bảo Sơn” nhờ ký khống là: 150 tỷ đồng. Nếu “Bảo Sơn” nói là đã trả thì căn cứ vào bút toán nào? Nếu “Bảo Sơn” nói rằng: Số tiền 227 tỷ đồng là bao gồm cả tiền chuyển nhượng vốn cổ phần thì Ông thử hạ một phép tính (227 tỷ - 150 tỷ = 77 tỷ) Trong khi “Bảo Sơn” đã ký vào văn bản phụ lục xác nhận: Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà “Bảo Sơn” nhận chuyển nhương với tổng giá trị (53.382,7m2 = 163.991.980.000 đồng). Chỉ tính giá trị tổng diện tích đất và vốn cổ phần của những thành viên đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp đã bằng: 163.991.980.000 đ + 150.000.000.000đ = 313. 991.980.000đ. Vậy cớ gì “Bảo Sơn” cho rằng 227 tỷ đồng là đã trả đủ cho tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng?

Sự nhận định chữ nghĩa khác nhau đã phát sinh bất đồng. Nếu được hai bên cùng có thiện chí giải quyết thì sự bất đồng trên chắc không khó giải tỏa.

Hợp đồng chưa thực hiện xong, hai bên chưa ký biên bản bàn giao cơ sở bởi bất đồng quan điểm. Ông Nguyễn Trường Sơn không chịu thương lượng với “Bảo Long” mà biểu hiện tính cách trịnh thượng, áp đặt, sử dụng tiềm lực kinh tế và mối quan hệ “bề thế” để chiếm đoạt những khoản còn lại. Ông ta đã đề nghị nhiều cơ quan can thiệp như: An ninh Kinh tế (PA 81); Đội Quản lý Thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý Thị trường HN; Công an TX Sơn Tây; Cảnh sát Điều tra Công an HN; An ninh Điều tra (PA 92); Phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội và đã được sự “quan tâm, tận tụy” như: ông Phạm Xuân Ánh, ông Đinh Mạnh Hà - An ninh Kinh tế (PA81), ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng đội Quản lý Thị trường số 14 HN, ông Ngô quang Du, ông Phạm Hồng Hải Ninh - An ninh Điều tra (PA92), bà Bùi Thị Phượng – Phó trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội, ông Trần Quang Lịch, ông Khuất Văn Tiến - Công an TX Sơn Tây, ông Tạ Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Thới, ông Nguyễn Văn Tân - Công an xã Cổ Đông.

Ông Nguyễn Trường Sơn không thương lượng mà dùng “đường dây” quan hệ sẵn có với một số công an, công quyền để cưỡng ép “Bảo Long” vì ông ta mang ý đồ xóa sạch hệ thống sản xuất thuốc, khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, đồng thời loại trừ hết CBCNV và học sinh thuộc các đơn vị trong khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long (xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây). Ông ta chỉ cần mua được mặt bằng khuôn viên của Bảo Long để sử dụng vào nghề riêng, việc hứa hẹn hợp tác nâng cấp thì chỉ là một chiêu bài giả tạo!

Ngày 15 tháng 2 năm 2011 Ông Nguyễn Trường Sơn đã đầu tư vào “Bảo Long” 30 tỷ đồng. Sau đó “Bảo Long” tôn vinh ông Nguyễn Trường Sơn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Ngày 28 tháng 02 năm 2011 tân Chủ tịch Nguyễn Trường Sơn ra quyết định về việc giao khoán kinh doanh hoạch toán độc lập: “Giao cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai tổ chức quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và sản xuất kinh doanh Đông dược theo hình thức hạch toán độc lập. Khi có nhu cầu bổ sung vốn thì lập tờ trình Chủ tịch hội đồng quản trị. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai được quyền sử dụng toàn bộ khuôn viên Bảo Long…”

Căn cứ vào các văn bản trên “Bảo Long” hiểu rằng vẫn được duy trì và CBCNV có công ăn việc làm tốt hơn nhờ sự đầu tư nâng cấp của “Bảo Sơn”. Bởi thế mọi việc “Bảo Long” đều tuân thủ và làm theo chỉ đạo của ông Nguyễn Trường Sơn. Thế nhưng cứ sau vài ngày (mỗi khi “Bảo Sơn” lừa được mhững thành viên “Bảo Long” ký vào văn bản để thực hiện xong một việc riêng) thì lại giảm trừ chức năng quyền hạn và quyền lợi của “Bảo Long” và cuối cùng sa thải hết CBCNV “Bảo Long”!

Cụ thể là: Ngày 26 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của “Bảo Long” đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp ký chuyển nhượng vốn cổ phần cho ông Sơn cùng vợ con ông Sơn. Sau khi hoàn thiện thủ tục thì ngày 17 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” đã bổ nhiệm bà Phan Thu Hà (người của Bảo Sơn) giữ chức giám đốc tài chính “Bảo Long” (giảm bớt chức năng quyền hạn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Rồi đến ngày 25 tháng 5 năm 2011 bằng hợp đồng số 03/HĐLĐ/2011 “Bảo Sơn” không coi Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là “người nhà” nữa mà coi là một chuyên gia cao cấp được mời giữ chức vụ Tổng giám đốc “Bảo Long”. Đến ngày 28 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” lại ra thông báo số: 391/2011/TB về việc cơ cấu lại tổ chức, bổ sung ông Nguyễn Tiến Lợi (người của Bảo Sơn) làm giám đốc điều hành, (giảm tiếp chức năng quyền hạn về điều hành của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Ngày 6 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra quyết định: Miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai. Ngày 8 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra văn bản dồn toàn bộ y bác sỹ, dược sỹ, cán bộ công nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng giáo viên, huấn luyện viên và công nhân viên của trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long vào một công ty nhỏ giao cho ông Nguyễn Hữu Khai chịu trách nhiệm quản lý và ký hợp đồng lao động với họ. Ngày 10 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và thay hết những thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ và các con. Ngày 17 tháng 6 năm 2011 ông Sơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thay hết danh sách thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ con. Ngày 2 tháng 8 năm 2011 ông Sơn ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý thuốc của “Bảo Long” trên toàn quốc. Ngày 5 tháng 8 năm 2011 ông Sơn cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động. Vậy là sau gần bốn tháng ông Nguyễn Trường Sơn đã loại gần một ngàn CBCNVcủa “Bảo Long”. Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long chỉ còn ông Sơn cùng vợ và hai con gái.

2. Sự tiếp tay chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân của một số công an, công quyền.

Bà Bùi Thị Phượng - Phó trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội đã tiếp tay cho ông Sơn trong việc chiếm đoạt. Bà Phượng đã ký giấy chứng nhận thay tên đổi chủ là ngang tắt (không tuân thủ quy chế và luật doanh nghiệp). Ông Sơn và bà Phượng đã vội vã đốt cháy giai đoạn đổi tên Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long thành Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Sơn không thông qua ngành Y tế. Ngày 07 tháng 7 năm 2011, sau cuộc họp với Sở Y tế Hà Nội ông Sơn đã phải ký vào văn bản với nội dung hoàn trả pháp danh và con dấu Bệnh viện Đa khoa Bảo Long. Tuy nhiên được sự bao che bênh vực một cách hồ đồ và ngang ngược của một số công quyền, ông ta lại trơ mặt chống đối lại ngành y tế, liều mạng coi thường quy chế và bất chấp dư luận…! Không những không thực hiện việc trả lại pháp danh con dấu bệnh viện Bảo Long mà còn sai ông Trịnh Đình Cần người được ông Sơn thuê đứng tên pháp danh bệnh viện vừa chiếm đoạt được ra văn bản cho bệnh viện ngưng hoạt động…! Khiến cho hàng vạn người mất cơ hội chữa bệnh, hàng trăm thầy thuốc và người lao động lương thiện mất việc làm, máy móc, thiết bị, y cụ hàng tỷ đồng dần trở thành đống sắt vụn…!

Việc thành lập một bệnh viện tư nhân đâu phải là dễ dàng, trong lúc Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng và động viên phát triển. Thế mà những cán bộ công quyền lại nỡ tiếp tay cho ông Sơn và ông Trịnh Đình Cần “bóp chết” một bệnh viện…! Ông Trịnh Đình Cần là ai mà sao cũng to gan, tàn nhẫn vậy? Ông ta nguyên là Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ của Bộ Y tế, vừa nhận quyết định nghỉ hưu “chưa ráo mực” mà sao chóng quên trách nhiệm với đồng nghiệp, với nhân dân như thế! Thật chẳng thể hình dung bụng dạ họ chỉ bằng quả bưởi mà sao lắm rác vậy!

Ngoài ra bà Bùi Thị Phượng còn tiếp tay cho ông Sơn chiếm đoạt pháp danh thương hiệu Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long, nhưng bởi cả nhà ông Sơn không có ai đủ tư cách, điều kịên đứng pháp danh công ty sản xuất thuốc. Để giải tỏa vấn đề này ông Sơn cùng bà Phượng nhẫn tâm, vô cảm xóa bỏ chức năng sản xuất thuốc trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khiến hàng chục sản phẩm thuốc nổi tiếng của Bảo Long bị hủy hoại!

- Khi hai bên chưa phát sinh mâu thuẫn và đã thống nhất những công việc chung thì việc bảo nhau ký vào các văn bản là không khó khăn gì và “Bảo Long” không hề nghĩ đến việc cần phải cảnh giác…! “Bảo Long” thực sự không biết đơn vị làm dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp là ai và không hề trả tiền thuê dịch vụ cho họ. Tuy nhiên Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai có ký vào văn bản thuê dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp, bởi lúc đó Ông Khai là đại diện pháp lý công ty, đồng thời ông Khai cùng ông Nguyễn Hữu Sinh và bà Lê Thúy Hằng đã ký vào bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (văn bản đánh máy còn bỏ trống ngày chuyển nhượng). Trong hợp đồng có câu “…Tôi đã nhận đầy đủ số tiền chuyển nhượng vốn cổ phần và từ nay không kiện cáo gì..!” Ông Nguyễn Trường Sơn hứa sau đó sẽ thanh toán tiền chuyển nhượng vốn cổ phần, nhưng đến nay vẫn bội ước! Sau khi ký các văn bản trên cứ vài hôm lại thấy văn thư của “Bảo Sơn” đưa tờ giấy đánh máy các chức danh công ty và có chữ viết bằng bút chì để chỉ dẫn vị trí cần ký của mỗi người và nói rằng: “Bảo Sơn” nhờ ký để thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Ông Khai hỏi: Đã ký rồi mà, sao phải ký nhiều lần thế! Nhân viên văn thư trả lời: Họ nói là những bản trước chưa đúng thủ tục nên phải làm lại…! Thế rồi khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên “Bảo Long” mới hiểu được lý do “Bảo Sơn” nhờ ký nhiều lần do luật sư giải thích.

Cụ thể là: Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp đầu tiên là “tăng vốn” thì đâu phải nhu cầu của “Bảo Long” (Bởi đã quá khó khăn về tài chính thì mới phải chuyển nhượng. Lấy tiền đâu mà tăng vốn và chuyển nhượng cho người ta rồi thì tăng vốn để làm gì!). Việc nhờ ký làm thủ tục tăng vốn là do nhu cầu của gia đình ông Nguyễn Trường Sơn vì họ cần “phân chia, phân tán” tài sản cho vợ và các con đồng thời để đối phó với vụ kiện đòi chia tài sản của ông Bùi Đức Minh - nguyên là con rể…!

- Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ hai với lý do là:

Theo luật doanh nghiệp: “Các công ty cổ phần” sau 36 tháng hoạt động thì không được thay đổi các thành viên sáng lập (Những người đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp) dù họ bán hết cổ phần rồi vẫn phải để tên mà ghi vốn cổ phần bằng “không”. Những người góp vốn sau 36 tháng hoạt động thì không được ghi tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp mà chỉ được ghi danh sách trong sổ góp cổ đông. Chính vì vậy bà Bùi Thị Phượng đã giúp ông Sơn lách luật bằng cách thay đổi Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Y dược Bảo Long.

- Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ ba với lý do là:

Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, Ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng thành tên ông Nguyễn Trường Sơn cùng vợ và hai cô con gái, đồng thời để cô con gái út là Nguyễn Thị Thu Hà mang danh nghĩa Tổng giám đốc, đại diện pháp lý.

- Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ tư với lý do là:

Trả lại hình thức doanh nghiệp như cũ (từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Y dược Bảo Long thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long) để phù hợp với văn bản thuê đất dự án và các văn bản khác….

Cả một quá trình luồn lách dài dòng và nhũng nhiễu đến chóng mặt mà bà Bùi Thị Phượng - Phó trưởng phòng đăng ký kinh doanh số 3 giúp ông Sơn thực hiện với thời gian chỉ hơn một tháng…!

Việc lách luật trên vẫn chưa đủ điều kiện pháp lý bởi còn thiếu những điều kiện cơ bản là: Biên bản họp với sự nhất trí của đại hội đồng cổ đông (Cổ đông của Công ty CP Tập đoàn y dược Bảo Long hàng trăm người chứ phải chỉ có ba người đứng tên trong đăng ký kinh doanh). Đồng thời chưa có văn bản đánh giá về giá trị cổ phiếu của thời điểm chuyển nhượng… còn nhiều yếu tố khác. Chưa kể đến những yếu tố lừa đảo chiếm đoạt vốn …!

Ông Phạm Hồng Hải Ninh - Điều tra viên của cơ quan An ninh Điều tra (PA92) Công an Hà Nội, bỏ chức năng “Điều tra viên” đóng vai thay thế ông Sơn vặn bẻ Lương y Nguyễn Hữu Khai và to mồm cãi rằng: “…Giấy tờ mang tên ông Sơn cùng vợ con ông Sơn, con dấu ông Sơn đang cầm là pháp danh thuộc về ông Sơn…!”. Cán bộ Công an điều tra mà như thế đấy…!

3. Khám xét, thu giữ tài sản bất hợp pháp của Phòng An ninh Kinh tế (PA81) Công an Hà nội và Đội Quản lý Thị trường số 14. thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội.

16h50’ ngày 12 tháng 9 năm 2011 đoàn kiểm tra liên ngành gồm: An ninh Kinh tế Công an Hà Nội do ông Phạm Xuân Ánh làm “tiên phong”; Đội Quản lý Thị trường số 14 Hà Nội do ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Họ mời theo được cả cán bộ Sở Y tế Hà Nội lên xe cùng lúc tới kiểm tra khám xét tại 4 đơn vị trực thuộc “Bảo Long” (Cơ sở số 433 Bạch Mai; Cơ sở số 54 phố Chùa Láng; Cơ sở tại km 8,5 Đại lộ Thăng Long - Khu Công Nghiệp An Khánh (nơi mà Bảo Long vừa thuê của Công ty Mây tre đan Văn Minh đang trong quá trình chuyển tới) và khuôn viên Bảo Long - Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây). Hàng chục xe ô tô đậu trước các cửa kho. Với lực lượng “hùng hậu”, quân số không thể đếm được, họ đọc lệnh qua loa rồi đổ quân tràn vào các kho và văn phòng của “Bảo Long” lục lọi, khám xét.

Suốt mấy giờ lục soát cả một hệ thống sản xuất kinh doanh đa ngành, đa chức năng cồng kềnh, phức tạp mà chẳng tìm thấy gì gọi là phi pháp…! Tại cơ sở mới của “Bảo Long” ở khu công nghiệp An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội, lúc này chỉ có nhân viên bảo vệ và một nhân viên hành chính nên ngoài hàng hóa “quan trọng” họ còn thu giữ toàn bộ sổ sách, hóa đơn, chứng từ của cả hệ thống quản lý, kế toán, nhân sự chất lên ô tô chở về kho của Đội Quản lý Thị trường số 14 khiến Tập đoàn Y dược Bảo Long không còn hồ sơ chứng từ để hoạt động kể cả việc thanh toán công nợ cũng không có chứng từ đối chiếu! Trước khi kiểm tra và sau khi điều tra không phát hiện “Bảo Long” có hành vi phạm pháp thế mà đến nay An ninh Kinh tế - Công an Hà Nội và Đội Quản lý Thị trường số 14 vẫn không trả hồ sơ tài liệu và hàng hóa thu giữ trái pháp luật cho Bảo Long?

Võ sư, Lương y Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai cùng lúc chịu 3 mũi giáo đâm vào bụng




(Xin vui lòng click vào đây để xem Đại gia Nguyễn Trường Sơn ngang nhiên thuê xã hội đen và thương binh ngăn không cho bố hai đứa trẻ gặp con của mình ở giữa thủ đô Hà Nội )

Hành hạ công dân, vu oan, buộc tội và ra quyết định xử phạt bất hợp pháp của Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội và Phòng An ninh Kinh tế Công an Hà Nội.

Sau hơn 3 tháng liên tục triệu tập cán bộ “Bảo Long” tới phòng An ninh Kinh tế Công an Hà Nội và Đội Quản lý Thị trường số 14 làm việc, ông Phạm Xuân Ánh cùng ông Hoàng Đại Nghĩa và cộng sự đã dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi vẽ ra nhiều tội và “nhắm mắt” trình cấp trên xử phạt với mức nặng nhất còn kèm theo mức xử phạt bổ sung là “tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề. Quyết định ban bố vào ngày 07/11/2011. Họ vội vã mời các cơ quan truyền thông tới để quay phim, chụp ảnh, viết tin. “Đội Nghĩa” cùng bọn đàn em hùng hổ tố tội “Bảo Long” trong sự lập lờ gian lận chữ nghĩa và hình ảnh…! Thông tin thất thiệt được gấp rút đăng và sao chép loạn trên báo điện tử và đưa cả trên chương trình thời sự của Đài truyền hình Trung ương khiến đông đảo công chúng ngỡ ngàng …!

Bị xử oan “Bảo Long” đã làm đơn kiến nghị. Sau hơn một tuần Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phải hủy bỏ quyết định xử phạt nói trên!

Ngày 21 tháng 11 năm 2011, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã ra quyết định số: 00150011/QDSDHBDC về việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định xử phạt hành chính. Đồng thời trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho Công ty Đông Nam Dược Bảo Long.

(click vào đây để xem quyết định sửa đổi đình chỉ xử phạt của Chi cục quản lý thị trường HN). 

Xin được nói rõ hơn về việc cải chính quyết định xử phạt bất hợp pháp của Chi cục quản lý thị trường (Đại diện cho đoàn kiểm tra liên ngành).

Trong hợp đồng hợp tác giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn” có sự thống nhất là: Những đơn vị không trong diện hợp tác nâng cấp thì Bảo Long chuyển ra ngoài khuôn viên để giải phóng mặt bằng xây dựng. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long thuộc diện phải di chuyển. Tuy nhiên không thể chuyển theo ý muốn được bởi phải tuân thủ quy chế của ngành Y tế: Các công ty sản xuất thuốc chữa bệnh cho người khi chuyển cơ sở phải xây dựng, cải tạo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sau đó báo cáo với Cục quản lý dược để được kiểm tra thẩm định. Nếu đủ điều kiện mới được cấp giấy thay đổi địa điểm và mới được sản xuất. Việc này Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long mới vừa ký hợp đồng thuê cơ sở của Công ty Mây tre đan Văn Minh tại Km 8,5 Đại lộ Thăng Long, khu công nghiệp An Khánh và đang trong quá trình cải tạo mặt bằng nhà xưởng. Lúc này hệ thống sản xuất vẫn ở nguyên chỗ cũ (vị trí được Cục quản lý dược thẩm định đủ điều kiện sản xuất). Địa điểm này còn bố trí nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn y dược Bảo Long Trong đó có Trung tâm Y học thể thao Bảo Long. Để tận dụng cơ sở và giảm ảnh hưởng những hoạt động chính của Tập đoàn. Tổng giám đốc đã giao cho Trung tâm Y học thể thao Bảo Long quản lý, sử dụng cơ sở và duy trì hoạt động Y dược, huấn luyện Võ thuật. Như vậy cơ sở vừa thuê của Công ty Văn Minh hiện do Trung tâm y học thể thao Bảo Long chủ quản. Khi đoàn kiểm tra liên ngành tới khám xét thì các văn bản, giấy tờ đều mang pháp danh và đóng dấu Trung tâm y học thể thao Bảo Long. (Như lý do đã nói ở trên. Lúc này Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long không có hoạt động gì ở cơ sở này) tuy nhiên khi Đội quản lý thị trường số 14 và Phòng an ninh kinh tế triệu tập cán bộ tới làm việc thì căn cứ vào đơn vị ký hợp đồng thuê cơ sở. Nên triệu tập Dược sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long làm việc mà không triệu tập Võ sư Mai Xuân Thượng – Giám đốc trung tâm Y học thể thao Bảo Long làm việc. Ngoài ra còn là mục đích và dụng ý riêng của họ…! Khi họ xử phạt Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long, “Bảo Long” đã kiến nghị Chi cục Quản lý thị trường: “Tại sao tại địa điểm kiểm tra khám xét do Trung tâm y học thể thao Bảo Long đứng tên và quản lý hoạt động lại xử phạt Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Các văn bản, chứng từ toàn mang pháp danh và đóng dấu Trung tâm y học thể thao Bảo long. Có chứng từ nào mang pháp danh và đóng dấu Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long đâu? Lúc này ông Vương Trí Dũng - Phó giám đốc Chi cục quản lý thị trường Hà Nội nói: “Chúng tôi ra quyết định hủy bỏ việc xử phạt là được rồi. Hồ sơ thụ lý cả mấy tháng mà giờ yêu cầu sửa lại thì đâu có dễ! Vả lại đây là vấn đề mang tính liên ngành phải thông qua bên An ninh kinh tế nữa…” Lúc này “Bảo Long” cũng thấy việc xử sự không cần lắm đến việc câu nệ và đỡ mất thì giờ nên chấp nhận. Còn Dược sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long khi bị chất vấn vì sao không phản đối sự việc là công ty của mình không hoạt động ở cơ sở mới mà lại cứ tới làm việc theo giấy triệu tập rồi sau buổi làm việc lại mang danh giám đốc Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long để ký?

Dược sĩ Vân Anh trả lời: Tại không ai hỏi em câu đó nên em không nói! (Thực ra với một dược sĩ trẻ chỉ biết sản xuất thuốc thì mấy ông Công an, Công quyền lái thế nào mà chả được!)

Đội quản lý Thị trường số 14 Hà Nội khóa kho lưu giữ chứng từ sổ sách cùng hàng hóa và các loại thuốc bổ vơ được của Bảo Long trong lúc nhộn nhạo tranh tối tranh sáng đồng thời “hạ màn” kết thúc sự vụ.

5. Một số cán bộ Phòng an ninh kinh tế công an Hà Nội và Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội lợi dụng chức quyền vu oan, buộc tội, hành hạ công dân

Ông Phạm Xuân Ánh - Cán bộ phòng An ninh Kinh tế (PA81), người góp mặt từ buổi đầu khám xét vẫn cặm cụi tiếp tục tìm tòi, truy cứu. Trong những ngày cuối năm Tân Mão, ông Ánh cùng cộng sự ráo riết triệu tập cán bộ Bảo Long tới xét hỏi mong lập công trước tết…! Ông Ánh xử sự với CBCNV Bảo Long như những tội phạm. Thường bắt làm việc quá giờ, có hôm tới hơn 15 giờ mới cho nghỉ trưa, có hôm tới 20 giờ mới cho về (tất nhiên là ông Ánh không bị khát, không bị đói và không mệt bởi có người thay thế). Ngày 18 tháng 11 năm 2011, ông Phạm Xuân Ánh mời Lương y Nguyễn Hữu Khai tới phòng An ninh Kinh tế số 6 đường Quang Trung - Hà Đông làm việc rồi tới 14 giờ lại giao cho hai người đưa lên ô tô chở tới phòng Cảnh sát Điều tra số 7 Thuyền Quang - Hà Nội để truy xét về những tin nhắn xúc phạm đến ông Nguyễn Trường Sơn và “nhốt” Lương y Nguyễn Hữu Khai qua đêm…! Sáng hôm sau lại bắt về PA81 làm việc…!

Có một báo điện tử đăng tin: “Phòng an ninh kinh tế - PA81 đã phối hợp với Đoàn 1 Cục An ninh Quân đội để điều tra theo đơn tố cáo của ông Sơn về việc ông Khai thuê xã hội đen nhắn tin đe dọa giết ông Sơn…!”. Câu chuyện nghe rất khôi hài thế mà cũng đã được điều tra kĩ lưỡng. Ngày 17/11/2011 Đông y sĩ Nguyễn Văn Chung – Cán bộ Bệnh viện Đông y Bảo Long bị bắt lên xét hỏi bởi đã dùng điện thoại của mình nhắn tin cho ông Sơn với nội dung là: “Bảo Sơn” ơi hóc thì chỉ đau nhưng nghẹn là có thể tắc thở chết đấy!”. Ds Phùng Thị Ngọc - Thư ký Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long cũng bị bắt lên xét hỏi về việc mua điện thoại và thanh toán cước phí cho Tổng giám đốc và cũng bị “nhốt” qua đêm. (Họ không cho gia đình biết, trong khi Ds Ngọc đang phải nuôi con nhỏ!).

Chiều ngày 18/11/2011, Lương y Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai bị triệu tập xét hỏi về việc đã xui Đông y sĩ Nguyễn Văn Chung nhắn tin xúc phạm ông Nguyễn Trường Sơn. Họ dùng mọi cách ép cung sau đó lại cho Y sĩ Chung gặp Lương y Khai “đối chất”. Vừa nhìn thấy thầy Khai - Y sĩ Chung bật khóc rồi uất ức nói:
" Người nách thước, kẻ tay dao. Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" 
“Thầy ơi! Tối hôm qua mấy anh này không cho con ngủ. Bắt con viết thư xin lỗi ông Sơn và nói bậy về Thầy…!”

Tám tháng sau (ngày 14 tháng 7 năm 2012) lại có báo điện tử nhắc lại việc bố con ông Nguyễn Trường Sơn bị nhắn tin dọa giết nếu không từ bỏ thói ăn cướp của người khác! Và trích những lời chửi bới xấu xa bẩn thỉu …!

Xem qua bài viết trên báo điện tử thì có vẻ “trinh thám lắm, hình sự lắm” nhưng nếu đọc kỹ và là người biết một chút về công nghệ truyền thông thì đó vẫn chỉ là chuyện “khôi hài”. Bởi khi có đủ thủ tục thì ai cũng có thể đặt làm một simcard với số theo ý mình, mà trên đời những thứ gắn với thủ tục bắt buộc thì đều có giá để mua! Với tinh thần tận tụy vì ông Sơn như người ta đã làm thì có thể thời gian tới sẽ có tin đăng giật gân hơn và cụ thể hơn để ghép tội thầy trò ông Nguyễn Hữu Khai! Bởi những việc này không khó lắm, nó còn dễ hơn chuyện bọn tham quan vô lại cài đồ Quốc cấm vào nhà người ta rồi hô hoán khám xét và lập biên bản! Vấn đề nối tiếp chuyện trên lâu hay chóng và làm hay không là lệ thuộc ở kinh phí để thực hiện…!

Trong lúc làm việc, ông Phạm Xuân Ánh nói với ông Đinh Mạnh Hà - Cán bộ an ninh kinh tế:

“Việc này bố cháu giao cho chú. Chú toàn quyền xử lý, cháu có trách nhiệm phụ giúp!” (Ông Ánh đã mượn uy của Thiếu tướng Đỗ Nghị - Phó Giám đốc Công an Hà Nội, là bố vợ của ông Đinh Mạnh Hà để ra oai và dọa nạt). Gần 6 tháng trời với những thủ đoạn tàn nhẫn hành hạ cán bộ “Bảo Long”, ông Phạm Xuân Ánh không tìm được tội lỗi gì của “Bảo Long” và không dựng được bằng chứng về việc trốn thuế để truy tố nên buộc phải chuyển hồ sơ cho Thanh tra Cục Thuế Hà Nội.

Ngày 20/12/2011, Cục thuế Hà Nội đã ra Quyết định số 31633/QĐ-CT-TTr4 về việc thanh tra thuế “Bảo Long”. Sau 3 tháng thanh tra, Đoàn Thanh tra Thuế đã lập biên bản kết luận:

“Kiến nghị lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội ra Quyết định xử phạt vi phạm thủ tục thuế đối với Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long số tiền là 4 triệu đồng”. Đây là một lỗi nhỏ mà các doanh nghiệp thường mắc phải.

Không còn cách nào khép tội, ông Phạm Xuân Ánh cùng ông Đinh Mạnh Hà - con rể Thiếu tướng Đỗ Nghị đã mời nhiều cổ đông của “Bảo Long ” tới cơ quan và đến tận nhà riêng của họ kích động đòi rút vốn. Nếu “Bảo Long” chưa trả được thì khép tội “chiếm đoạt tài sản công dân” và truy tố hình sự! Hành vi bỉ ổi này đã bị nhiều cổ đông phản đối như bà Lê Kim Sơn, ông Đỗ Anh Huy, bà Đỗ Khánh Hải, Trần Thị Quy…!

Thời gian điều tra quá lâu! Thiếu tướng Đỗ Nghị (người mà ông Ánh nói là giao quyền cho) dõi theo đệ tử cùng con rể nhưng chờ mãi chẳng được! Rồi đã nghỉ hưu! Ông Phạm Xuân Ánh cùng đứa cháu được ưu tiên cho theo “vụ lớn” để trả nghĩa cho thủ trưởng đã phải thoái vị…!

Phạm Xuân Ánh cán bộ Phòng An ninh Kinh tế được giao nhiệm vụ làm “Nhạc trưởng”cố gắng buộc tội thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai để bắt giam trước tết nguyên đán nhưng không thành. Một nhân vật khá nổi tiếng hiện là Tổng biên tập một tờ báo mà thân hữu của tôi vẫn chỉ trích là: “Thằng vô ân bội nghĩa” Tôi thì không nghĩ như vậy bởi: “Ban ơn mà nghĩ đến việc được đền đáp thì không còn là ân huệ!”. Vả lại đầu tháng chạp năm Tân Mão anh ta cung cấp cho tôi một tin quan trọng và khuyên tôi nên sang chi nhánh của Bảo Long ở Trung Quốc và ăn tết Nguyên đán ở đó. Vì Ông Sơn “treo giải thưởng tiền tỷ” nếu Công an HN bắt tôi bỏ tù trước tết Nguyên Đán! Thảo nào Phòng An ninh Kinh tế và cơ quan Cảnh sát Điều tra HN ráo diết với sự vụ đến thế. Với tôi có ngày hơn chục cán bộ an ninh, cảnh sát thay nhau hỏi!

Ngày 23 tháng chạp (Tết ông Táo). Bố tôi đã mất, tôi là trưởng ngành đại gia tộc, mẹ tôi năm nay đã hơn 90 tuổi. Từ đầu tháng mẹ luôn nhắc: “Con đi đâu thì phải nhớ ngày 23 về tảo mộ, cúng lễ tổ tiên và tiễn Đức Táo Công lên trời nhé! “. Tôi không sao quên được. Đầu giờ làm việc tôi đã xin ông Phạm Xuân Ánh cho tôi được nghỉ sớm vì lý do trên. Ông ta không trả lời…! Trưa hôm đó sợ tôi bỏ về, ông Ánh cho người áp tải tôi sang quán bên đường ăn phở rồi lại về phòng làm việc chờ! Gần bốn giờ chiều mới cho tôi về. Ở nhà quê mẹ tôi bỏ cơm không ăn ngồi chờ con khóc khô nước mắt…! Những thông tin không thể bảo vệ được khi họ cãi. Tôi không coi là lời tố cáo, tuy nhiên muốn trình bày để logic kết nối với những vấn đề khác. Ngày khai trương Đồn công an Đồng Mô (đặt giữa trung tâm Khuôn viên Bảo Long). Tôi cũng nhận được thông tin kiểu tương tự: “Một tên thuộc loại sừng sỏ làm bảo vệ của Ông Sơn, khi hắn ức hiếp nhân viên Bảo Long. Tôi đã có mặt kịp thời lúc đó vào cuối giờ Tuất. Do quá bực tức không kìm chế được tôi đã điểm huyệt làm nó bất động rồi lại bồi thêm một trọng huyệt. Thằng này “biết nghề” sau vài ngày cảm giác bế tắc kinh lạc phát rét…Hắn đã đến lễ sống tôi xin tha mạng và đổi bằng một câu chuyện làm quà: “Thầy hãy lánh đi! Lát nữa sẽ có Công an HN và công an xã Cổ Đông tới ép thầy “Điệu hổ ly sơn” vì sáng mai ông Sơn cùng đại diện Công an HN lên đây dự lễ khai trương đồn công an Đồng Mô”! Quả nhiên như vậy…! Và tôi đã bị vắng mặt…!

Cơ quan An ninh Điều tra (PA92) đã thay thế An ninh Kinh tế (PA81) tiếp tục sự vụ theo đơn đề nghị của ông Nguyễn Trường Sơn để hành hạ “Bảo Long”!

PA92 lại tiếp tục triệu tập Lương y Nguyễn Hữu Khai để xét hỏi. Những buổi triệu tập nếu cán bộ Bảo Long bị mệt, bị ốm không tới được cơ quan An ninh điều tra thì Điều tra viên tới ngay cơ sở của “Bảo Long”. Ngày 13 tháng 6 năm 2012 ông Ngô Quang Du cùng ông Phạm Hồng Hải Ninh thuộc cơ quan An ninh Điều tra PA92 lại nhiệt tình tới Tập đoàn Y dược Bảo Long. Hai vị này chẳng thua gì các vị An ninh Kinh tế. Ông Phạm Hồng Hải Ninh tuy tuổi đời non nớt kém chín chắn nhưng được bù bằng sự sôi nổi và rất hăng hái…! Ông Ngô Quang Du lại hỏi Lương y Nguyễn Hữu Khai những câu hỏi mà trước đó đã hỏi, đã ghi lời khai và đã ký. Ông Khai đề nghị ông Du nên nhớ lại, không nên làm mất nhiều thì giờ và gây áp lực tổn thương tâm lý, sức khỏe và tinh thần của CBCNV Bảo Long. Thực tế những câu hỏi này nhiều cán bộ Công an Hà Nội đã hỏi và chính ông Du cũng đã hỏi và ghi lời khai tới hai ba lần! Ông Du giải thích: “Mỗi lần hỏi và ghi biên bản là với mục đích khác nhau, hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, tài sản, pháp danh thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn về mặt dân sự thì là vô hiệu, nhưng khi đưa ra hình sự thì nó không phải thế…!” Mưu đồ của ông Ngô Quang Du về việc tiếp tục “Bới lông tìm vết, cài đặt và gò ép” để hình sự hóa sự việc đã lộ tẩy ngay từ đầu giờ làm việc. Suốt buổi sáng ông Ngô Quang Du hỏi và ghi lời khai tới 12 giờ trưa mới nghỉ. Bản ghi lời khai buổi sáng được ông Du cất đi (không đưa cho ông Khai ký). 14 giờ, ông Ngô Quang Du lại tiếp tục hỏi Lương y Nguyễn Hữu Khai và ghi lời khai. Lúc này cách ghi của ông Du khác với mọi lần (tay ông ta ghi, mồm ông ta đọc theo. Qua mỗi câu lại hỏi: Có đúng không?) Mục đích để ông Khai tin vào nội dung ông Du đã ghi và cẩu thả khi xem lại bản ghi lời khai. Tới 16h30 mới ngưng và đưa tập văn bản cho ông Khai ký. Trong thời gian Lương y Nguyễn Hữu Khai làm việc với ông Ngô Quang Du, anh chị em cán bộ Tập đoàn Y dược Bảo Long luôn lo lắng, bởi mấy ngày gần đây sức khỏe và tinh thần của Lương y Nguyễn Hữu Khai không được tốt do áp lực quá tải về gia đình và đang phải nghỉ làm việc để phục sức dưới sự chăm sóc của đồng nghiệp. Khi biết ông Ngô Quang Du đã kết thúc việc xét hỏi và giao cho Lương y Nguyễn Hữu Khai đọc lại văn bản thì anh chị em cán bộ “Bảo Long” vào phòng và họ đã nhận ra những trang văn bản mà họ gọi là với nội dung: “Bán sống ông Khai…!” Nếu vô ý để ông Khai ký thì thôi rồi …! Ông Du đã hoàn tất một việc mà cả hàng năm nay nhiều công quyền vất vả, mang tai, mang tiếng nhưng không làm được! Nội dung đoạn văn bản mà ông Ngô Quang Du vẽ thêm kèm trong tập văn bản ghi trong ngày làm việc là:

- Hỏi: Nghĩa vụ của Tập đoàn Bảo Sơn theo nội dung Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 là gì?

- Đáp: Theo nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 Tập đoàn Bảo Sơn có nghĩa vụ phải thanh toán cho chúng tôi số tiền 227,5 tỷ đồng

- Hỏi: Tập đoàn Bảo Sơn đã thực hiện việc thanh toán 227,5 tỷ đồng cho bên bán chưa?

- Đáp: Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán cho chúng tôi đủ số tiền 227,5 tỷ đồng bằng tiền mặt vào ngày 15/4/2011.

- Hỏi: Ngoài việc phải thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng Tập đoàn Bảo Sơn còn có nghĩa vụ gì nữa theo nội dung của Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011?

- Đáp: Nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng cho việc nhận tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng đối với Tập đoàn Bảo Sơn.

(Click vào đây để xem các Videoclip Đại gia Bảo Sơn đã thuê con trai phó đồn công an lộng hành cài đặt đổ tội cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai )

Và đây nữa.....

(Click vào đây để xem các Videoclip Đại gia Bảo Sơn dùng thương binh và xã hội đen bảo kê cho những việc làm trái đạo đức)

Thực sự dẫu có rối trí ông Nguyễn Hữu Khai cũng không bao giờ trả lời như vậy. Nghĩa vụ của Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn chỉ riêng về tài chính còn phải thanh toán cho Tập đoàn Y dược Bảo Long giá trị của 8 khoản với số tiền hàng ngàn tỷ đồng. 227,5 tỷ đồng mới chỉ là giá trị tổng diện tích đất và giá trị nhà xưởng xây dựng trên đất, ngoài ra còn nghĩa vụ với người lao động cùng những hợp đồng đã ký trước đây với đối tác và các vấn đề nhân sinh, xã hội… được ghi hàng trang tại điều 5 của hợp đồng (mục quyền hạn, trách nhiệm của bên B). Cả một hợp đồng lớn sao lại “…Chỉ có một nghĩa vụ duy nhất…”? Ông Du quá vụng về và lộ liễu. Nếu ông Khai sơ ý ký bản ghi lời khai có nội dung trên thì “Bảo Long” không chỉ bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng mà ông Khai sẽ còn bị kết tội hình sự…! Như vậy có khách quan không? Có tàn nhẫn không? Lương tâm có bị rày vò không…? Cuối buổi làm việc ông Ngô Quang Du đã phải đồng ý việc “Bảo Long” phủ nhận nội dung biên bản ghi lời khai bởi việc làm mờ ám và phi đạo đức…! Cùng buổi làm việc tại Bảo Long, ông Phạm Hồng Hải Ninh triệu tập và xét hỏi cán bộ chủ chốt của Bảo Long, với giọng điệu lộ liễu, công khai bênh vực “Bảo Sơn” và hàm ý luôn gò trách nhiệm của mọi việc vào ông Nguyễn Hữu Khai, mục đích của màn này Bảo Long chẳng lạ gì … !

Nếu lợi dụng lúc ông Khai đang quá mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Điều tra viên Ngô Quang Du lại nhờ được quỷ che ma ám để lấy được chữ ký vào văn bản gian trá như trên thì sự thể sẽ đi đến đâu… ?

- Một điều khẳng định rằng: Ông Sơn vẫn chưa thể chiếm được khuôn viên Bảo Long bởi: Ai dám đứng ra ép buộc hoặc “dàn xếp” việc ông Khai giao đất cho ông Sơn? Khuôn viên Bảo Long với diện tích chủ yếu là đất dự án do ông Khai đại diện Công ty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long thuê của nhà nước để thực hiện việc xây dựng xưởng sản xuất thuốc và Bệnh viện. Nay ai dám cấp giấy cho phép ông Sơn mua? Trong đó lại còn có hàng chục mẫu đất trước đây Bảo Long chuyển nhượng của dân để trồng dược liệu, là dạng đất nông nghiệp mà bây giờ nhà nước cấm mua bán, chuyển nhượng. Mặt khác giấy chứng nhận doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà bố con ông Sơn chộp dật, luồn lách để đổi thành tên ông Sơn cùng vợ con đâu đã hợp pháp, bởi thế mới đang tranh chấp. Dẫu luồn lách cách gì thì cũng phải có chủ cũ đứng ra làm lại thủ tục. Nhưng bây giờ việc đó ai làm? Mang pháp danh gì? Nếu như bố con ông Sơn không làm thủ tục trả lại pháp danh công ty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long cho chủ cũ…! Rồi còn bao thủ tục bắt buộc khác mà không thể đốt cháy giai đoạn bằng tiền…! Việc mua bán chuyển nhượng tương tự như “Bảo Long” với “Bảo Sơn” người ta vẫn làm được trong sự thỏa thuận, từng bước tháo gỡ, giải tỏa để đi đến hợp pháp. Chứ không ai lạm dụng công quyền để lừa lọc, cưỡng bức đối tác mà thành. Bài học cũ kĩ này lại rất mới đối với kẻ bảo thủ cậy thế hại người.

“Bảo Sơn” đang bối rối trước “nguy cơ” buộc phải sòng phẳng thanh toán hàng ngàn tỷ đồng! Nghe đồn họ ngả giá việc cứu nguy này khá cao…! Ông Nguyễn Hữu Khai trở nên quan trọng và đắt giá, có thể chẳng thua gì những nhân vật mà nước Mỹ đã niêm yết…!

Thật bất ngờ ngày 15/06/2013 An ninh kinh tế PA 92 Hà Nội đã vào tận Thành phố Hồ Chí Minh để bắt Ông Nguyễn Hữu Khai

(Click vào đây để xem các Videoclip PA 92 bắt Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai)

Xung quanh vụ bắt này còn có rất nhiều uẩn khúc mà các cơ quan báo chí có uy tín trong nước đã đưa tin

I.Khám xét trụ sở Tập đoàn Bảo Long: Liệu có hình sự hoá vụ việc dân sự? (18/06/2013)

II.Con trai chủ tịch TĐ Bảo Long nói về giây phút chứng kiến bố mình bị bắt

III.Hợp đồng chuyển nhượng Bảo Long - Bảo Sơn quá sơ sài

IV.Ngày kinh hoàng của cha con Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long

V.Gian nan Đường đời Nguyễn Hữu Khai - Bản hợp đồng mập mờ và những hệ lụy

VI.Bắt Chủ tịch Đông Nam Dược Bảo Long : Kinh tế hay hình sự?

Hết phần 1

No comments: