Friday, June 7, 2013

Hoàng Hữu Phước luôn xả mùi 'xú uế' nhưng bà Nương vẫn coi là không có gì!

Vualambao - Ông Nghị tâm thần Hoàng Hữu Phước lại một lần nữa khiến dư luận vô cùng bức xúc... Không rõ ông ta đại diện cho ai và ai là kẻ đã 'mớm' cho ông ta để không những luôn luôn 'thở' ra mùi 'xú uế' mà còn nhục mạ cả Nghị khác nhưng vẫn nghiễm nhiên ngồi yên vị mà chẳng thấy bà Nguyễn Thị Nương đuổi ông ta ra?

Hãy xem phát biểu của Hoàng Hữu Phước:

Ông Hoàng Hữu Phước

Kính thưa Quốc hội,

Tôi đồng tình với nội dung của nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014. Đồng thời, tôi ủng hộ toàn bộ nội dung về chính quyền đô thị mà đại biểu Trương Thị Ánh vừa mới phát biểu.

Tôi cũng xin nhân cơ hội này để tập trung nói về nội dung của Luật biểu tình. Ngay từ kỳ họp thứ 2, một số đại biểu đã nói về Luật biểu tình và trong đợt sinh hoạt chính trị này về góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp một số đại biểu đã nhắc lại về nội dung luật biểu tình. Trong một đất nước dân chủ, tự do, hiện đại, cần có những đạo luật để điều chỉnh những sinh hoạt dân chủ tự do của người dân. Do đó Luật biểu tình là không thể không có.

Tuy nhiên, tôi rất đồng tình với giải trình của Thường vụ Quốc hội khi nói rằng các dự án trong đó có Luật biểu tình đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XIII, cho nên theo thứ tự ưu tiên không có lý do gì để có sự nôn nóng, để đưa ra những yêu cầu nói về Luật biểu tình.

Khi chúng ta xây dựng Luật biểu tình đòi hỏi rất nhiều những công phu. Bởi vì biểu tình của tiếng Việt nó không có dính dáng, không có giống như từ của nước ngoài. Nói một cách khác, nếu như tham chiếu luật pháp của các nước, chẳng hạn như nước Úc, thì người ta có một luật gọi là luật thuộc về tụ tập bất hợp pháp đã có từ năm 1958, được sử dụng như là một công cụ để chính phủ có thể ngăn chặn những hành động có liên quan tới chính trị gây ra bất ổn. Trong một số tội có liên quan đến “biểu tình” nêu 9 tội, trong đó có 4 nội dung như: xâm phạm vào vùng cấm, có hành vi không thích hợp, gây hấn. Thí dụ như bạo loạn hay phá hoại tài sản v.v… Những điều còn lại cho vào nội dung thứ 10. Trong đó có trộm, cắp, tấn công kể cả về biểu tình xâm hại đến các sinh thực vật của các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn rừng. Nếu chúng ta nói xây dựng luật dựa trên cơ sở thực tế và dựa trên những cơ sở hiện đại. Tôi thấy nước Nga năm 2012 khi tổng thống Vladimir Putin ban hành một luật, mỉa mai là “luật chống biểu tình”, tháng 10-2012 đến phiên tổng thống Barack Obama ký ban hành luật HR347 mà giới báo chí cũng nói đây là “luật chống biểu tình”. Như vậy sự cẩn trọng đã được đặt ra ở những cường quốc có từ năm 1958 đến nay. Sự cẩn trọng như vậy chúng ta cũng có thể rút kinh nghiệm. Đồng thời khi nói về thời hiện đại và nếu nói về ý nghĩa của chữ “biểu tình” trong từ điển Việt Nam trong môi trường Việt Nam, cho văn hóa Việt Nam thì thời hiện đại của chúng ta còn có nghĩa là người dân đã có những góp ý qua email, qua thư tín và qua buổi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội với các chức sắc cao cấp của địa phương v.v… từ trung ương đến địa phương.

Như vậy tất cả những cái chúng ta lồng trong ý nghĩa của biểu tình chỉ còn thiếu còn một chi tiết đó là tụ tập đông người, căng biểu ngữ, ngoài ra tất cả đều đã được thể hiện một cách văn minh, hiện đại. Khi chúng ta nói rằng đây là điều cấp bách phải nghĩ tới, phải đưa vào chương trình luật sớm thay vì đợi năm 2015, 2016, phải chăng chúng ta muốn nói lên một điều những buổi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc nhân dân, lắng nghe ý kiến của người dân chúng ta đã không thực hiện một cách hiệu quả, đó là lý do tôi ủng hộ nội dung của nghị quyết. Ngoài ra, do có những dư luận, ý kiến cho rằng Luật biểu tình rất cần thiết. Tôi xin nêu một số vấn đề để mọi người quan tâm, đó là khi chúng ta ra Luật biểu tình nhất thiết phải sửa một số điều của Luật hình sự. Khi chúng ta ra Luật biểu tình phải đặt câu hỏi là đã hỏi ý kiến các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm y tế chưa. Chỉ khi nào làm việc với tất cả các cơ quan này và đưa những nội dung này vào nội dung của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế thì chúng ta mới yên tâm để có Luật biểu tình.

Thứ hai, sự gấp gáp đề nghị như vậy chúng ta đã tước đi quyền của người dân, vì người dân cần thời gian tham khảo, tham chiếu, nghiêm cứu, tìm hiểu thấu đáo, trao đổi, tranh luận về nội dung sự cần thiết của Luật biểu tình. Đó là chưa kể Luật biểu tình nếu muốn chúng ta có thể phải thông qua trưng cầu ý dân v.v… Hãy nghĩ tới một điều là chúng ta đã may mắn hơn nước Mỹ ở chỗ nước Mỹ đã cho tự do súng đạn trong Hiến pháp.

Điều quan trọng nhất tôi muốn nói đến là Việt Nam đã và đang tồn tại trên cơ sở của Hiến pháp năm 1992, trong đó Điều 3 có nội dung về thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, tức là sự thái bình, thịnh trị mà tất cả các vị minh quân của tất cả các vương triều từ xưa ước mong xây dựng được cho nước Nam này. Vấn đề ở đây là trong nhiều chục năm qua các khóa Quốc hội có thực hiện được mục tiêu ấy vì tổ quốc, vì dân tộc, vì nhân dân chưa, nếu không thực hiện được đó là trọng tội.
Xin cảm ơn Quốc hội.

Hoàng Hữu Phước, Đại biểu Quốc hội, Đoàn Tp Hồ Chí Minh
(Nguồn: Blog Hoàng Hữu Phước)

1 comment:

Unknown said...

không biết thằng cha này trình độ văn hóa thế nào mà lối hành văn và lập luận kiểu trên thì mặc comple dưới thì mặc quần xà lỏn .