Tuesday, December 25, 2012

Hai siêu cường tranh bá

Vualambao



Hai siêu cường tranh bá

Dù muốn hay không thì Mỹ vẫn công nhận Trung Quốc nay đã trở thành siêu cường với sự manh nhà từ cuối thế kỷ 20, rõ nhất là bước sang thế kỷ 21. Tổng thống Obama cũng thừa nhận như vậy. Trong hơn một thập niên qua, Mỹ rất chú ý đến những cuộc đối thoại với Trung Quốc, về một lĩnh vực, hay một nội dung chiến lược nào đó trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Sự đối đầu trong quan hệ Mỹ-Trung nay khác xa với sự đối đầu Mỹ-Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Từ những năm 1940 của thế kỷ 20, sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân Pháp bị thất sủng tại chiến trường Đông Dương, Hoa Kỳ đã nỗ lực lớn với chính sách rõ ràng hơn cho sự hiện diện làm chủ khu vực châu Á-Thái bình Dương. Đế quốc Mỹ chớp nhanh “thời cơ” đã đến, không bỏ qua nguồn lợi ích sống còn trong việc duy trì sự kiểm soát khu vực, mong tạo được ổn định, tự do hàng hải và quyền hoạt động thương mại hợp pháp trong khu vực Đông Nam Á. Muốn vậy, không đâu hơn là phải đứng chân được tại Đông Dương, mà Việt Nam là tâm điểm. Trong hàng thế kỷ qua, Mỹ tham gia hoạt động trong khu vực cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á, bao gồm cả sự hiện diện từ chiến thắng của phe “đồng minh” trong thế chiến thứ 2 với nhiều căn cứ quân sự và lực lượng chiến đấu tại Nhật Bản, cùng với những bước chuyển tiếp triển khai các lực lượng Mỹ trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến tranh Triều tiên, vừa chủ động tấn công, vừa làm hậu thuẫn, trở thành một nhân tố trung tâm của liên minh Nhật-Mỹ-Hàn trong việc giữ gìn hòa bình và bảo vệ những lợi ích của khối này.


Sau khi “lừa miếng” bằng mọi cách, Mỹ đã thắng trong chiến lược đối đầu với Liên Xô, làm sụp đổ Liên Xô và các nước Đông Âu cách đây hơn 20 năm. Từ đó, hệ thống “phe XHCN” coi như không còn gì phải lo ngại với Mỹ. Trung Quốc từ sau thế chiến thứ 2 hơn nửa thế kỷ đã quan hệ khá chặt chẽ, những cái băt stay, thỏa thuận ngầm và cả những cuộc viếng thăm công khai. Nay Mỹ thấy vai trò Trung Quốc không thể nằm ngaoì chiến lược ngoại gai.Và Mỹ coi Trung Quốc với Mỹ là hai siêu cường hiện nay. Ông Putin đã bước sang thập niên thứ hai cầm quyền, nhưng vẫn không thể “tự nắm tóc mình” vượt qua vũng lội. Vì thế, trước sự hình thành một thế giới lưỡng cực, Mỹ không thể mặc kệ Trung Quốc. Mối quan hệ hai nước từ những năm cuối thế chiến thứ hai nay càng chặt chẽ hơn, dưới phương thức mới, trong bối cảnh mới toàn cầu. Mỹ vẫn nuôi hy vọng các cuộc đối thoại ấy sẽ hóa giải các tranh chấp giữa hai quốc gia có hai nền kinh tế và hai nền quốc phòng lớn nhất thế giới.

Dù Mỹ đã nhiều nỗ lực theo phương thức bắt tay cùng có lợi, lấy cái gọi là “mềm hóa, tránh căng thẳng, tránh đối đầu”, hoặc kiên trì kế sách kêu gọi thiện chí hòa bình để làm nền nhằm hóa giải các vấn đề đang đặt ra liên quan đến quan hệ hai nước siêu cường. Có lẽ coi đó là “thượng sách” với Trung Quốc, ông Obama tưởng như kìm bớt được sự hung hăng, lấn lướt trong quyết tâm tranh chấp của Trung Quốc, nên ở năm cuối của nhiệm kỳ thứ nhất, ông đã chọn một chính sách khác hẳn: Trở lại châu Á để kiềm chế Trung Quốc, chủ yếu về phương diện chính trị và quân sự. Nhưng, sau Đại hội 18, với sự bộ lộ cứng rắn hơn và gia tăng các âm mưu, thủ đoạn độc chiếm Biển Đông, những động thái vì mục đích nếu trên của ông Obama coi như hết hy vọng.
Trong cuộc tranh chấp Mỹ-Trung ở khu vực đông Nam Á hiện nay, nếu như Mỹ và Trung Quốc tránh bớt sự đối đầu (hiện ít xảy ra khả năng này, vì ráng buộc quyèn lợi của cả hai nước, vì bối cảnh toàn cầu hóa), Mỹ-Trung đang cố gắng thu xếp các tranh chấp một cách hòa bình. Trong xu thế đó, Việt Nam có nguy cơ trở thành một món hàng để hai bên trả giá và đổi chác với nhau. Lại cũng giống thời Chiến tranh lạnh.
Theo học giả Nguyễn Hưng Quốc, chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc: Ngày xưa, người ta hay nói Việt Nam may mắn có một vị trí thật tuyệt vời để có thể đón nhận được nhiều luồng văn minh trên thế giới. Nay, mới thấy nhận định và niềm tự hào ấy hoàn toàn sai. Từ góc độ địa-chính trị, Việt Nam là một túi thuốc nổ. Với một viễn ảnh rất đáng lo.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Nhưng nước chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất có lẽ là Việt Nam. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Việt Nam rất dễ có nguy cơ trở thành một tiền đồn. Như thời Chiến tranh lạnh. Mảnh đất có hình chữ S, như một người đàn bà gầy guộc oằn người dưới hai gánh nặng ở hai đầu, sẽ có nguy cơ lại đẫm đầy máu và nước mắt. Như thời Chiến tranh lạnh.

Ông Quốc cũng cho rằng: Trước mắt, Mỹ tiến hành biện pháp kiềm chế Trung Quốc trong hai lãnh vực chính trị và quân sự bằng hai biện pháp chính:
Thứ nhất, họ thay đổi cấu trúc quân sự ở tầm vĩ mô: Trước, các chiến hạm của Mỹ được phân bố đồng đều 50/50 trên hai vùng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nay, họ chuẩn bị để đến năm 2020, tỉ lệ ấy sẽ là 60/40, nghiêng về phía Thái Bình Dương.

Thứ hai, Mỹ cũng ráo riết củng cố và phát triển quan hệ quân sự với các đồng minh cũ cũng như tìm kiếm các đồng minh mới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kể cả các đảo quốc nhỏ nhoi và xa xôi như Solomon Islands. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ vẫn là các quốc gia gần với Trung Quốc nhất như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Singapore, Myanmar và Việt Nam.
Cả hai biện pháp này vừa mới manh nha, không thể biết được là chúng thành công hay thất bại. Tương lai của vùng châu Á - Thái Bình Dương và từ đó, của cả thế giới, tùy thuộc vào Trung Quốc và tình hình chính trị trong khu vực.
Ở khu vực, các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác, từ Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam cũng có thể làm thay đổi bàn cờ chính trị của Trung Quốc và Mỹ. Đó là chưa kể đến việc Mỹ có vượt qua khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay hay không.

Đối với TQ, từ lâu sự can thiệp của Mỹ ở châu Á đã là cái gai khó chịu mà TQ muốn nhổ cho nhanh. Thì nay những ý định và nỗ lực cạnh tranh với Mỹ vẫn đang là mục tiêu không thể xa rời. Nhưng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, phúc tạp trong khu vực và toàn cầu, TQ vẫn coi việc tìm kiếm hợp tác qua lại là thượng sách, tránh được xung đột là trung sách, chiến tranh và phá hoại là hạ sách. Đối với Mỹ, hiện nay việc kiềm chế Trung Quốc vẫn nằm trong những toan tính và kế hoạch của chiến lược toàn cầu. Sự trỗi dậy của TQ đang là thách thức cho nước Mỹ.

Trong các kế hoạch kinh tế đối ngoại và tạo thế chủ động về nhiều mặt, dù đang cơn suy thoái kinh tế, khó khăn tài chính, nhưng Mỹ đang ra sức tăng cường các nỗ lực để tiếp tục can dự, hợp tác và bênh vực các nước ASEAN, nhất là các nước có chung biển Đông với Trung Quốc, nhằm chứng tỏ rõ “trách nhiệm” và thể hiện sự hậu thuẫn cho các nước trong khu vực này phát triển. Mỹ khẳng định rằng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng duy trì sự hiện diện để còn nhằm mục đích phát triển các nguồn lực kinh tế do nhu cầu đặt ra khi tranh chấp thị trường toàn cầu ngày càng gay gắt, cũng là kiềm chế sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Cho nên, Mỹ càng tỏ rõ quyết tâm trong việc khẳng định vai trò duy trì hòa bình và ổn định tại chấu Á-Thái Bình Dương. Cũng do vậy, Trung Quốc vẫn coi Mỹ là “đối thủ” đáng gờm, rào cản con đường tiến về phương Nam trong khu vực này, có chính sạch vừa hoạnh họe, bắt nạt các nước láng giềng, vừa tỏ ra mềm dẻo và linh hoạt đối với quan hệ thương mại và quân sự tránh đụng chạm hay "đối đầu" với siêu cường quốc Hoa Kỳ phản ánh qua các cuộc hội đàm chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh, các cuộc thăm của Trung Quốc đến nước Mỹ với nhièu động thái mới trongnăm 2012. 
 Bùi Văn Bồng


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: