Wednesday, December 19, 2012

CÁI GIÁ CỦA TRẦN XUÂN GIÁ

Vualambao


* MINH DIỆN
Một mái tóc trắng phau, một dáng đi ưỡn ngực về phía trước đầy tự tin và gọng nói rổn rảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đấu tư Trần Xuân Gía luôn toát lên vẻ sung mãn về trí tuệ và sức lực, đồng thời cũng toát lên sự đam mê quyền lực đến khôn cùng.Trần Xuân Giá sinh năm Kỷ Mão (1939). Có lẽ nhờ “kỷ vi nhàn” nên ông gặp quá nhiều may mắn.

Khi bao nhiêu người đồng lứa với ông ngã xuống trên các chiến trường, ngay tại quê hương ông, thì ông xênh xang ngồi giữa những giảng đường đại học ở Moskva, Plekhnov, Liên bang Xô Viết cũ.
Trở về nước, ông làm thầy, làm quan ngay tắp lự, không phải trải qua một ngày thử thách. Năm 2002, sau hơn hai chục năm làm quan, ông rời cái ghế Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư, dù đã ở tuổi 63, lại được bổ nhiệm làm Trưởng ban Nghiên cứu chính sách của chính phủ, một cấp hàm tương đương bộ trưởng, nhưng tầm bao quát lớn hơn, bởi những chính sách do ông tham mưu mang tính vĩ mô.

Ngay khi còn ngồi trên cái ghế quyền lưc ấy, Trần Xuân Giá đã tính toán bước tiếp theo, nói đúng hơn là chuẩn bị một cái ghế khác, đó là làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về kinh tế nói chung, ngân hàng nói riêng. Sự toan tính của ông chính xác như một khớp nối trên cơ thể, năm 2007, khi đã ở tuổi sát nút thất thập cổ lai hy, vừa rời ghế Trưởng ban của chính phủ, ông chễm chệ ngồi lên cái ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ABC.
Thực ra ở Việt Nam những người “hết lòng vì nước dấn thân làm công bộc cho dân không hiếm”, nhưng nhẽ ra, đối với một người từng được học hành ở một nước văn minh như nước Nga, thì Trần Xuân Gía phải khác họ, nghĩa là phải biết nguồn năng lượng của mình đã cạn, mình hưởng lợi đã nhiều, phài biết điểm dừng, nhưng đàng này ông lại đam mê hơn cả những người khác.

Phải chăng niềm đam mê của Trần Xuân Giá, là vì muốn cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân giúp cho nền kinh tế nước nhà hòa nhập nhanh hơn, vượt qua khó khăn, làm cho dân giàu nước mạnh , như ông từng viết trên báo Thanh Niên? Phải chăng ông làm việc cho ACB không phải vì tiền, như ông bộc bạch “tôi có lương hưu và nếu thiếu thì có con lo thêm cho hai vợ chồng già”?
Tôi không tin đó là lời nói thật!
Còn nhớ trong một lần trả lời chất vấn cùa đại biểu Quốc hội khi còn làm Bộ trường Bộ Kế hoạch - đầu tư, ông Trần Xuân Giá nói: “Bộ KHĐT không có tiêu cực, thay vì 6 cửa chỉ cần một cửa !”. Ông nói hùng hồn như vậy từ năm 1998, mà đến bây giờ đã thành hiện thực đâu? Và ngay từ ngày đó hàng loạt vụ án bị phanh phui bắt nguồn từ cái nơi “không có tiêu cực” của Trần Xuân Giá ấy. Tôi đã được nghe Tăng Minh Phụng, và nhiều doanh nhân nói về Trần Xuân Giá, nên biết ông trung thực tới cỡ nào? Mới đây, khi báo chí đưa tin bị khởi tố, ông ta đã biện khẩu chống chế không biết ngượng mồm: “Tôi rất buồn vì khi tôi từ nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, người ta bịa đặt tôi bị khởi tố. Nhưng người đưa tin lên báo đã gọi điện xin lỗi tôi rồi”.

Ông Trấn Xuân Giá luôn tỏ ra một người cao đạo, đầy bản lĩnh, và vô can trước sự việc sảy ra. Ông ta bảo rằng mình từ nhiệm vì lý do sức khỏe, không ai bắt ông từ nhiệm, và “mọi người yêu cầu tôi tiếp tục cống hiến”. Sự thật đâu phải như vậy! Sự thật là, ông định một đi không trở lại trong chuyến “ đi công tác” ở Mỹ từ ngày 6-8-2012, nhưng không được, nên phải quay về, và toan tính đánh đổi cái ghế chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB lấy cái “ve” miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Không có sức ép ấy, không bao giờ Trần Xuân Giá thoái vị.
Chức chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, ngồi trên một núi tiền, đâu phải dễ giành được. Ngay từ năm 2006, Trần Xuân Giá mơ tới nó.

Bấy giờ còn đang ngồi trên ghế Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, Trần Xuân Giá đã làm tư vấn cho Nguyễn Đức Kiên về việc bành trướng ACB. Ông Giá nói “ACB phải có đủ sức mạnh để chi phối toàn bộ hệ thống ngân hàng cổ phấn”.

Việc làm của Trần Xuân Giá đã vi phạm nghiêm trọng quy định công chức nhà nước,và quy định của đảng. Tôi không cần nhắc lại vì mọi người đều biết, Trần Xuân Giá biết rõ hơn ví chính ông là người góp phần làm ra những quy định đó. Nhưng cái lợi làm ông mờ mắt chăng?

Nguyễn Đức Kiên được Trần Xuân Giá làm tư vấn hơn được một đống vàng! Vì Trần Xuân Giá là một chính khách lâu năm, có mối quan hệ rất sâu rộng, dày dạn kinh nghiệm, lại đang làm Trưởng ban hoạch định chính sách của chính phủ, được Thủ tường tin tưởng. Qua cái kênh thông tin này, Nguyễn Đức Kiên hiểu được hướng đi của nển kinh tế, những chính sách sắp ban hành, những mối quan hệ, những bí mật của các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại những ý tưởng, manh mún làm ăn của Nguyễn Đức Kiên được len lỏi một cách có ý thức vào những chính sách mà Trần Xuân Giá làm tham mưu cho chính phủ. Trong giới doanh nhân , nước nào cũng vậy, ai nắm được nhiều thông tin người đó thắng, thông tin là một mặt hàng vô giá mà doanh nhân nào cũng muốn mua. Trần Xuân Giá không chỉ là một kinh thông tin bình thường, mà còn là người tư vấn, thì Nguyễn Đức Kiên trăm trận trăm thắng, thâu tóm ngân hàng như trở bàn tay là phải.
Trần Xuân Giá là một nhà kinh tế rất thực dụng, ông ta hiểu giới doanh nhân, nắm chắc quy luật giá trị cung cầu, nên cái giá mà Nguyễn Đức Kiên phải trả cho Trấn Xuân Giá đâu chỉ mười ngàn đô la một tháng như công khai? Một nhà báo thân cận với Nguyễn Đức Kiên viết trên Blog của minh “Anh Kiên nói muốn cho chị D H, cho thật chứ không cho vay, vài trăm ngàn đô la!”. Đối với một chù doanh nghiệp không thân thiết Nguyễn Đức Kiên còn hào phóng như vậy, thì với một bậc thầy như Trần Xuân Giá, Kiên hậu đãi cỡ nào? Một nửa ngôi biệt thự khu sang trọng bậc nhất Hà Nội, một chiếc xe Lexus bóng lộn chưa phải cái giá của Trần Xuân Giá!

Nghe nói, tết năm ngoái có người tặng Trần Xuân Giá bức thư pháp có bốn câu “Thụ thảo trường xuân” ý nói ông như cây cổ thụ trường tồn với mùa xuân.
Đúng, nếu như ông không quá tham và ác, bày cho Bầu Kiên cái mẹo hại dân hại nước vừa qua thì dù sao ông Giá sẽ còn giá!

Lợi dụng cái “Luật doanh nghiệp” mà mình là “cha đẻ”, Trần Xuân Giá tư vấn, và trực tiếp ký nghị quyết, cho phép Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB, rút 718 tỷ đồng, giao cho 19 nhân viên ngân hàng mang sang gửi Ngân hàng Vietinbank , chi nhánh Nhà Bè, do Huỳnh Thị Huyền Như phụ trách để lấy chênh lệch từ 3,7 đến 8%. Chỉ một cú lách luật nhẹ nhàng ấy, nhóm này kiếm hơn chục tỷ, riêng Trần Xuân Giá được thưởng nóng 800 triệu.
Trong khi Trần Xuân Giá và nhóm lợi ích của ông hả hê với hàng đống tiền như vậy, thì các doanh nghiệp dài cổ chờ cái gọi là lãi suất ưu đãi, rồi giảm lãi suất mà thống đốc ngân hàng nhà nước tuyên bố trước bàn dân thiên hạ. Người dân phải chấp nhân gửi tiết kiệm với lãi suất thấp, thị trường tài chính khủng hoảng sâu, chứng khoán, bất động sản bế tắc…Đúng như cơ quan điều tra nhận định,đây là hành vị hết sức nghiêm trọng, bời nó làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ, đến chính sách bình ổn giá, chống lạm phát, làm đồi sống của nhân dân thêm khốn đốn.

Cái gọi là làm việc vì muốn cống hiến cho dân cho nước chứ không phải vì tiền của Trấn Xuân Giá đã bắt dân phải trả giá đắt như vậy!

Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo 4.600 tỷ đồng, trong đó có 718 tỉ cùa ngân hàng ACB. Người phài chịu trách nhiệm về hậu quà nghiêm trọng đó ngoài Nguyễn Đức Kiên, không ai khác là Trần Xuân Giá.

Ấy vậy mà ông cũng cố ngụy biện khi trả lời PV báo Tiền Phong: "Ông Trần Xuân Giá nói: “Tôi buồn vì tin đồn xảy ra ngay sau khi tôi từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Vì tin đồn mà suốt từ sáng đến giờ, mình nhận tới hơn 100 cú điện thoại từ bạn bè, người thân. Thực ra, người đưa thông tin lên báo cũng đã gọi điện và nhắn tin xin lỗi mình và mình có nói là có thể do lỗi nghiệp vụ nên không oán trách gì”. Không hiểu thông tin từ đâu ra. Bạn thấy đấy, mình vừa đi tập thể dục về và đến giờ mình cũng có nhận được thông tin gì đâu. Nhiều người thân, các con, rồi bạn bè gọi điện hỏi nhưng mình nói không sao cả. Người ta cố ý quên một việc cực kỳ quan trọng là khi Luật Doanh nghiệp ra đời, tạo ra cuộc cách mạng trong phát triển kinh tế-xã hội (mà mình là người có đóng góp hết sức quan trọng, nếu không muốn nói là cha đẻ của bộ luật đó), là người dân làm bất cứ việc gì nếu pháp luật không cấm. Toàn bộ câu chuyện chỉ chốt ở chỗ đó thôi".

Ngụy biện gì thì ông Giá nói cũng có chỗ khá chi là chuẩn xác "toàn bộ câu chuyện chỉ ở chỗ đó thôi!". Đúng thế, ở cái chỗ khi ông được giao thảo luật, làm luật dù biết nhưng vẫn "chừa ra" những khe hở để rồi nuôi âm mưu sau này lách qua đó, nghĩ rằng thủ thuật cao tay như vậy thì pháp luật cũng phải bó tay! Hóa ra, dù tinh khôn nhưng hình như khi "cái tuổi nó đuổi thông minh" vào ngưỡng lú, ông vẫn bị giấu đau hở đuôi.
Thật nực cười khi có người nhắc đi nhắc lại “ông Trần Xuân Giá có nhiều công lao”.

Đất nước mình hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, rồi phải thắt lưng buộc bụng, vắt kiệt sức mình để nuôi Trần Xuân Giá học hành, ra làm quan suốt 46 năm qua (từ 1966) được hưởng chính sách đãi ngộ, ăn trên ngồi trốc; cái may mắn được hưởng “Việt ưu” như thế hàng triệu người lính, người dân không dám mơ ước!

Một người được đảng nhà nước quan thâm như thế, lại lợi dụng chính những kẽ hở của luật pháp do mình làm ra, để trục lợi cá nhân, làm hại nước hại dân như thế, còn mở miệng nói công lao?

Trần Xuân Giá phải cộng thêm trách nhiệm vô ơn đối với dân với nước vào cái giá mà ông ta phải trả, đừng nói tới cái gọi là công lao mà ông ta chưa từng có.
Bây giờ mới thấy cái kết cục "Thụ thảo trường xuân" nó không "vận vào" cho ông, mà nó lại hóa ra trật lấc như thế, ông không được "thụ thảo"mà ông lại bị thụ lý! Cái giá của Trần Xuân Giá và những kẻ như Trần Xuân Giá nếu hôm nay chưa trả thì cũng sẽ có ngày phải trả, vì “lật thuyền mới biết dân như nước!”.
Minh Diện


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: