Vualambao
“Học Tập”
Đầu tháng 4-1865, khi viết thư đầu hàng gửi Đại tướng Tư lệnh Quân miền Bắc Ulysses S. Grant, Đại tướng Robert E. Lee đã xin cho những người lính của ông được mang lừa ngựa, mà họ đã đem từ nhà tham chiến, trở về quê cũ làm ăn. Còn Đại tướng Dương Văn Minh, cuối tháng 4-1975, đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trong những động thái chính trị trước đó, không có dấu hiệu nào cho thấy Tướng Minh và “bộ tham mưu” của ông đã lo lắng cho số phận của hàng triệu binh sỹ miền Nam.
Cũng thật khó để trách tướng Minh. Trước khi tuyên bố đầu hàng, ông đã không có cơ hội nào để thương lượng với những người chiến thắng. Nhưng sự khác nhau căn bản giữa hai cuộc chiến tranh nằm ở chỗ: ở Mỹ, năm 1865, những chiến binh miền Nam được các tướng thắng trận mô tả như “một đoàn quân tả tơi, nhưng hiên ngang”, còn ở Việt Nam, năm 1975, những người lính miền Nam Việt Nam bị những người Chiến thắng gọi là “tay sai”, là “dã thú”.
Chưa bao giờ Chính quyền cho công bố chính xác số lượng người bị đưa đi cải tạo110.
Theo số liệu dẫn trong Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị, tính tới tháng 9-1982 chỉ riêng ở Sài Gòn, Chính quyền đã tha về hơn ba vạn sỹ quan đã từng là tù cải tạo. Tháng 1-1988, hàng ngàn tù cải tạo đã được tha. Từ đó, gần như toàn bộ số tù cải tạo ở tất cả các trại giam, kể cả từ trại Nam Hà, khoảng 210 người, đều được đưa về trại Z30D. Họ gồm các sỹ quan cấp tướng, cấp tá, hoặc những người từng phục vụ trong các lực lượng như an ninh quân đội, cảnh sát đặc biệt, tình báo. Nhiều người trong số họ đã phải ở tù tới đầu năm 1992111.
Tướng Trần Văn Trà và ông Cao Đăng Chiếm, hai đại diện của quân đội và công an trong Ủy Ban Quân quản, đảm trách việc chuẩn bị “Chiến dịch X-1”. Tuy nhiên, theo ông Võ Văn Kiệt, Đảng ủy Quân quản và Trung ương Cục cũng đã bàn luận rất nhiều, không chỉ là tính những thủ thuật để hàng trăm nghìn sỹ quan quân đội miền Nam tự mang khăn gói vào tù, mà còn đề ra mục tiêu chính trị cho việc tập trung cải tạo. Chủ trương đưa những sỹ quan cao cấp, những người có “nợ máu” đi cải tạo lâu dài cũng không hẳn là để “trả thù” mà, theo ông Kiệt, còn “để họ thấy sai, thấy sự lầm lạc và hiểu cuộc chiến tranh của Cách mạng là chính nghĩa”112.
Có thể đọc được suy nghĩ ấy của những người như ông Kiệt trong các bài xã luận đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngay trong những ngày “Chiến dịch X-1” đang diễn ra113.
Ngày 11-6-1975, hạ sỹ quan, binh lính bắt đầu ngày “học tập” đầu tiên. Ngày 12-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài “Thấm nhuần tinh thần nhân đạo Việt nam”, xã luận: “Cách mạng thắng lợi, giải phóng đồng bào ta, đồng thời cũng giải phóng luôn cả người lính nguỵ. Cuộc đời làm lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ đã chấm dứt. Họ khỏi phải chết. Họ thoát khỏi kiếp sống cực nhục trong đội quân chống lại tổ quốc. Đó là hành vi nhân đạo đầu tiên rất căn bản của cách mạng đối với họ. Giờ đây, dù họ có bị bắt giam hay không, họ vẫn là những tù, hàng binh trong tay các lực lượng vũ trang giải phóng… Tuy nhiên, nếu chúng không chống cự thì ta cũng không giết chúng. Chúng cũng là con người Việt Nam. Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính”114.
Ngày 15-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng xã luận tiếp: “Hòa hợp là một chính sách lớn của cách mạng. Muốn hoà hợp dân tộc thì điều cơ bản và đầu tiên là phải làm sao cho mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc có một lập trường thống nhất làm cơ sở. Giặc Mỹ và bọn tay sai bán nước dã dùng một chính sách chia rẽ tệ hại nhất. Chúng gây thù hằn giữa các thành viên của dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các địa phương. Chúng cố tình chia cắt nước ta… Nguy hiểm hơn cả là chúng đã dùng mọi thủ đoạn để nhồi nhét vào đầu óc của một số người chủ nghĩa chống cộng điên cuồng để làm bình phong che dấu mục đích xâm lược. Bởi vì chúng biết rằng những người cộng sản là những người yêu nước nhứt, là những người chống đế quốc quyết liệt nhứt… Làm sao có thể hoà hợp giữa những người yêu nước với những người chống lại tổ quốc, dù dưới bất cứ hình thức nào và nhãn hiệu nào?
Súng đã nộp mà tư tưởng chống cách mạng vẫn còn thì hoà hợp làm sao được?… Vì vậy, hoà hợp dân tộc là trước hết, họ phải gột sạch những nọc độc tư tưởng giặc Mỹ đã gieo rắc, từng bước tiếp thu ánh sáng chính nghĩa của dân tộc. Đợt học tập tổ chức cho binh sỹ nguỵ quân, nguỵ quyền hiện nay đã mở ra cho họ một cơ hội tốt để làm việc đó. Qua học tập, họ phải thấy cho rõ âm mưu và tội ác của giặc Mỹ và tay sai, phải nhận ra chính sách khoan hồng đầy nhân nghĩa của cách mạng, phải thấy hết lỗi lầm của mình đối với dân tộc và con đường tất yếu họ phải đi từ đây để làm lại cuộc đời, trở thành người công dân Việt Nam chân chính. Đó là con đường duy nhất đưa họ đi đến hoà hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân”115.
Cho tới đầu thập niên 1990, quan điểm của Đảng về việc tập trung cải tạo vẫn còn khắc nghiệt. Thông báo ngày 20-2-1991 của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương “Về nhữ ng luâṇ điệu xuyên tạc của Bùi Tín trên đài BBC” viết: “Việc cải tạo những phần tử đã gây nhiều tội ác hoặc còn mang nặng tư tưởng chống cộng, thù địch quyết liệt với cách mạng hoàn toàn không phải là vi phạm nhân quyền, càng không phải là việc làm trái với chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chính là việc làm cần thiết để bảo vệ cuộc sống hòa bình, yên vui của nhân dân, bảo vệ nhân quyền cho mọi người để tăng cường hòa hợp dân tộc”.
Đúng như ông Võ Văn Kiệt thừa nhận, đòi hỏi những sỹ quan thua trận “tiếp thu ánh sáng chính nghĩa” từ những người đưa mình vào tù là một yêu cầu quá cao. Cán bộ quản giáo miền Bắc, những người trực tiếp giáo dục lại các “ngụy quân và ngụy quyền” là những người lớn lên trong một xã hội hoàn toàn khép kín. Những giai thoại nói mấy chú bộ đội ngày mới vô, thấy Sài Gòn giàu có, đã giữ tư thế cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng cách khoe: “Ngoài đó, ti vi tủ lạnh chạy đầy đường”, không chỉ là những chuyện kể khôi hài. Chuyện bộ đội tiếp quản biệt thự, cao ốc, nhìn thấy cái bồn cầu sứ trắng tinh tưởng là bồn rửa rau, cho rau vào, giật nước, thấy rau trôi mất bèn kêu: “Bọn tư bản nó gài bẫy” cũng không hẳn là tiếu lâm chính trị.
Hầu hết bộ đội miền Bắc đều ra đi từ những làng quê nghèo đói. Đến khi vào tới Sài Gòn thì đến Đài Tiếng nói Việt Nam cũng ít có dịp được nghe, sách báo thì ngay cả Thép Đã Tôi Thế Đấy, Rừng Thẳm Tuyết Dày… cũng không đủ đọc. Họ được dạy rằng người dân miền Nam đang phải rên xiết, lầm than; nhiều thanh niên miền Bắc trong ngày 30-4-1975 còn ước ao được nhanh chóng vào Nam để giáo dục những thanh niên lầm đường lạc lối.
Không ít quản giáo khi tiếp xúc với những sỹ quan được đào tạo chính quy của miền Nam đã nhận ra sức hiểu biết của mình đang ở đâu. Cũng có những người vì mặc cảm đã dùng quyền uy lấn át. Nhưng cũng có những người tiếp tục trung thành với những gì được dạy. Sự say sưa làm “thầy” của họ đã tạo ra không ít tình huống trớ trêu.
Theo ông Nguyễn Văn Trân116, người được bổ sung vào Trung ương Cục đầu tháng 4-1975, chủ trương từ trước của Bộ Chính trị là: Số nguy hiểm thì đưa ra miền Bắc cải tạo, số không nguy hiểm thì để lại trong Nam. Bản thân những người trong cuộc cũng nhận thấy những người được cải tạo ở miền Nam thì cuộc sống có phần nhẹ nhàng hơn, ngắn hạn hơn. Những người “tù nặng, tù lâu” thì ra Bắc. Những năm đầu việc cải tạo do bộ đội quản lý, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 17-2-1979, tù cải tạo được chuyển dần sang các trại ở Nam Hà, Thanh Hóa.
Không chỉ bị hành hạ về tinh thần, thật khó lý giải vì sao những người chiến thắng lại giam giữ những đối thủ đã đầu hàng mình lâu như vậy. Cho tới đầu thập niên 1990, những người lính biệt kích bị bắt hồi đầu thập niên 1960, những tù binh “Ngụy” bị bắt hồi Mậu Thân (1968), hồi Chiến dịch Hạ Lào 1971 vẫn còn phải đang “cải tạo”.
Nhà thơ Tô Thùy Yên, sau mười năm ở tù về đã viết:
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin ruới xuống
Giải oan cho cuộc bể dâu này…
Cải tạo không chỉ là câu chuyện của từng số phận mà còn là một phần trong “cuộc bể dâu” cuối thế kỷ 20 của Việt Nam.
Huy Đức
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
“Học Tập”
Đầu tháng 4-1865, khi viết thư đầu hàng gửi Đại tướng Tư lệnh Quân miền Bắc Ulysses S. Grant, Đại tướng Robert E. Lee đã xin cho những người lính của ông được mang lừa ngựa, mà họ đã đem từ nhà tham chiến, trở về quê cũ làm ăn. Còn Đại tướng Dương Văn Minh, cuối tháng 4-1975, đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Trong những động thái chính trị trước đó, không có dấu hiệu nào cho thấy Tướng Minh và “bộ tham mưu” của ông đã lo lắng cho số phận của hàng triệu binh sỹ miền Nam.
Cũng thật khó để trách tướng Minh. Trước khi tuyên bố đầu hàng, ông đã không có cơ hội nào để thương lượng với những người chiến thắng. Nhưng sự khác nhau căn bản giữa hai cuộc chiến tranh nằm ở chỗ: ở Mỹ, năm 1865, những chiến binh miền Nam được các tướng thắng trận mô tả như “một đoàn quân tả tơi, nhưng hiên ngang”, còn ở Việt Nam, năm 1975, những người lính miền Nam Việt Nam bị những người Chiến thắng gọi là “tay sai”, là “dã thú”.
Chưa bao giờ Chính quyền cho công bố chính xác số lượng người bị đưa đi cải tạo110.
Theo số liệu dẫn trong Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị, tính tới tháng 9-1982 chỉ riêng ở Sài Gòn, Chính quyền đã tha về hơn ba vạn sỹ quan đã từng là tù cải tạo. Tháng 1-1988, hàng ngàn tù cải tạo đã được tha. Từ đó, gần như toàn bộ số tù cải tạo ở tất cả các trại giam, kể cả từ trại Nam Hà, khoảng 210 người, đều được đưa về trại Z30D. Họ gồm các sỹ quan cấp tướng, cấp tá, hoặc những người từng phục vụ trong các lực lượng như an ninh quân đội, cảnh sát đặc biệt, tình báo. Nhiều người trong số họ đã phải ở tù tới đầu năm 1992111.
Tướng Trần Văn Trà và ông Cao Đăng Chiếm, hai đại diện của quân đội và công an trong Ủy Ban Quân quản, đảm trách việc chuẩn bị “Chiến dịch X-1”. Tuy nhiên, theo ông Võ Văn Kiệt, Đảng ủy Quân quản và Trung ương Cục cũng đã bàn luận rất nhiều, không chỉ là tính những thủ thuật để hàng trăm nghìn sỹ quan quân đội miền Nam tự mang khăn gói vào tù, mà còn đề ra mục tiêu chính trị cho việc tập trung cải tạo. Chủ trương đưa những sỹ quan cao cấp, những người có “nợ máu” đi cải tạo lâu dài cũng không hẳn là để “trả thù” mà, theo ông Kiệt, còn “để họ thấy sai, thấy sự lầm lạc và hiểu cuộc chiến tranh của Cách mạng là chính nghĩa”112.
Có thể đọc được suy nghĩ ấy của những người như ông Kiệt trong các bài xã luận đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngay trong những ngày “Chiến dịch X-1” đang diễn ra113.
Ngày 11-6-1975, hạ sỹ quan, binh lính bắt đầu ngày “học tập” đầu tiên. Ngày 12-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài “Thấm nhuần tinh thần nhân đạo Việt nam”, xã luận: “Cách mạng thắng lợi, giải phóng đồng bào ta, đồng thời cũng giải phóng luôn cả người lính nguỵ. Cuộc đời làm lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ đã chấm dứt. Họ khỏi phải chết. Họ thoát khỏi kiếp sống cực nhục trong đội quân chống lại tổ quốc. Đó là hành vi nhân đạo đầu tiên rất căn bản của cách mạng đối với họ. Giờ đây, dù họ có bị bắt giam hay không, họ vẫn là những tù, hàng binh trong tay các lực lượng vũ trang giải phóng… Tuy nhiên, nếu chúng không chống cự thì ta cũng không giết chúng. Chúng cũng là con người Việt Nam. Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính”114.
Ngày 15-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng xã luận tiếp: “Hòa hợp là một chính sách lớn của cách mạng. Muốn hoà hợp dân tộc thì điều cơ bản và đầu tiên là phải làm sao cho mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc có một lập trường thống nhất làm cơ sở. Giặc Mỹ và bọn tay sai bán nước dã dùng một chính sách chia rẽ tệ hại nhất. Chúng gây thù hằn giữa các thành viên của dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các địa phương. Chúng cố tình chia cắt nước ta… Nguy hiểm hơn cả là chúng đã dùng mọi thủ đoạn để nhồi nhét vào đầu óc của một số người chủ nghĩa chống cộng điên cuồng để làm bình phong che dấu mục đích xâm lược. Bởi vì chúng biết rằng những người cộng sản là những người yêu nước nhứt, là những người chống đế quốc quyết liệt nhứt… Làm sao có thể hoà hợp giữa những người yêu nước với những người chống lại tổ quốc, dù dưới bất cứ hình thức nào và nhãn hiệu nào?
Súng đã nộp mà tư tưởng chống cách mạng vẫn còn thì hoà hợp làm sao được?… Vì vậy, hoà hợp dân tộc là trước hết, họ phải gột sạch những nọc độc tư tưởng giặc Mỹ đã gieo rắc, từng bước tiếp thu ánh sáng chính nghĩa của dân tộc. Đợt học tập tổ chức cho binh sỹ nguỵ quân, nguỵ quyền hiện nay đã mở ra cho họ một cơ hội tốt để làm việc đó. Qua học tập, họ phải thấy cho rõ âm mưu và tội ác của giặc Mỹ và tay sai, phải nhận ra chính sách khoan hồng đầy nhân nghĩa của cách mạng, phải thấy hết lỗi lầm của mình đối với dân tộc và con đường tất yếu họ phải đi từ đây để làm lại cuộc đời, trở thành người công dân Việt Nam chân chính. Đó là con đường duy nhất đưa họ đi đến hoà hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân”115.
Cho tới đầu thập niên 1990, quan điểm của Đảng về việc tập trung cải tạo vẫn còn khắc nghiệt. Thông báo ngày 20-2-1991 của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương “Về nhữ ng luâṇ điệu xuyên tạc của Bùi Tín trên đài BBC” viết: “Việc cải tạo những phần tử đã gây nhiều tội ác hoặc còn mang nặng tư tưởng chống cộng, thù địch quyết liệt với cách mạng hoàn toàn không phải là vi phạm nhân quyền, càng không phải là việc làm trái với chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc mà chính là việc làm cần thiết để bảo vệ cuộc sống hòa bình, yên vui của nhân dân, bảo vệ nhân quyền cho mọi người để tăng cường hòa hợp dân tộc”.
Đúng như ông Võ Văn Kiệt thừa nhận, đòi hỏi những sỹ quan thua trận “tiếp thu ánh sáng chính nghĩa” từ những người đưa mình vào tù là một yêu cầu quá cao. Cán bộ quản giáo miền Bắc, những người trực tiếp giáo dục lại các “ngụy quân và ngụy quyền” là những người lớn lên trong một xã hội hoàn toàn khép kín. Những giai thoại nói mấy chú bộ đội ngày mới vô, thấy Sài Gòn giàu có, đã giữ tư thế cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng cách khoe: “Ngoài đó, ti vi tủ lạnh chạy đầy đường”, không chỉ là những chuyện kể khôi hài. Chuyện bộ đội tiếp quản biệt thự, cao ốc, nhìn thấy cái bồn cầu sứ trắng tinh tưởng là bồn rửa rau, cho rau vào, giật nước, thấy rau trôi mất bèn kêu: “Bọn tư bản nó gài bẫy” cũng không hẳn là tiếu lâm chính trị.
Hầu hết bộ đội miền Bắc đều ra đi từ những làng quê nghèo đói. Đến khi vào tới Sài Gòn thì đến Đài Tiếng nói Việt Nam cũng ít có dịp được nghe, sách báo thì ngay cả Thép Đã Tôi Thế Đấy, Rừng Thẳm Tuyết Dày… cũng không đủ đọc. Họ được dạy rằng người dân miền Nam đang phải rên xiết, lầm than; nhiều thanh niên miền Bắc trong ngày 30-4-1975 còn ước ao được nhanh chóng vào Nam để giáo dục những thanh niên lầm đường lạc lối.
Không ít quản giáo khi tiếp xúc với những sỹ quan được đào tạo chính quy của miền Nam đã nhận ra sức hiểu biết của mình đang ở đâu. Cũng có những người vì mặc cảm đã dùng quyền uy lấn át. Nhưng cũng có những người tiếp tục trung thành với những gì được dạy. Sự say sưa làm “thầy” của họ đã tạo ra không ít tình huống trớ trêu.
Theo ông Nguyễn Văn Trân116, người được bổ sung vào Trung ương Cục đầu tháng 4-1975, chủ trương từ trước của Bộ Chính trị là: Số nguy hiểm thì đưa ra miền Bắc cải tạo, số không nguy hiểm thì để lại trong Nam. Bản thân những người trong cuộc cũng nhận thấy những người được cải tạo ở miền Nam thì cuộc sống có phần nhẹ nhàng hơn, ngắn hạn hơn. Những người “tù nặng, tù lâu” thì ra Bắc. Những năm đầu việc cải tạo do bộ đội quản lý, kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 17-2-1979, tù cải tạo được chuyển dần sang các trại ở Nam Hà, Thanh Hóa.
Không chỉ bị hành hạ về tinh thần, thật khó lý giải vì sao những người chiến thắng lại giam giữ những đối thủ đã đầu hàng mình lâu như vậy. Cho tới đầu thập niên 1990, những người lính biệt kích bị bắt hồi đầu thập niên 1960, những tù binh “Ngụy” bị bắt hồi Mậu Thân (1968), hồi Chiến dịch Hạ Lào 1971 vẫn còn phải đang “cải tạo”.
Nhà thơ Tô Thùy Yên, sau mười năm ở tù về đã viết:
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin ruới xuống
Giải oan cho cuộc bể dâu này…
Cải tạo không chỉ là câu chuyện của từng số phận mà còn là một phần trong “cuộc bể dâu” cuối thế kỷ 20 của Việt Nam.
Huy Đức
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment