Vualambao
“Thăm Nuôi”
Thời gian cải tạo càng tăng thêm thì tiền bạc của người nhà tù nhân cũng như ngân sách của “Cách mạng” càng dần cạn kiệt. Từ Tết năm 1976, các suất ăn bắt đầu bị cắt bớt; đến cuối năm 1977, lương thực của tù nhân được thay bằng lúa mạch, thường gọi là bo bo. Theo Đại úy Tạ Chí Đại Trường, tới mùa Thu năm 1978, mỗi người chỉ còn 300g gạo một ngày. “Rau muống, rau lang không kịp ra đọt non, rau dại cũng bị vặt khi vừa mới nhú. Củ chuối bị đào hết lên”.
Không phải học viên cải tạo nào cũng biết rằng lúc ấy ở “ngoài xã hội”, cái bao tử của thường dân cũng không no đủ hơn. Chính quản giáo, ban ngày “hắc” thế nhưng đêm xuống cũng tìm gặp những người tù vừa được thăm nuôi để “xin tý mỡ”. Những ngày có đồ thăm nuôi là những ngày trong trại tưng bừng. Những lá thư viết từ trại những năm tháng về sau chủ yếu là liệt kê các “nhu yếu” thăm nuôi. Ông Tạ Chí Đại Trường kể: “Cũng có người vẫn giữ được tiền, mỗi lần thăm nuôi lại có khuân có vác, nhưng cũng có người chỉ có thể mang theo mấy ổ bánh mì, lủi thủi với chồng: Không biết lần sau có còn vay được tiền đi thăm anh”. Dần dà, những người tù bắt đầu biết thăm nuôi đang trở thành một gánh nặng cho những người mẹ, người vợ ở quê cũng đang đói khổ. Để đi đến các trại cải tạo thăm chồng, thăm cha, những người con lính, vợ lính đã phải nếm biết bao tủi nhục.
Từ năm 1978, họa sỹ Chóe bị đưa lên trại Gia Trung, Gia Lai. Hai năm ở trại “tạm giam” của cơ quan An ninh Điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu, Chóe chỉ được nhận đồ chứ không được gặp người nhà. Hai năm ấy, do phải nằm trên sàn xi măng, chân ông, vốn phong thấp, đã gần như bị liệt. Đến Gia Trung, được thăm nuôi thì đường sá lại quá xa xôi, cách trở.
Vợ Chóe, bà Nguyễn Thị Kim Loan, năm ấy phải một mình nuôi bốn đứa con, đồ đạc trong nhà gần như đã bán hết. Cũng như hàng triệu gia đình Sài Gòn, nhà bà cũng được Chính quyền cấp cho “sổ gạo”, nói là gạo nhưng những năm ấy thường chỉ có bo bo hoặc khoai; tiêu chuẩn một ký gạo được Nhà nước bán thay thế bằng 2 ký khoai. Không chỉ những người vợ có chồng bị đưa đi cải tạo, trong “chế độ mới” đàn ông trở thành vai trò thứ yếu vì không có việc làm, cuộc sống chỉ còn có thể trông cậy vào tài xoay xở, mua bán lặt vặt của những người phụ nữ.
Bà Loan lả một phụ nữ công giáo di cư từ Phát Diệm, đã từng làm thư ký trong Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam Cộng hòa, từng sống hết sức phong lưu nhờ nhuận bút những bức tranh biếm của chồng đăng trên các báo Sài Gòn, báo Mỹ. Từ khi chồng “đi Gia Trung”, bà Loan phải mua từng bộ đồ cũ, từng bịch xà bông, chen chúc trên xe đò, giấu giếm đem về An Giang quê chồng, bán, kiếm từng đồng chênh lệch giá.
Kiếm tiền để đi thăm nuôi đã khó, mỗi một chuyến đi từ Sài Gòn lên Gia Lai là cả một “đoạn trường”. Trước hết, phải “chạy” xin cái giấy của Phường, rồi từ 3 giờ chiều đã phải ra bến xe xếp hàng. Chính sách “cải tạo nhân đạo” đã biến những hãng xe đò tư nhân như Phi Long, Phi Hổ một thời khoanh tay mời khách mua vé, mời khách lên xe, trở thành những “chuyến xe bão táp”. Có mặt từ chiều ở bến xe, đợi đến 3 giờ sáng “xe khách quốc doanh” bắt đầu bán vé, chen chúc, la ó, nhưng có khi đến lượt mình thì vé hết vì xe ít, nhà nước ưu tiên bán trước cho cán bộ có “giấy công tác”.
Không đi được là bi kịch vì tiền bạc giành dụm mua cá, mua thịt kho để lâu không được. Nhà nước sợ tù tích trữ thực phẩm trốn trại nên không cho thăm nuôi đồ khô, ngay cả mắm ruốc, muối mè. Lên xe được rồi cũng vô cùng thắc thỏm, những năm ấy nền kinh tế không còn “lệ thuộc nước ngoài”, phụ tùng không có, xe cộ hỏng hóc giữa đường là chuyện thường. May mắn, chạy suốt ngày ra tới Phước Tài thì đêm, không được lên đèo An Khê, ngồi ngủ trên xe cho tới 6 giờ sáng.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan: Từ chỗ xe dừng vào tới trại hơn ba cây số. Quản giáo không cho thuê người gánh. Họ nói, “Giờ này mà các chị vẫn không bỏ được cái thói tiểu tư sản à”. Dân Sài Gòn gánh không quen, đau vai, đành cứ phải xách. Xách giỏ thứ nhất lặc lè đi lên chừng trăm thước, quay lại xách giỏ thứ hai. Đi ba cây số mà mất tới hơn hai giờ. Những hôm xe chết máy, lên tới trại đã là nửa đêm thứ hai, trời tối như bưng, lũ đàn bà, con nít cứ nhắm mắt mà đi không nhận ra lối rẽ, bước thẳng vô mấy nấm mồ mới, hét lên. Quản giáo chạy ra mới biết đã lạc vào trại khác, phải ngủ lại đấy, chờ sáng hôm sau tìm đến chỗ giam chồng. Lặn lội xa xôi như vậy nhưng rồi cũng chỉ được nhìn thấy mặt chồng mười lăm phút. Trên một cái bàn cây dài, quản giáo ngồi hai đầu, một bên là “phạm”, một bên là thân nhân, họ chỉ kịp trao đổi với nhau những lời vội vã.
Năm 1978, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường cũng đang học tập ở trại Gia Trung, kể: “Có người xách bịch đồ thăm nuôi về phòng mà băn khoăn không biết ở ngoài làm sao vợ nuôi nổi mấy đứa con lại còn chạy được tiền đi thăm mình. Nhưng cũng có người thản nhiên, phần vì đã quen đòi hỏi, phần vì không hình dung hết những gì đang xảy ra, liên tục gửi thư về giục gửi cho thứ này, thứ nọ. Thảm cảnh gia đình xảy ra từ đó”.
Đại úy Đỗ Duy Luật, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 248, Sư 18. Ngày 19-4-1975, đơn vị ông được điều từ Bình Tuy về Long Khánh, tham gia trận Long Khánh gây tổn thất nhiều cho quân Giải phóng. Hai ngày sau khi ra trình diện, ông Luật bị đưa lên Long Giao. Từ tháng thứ hai, ông được viết thư về nhà nhưng chỉ cho khai số hiệu trại là “L2T2” chứ không cho nói rõ địa danh. Vợ ông, cũng như vợ của nhiều người lính khác, phải đi hết trại này sang trại khác, nấp sau những bụi cây cạnh bờ rào dò hỏi với hy vọng mong manh tìm chồng. Những chuyến đi như vậy làm khánh kiệt dần chút gia tài mọn của những người vợ lính.
Từ năm 1978, ông Luật được di lý từ Sơn La về trại Ba Sao, Phủ Lý. Mãi tới cuối năm 1979, vợ ông mới tìm được ra thăm. Đó là lần gặp nhau cuối cùng của hai vợ chồng. Khi trở về bà phát bệnh ung thư rồi chết vào đầu năm 1980. Cũng trong năm ấy, ông được chuyển từ Ba Sao về Hàm Tân, vào trại Z30D. Tháng 6-1981, ông được tha với lý do là vợ chết. Khi ông Luật trở về, căn nhà nhỏ của ông ở số 2 Duy Tân không còn nữa, vợ ông đã phải bán, trang trải chi phí cho những chuyến đi thăm chồng và nuôi ba con nhỏ.
Bán nhà chưa phải là bi kịch lớn nhất. Theo Đại úy Tạ Chí Đại Trường: “Có những người vợ đã phải đi bán thân. Có những người vợ đã phải sử dụng thế mạnh của đàn bà để kinh doanh, buôn bán. Khi người trụ cột kinh tế là đàn bà, con gái và trẻ em, lại phải tìm cách qua mặt công an, luồn lọt công quyền, ứng biến khi sơ thất ngay cả trên đường xa… thì không thể nào trách những người phụ nữ ấy. Chuyện một bà tứ tuần có mang với anh tài xế xe hàng, một bà vợ sỹ quan bán chợ trời cặp với anh lính cũ của chồng mình… cũng không có gì bất ngờ khi nó được đưa vào trại”106.
Cũng có những người tù cải tạo thương vợ thật lòng viết thư về nói: “Thôi, đời anh như vậy là hết rồi, em nên đi tìm hạnh phúc mới, coi có người bộ đội nào…”.
Điều đó lại chạm vào tự ái của một số người quản giáo duyệt thư, nhiều anh đã kiêu hùng, mắng: “Nhà nước giam giữ các anh không phải nhằm mục đích chia rẽ gia đình, và chúng tôi chiến đấu không phải là để cướp đoạt vợ con của các anh! ”107. Có lẽ, nếu có ai mất vợ thì cũng chỉ vì thời thế. Vợ của nhà thơ Tạ Ký đã đi lấy chồng “Việt Cộng” khi ông còn bị giam ở trại T6, Long Khánh, cùng với nhà sử học Tạ Chí Đại Trường và họa sỹ Trịnh Cung.
Trại T6 có một nhà xí hai ngăn nằm ngay rìa đường vào rẫy của dân, sát bờ rào dây kẽm gai. Thời gian đầu, thân nhân chưa được chính thức thăm nuôi, các trại viên T6 có sáng kiến dùng nhà xí để nhận tin gia đình và trò chuyện với người thân mà không bị quản giáo phát hiện. Các trại viên thường thay phiên nhau ra ngồi
“trực” ở đó để chờ nhận tin nhắn, nhiều tù nhân đã gặp được người thân, những người cất công đi tìm chồng, tìm con, tìm cha, dù chỉ để nhìn thoáng thấy mặt nhau trong giây lát hay nói thật nhanh một câu báo tin nhà. Họ thường phải lên đấy trước, mượn quần áo làm đồng, cuốc xẻng của những nông dân sống gần trại để ngụy trang và nhờ chính những nông dân này che giấu, men theo hàng rào kẽm gai như những người dân đi làm ruộng tình cờ ngang qua hố xí. Cũng chính nơi đó, những người tù nôn nao ngồi chờ…
Một ngày cận Tết năm 1976, đúng vào phiên “trực hố xí” của họa sỹ Trịnh Cung, ông nhận được tin nhắn: Tạ Ký gặp mẹ lúc 2 giờ trưa nay!”. Trịnh Cung vội báo tin cho Tạ Ký. Khi đó, theo ông Trịnh Cung: “Đó là một tin vui bất ngờ của Tạ Ký vì đã nửa năm chưa được thăm nuôi. Nhưng thông tin mà anh nhận được từ mẹ chỉ là: Vợ con nó lấy thằng Việt cộng rồi. Ở nhà có mẹ lo sắp nhỏ, con yên tâm. Khi được phép, mẹ sẽ đi thăm”108. Không riêng Tạ Ký, không ít sỹ quan “Ngụy” từ trại cải tạo, khi đột ngột trở về đã phải đột ngột bước ra khỏi nhà mình, vì “đứa con ngày chia tay còn thơ không còn nhận ra mình, trong khi trong nhà lại treo cái nón cối”109.
Huy Đức
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
“Thăm Nuôi”
Thời gian cải tạo càng tăng thêm thì tiền bạc của người nhà tù nhân cũng như ngân sách của “Cách mạng” càng dần cạn kiệt. Từ Tết năm 1976, các suất ăn bắt đầu bị cắt bớt; đến cuối năm 1977, lương thực của tù nhân được thay bằng lúa mạch, thường gọi là bo bo. Theo Đại úy Tạ Chí Đại Trường, tới mùa Thu năm 1978, mỗi người chỉ còn 300g gạo một ngày. “Rau muống, rau lang không kịp ra đọt non, rau dại cũng bị vặt khi vừa mới nhú. Củ chuối bị đào hết lên”.
Không phải học viên cải tạo nào cũng biết rằng lúc ấy ở “ngoài xã hội”, cái bao tử của thường dân cũng không no đủ hơn. Chính quản giáo, ban ngày “hắc” thế nhưng đêm xuống cũng tìm gặp những người tù vừa được thăm nuôi để “xin tý mỡ”. Những ngày có đồ thăm nuôi là những ngày trong trại tưng bừng. Những lá thư viết từ trại những năm tháng về sau chủ yếu là liệt kê các “nhu yếu” thăm nuôi. Ông Tạ Chí Đại Trường kể: “Cũng có người vẫn giữ được tiền, mỗi lần thăm nuôi lại có khuân có vác, nhưng cũng có người chỉ có thể mang theo mấy ổ bánh mì, lủi thủi với chồng: Không biết lần sau có còn vay được tiền đi thăm anh”. Dần dà, những người tù bắt đầu biết thăm nuôi đang trở thành một gánh nặng cho những người mẹ, người vợ ở quê cũng đang đói khổ. Để đi đến các trại cải tạo thăm chồng, thăm cha, những người con lính, vợ lính đã phải nếm biết bao tủi nhục.
Từ năm 1978, họa sỹ Chóe bị đưa lên trại Gia Trung, Gia Lai. Hai năm ở trại “tạm giam” của cơ quan An ninh Điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu, Chóe chỉ được nhận đồ chứ không được gặp người nhà. Hai năm ấy, do phải nằm trên sàn xi măng, chân ông, vốn phong thấp, đã gần như bị liệt. Đến Gia Trung, được thăm nuôi thì đường sá lại quá xa xôi, cách trở.
Vợ Chóe, bà Nguyễn Thị Kim Loan, năm ấy phải một mình nuôi bốn đứa con, đồ đạc trong nhà gần như đã bán hết. Cũng như hàng triệu gia đình Sài Gòn, nhà bà cũng được Chính quyền cấp cho “sổ gạo”, nói là gạo nhưng những năm ấy thường chỉ có bo bo hoặc khoai; tiêu chuẩn một ký gạo được Nhà nước bán thay thế bằng 2 ký khoai. Không chỉ những người vợ có chồng bị đưa đi cải tạo, trong “chế độ mới” đàn ông trở thành vai trò thứ yếu vì không có việc làm, cuộc sống chỉ còn có thể trông cậy vào tài xoay xở, mua bán lặt vặt của những người phụ nữ.
Bà Loan lả một phụ nữ công giáo di cư từ Phát Diệm, đã từng làm thư ký trong Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam Cộng hòa, từng sống hết sức phong lưu nhờ nhuận bút những bức tranh biếm của chồng đăng trên các báo Sài Gòn, báo Mỹ. Từ khi chồng “đi Gia Trung”, bà Loan phải mua từng bộ đồ cũ, từng bịch xà bông, chen chúc trên xe đò, giấu giếm đem về An Giang quê chồng, bán, kiếm từng đồng chênh lệch giá.
Kiếm tiền để đi thăm nuôi đã khó, mỗi một chuyến đi từ Sài Gòn lên Gia Lai là cả một “đoạn trường”. Trước hết, phải “chạy” xin cái giấy của Phường, rồi từ 3 giờ chiều đã phải ra bến xe xếp hàng. Chính sách “cải tạo nhân đạo” đã biến những hãng xe đò tư nhân như Phi Long, Phi Hổ một thời khoanh tay mời khách mua vé, mời khách lên xe, trở thành những “chuyến xe bão táp”. Có mặt từ chiều ở bến xe, đợi đến 3 giờ sáng “xe khách quốc doanh” bắt đầu bán vé, chen chúc, la ó, nhưng có khi đến lượt mình thì vé hết vì xe ít, nhà nước ưu tiên bán trước cho cán bộ có “giấy công tác”.
Không đi được là bi kịch vì tiền bạc giành dụm mua cá, mua thịt kho để lâu không được. Nhà nước sợ tù tích trữ thực phẩm trốn trại nên không cho thăm nuôi đồ khô, ngay cả mắm ruốc, muối mè. Lên xe được rồi cũng vô cùng thắc thỏm, những năm ấy nền kinh tế không còn “lệ thuộc nước ngoài”, phụ tùng không có, xe cộ hỏng hóc giữa đường là chuyện thường. May mắn, chạy suốt ngày ra tới Phước Tài thì đêm, không được lên đèo An Khê, ngồi ngủ trên xe cho tới 6 giờ sáng.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan: Từ chỗ xe dừng vào tới trại hơn ba cây số. Quản giáo không cho thuê người gánh. Họ nói, “Giờ này mà các chị vẫn không bỏ được cái thói tiểu tư sản à”. Dân Sài Gòn gánh không quen, đau vai, đành cứ phải xách. Xách giỏ thứ nhất lặc lè đi lên chừng trăm thước, quay lại xách giỏ thứ hai. Đi ba cây số mà mất tới hơn hai giờ. Những hôm xe chết máy, lên tới trại đã là nửa đêm thứ hai, trời tối như bưng, lũ đàn bà, con nít cứ nhắm mắt mà đi không nhận ra lối rẽ, bước thẳng vô mấy nấm mồ mới, hét lên. Quản giáo chạy ra mới biết đã lạc vào trại khác, phải ngủ lại đấy, chờ sáng hôm sau tìm đến chỗ giam chồng. Lặn lội xa xôi như vậy nhưng rồi cũng chỉ được nhìn thấy mặt chồng mười lăm phút. Trên một cái bàn cây dài, quản giáo ngồi hai đầu, một bên là “phạm”, một bên là thân nhân, họ chỉ kịp trao đổi với nhau những lời vội vã.
Năm 1978, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường cũng đang học tập ở trại Gia Trung, kể: “Có người xách bịch đồ thăm nuôi về phòng mà băn khoăn không biết ở ngoài làm sao vợ nuôi nổi mấy đứa con lại còn chạy được tiền đi thăm mình. Nhưng cũng có người thản nhiên, phần vì đã quen đòi hỏi, phần vì không hình dung hết những gì đang xảy ra, liên tục gửi thư về giục gửi cho thứ này, thứ nọ. Thảm cảnh gia đình xảy ra từ đó”.
Đại úy Đỗ Duy Luật, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 248, Sư 18. Ngày 19-4-1975, đơn vị ông được điều từ Bình Tuy về Long Khánh, tham gia trận Long Khánh gây tổn thất nhiều cho quân Giải phóng. Hai ngày sau khi ra trình diện, ông Luật bị đưa lên Long Giao. Từ tháng thứ hai, ông được viết thư về nhà nhưng chỉ cho khai số hiệu trại là “L2T2” chứ không cho nói rõ địa danh. Vợ ông, cũng như vợ của nhiều người lính khác, phải đi hết trại này sang trại khác, nấp sau những bụi cây cạnh bờ rào dò hỏi với hy vọng mong manh tìm chồng. Những chuyến đi như vậy làm khánh kiệt dần chút gia tài mọn của những người vợ lính.
Từ năm 1978, ông Luật được di lý từ Sơn La về trại Ba Sao, Phủ Lý. Mãi tới cuối năm 1979, vợ ông mới tìm được ra thăm. Đó là lần gặp nhau cuối cùng của hai vợ chồng. Khi trở về bà phát bệnh ung thư rồi chết vào đầu năm 1980. Cũng trong năm ấy, ông được chuyển từ Ba Sao về Hàm Tân, vào trại Z30D. Tháng 6-1981, ông được tha với lý do là vợ chết. Khi ông Luật trở về, căn nhà nhỏ của ông ở số 2 Duy Tân không còn nữa, vợ ông đã phải bán, trang trải chi phí cho những chuyến đi thăm chồng và nuôi ba con nhỏ.
Bán nhà chưa phải là bi kịch lớn nhất. Theo Đại úy Tạ Chí Đại Trường: “Có những người vợ đã phải đi bán thân. Có những người vợ đã phải sử dụng thế mạnh của đàn bà để kinh doanh, buôn bán. Khi người trụ cột kinh tế là đàn bà, con gái và trẻ em, lại phải tìm cách qua mặt công an, luồn lọt công quyền, ứng biến khi sơ thất ngay cả trên đường xa… thì không thể nào trách những người phụ nữ ấy. Chuyện một bà tứ tuần có mang với anh tài xế xe hàng, một bà vợ sỹ quan bán chợ trời cặp với anh lính cũ của chồng mình… cũng không có gì bất ngờ khi nó được đưa vào trại”106.
Cũng có những người tù cải tạo thương vợ thật lòng viết thư về nói: “Thôi, đời anh như vậy là hết rồi, em nên đi tìm hạnh phúc mới, coi có người bộ đội nào…”.
Điều đó lại chạm vào tự ái của một số người quản giáo duyệt thư, nhiều anh đã kiêu hùng, mắng: “Nhà nước giam giữ các anh không phải nhằm mục đích chia rẽ gia đình, và chúng tôi chiến đấu không phải là để cướp đoạt vợ con của các anh! ”107. Có lẽ, nếu có ai mất vợ thì cũng chỉ vì thời thế. Vợ của nhà thơ Tạ Ký đã đi lấy chồng “Việt Cộng” khi ông còn bị giam ở trại T6, Long Khánh, cùng với nhà sử học Tạ Chí Đại Trường và họa sỹ Trịnh Cung.
Trại T6 có một nhà xí hai ngăn nằm ngay rìa đường vào rẫy của dân, sát bờ rào dây kẽm gai. Thời gian đầu, thân nhân chưa được chính thức thăm nuôi, các trại viên T6 có sáng kiến dùng nhà xí để nhận tin gia đình và trò chuyện với người thân mà không bị quản giáo phát hiện. Các trại viên thường thay phiên nhau ra ngồi
“trực” ở đó để chờ nhận tin nhắn, nhiều tù nhân đã gặp được người thân, những người cất công đi tìm chồng, tìm con, tìm cha, dù chỉ để nhìn thoáng thấy mặt nhau trong giây lát hay nói thật nhanh một câu báo tin nhà. Họ thường phải lên đấy trước, mượn quần áo làm đồng, cuốc xẻng của những nông dân sống gần trại để ngụy trang và nhờ chính những nông dân này che giấu, men theo hàng rào kẽm gai như những người dân đi làm ruộng tình cờ ngang qua hố xí. Cũng chính nơi đó, những người tù nôn nao ngồi chờ…
Một ngày cận Tết năm 1976, đúng vào phiên “trực hố xí” của họa sỹ Trịnh Cung, ông nhận được tin nhắn: Tạ Ký gặp mẹ lúc 2 giờ trưa nay!”. Trịnh Cung vội báo tin cho Tạ Ký. Khi đó, theo ông Trịnh Cung: “Đó là một tin vui bất ngờ của Tạ Ký vì đã nửa năm chưa được thăm nuôi. Nhưng thông tin mà anh nhận được từ mẹ chỉ là: Vợ con nó lấy thằng Việt cộng rồi. Ở nhà có mẹ lo sắp nhỏ, con yên tâm. Khi được phép, mẹ sẽ đi thăm”108. Không riêng Tạ Ký, không ít sỹ quan “Ngụy” từ trại cải tạo, khi đột ngột trở về đã phải đột ngột bước ra khỏi nhà mình, vì “đứa con ngày chia tay còn thơ không còn nhận ra mình, trong khi trong nhà lại treo cái nón cối”109.
Huy Đức
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment