Saturday, November 24, 2012

Tăng gấp 4, lỗ ròng toàn thị trường tiến đến con số 3,000 tỷ

Vualambao
Chính Phủ X cũng tên Thống đốc hạ bét thế giới khoa môi múa mép trước Quốc dân đồng bào về 'thành tích' trong điều hành kinh tế đất nước... Song những con số sinh động của cuộc sống thì chẳng ai bịt được. Mỗi ngày lại thêm thông tin phá sản tăng, thua lỗ tăng, lãng phí tăng, tham nhũng tăng... đột biết chỉ tron vòng 1 năm qua... Đó chính là cái tát vào miệng đồng chí X!
Thống kê trên tổng số 580 doanh nghiệp niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh đơn lẻ và hợp nhất 9 tháng đầu năm cho thấy có đến 111 doanh nghiệp báo lỗ với gần 2,950 tỷ đồng, tăng đột biến về số lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi cùng kỳ năm trước, con số báo lỗ chỉ dừng ở 55 doanh nghiệp và tổng giá trị cũng chỉ 715 tỷ đồng, bằng 1/4 giá trị lỗ kỳ này.

PVX soán vị trí SAM về lỗ ròng với âm 482 tỷ đồng

Top 10 doanh nghiệp niêm yết dẫn đầu mức lỗ 9 tháng đầu năm 2012 chiếm đến gần 60% tổng giá trị lỗ của 111 doanh nghiệp. Tổng lỗ lên đến 1,715 tỷ đồng.



Nguồn: Vietstock

PVX dẫn đầu các doanh nghiệp báo lỗ 9 tháng đầu năm sau khi công bố lợi nhuận hợp nhất âm 482 tỷ đồng. Điều này không mấy ngạc nhiên với nhà đầu tư bởi quý 2/2012 PVX đã ghi nhận lỗ khủng nhưng lại rất “sốc” khi so với kế hoạch lợi nhuận được ĐHCĐ thông qua là 1,015 tỷ đồng.

Hai doanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm là KBC và SGT tiếp tục báo lỗ lớn với 233 tỷ đồng và 228 tỷ đồng chủ yếu do doanh thu đạt được rất thấp không đủ bù đắp những khoản chi phí quá lớn. Tình hình còn rất bi quan với SGT khi công ty lỗ lũy kế hơn 308 tỷ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ. Không những vậy, một thống kê khác còn cho thấy, KBC và SGT đều đang gánh những khoản nợ hàng ngàn tỷ đồng, đặc biệt là khoản vay trị giá gần 3,000 tỷ đồng tại Navibank và WesternBank, nơi ông Đặng Thành Tâm từng sở hữu lượng cổ phần khá lớn.

VOS, VST – những cái tên quen thuộc trong ngành vận tải biển và cũng khá quen thuộc với giới đầu tư khi liên tục nằm trong top những doanh nghiệp có mức lỗ nhiều nhất. 9 tháng đầu năm, VOS lỗ thêm gần 130 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước. Tính đến 30/09, VOS lỗ lũy kế 110 tỷ đồng, nhưng so với vốn điều lệ 1,400 tỷ đồng thì mức lỗ này vẫn được cho là khá an toàn.

VST cũng gánh mức lỗ gần 90 tỷ đồng sau 9 tháng, hết sức ảm đạm so với mức lãi gần 10 tỷ đồng ở cùng kỳ. VST cũng lỗ lũy kế hơn 40 tỷ đồng tính đến 30/09 làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống 564 tỷ đồng, thấp hơn so với vốn điều lệ (590 tỷ đồng). Nguyên nhân thua lỗ vẫn được các công ty đổ lỗi do thị trường vận tải biển trong nước và quốc tế gặp nhiều khó khăn.

LAF cũng thuộc nhóm những doanh nghiệp lỗ nhiều nhất với 144.5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 52 tỷ đồng. Việc thua lỗ liên tiếp từ đầu năm đến nay đã khiến vốn điều lệ của công ty gần chuyển sang mức âm. Vừa qua, Sở GDCK TPHCM (HOSE) đã có tối hậu thư cảnh báo về khả năng hủy niêm yết của LAF nếu báo cáo kiểm toán 2012 cho thấy lỗ lũy kế cao hơn vốn điều lệ. Ngay cả Ban lãnh đạo công ty cũng không chắc chắn về việc khắc phục lỗ trong thời gian tới càng khiến cho cổ đông và nhà đầu tư của LAF lo ngại.

GAS - VNM - DPM: Bộ ba dẫn dắt thị trường

Với quy mô vốn lớn và gần như độc quyền trong cả nước, GAS tiếp tục dẫn đầu về doanh thu lẫn lợi nhuận sau thuế hợp nhất với 53,000 tỷ đồng và 7,153 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận tăng vọt gần 58% so với cùng kỳ.

VNM dù doanh thu đạt 19,506 tỷ đồng, kém xa cả FPT nhưng lãi ròng lên đến 4,171 tỷ đồng, xếp vị trí thứ hai toàn thị trường. Đồng thời, cả doanh thu và lợi nhuận 9 tháng cùng có sự tăng trưởng mạnh, tầm 25-30% so với cùng kỳ. Kết quả này giúp VNM hoàn thành gần 90% kế hoạch cả năm sau ba quý.

DPM có con số tăng trưởng doanh thu ấn tượng, tăng gần 53% đạt 10,463 tỷ đồng nhờ “tiếp quản” thêm Nhà máy Đạm Cà Mau. Lợi nhuận hợp nhất của DPM cũng tăng 10% cùng kỳ, đạt gần 2,500 tỷ đồng. Hiện DPM đã vượt gần 40% kế hoạch lãi cả năm.



Nguồn: Vietstock

MSN, PVD những cái tên tiếp theo có lãi ròng “khủng”.

Tuy nằm trong tốp cổ phiếu lãi nhưng mức tăng trưởng của MSN không bằng nhiều doanh nghiệp trong danh sách. Trong khi doanh thu tăng vọt lên gấp rưỡi đạt 6,735 tỷ đồng thì lợi nhuận chỉ tăng có 9%, dừng ở 1,166 tỷ đồng. Ngoài ra, trong quý 3 lãi ròng hợp nhất giảm 25% so cùng kỳ, riêng công ty mẹ lỗ 123 tỷ đồng.

Còn PVD, một doanh nghiệp trong ngành dầu khí, cũng có sự tăng trường doanh thu và lợi nhuận trong khoảng 30% khi đạt 8,323 tỷ đồng và 1,103 tỷ đồng. Riêng trong quý 3 thì lãi ròng tăng trưởng ấn tượng với gần 60%.

FPT dù có doanh thu gần 28,500 tỷ đồng, mức doanh thu đứng thứ 2 toàn thị trường nhưng so với cùng kỳ thì vẫn giảm nhẹ 4%. Lãi ròng cũng “khá thấp” với 1,091 tỷ đồng, giảm 11%. Với mức lãi ròng như trên, công ty mới thực hiện chưa đến 50% kế hoạch năm, dù cho kế hoạch này đã được điều chỉnh giảm từ 3,000 tỷ đồng xuống 2,547 tỷ đồng theo quyết định của HĐQT vào cuối tháng 8 vừa qua.

Trong số các doanh nghiệp có lợi nhuận dẫn đầu thị trường còn lại, đáng chú ý nhất là CII tuy lãi ròng chỉ 360 tỷ đồng, đứng cuối cùng trong top 10 nhưng lại có mức tăng trưởng đặc biệt ấn tượng: 175% và vượt xa kế hoạch lợi nhuận 311 tỷ đồng cho cả năm. Ngoài ra, do đặc thù là doanh nghiệp đầu tư nên doanh thu thuần không lớn, chỉ đạt 188.5 tỷ đồng.

Như vậy, thống kê cho thấy tổng lãi ròng của 10 doanh nghiệp đứng đầu lên đến 19,221 tỷ đồng, tức hơn 2/3 giá trị lãi ròng của các doanh nghiệp báo lãi.

Một số doanh nghiệp khác dù doanh thu đạt giá trị tuyệt đối lớn, nhưng lãi ròng lại sụt giảm đáng kể. Điển hình là PVS, POM, VCG có doanh thu từ vài ngàn tỷ đến hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận ghi nhận những con số nhỏ bé, đạt 103.5 tỷ đồng, 8.7 tỷ đồng và 11.5 tỷ đồng.

Theo Mỹ Hà (Vietstock)


NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN




HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK

No comments: