Vualambao - Ông Phạm Chí Dũng, người bị công an tạm giam bốn tháng vì một số bài viết trên mạng, đã được tại ngoại, theo một số nguồn tin vừa cho BBC biết.
Sau hai tháng trong trại giam của Bộ Công an ở TP. HCM và hai tháng nữa ở trại giam số 4 Phan Đăng Lưu của Công an TP. HCM, được biết ông Phạm Chí Dũng đã được cho về nhà tối 22/11 vừa qua.
Hiện tại, vẫn theo các nguồn tin cho BBC hay, ông Dũng vẫn tiếp tục bị điều tra, nhưng việc quy tội hình sự đã được giảm nhẹ từ Điều 79 ban đầu (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) sang Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).
Viết về Thủ tướng
Tin về vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng lần đầu được báo Tuổi Trẻ ở TP. HCM tường thuật hôm 20/7 rằng ông “đã bị Cơ quan Công an bắt giam với cáo buộc làm lộ bí mật”.
Sau đó, trang blog của nhà báo Hồ Thu Hồng, người có nhiều quan hệ với ngành công an, viết thêm ông Dũng “là người sản xuất nội dung trang Quan làm báo, với chỉ đạo mục đích đánh phá nội bộ, gây chia rẽ ở cấp cao nhất quốc gia”.
Tuy vậy, tin mới nhất mà BBC có được cho hay ông Dũng bị bắt vì loạt bài có tựa “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng?” đăng trên trang mạng Phía trước ở nước ngoài.
Hai bài này, ký bút danh Thường Sơn, đặt giả thiết: “Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.”
Bút danh Thường Sơn cũng xuất hiện trong nhiều bài khác đăng ở trang Phía trước, mà bài cuối là ngày 18/7, trước khi ông Dũng bị bắt.
Trên danh nghĩa công an TP. HCM tiến hành bắt giữ ông Dũng, nhưng ngay sau đó, ông bị di lý lên cơ quan của Bộ Công an tại TP Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, sau thời gian hai tháng ở trong trại giam của Bộ Công an, ông Dũng được đưa về trại giam số 4, Phan Đăng Lưu của công an TP Hồ Chí Minh.
Được biết phòng giam ông ở số 4, Phan Đăng Lưu cũng từng là phòng ở của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), bị án 12 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật hình sự.
Việc quy tội hình sự với ông cũng được giảm nhẹ từ Điều 79 ban đầu (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) sang Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).
Hiện ông được tại ngoại, nhưng cuộc điều tra của công an với ông vẫn chưa kết thúc.
Ở Việt Nam, có những quyết định điều tra “có thể kéo dài 10 năm, thậm chí vô thời hạn, tùy vào thái độ của người bị điều tra”, theo một người làm trong ngành tư pháp giải thích với BBC.
Cam kết
Ông Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.
Sau khi ông Dũng bị bắt, gia đình đã viết thư gửi cho các lãnh đạo Việt Nam đề nghị cứu xét trường hợp của ông.
Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới ở Paris, ông Dũng từng là cán bộ an ninh được điều sang làm việc cho chính quyền TP HCM và nhiều năm làm việc cùng ông Trương Tấn Sang, người nay đã trở thành chủ tịch nước Việt Nam.
Một nguồn tin ở Việt Nam cũng nói với BBC rằng đã có các hoạt động trong giới chức ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trước khi Bộ Công an có quyết định tạm thời cho ông Dũng được tại ngoại hầu tra.
Vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng gây chấn động dư luận, nhất là khi nó diễn ra khi trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện chiến dịch phê bình và tự phê bình.
Các báo Việt Nam đăng nhiều tin khác nhau về vụ bắt ông Phạm Chí Dũng và cuộc điều tra nhưng đa số các tin bài dừng lại ở tháng 7 năm nay.
Theo BBC
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Sau hai tháng trong trại giam của Bộ Công an ở TP. HCM và hai tháng nữa ở trại giam số 4 Phan Đăng Lưu của Công an TP. HCM, được biết ông Phạm Chí Dũng đã được cho về nhà tối 22/11 vừa qua.
Hiện tại, vẫn theo các nguồn tin cho BBC hay, ông Dũng vẫn tiếp tục bị điều tra, nhưng việc quy tội hình sự đã được giảm nhẹ từ Điều 79 ban đầu (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) sang Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).
Viết về Thủ tướng
Tin về vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng lần đầu được báo Tuổi Trẻ ở TP. HCM tường thuật hôm 20/7 rằng ông “đã bị Cơ quan Công an bắt giam với cáo buộc làm lộ bí mật”.
Sau đó, trang blog của nhà báo Hồ Thu Hồng, người có nhiều quan hệ với ngành công an, viết thêm ông Dũng “là người sản xuất nội dung trang Quan làm báo, với chỉ đạo mục đích đánh phá nội bộ, gây chia rẽ ở cấp cao nhất quốc gia”.
Tuy vậy, tin mới nhất mà BBC có được cho hay ông Dũng bị bắt vì loạt bài có tựa “Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng?” đăng trên trang mạng Phía trước ở nước ngoài.
Hai bài này, ký bút danh Thường Sơn, đặt giả thiết: “Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sẽ sẵn lòng chấp nhận cơ chế chính trị nhiều hơn một đảng hoặc nhiều đảng nhưng có vẻ ổn định và đỡ tốn xương máu, thay cho lối mòn độc đảng quá rủi ro và chỉ chực chờ bùng nổ như hiện nay.”
Bút danh Thường Sơn cũng xuất hiện trong nhiều bài khác đăng ở trang Phía trước, mà bài cuối là ngày 18/7, trước khi ông Dũng bị bắt.
Trên danh nghĩa công an TP. HCM tiến hành bắt giữ ông Dũng, nhưng ngay sau đó, ông bị di lý lên cơ quan của Bộ Công an tại TP Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, sau thời gian hai tháng ở trong trại giam của Bộ Công an, ông Dũng được đưa về trại giam số 4, Phan Đăng Lưu của công an TP Hồ Chí Minh.
Được biết phòng giam ông ở số 4, Phan Đăng Lưu cũng từng là phòng ở của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), bị án 12 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật hình sự.
Việc quy tội hình sự với ông cũng được giảm nhẹ từ Điều 79 ban đầu (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền) sang Điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước).
Hiện ông được tại ngoại, nhưng cuộc điều tra của công an với ông vẫn chưa kết thúc.
Ở Việt Nam, có những quyết định điều tra “có thể kéo dài 10 năm, thậm chí vô thời hạn, tùy vào thái độ của người bị điều tra”, theo một người làm trong ngành tư pháp giải thích với BBC.
Cam kết
Ông Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.
Sau khi ông Dũng bị bắt, gia đình đã viết thư gửi cho các lãnh đạo Việt Nam đề nghị cứu xét trường hợp của ông.
Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới ở Paris, ông Dũng từng là cán bộ an ninh được điều sang làm việc cho chính quyền TP HCM và nhiều năm làm việc cùng ông Trương Tấn Sang, người nay đã trở thành chủ tịch nước Việt Nam.
Một nguồn tin ở Việt Nam cũng nói với BBC rằng đã có các hoạt động trong giới chức ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trước khi Bộ Công an có quyết định tạm thời cho ông Dũng được tại ngoại hầu tra.
Vụ bắt giữ ông Phạm Chí Dũng gây chấn động dư luận, nhất là khi nó diễn ra khi trong giới lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện chiến dịch phê bình và tự phê bình.
Các báo Việt Nam đăng nhiều tin khác nhau về vụ bắt ông Phạm Chí Dũng và cuộc điều tra nhưng đa số các tin bài dừng lại ở tháng 7 năm nay.
Theo BBC
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment