Thursday, November 15, 2012

Chất vấn của 2 Đại Biểu Việt Nam như ngọn đèn trong đêm 30...

Vualambao  - Những lời chất vấn Thủ Tướng của Đại biểu Dương Trung Quốc ngày hôm qua trước Quốc Hội khoá 4 đã trở lại với những gì mà ông đã xây dựng lên hình ảnh của mình trong nhiệm kỳ Quốc Hội 12 và đã lấy lại hình ảnh cũng như uy tín của ông đã bị hoen ố trong bài phỏng vấn 'tâng bốc' Thủ Tướng mà có thể do chính đám báo giới Lề Đảng tung hô(?).

Bên cạnh Dương Trung Quốc, đại biểu Tỉnh Đồng Nai đã làm người dân nức lòng bởi những câu chất vấn dũng cảm, đầy trách nhiệm với nhân dân, với cử tri đã bầu ra mình!

Chỉ tiếc rằng với những kẻ tham quan, bạo chúa, độc tài đã 'dành' chiếc ghế bằng mọi thủ đoạn bẩn thỉu thì những lời chất vấn không chưa đủ. Bởi đơn giản, Ngài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam làm gì còn lòng tự trọng, làm gì còn nhân cách để mà thấu hiểu Văn hoá Từ chức?
Chính vì vậy mà nhân dân Việt Nam cần làm là tiếp tục sát cánh bên nhau vạch trần những thủ đoạn tham nhũng, cường quyền, bất chấp pháp luật của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng với tên đồ tể tanh tưởi Nguyễn Văn Hưởng ra ánh sáng, buộc chúng phải rời khỏi 'chiếc ghế' quyền lực và đô la. Liệu Việt Nam có cái ngày đó?

Nếu 400/500 đại biểu của cả nước có được dũng khí như các ông thì có lẽ Việt Nam ta sẽ sớm thoát khỏi những ngày tăm tối! Tuy nhiên giữa màn đêm đen tối như Đêm 30 'Tắt đèn', vẫn còn những ngọn đèn tuy chỉ như những đốm nhỏ le lói song có thể vẫn trở thành những ngôi sao soi sáng cho Nhân dân Việt Nam noi theo.

Chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào những Trí thức Việt Nam, những con người với trí tuệ, trái tim, bầu nhiệt huyết sẽ cùng với dân tộc đưa nhân dân Việt Nam đấu tranh chống lại Cường quyền, bạo tàn, vô nhân tính và sự thống trị độc tài, tham nhũng của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Con đường còn dài và chông gai, song vận mệnh của đất nước chắc chắn sẽ không thể bị vùi dập bởi bè lũ tham quan mãi mãi.


Trần Hồng Quân - Quan làm báo

Thủ tướng Dũng: 'Còn nhiệm vụ, còn làm'
Cập nhật: 04:41 GMT - thứ tư, 14 tháng 11, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có phiên trả lời trước Quốc hội, khẳng định 'tiếp tục nhiệm vụ' khi bị chất vấn về trách nhiệm.

Toàn bộ phiên chất vấn được phát sóng trực tiếp trên Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ông Dũng bắt đầu đọc Báo cáo trước Quốc hội vào lúc 9 giờ 15 phút sáng thứ Tư 14/11 (giờ Hà Nội).

Trong báo cáo ông thủ tướng nói "khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động nặng nề, tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam".

Tuy nhiên ông khẳng định "Chính phủ luôn trăn trở tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển".

Ông cũng trình bày về các nhóm giải pháp mà Chính phủ đang thực hiện.

Vào lúc 10 giờ 10 phút, Quốc hội bắt đầu chất vấn trực tiếp ông Nguyễn Tấn Dũng, mở đầu bằng đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, hỏi về "giải pháp nào là cơ bản nhất, đột phá nhất, động lực nào là cơ bản nhất, bao trùm nhất để thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra".
Văn hóa từ chức?

"Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"

Đại biểu Dương Trung Quốc

Ngay sau đó, đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ.

Ông Quốc nói: "Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong đó có Thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin Trung ương Đảng kỷ luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn Nhà nước".

"Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật, chứ không chỉ là lời xin lỗi."

Ông Dương Trung Quốc hỏi: "Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"
Ông đại biểu tỉnh Đồng Nai chốt lại bằng hai câu hỏi: "Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?"

"Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?"


Các câu hỏi mạnh mẽ chưa từng thấy của ông Dương Trung Quốc ngay lập tức được lưu truyền trên các mạng xã hội ở Việt Nam.
Không thoái thác nhiệm vụ

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói Đảng cử thì ông làm và ông không xin Đảng việc làm

Về phần mình, tuy không nhắc tới cụm từ 'văn hóa từ chức', Thủ tướng Chính phủ khẳng định nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm, "không thoái thác nhiệm vụ".

Khi phát biểu, gương mặt ông thủ tướng tỏ ra bình thản, thậm chí tươi cười.

Ông nói: "Tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm của người đứng đầu về tất cả hạn chế, yếu kém trong tất cả các lĩnh vực, trong đó, có yếu kém trong giám sát, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước".

"Trên cơ sở đó, chúng tôi trình bày sẽ khắc phục yếu kém của mình để làm tốt chức năng được nhân dân giao phó."

Ông Nguyễn Tấn Dũng giãi bày: "Hôm nay còn ba ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng. Chịu sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi làm, đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác".

"Mặt khác, tôi không từ chối, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó."

"Chịu sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi làm, đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác."

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
"Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, về phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, cả về sức khỏe, thương tật, nguyện vọng."

Ông thủ tướng tuyên bố: "Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng tiếp tục phân công tôi ứng cử, làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, BCH Trung ương Đảng, Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất".

"Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua.
BBC

2 comments:

Điện Hải said...

Theo HP và Luật Quốc hội thì chức danh thủ tướng (TTg)là QH bầu, ĐCSVN không có quyền cử đảng viên đảm nhiệm chức danh đó, nếu không được QH phê chuẩn.
Đáng tiếc ông NTD đã cố tình không hiểu điều hiển nhiên ấy, lại cho rằng Đảng cử làm thủ tướng thì ông nhận nhiệm vụ. Một ông TTg mà nhận thức về HP và Luật pháp như vậy mà nắm giữ 2 nhiệm kỳ , thì điều hành, quản lý đất nước sao nổi. QH cần thực hiện ngay quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm TTg trong hội nghị này. Đất nước cần tìm ngay một TTg có đủ tài-đức- trí -tín -nghĩa để vực dậy nền kinh tế ben bờ phá sản như Hy lạp hiện nay.

Anonymous said...

*Vì bây giờ không phải là thời đại phong kiến, không phải là tiền của riêng mình.

Và phòng chống rửa tiền là ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trên mỗi quốc gia.

Vì Việt Nam đã gia nhập quốc tế, gia nhập WTO, APEC…nên phải tuân thủ theo đúng với nguyên tắc Luật pháp của quốc tế.

Nên tôn trọng cộng đồng và quốc tế, không được tự tiện “thích làm gì thì làm” gây khổ cho dân oan ức!

Ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh, đấu tranh để sinh tồn.

Đây là người có mối quan hệ với thủ tướng làm bậy, dùng tiểu xảo giấu đồ?

Thượng bất minh hạ tất loạn.

Trong pháp luật có 1 điều như thế này:

Khi người quản lý, sử dụng lao động sai luật pháp. Khi ép cấp dưới làm việc và chịu trách nhiệm quá khả năng mà không hướng dẫn báo cáo rõ ràng, lập lờ đánh lận con đen, mờ ám trong phân công sổ sách kế toán…không có biện pháp an toàn cho người lao động thì phải chịu trách nhiệm dân sự.

Tôi muốn những người bạn của chính nghĩa giúp tôi buộc ông Nguyễn Mạnh Triều giám đốc Eximbank phải trả lại tất cả tiền lương và tiền thưởng của tôi để tôi có tiền trả nợ vay.

Ngoài ra, do ông ta làm sai pháp luật nhiều lần gây thiệt hại cho tôi về vật chất lẫn tinh thần nên phải bồi thường những tổn thất này cho tôi.. Tôi viết đơn này dưới hình thức ngỏ vì đơn từ dưới mọi hình thức khác rất khó đến tay các vị lãnh đạo, ít khi được trả lời mặc dù có đầy đủ chứng cứ và ghi âm đối chứng?

Tôi có làm đơn gửi cho Eximbank Hội sở và theo trình tự gửi trang web thủ tướng, các trang web các báo và công an rồi nhưng chờ tới cổ dài cũng chưa thấy gì?
http://blog.yahoo.com/giaohaoganxa1212/articles/1090548/index