- EVN tính cả bể bơi, biệt thự, sân tenis vào giá điện và nhiều sai phạm nghiêm trọng khác (Ảnh minh hoạ)
Vậy là sau nhiều lần sửa đổi, giải trình, tiếp thu, cuối cùng thì thanh tra chính phủ cũng đã hoàn tất kết luận thanh tra tại EVN. Thủ tướng đã đồng ý với phiên bản kết luận sau cùng của TTCP. (http://danviet.vn/kinh-te/thu-tuong-dong-y-voi-ket-luan-thanh-tra-evn/20140110040246444p1c25.htm).Theo đó, so với phiên bản đầu tiên TTCP báo cáo Thủ tướng thì hơn 6.000 tỷ đồng sai phạm đã được hoá giải và bốc hơi, theo cách nói của dân gian. Chỉ trang giấy A4 mà hiệu nghiệm hơn mọi đũa thần. EVN cũng đã ngay lập tức nương vào đấy để chuẩn bị các bước cần thiết cho chu trình tăng giá điện mới. Dư luận và chính các thành viên của đoàn thanh tra bức xúc đến phẫn uất vì với hàng loạt sai phạm cực kỳ nghiêm trọng, thiệt hại hàng chục ngàn tỷ nhưng được các cơ quan chức năng tìm mọi cách để EVN lọt lưới pháp luật ngoạn mục. Vì sao Thủ tướng lại có thể nhu nhơ và dễ dãi với EVN như vậy ?
Trước hết, nói về sai phạm EVN nhận bảo lãnh để Nhiệt điện Phả Lại vay 7.000 tỷ vốn ODA với lãi suất ưu đãi 1,8 - 2% (Thực chất là EVN nhận vốn vay ODA từ Chính phủ), rồi lại đứng ra vay lại nguồn vốn mà thực chất là của mình. Điều đáng nói là EVN vay lại của Nhiệt điện Phả lại (NĐPL) với lãi suất bình quân lên tới 17%. Chỉ riêng phi vụ này, mỗi năm, khách hàng dùng điện phải trả thêm ít nhất 300 tỷ đồng hoàn toàn phi lý. Theo lý giải của EVN thì do Bộ tài chính không đồng ý cho NĐPL vay trực tiếp mà yêu cầu EVN phải đứng ra bảo lãnh, NĐPL mới có thể vay được. Nhưng đến khi cần vay lại thì EVN lại cho rằng lúc này NĐPL đã cổ phần hoá nên quyền sử dụng vốn nhàn rỗi lại là của NĐPL, EVN buộc phải vay theo giá thị trường. Câu hỏi đặt ra là EVN nắm giữ cổ phần chi phối tại Nhiệt điện Phả lại, sao không báo cáo Chính phủ để dùng quyền đó sử dụng nguồn vốn vay ODA mà họ chưa sử dụng, theo đúng lãi suất mà NĐPL đang được thụ hưởng. Đây rõ ràng là hành vi cố ý làm trái, chu chuyển lòng vòng, gây thiệt hại nghiệm trọng cho EVN tức là gây thiệt hại cho người dùng điện. Nếu đúng là Bộ Tài chính đồng tình với cách biện luận của EVN thì tức là Bộ Tài chính đang tiếp tay cho sai phạm. Bộ trưởng nào, Thứ trưởng nào của Bộ Tài chính đồng tình như vậy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và khoản thụ hưởng trái phép của NĐPL do chênh lệch lãi suất phải được loại khỏi giá thành ngành điện.
Không chỉ như vậy, một điểm cần đặc biệt lưu ý là Luật Doanh nghiệp do Quốc hội ban hành, khẳng định việc NĐPL cho EVN vay 2.350 tỷ với lãi suất bình quân 17 % là hoàn toàn phi pháp, đơn giản NĐPL không phải là tổ chức tín dụng và không có chức năng cho vay. Không thể nào chấp nhận cách giải thích là EVN sử dụng nội lực như cách nói vu vơ, chà đạp công lý của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Nội lực sao không áp lãi suất ưu đãi 2% ? Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ có biết một trong những đại án tham nhũng mà nhân dân đang đặc biệt chú ý xảy ra tại Công ty ALC II không ? Công ty ALC II chỉ có chức năng cho thuê tài chính, không được thực hiện nghĩa vụ cho vay. Tuy nhiên các Bị cáo đã ký hợp đồng cho thuê tài chính núp bóng cho vay, gây thiệt hại 500 tỷ mà toà vừa tuyên 2 án tử hình. Sai phạm của EVN trong phi vụ này, mỗi năm nhân dân thiệt chừng 300 tỷ, mà chỉ phải giải trình chung chung, thử hỏi công lý ở đâu, hay mọi luật pháp không được áp dụng với EVN, với tư cách là doanh nghiệp độc quyền ? Theo cách hiểu của người viết, Thủ tướng, trong phạm vi quyền hạn của mình cũng chỉ có thể du di, vận dụng những quy định thuộc tầm Nghị định, thông tư mà thôi, sao Thủ tướng lại đồng ý với những hành vi ngồi xổm trên cả luật như thế ?
Vụ việc đầu tư ngoài ngành (EVN telecom) của EVN làm cho EVN lỗ 3.000 tỷ (mất luôn cả vốn), xứng đáng phải coi là đại án và phải có người chịu trách nhiệm chứ. Chẳng lẽ, EVN làm mà giờ đây bắt dân đóng tiền điện cao để EVN xoá khoản lỗ này. Theo những gì mà báo chí có thì vấn đề của EVN Telecom không chỉ giản đơn là lựa chọn công nghệ lạc hậu. Dư luận có quyền nghi vấn, để che dấu khuất tất này, EVN lại phải lấy của dân (thông qua giá điện) hàng chục triệu đô la khác để bôi trơn. Dư luận mong mỏi Ban Nội chính Trung ương và cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc kiểm đếm, đánh giá hàng trăm trạm tiếp sóng, hàng tấn thiết bị được EVN nhắm mắt nhập về, 30% trong số đó coi như lãng phí vì lắp đặt xong nhưng không sử dụng. Có những lô hàng hàng chục triệu USD, được khẩn trương nhập về khi đã biết chủ trương chuyển giao EVN Telecom sang Viettel, và đương nhiên là vô dụng. Mức độ liều lĩnh của EVN trong thương vụ EVN Telecom không hề thua kém Dương Chí Dũng của Vinalines. Dư luận cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm ai, cơ quan nào để EVN bỏ qua 10.000 tỷ tiền biếu không Viettel thuê cột điện, đường chuyền. Rõ ràng 10.000 tỷ đồng này (tương đương 354 tỷ/năm) đang làm người dùng điện thiệt hại còn làm cho Viettel hưởng lợi một cách vô lý. EVN làm như vậy với động cơ gì, phải chăng để Viettel giúp che dấu những bê bối của EVN telecom ? Số tiền mà Viettel đang thụ hưởng trái pháp luật này có nên bị loại khỏi giá thành điện không? Thủ tướng nói sao nếu lần tăng giá điện mới đây vụ việc này không được đưa ra xem xét minh bạch, sòng phẳng ?
Nhân dân và dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng khi biết EVN hạch toán cả biệt thự, bể bơi, sân tenis (gần 600 tỷ) vào giá thành điện năng. Đáng trách hơn, khi bị phát hiện EVN đã không thành thật giải trình. Khi thì nói là cần thiết và nhân văn, khi thì nói là không hề hạch toán, đến lúc không thể chối cãi mới thủng thẳng trả lời rằng trong số gần 600 tỷ thì thực chất mới hạch toán 50 tỷ ?! Rất khó nói không có hành vi cố ý làm trái ở đây. Chính phủ cũng như các Bộ, ngành không hề cho phép mà vẫn cứ làm thì còn giải thích lòng vòng gì nữa. Trên quan điểm bảo vệ pháp luật, hành vi phạm tội của EVN coi như đã hoàn thành. Bằng chứng là nếu không có thanh tra thì nhân dân lại nai lưng ra gánh nốt khoản tiền 600 tỷ đồng này.
Việc đầu tư ra ngoài công ty mẹ vượt vốn điều lệ 45.000 tỷ đồng cũng là sai phạm nghiêm trọng. Đáng lẽ nếu có nhu cầu cần thiết và có lợi cho sự phát triển của EVN, nếu EVN trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước thì trước khi định làm gì mà biết nó đang trái với các quy định hiện hành, nhất thiết phải báo cáo, xin phép các cơ quan quản lý có thẩm quyền và chỉ triển khai nếu được chấp thuận. Đằng này EVN cứ cho mình quyền muốn làm gì thì làm. Thử hỏi nền kinh tế mà có 1 - 2 'Ông" như EVN thì làm sao mà ổn định kinh tế vĩ mô, các công cụ tài khoá, tiền tệ làm sao phát huy tác dụng...Xin được so sánh sai phạm này với sai phạm uỷ thác đầu tư của đại án Nguyễn Đức Kiên sắp được đưa ra xét xử, cái nào nghiêm trọng hơn ? Cái nào ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống người dân nhiều hơn. Đang trong lúc cần xiết chặt kỷ cương, bảo đảm môi trường minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, sao Thủ tướng lại dễ dãi với EVN đến vậy.
Còn nữa, mua xe sang tại EVN. Bất chấp mọi quy định của Đảng, của Quốc hội và của chính Chính phủ về phòng chống lãng phí, EVN vẫn mua xe gấp 2 - 3 lần quy định. Đây là "cái tát vào mặt" những cá nhân, cơ quan, tổ chức đang ngày đêm tìm cách khắc chế quốc nạn lãng phí mà sự tàn phá của nó hết sức khủng khiếp. Mua xe công quá tiêu chuẩn để mình đi tại một doanh nghiệp nhà nước đã là tội lớn, tội lớn hơn nhiều nếu điều đó xẩy ra tại doanh nghiệp nhà nước độc quyền như EVN. Kỳ lạ thay, sai phạm này đã không được Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm khắc, lại còn được hướng dẫn phần đúng quy định thì hạch toán vào giá thành còn phần vượt (2 - 3 lần quy định) thì đưa vào lợi nhuận sau thuế. Mua 2 xe đã vượt 3 tỷ, kỳ thực thanh tra chính phủ không phát hiện được, hay không muốn đưa vào kết luận thanh tra là khoảng 300 - 400 xe khác cũng quá tiêu chuẩn như vậy. Báo chí biết thì chắc thanh tra cũng phải biết. Vậy là nếu không có thanh tra thì nhân dân lại oan ức thêm chừng 500 tỷ nữa để lãnh đạo EVN có điều kiện xài sang. Cứ đà này, sẽ đến lúc các quan của EVN sẽ mua máy bay riêng để thăm thú, chơi bời và thuyết giảng về làm sao để phòng chống tham nhũng, lãng phí và làm sao học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sao lại không, bởi nếu chẳng may bị phát hiện thì cũng chỉ kiểm điểm qua loa thôi mà.
Rất nhiều, rất nhiều những sai phạm nghiêm trọng khác. Chẳng hạn chi hàng trăm tỷ (tiền học phí, tiền lương và chi phí khác) cho 164 cán bộ chủ chốt đi học thạc sỹ chui ở Đại học Quốc gia, liên kết với đại học Griggs, cái trường mà cho đến nay, có rất nhiều lùm xùm, sai phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không công nhận tính hợp pháp của những tấm bằng này. Học thạc sỹ cũng lấy tiền dân thì đúng là chỉ có EVN. Rồi lương thưởng trái chỉ đạo của Thủ tướng, giá mua bán điện, giá mua bán truyền tải điện không theo quy định của Bộ Công thương, gây sai sót hàng ngàn tỷ đồng. Nhân dân mong những khoản chi bất hợp pháp này không được đưa vào giá thành và đòi hỏi những người làm sai phải bồi thường.
Chỉ cần phép tính nhẩm đơn giản, và chỉ cần biết mỗi lần tăng giá điện 5%, EVN thu về khoảng 3.500 tỷ thì mới giật mình rằng, nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm đúng bổn phận, quy rõ trách nhiệm của EVN và các Bộ ngành liên quan trong việc để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng nói trên tại EVN và kiên quyết thu hồi số tiền sai phạm, nhân dân hoàn toàn có thể tránh được 3 - 4 lần tăng giá điện. Nền kinh tế đỡ lao sâu vào vùng xoáy khủng hoảng; dân nghèo đỡ bần cùng hơn.
Điều dư luận khó hiểu là Thủ tướng nêu thông điệp đầu năm 2014 nức lòng nhân dân gần như đồng thời với ký văn bản đồng ý kết luận thanh tra EVN. Đâu rồi tầm quan trọng của thể chế, đâu rồi tinh thần thượng tôn pháp luật và ..."mọi Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Xoá bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp, và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực". Và "Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật..." ? Người viết chưa dám nghĩ Thủ tướng đang nói một đằng làm một nẻo trong trường hợp này nhưng đúng là đã có sự khác nhau. Phải chăng là đang có sự giằng co, cả nể làm xuất hiện 2 cách giải quyết cùng một vấn đề trong suy nghĩ của Thủ tướng. Hay trong bạt ngàn đội ngũ tham mưu cho Thủ tướng chia làm 2 phe, phe Thiện và phe Ác. Phe Thiện là những công bộc đứng chung hàng ngũ của Thủ tướng khi làm nên thông điệp đầu năm, trăn trở nặng lòng với những thách thức mà đất nước đang đối mặt và dứt khoát tìm giải pháp đưa đất nước tiến lên. Còn phe Ác là phần còn lại, tham mưu để Thủ tướng đồng ý với những kết luận thanh tra EVN vừa công bố. Vẫn biết, Thủ tướng trăm công nghìn việc nhưng xin được chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Dũng, vì sao một cuộc thanh tra mà ngày 30/11/2012, tại Văn bản số 2024/VPCP-V1, nói Thủ tướng đồng ý với dự thảo kết luận thanh tra 2835/TTCP-V1 do Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản ký, để rồi sau đó 11 tháng, Thủ tướng lại đồng ý với kết luận khác làm bay biến hơn 6.000 tỷ đồng sai phạm tại EVN?. Nhân dân và công luận hy vọng Thủ tướng nghiêm khắc, có biện pháp xem lại kết luận này một cách tường minh trên tinh thần thông điệp đầu năm để chứng tỏ Chính phủ đương nhiệm kiên quyết nói đi đôi với làm.
Nhat Le
Vậy là sau nhiều lần sửa đổi, giải trình, tiếp thu, cuối cùng thì thanh tra chính phủ cũng đã hoàn tất kết luận thanh tra tại EVN. Thủ tướng đã đồng ý với phiên bản kết luận sau cùng của TTCP. (http://danviet.vn/kinh-te/thu-tuong-dong-y-voi-ket-luan-thanh-tra-evn/20140110040246444p1c25.htm).Theo đó, so với phiên bản đầu tiên TTCP báo cáo Thủ tướng thì hơn 6.000 tỷ đồng sai phạm đã được hoá giải và bốc hơi, theo cách nói của dân gian. Chỉ trang giấy A4 mà hiệu nghiệm hơn mọi đũa thần. EVN cũng đã ngay lập tức nương vào đấy để chuẩn bị các bước cần thiết cho chu trình tăng giá điện mới. Dư luận và chính các thành viên của đoàn thanh tra bức xúc đến phẫn uất vì với hàng loạt sai phạm cực kỳ nghiêm trọng, thiệt hại hàng chục ngàn tỷ nhưng được các cơ quan chức năng tìm mọi cách để EVN lọt lưới pháp luật ngoạn mục. Vì sao Thủ tướng lại có thể nhu nhơ và dễ dãi với EVN như vậy ?
Trước hết, nói về sai phạm EVN nhận bảo lãnh để Nhiệt điện Phả Lại vay 7.000 tỷ vốn ODA với lãi suất ưu đãi 1,8 - 2% (Thực chất là EVN nhận vốn vay ODA từ Chính phủ), rồi lại đứng ra vay lại nguồn vốn mà thực chất là của mình. Điều đáng nói là EVN vay lại của Nhiệt điện Phả lại (NĐPL) với lãi suất bình quân lên tới 17%. Chỉ riêng phi vụ này, mỗi năm, khách hàng dùng điện phải trả thêm ít nhất 300 tỷ đồng hoàn toàn phi lý. Theo lý giải của EVN thì do Bộ tài chính không đồng ý cho NĐPL vay trực tiếp mà yêu cầu EVN phải đứng ra bảo lãnh, NĐPL mới có thể vay được. Nhưng đến khi cần vay lại thì EVN lại cho rằng lúc này NĐPL đã cổ phần hoá nên quyền sử dụng vốn nhàn rỗi lại là của NĐPL, EVN buộc phải vay theo giá thị trường. Câu hỏi đặt ra là EVN nắm giữ cổ phần chi phối tại Nhiệt điện Phả lại, sao không báo cáo Chính phủ để dùng quyền đó sử dụng nguồn vốn vay ODA mà họ chưa sử dụng, theo đúng lãi suất mà NĐPL đang được thụ hưởng. Đây rõ ràng là hành vi cố ý làm trái, chu chuyển lòng vòng, gây thiệt hại nghiệm trọng cho EVN tức là gây thiệt hại cho người dùng điện. Nếu đúng là Bộ Tài chính đồng tình với cách biện luận của EVN thì tức là Bộ Tài chính đang tiếp tay cho sai phạm. Bộ trưởng nào, Thứ trưởng nào của Bộ Tài chính đồng tình như vậy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và khoản thụ hưởng trái phép của NĐPL do chênh lệch lãi suất phải được loại khỏi giá thành ngành điện.
Không chỉ như vậy, một điểm cần đặc biệt lưu ý là Luật Doanh nghiệp do Quốc hội ban hành, khẳng định việc NĐPL cho EVN vay 2.350 tỷ với lãi suất bình quân 17 % là hoàn toàn phi pháp, đơn giản NĐPL không phải là tổ chức tín dụng và không có chức năng cho vay. Không thể nào chấp nhận cách giải thích là EVN sử dụng nội lực như cách nói vu vơ, chà đạp công lý của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Nội lực sao không áp lãi suất ưu đãi 2% ? Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ có biết một trong những đại án tham nhũng mà nhân dân đang đặc biệt chú ý xảy ra tại Công ty ALC II không ? Công ty ALC II chỉ có chức năng cho thuê tài chính, không được thực hiện nghĩa vụ cho vay. Tuy nhiên các Bị cáo đã ký hợp đồng cho thuê tài chính núp bóng cho vay, gây thiệt hại 500 tỷ mà toà vừa tuyên 2 án tử hình. Sai phạm của EVN trong phi vụ này, mỗi năm nhân dân thiệt chừng 300 tỷ, mà chỉ phải giải trình chung chung, thử hỏi công lý ở đâu, hay mọi luật pháp không được áp dụng với EVN, với tư cách là doanh nghiệp độc quyền ? Theo cách hiểu của người viết, Thủ tướng, trong phạm vi quyền hạn của mình cũng chỉ có thể du di, vận dụng những quy định thuộc tầm Nghị định, thông tư mà thôi, sao Thủ tướng lại đồng ý với những hành vi ngồi xổm trên cả luật như thế ?
Vụ việc đầu tư ngoài ngành (EVN telecom) của EVN làm cho EVN lỗ 3.000 tỷ (mất luôn cả vốn), xứng đáng phải coi là đại án và phải có người chịu trách nhiệm chứ. Chẳng lẽ, EVN làm mà giờ đây bắt dân đóng tiền điện cao để EVN xoá khoản lỗ này. Theo những gì mà báo chí có thì vấn đề của EVN Telecom không chỉ giản đơn là lựa chọn công nghệ lạc hậu. Dư luận có quyền nghi vấn, để che dấu khuất tất này, EVN lại phải lấy của dân (thông qua giá điện) hàng chục triệu đô la khác để bôi trơn. Dư luận mong mỏi Ban Nội chính Trung ương và cơ quan điều tra nhanh chóng vào cuộc kiểm đếm, đánh giá hàng trăm trạm tiếp sóng, hàng tấn thiết bị được EVN nhắm mắt nhập về, 30% trong số đó coi như lãng phí vì lắp đặt xong nhưng không sử dụng. Có những lô hàng hàng chục triệu USD, được khẩn trương nhập về khi đã biết chủ trương chuyển giao EVN Telecom sang Viettel, và đương nhiên là vô dụng. Mức độ liều lĩnh của EVN trong thương vụ EVN Telecom không hề thua kém Dương Chí Dũng của Vinalines. Dư luận cũng đòi hỏi các cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm ai, cơ quan nào để EVN bỏ qua 10.000 tỷ tiền biếu không Viettel thuê cột điện, đường chuyền. Rõ ràng 10.000 tỷ đồng này (tương đương 354 tỷ/năm) đang làm người dùng điện thiệt hại còn làm cho Viettel hưởng lợi một cách vô lý. EVN làm như vậy với động cơ gì, phải chăng để Viettel giúp che dấu những bê bối của EVN telecom ? Số tiền mà Viettel đang thụ hưởng trái pháp luật này có nên bị loại khỏi giá thành điện không? Thủ tướng nói sao nếu lần tăng giá điện mới đây vụ việc này không được đưa ra xem xét minh bạch, sòng phẳng ?
Nhân dân và dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng khi biết EVN hạch toán cả biệt thự, bể bơi, sân tenis (gần 600 tỷ) vào giá thành điện năng. Đáng trách hơn, khi bị phát hiện EVN đã không thành thật giải trình. Khi thì nói là cần thiết và nhân văn, khi thì nói là không hề hạch toán, đến lúc không thể chối cãi mới thủng thẳng trả lời rằng trong số gần 600 tỷ thì thực chất mới hạch toán 50 tỷ ?! Rất khó nói không có hành vi cố ý làm trái ở đây. Chính phủ cũng như các Bộ, ngành không hề cho phép mà vẫn cứ làm thì còn giải thích lòng vòng gì nữa. Trên quan điểm bảo vệ pháp luật, hành vi phạm tội của EVN coi như đã hoàn thành. Bằng chứng là nếu không có thanh tra thì nhân dân lại nai lưng ra gánh nốt khoản tiền 600 tỷ đồng này.
Việc đầu tư ra ngoài công ty mẹ vượt vốn điều lệ 45.000 tỷ đồng cũng là sai phạm nghiêm trọng. Đáng lẽ nếu có nhu cầu cần thiết và có lợi cho sự phát triển của EVN, nếu EVN trung thực, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước thì trước khi định làm gì mà biết nó đang trái với các quy định hiện hành, nhất thiết phải báo cáo, xin phép các cơ quan quản lý có thẩm quyền và chỉ triển khai nếu được chấp thuận. Đằng này EVN cứ cho mình quyền muốn làm gì thì làm. Thử hỏi nền kinh tế mà có 1 - 2 'Ông" như EVN thì làm sao mà ổn định kinh tế vĩ mô, các công cụ tài khoá, tiền tệ làm sao phát huy tác dụng...Xin được so sánh sai phạm này với sai phạm uỷ thác đầu tư của đại án Nguyễn Đức Kiên sắp được đưa ra xét xử, cái nào nghiêm trọng hơn ? Cái nào ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống người dân nhiều hơn. Đang trong lúc cần xiết chặt kỷ cương, bảo đảm môi trường minh bạch, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, sao Thủ tướng lại dễ dãi với EVN đến vậy.
Còn nữa, mua xe sang tại EVN. Bất chấp mọi quy định của Đảng, của Quốc hội và của chính Chính phủ về phòng chống lãng phí, EVN vẫn mua xe gấp 2 - 3 lần quy định. Đây là "cái tát vào mặt" những cá nhân, cơ quan, tổ chức đang ngày đêm tìm cách khắc chế quốc nạn lãng phí mà sự tàn phá của nó hết sức khủng khiếp. Mua xe công quá tiêu chuẩn để mình đi tại một doanh nghiệp nhà nước đã là tội lớn, tội lớn hơn nhiều nếu điều đó xẩy ra tại doanh nghiệp nhà nước độc quyền như EVN. Kỳ lạ thay, sai phạm này đã không được Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm khắc, lại còn được hướng dẫn phần đúng quy định thì hạch toán vào giá thành còn phần vượt (2 - 3 lần quy định) thì đưa vào lợi nhuận sau thuế. Mua 2 xe đã vượt 3 tỷ, kỳ thực thanh tra chính phủ không phát hiện được, hay không muốn đưa vào kết luận thanh tra là khoảng 300 - 400 xe khác cũng quá tiêu chuẩn như vậy. Báo chí biết thì chắc thanh tra cũng phải biết. Vậy là nếu không có thanh tra thì nhân dân lại oan ức thêm chừng 500 tỷ nữa để lãnh đạo EVN có điều kiện xài sang. Cứ đà này, sẽ đến lúc các quan của EVN sẽ mua máy bay riêng để thăm thú, chơi bời và thuyết giảng về làm sao để phòng chống tham nhũng, lãng phí và làm sao học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sao lại không, bởi nếu chẳng may bị phát hiện thì cũng chỉ kiểm điểm qua loa thôi mà.
Rất nhiều, rất nhiều những sai phạm nghiêm trọng khác. Chẳng hạn chi hàng trăm tỷ (tiền học phí, tiền lương và chi phí khác) cho 164 cán bộ chủ chốt đi học thạc sỹ chui ở Đại học Quốc gia, liên kết với đại học Griggs, cái trường mà cho đến nay, có rất nhiều lùm xùm, sai phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không công nhận tính hợp pháp của những tấm bằng này. Học thạc sỹ cũng lấy tiền dân thì đúng là chỉ có EVN. Rồi lương thưởng trái chỉ đạo của Thủ tướng, giá mua bán điện, giá mua bán truyền tải điện không theo quy định của Bộ Công thương, gây sai sót hàng ngàn tỷ đồng. Nhân dân mong những khoản chi bất hợp pháp này không được đưa vào giá thành và đòi hỏi những người làm sai phải bồi thường.
Chỉ cần phép tính nhẩm đơn giản, và chỉ cần biết mỗi lần tăng giá điện 5%, EVN thu về khoảng 3.500 tỷ thì mới giật mình rằng, nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm đúng bổn phận, quy rõ trách nhiệm của EVN và các Bộ ngành liên quan trong việc để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng nói trên tại EVN và kiên quyết thu hồi số tiền sai phạm, nhân dân hoàn toàn có thể tránh được 3 - 4 lần tăng giá điện. Nền kinh tế đỡ lao sâu vào vùng xoáy khủng hoảng; dân nghèo đỡ bần cùng hơn.
Điều dư luận khó hiểu là Thủ tướng nêu thông điệp đầu năm 2014 nức lòng nhân dân gần như đồng thời với ký văn bản đồng ý kết luận thanh tra EVN. Đâu rồi tầm quan trọng của thể chế, đâu rồi tinh thần thượng tôn pháp luật và ..."mọi Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Xoá bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp, và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực". Và "Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật..." ? Người viết chưa dám nghĩ Thủ tướng đang nói một đằng làm một nẻo trong trường hợp này nhưng đúng là đã có sự khác nhau. Phải chăng là đang có sự giằng co, cả nể làm xuất hiện 2 cách giải quyết cùng một vấn đề trong suy nghĩ của Thủ tướng. Hay trong bạt ngàn đội ngũ tham mưu cho Thủ tướng chia làm 2 phe, phe Thiện và phe Ác. Phe Thiện là những công bộc đứng chung hàng ngũ của Thủ tướng khi làm nên thông điệp đầu năm, trăn trở nặng lòng với những thách thức mà đất nước đang đối mặt và dứt khoát tìm giải pháp đưa đất nước tiến lên. Còn phe Ác là phần còn lại, tham mưu để Thủ tướng đồng ý với những kết luận thanh tra EVN vừa công bố. Vẫn biết, Thủ tướng trăm công nghìn việc nhưng xin được chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tấn Dũng, vì sao một cuộc thanh tra mà ngày 30/11/2012, tại Văn bản số 2024/VPCP-V1, nói Thủ tướng đồng ý với dự thảo kết luận thanh tra 2835/TTCP-V1 do Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản ký, để rồi sau đó 11 tháng, Thủ tướng lại đồng ý với kết luận khác làm bay biến hơn 6.000 tỷ đồng sai phạm tại EVN?. Nhân dân và công luận hy vọng Thủ tướng nghiêm khắc, có biện pháp xem lại kết luận này một cách tường minh trên tinh thần thông điệp đầu năm để chứng tỏ Chính phủ đương nhiệm kiên quyết nói đi đôi với làm.
Nhat Le
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment