Tuesday, December 17, 2013

Dương Chí Dũng xứng đáng với án tử hình, Mai Văn Phúc - Kẻ 'đổ vỏ' chịu tội thay

Dương Chí Dũng cố giữ vẻ mặt điềm tĩnh tại tòa.
16h05: Kết thúc phần tóm tắt cáo trạng, HĐXX tiến hành luận tội.
Khi 2 án tử hình cho Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc được tuyên, tiếng gào thét thảm thiết vang lên giữa phòng xử án... Riêng Dương Chí Dũng vẫn giữ được nét mặt bình thản, không phản ứng bởi y đã biết rõ: Trong xu thế chống tham nhũng hiện nay, chẳng có 'Thầy bà' nào dám ra mặt để bảo vệ y và y cũng biết rõ cái Ụ nổi  chỉ là 'hạt cơm vãi', nhưng nó đã  được đưa ra xét xử để bịt lại tất cả các vụ án tày trời khác mà thầy trò Dũng chia nhau hàng trăm triệu đô la! Đã bị tuyên án tử hình rồi thì còn ai 'lôi lại' các vụ án khác làm gì? Bởi thế mà cái vụ án tham nhũng con con 1.66 triệu đô la đa có tới 02 án tử hình! Cái bình phong khác dày để khép lại cả một ma trận của đường dây tham nhũng sau lưng Dũng!


Bởi trong thâm tâm Dũng chắc mẩm với viễn cảnh sẽ được giảm án, sẽ cơm rượu, gái chờ đợi sẵn khi bản án kết thúc như Phạm Thanh Bình - Vụ án Vinashin hiện đang được yên tâm hưởng thụ ngay trong trại giam!
Chỉ có Mai Văn Phúc là kẻ chịu án tử hình một cách khuất tất để thêm phần nghiêm trọng cho vụ án và để gởi thông điệp cho 'dân đen' chẳng biết gì chuyện ở Thiên Đình mà lầm lạc rằng: Các quan phụ mẫu đang quyết tâm chống tham nhũng!

Hãy xem trò hề của một bản án nhằm bưng bít một tham cung bí sử: 
17h 32 ngày 16/12, sau 3 ngày xét xử và hơn 1 ngày nghị án, HĐXX đã tiến hành tuyên án vụ Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô xảy ra tại Tổng CTy Hàng Hải VN (Vinalines). Bản án được tuyên đối với 10 bị cáo trong vụ án như sau:

1. Dương Chí Dũng: (SN 1957, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines): tử hình tội tham ô tài sản và 18 năm tù cho tội Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội là Tử hình.
Tiếp tục tạm giam để đảm bảo thi hành án.

2. Mai Văn Phúc: (SN 1957, cựu tổng GĐ Vinalines): tử hình tội tham ô tài sản và 18 năm tù cho tội Cố ý làm trái về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt cả 2 tội là Tử hình.
Tiếp tục tạm giam để đảm bảo thi hành án.

3. Trần Hải Sơn: (SN 1960, cựu tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines): 14 năm cho tội Tham ô tài sản và 8 năm tù tội cố ý làm trái, tổng cộng là 22 năm.

4. Trần Hữu Chiều: (SN 1952, cựu phó tổng GĐ Tổng cty Hàng hải Việt Nam): 10 năm - 9 năm tù, tổng là 19 năm.

5. Bùi Thị Bích Loan: (SN 1963, cựu kế toán trưởng Vinalines): 4 năm tù (tính từ ngày 25/2/2012).

6. Mai Văn Khang: (SN 1958, cựu phó tổng GĐ Cty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam): 7 năm tù.

7. Lê Văn Dương: (SN 1970, đăng kiểm viên – Cục Đăng kiểm Việt Nam): 7 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

8. Huỳnh Hữu Đức: (SN 1965, cựu phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 8 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

9. Lê Ngọc Triện: (SN 1964, cựu đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục hải quan Vân Phong): 8 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

10. Lê Văn Lừng: (SN 1959, cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong): 8 năm tù (tính từ ngày 25/7/2012).

Đối với hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng: HĐXX đủ cơ sở xác định trách nhiệm chính thuộc về các bị cáo Dũng, Phúc và Chiều.

HĐXX viện dẫn, ngày 9/2/2006, Dũng ký văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bổ sung dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch. Bộ GTVT sau đó đã có văn bản gửi Thủ tướng chấp thuận về nguyên tắc cho chủ trương này. Tiếp đó, theo quy định, Bộ sẽ phải cập nhật dự án này vào quy hoạch ngành.

Thủ tướng sau đó cũng đồng ý vấn đề này nhưng yêu cầu Bộ cập nhật quy hoạch, báo cáo lại Thủ tướng.

Dù chưa được chính thức đồng ý, nhưng ngày 3/5/2007, Phúc đã ký quyết định lập BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển này do Trần Hữu Chiều làm Trưởng ban với tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng.

Đối với hành vi Tham ô tài sản: Bị cáo Dũng và Phúc đều không nhận mình đã thỏa thuận việc nhận tiền và không ăn chia số tiền này. Nhưng HĐXX cho rằng, các bị cáo đổ lỗi cho nhau.

Theo HĐXX, lời khai của Sơn, Hà về ông Goh đã bàn việc hợp thức hóa số tiền chuyển về VN; cộng với lời khai của Dũng tại cơ quan điều tra có sơ sở số tiền 1,666 tỷ là tiền của Nhà nước. Một nhóm người chiếm bất hợp pháp số tiền này. Trong đó, Dũng, Phúc chiếm hưởng 10 tỷ đồng. Chiều nhận hơn 300 triệu đồng, còn lại Sơn nhận.

Bị cáo Dũng, Phúc biết ụ nổi đã quá tuổi nhưng vẫn đồng ý mua. Nếu không có khoản 1, 666 triệu USD thì Dũng và Phúc đã không đồng ý cho mua ụ nổi.

14h40, tòa bắt đầu đọc bản án. Tòa bắt đầu nội dung tuyên án chậm hơn so với thời gian ấn định ban đầu là 14h.

14h hôm nay (16/12), các bị cáo đã chờ đông đủ trước tòa. Bị cáo Dương Chí Dũng nhìn vẫn bình thản trước giờ tuyên án, ngồi sau là ông Phúc nhìn khá căng thẳng, thỉnh thoảng thở dài.

Trong vụ án này, có 10 bị cáo bị truy tố bởi 2 tội "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản".

Vụ án được xếp vào một trong 10 đại án tham nhũng lớn nhất. Cho nên khi vụ án được đưa ra xét xử đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận cũng như sự dõi theo của đông đảo người dân.

Trong ngày xét xử cuối cùng 14/12, đích thân ông Nguyễn Bá Thanh đã có mặt tại TAND TP Hà Nội lặng lẽ quan sát. Được biết vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm xảy ra tại Vinalines được coi là một trong những “đại án” tham nhũng nghiêm trọng phức tạp và được Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương đưa vào diện theo dõi giám sát.

Theo nhận định của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố thì hầu hết các bị cáo trong vụ án này chưa thành khẩn khai báo.

Mặc dù vậy đại diện cơ quan công tố khẳng định có đủ cơ sở kết luận Dương Chí Dũng cùng đồng phạm đã vi phạm nghiêm trọng trong quá trình phê duyệt mua ụ nổi 83M, tham ô hàng chục tỷ đồng.

Riêng bị cáo Dương Chí Dũng cho đến khi nói lời sau cùng tại phiên tòa, bị cáo vẫn không nhận tội Tham ô tài sản.

Chiều ngày 13/12, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố đã đọc bản luận tội đối với các bị cáo. Theo đó, VKS đề nghị các bị cáo trong vụ án này với mức án:

1. Dương Chí Dũng (SN 1957, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines): tử hình cho cả 2 tội.
2. Mai Văn Phúc (SN 1957, cựu tổng GĐ Vinalines): tử hình cho cả 2 tội.
3. Trần Hải Sơn (SN 1960, cựu tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines): 28-30 năm tù
4. Trần Hữu Chiều (SN 1952, cựu thó tổng GĐ Tổng cty Hàng hải Việt Nam): 22-24 năm tù.
5. Bùi Thị Bích Loan (SN 1963, cựu kế toán trưởng Vinalines) : 6-8 năm tù.
6. Mai Văn Khang (SN 1958, cựu phó tổng GĐ Cty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam): 8-10 năm tù.
7. Lê Văn Dương (SN 1970, Đăng kiểm viên – Cục Đăng kiểm Việt Nam): 6-8 năm tù.
8. Huỳnh Hữu Đức (SN 1965, cựu phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 6-8 năm tù.
9. Lê Ngọc Triện (SN 1964, cựu đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục hải quan Vân Phong): 6-8 năm tù.
10. Lê Văn Lừng (SN 1959, cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) : 6-8 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo Dũng, Phúc, Sơn, Chiều liên đới chịu trách nhiệm trả lại số tiền 28 tỷ đồng. Trong đó bị cáo Dũng, Phúc mỗi người 10 tỷ đồng, Sơn 7 tỷ đồng, Chiều 340 triệu đồng. 10 bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm trả lại số tiền 366 tỷ đồng do hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước.

Ngọc Linh (tổng hợp)

1 comment:

Unknown said...

Từng bước, từng bước âm thầm!.

Tập đoàn kế đến là tập đoàn "tưởng thú". Đồng chí "Ếch" cùng bộ hạ, chuẩn bị đi là vừa!.
"Thiên cơ bất khả lậu". He he he...

NT