Thursday, September 5, 2013

Trung Quốc phát sốt vì siêu hạm tàng hình Mỹ đậu trước cửa

Vualambao    - Việc Trung Quốc gửi tuần duyên hạm tàng hình USS Freedom đến khu vực châu Á đã dấy lên mối lo ngại lớn cho Trung Quốc. Truyền thông Đài Loan mới đây nhận xét: Với tốc độ cao và khả năng tàng hình, chiến hạm này là mối đe dọa mới cho khu vực duyên hải Trung Quốc, thậm chí cả đường thủy nội địa.

Tờ Wanchinatime vừa có bài phân tích “Các chiến hạm tuần duyên là mối đe dọa mới đến bờ biển Trung Quốc”.
Bài báo phân tích, được thiết kế cho các hoạt động gần bờ, Hải quân Mỹ hiện có các tuần duyên hạm mới nhất là (LCS) lớp USS Freedom và USS Independent. Hiện Hải quân Mỹ có kế hoạch đưa vào sử dụng 12 LCS USS Freedom và 12 USS Independent vào hoạt động như lực lượng tấn công và tận tải chủ chốt để chống lại chiến thuật chống đổ bộ đường biển tiềm năng của các quốc gia như Trung Quốc và Iran.

Đây là loại tàu tác chiến đa nhiệm, phục vụ việc bảo vệ bờ biển, chống hải tặc, và tấn công cận bờ. Do đó tàu này trang bị vũ khí gọn nhẹ, kích thước cũng nhỏ gọn và có khả năng vào gần sát bờ để tác chiến so với các chiến hạm cồng kềnh khác chỉ có thể ở ngoài vùng biển sâu.

Cả hai LCS này đều có thể tiến hành trinh sát, hoạt động chống tàu ngầm và rải mìn trong cả vùng biển nông và sâu. Với một sàn đáp và nhà chứa (hanggar) máy bay, mỗi LCS là có thể triển khai hai máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. Nó cũng có thể là bàn đạp để “phóng” các tàu đổ bộ nhỏ, dùng tốc độ cao đột nhập bờ biển. Bên cạnh đó, LCS cũng có thể được sử dụng để làm bàn đạp của các lực lượng đặc biệt và xe chiến đấu đổ bộ.

Các tàu chiến này cũng can thiệp vào đường thuỷ nội địa và xâm nhập vào nội địa Trung Quốc.

USS Freedom là tàu chiến đầu tiên thuộc lớp này được Mỹ triển khai đến Singapore tháng ba năm nay. Các nhà quan sát tin rằng các tàu được thiết kế để khắc chế sức mạnh hàng hải của Trung Quốc mở rộng ra khu vực Đông Á.

USS Freedom là chiếc đầu tiên trong tổng số 52 chiếc Hải quân Mỹ đặt đóng, với tổng chi phí lên đến 37 tỉ USD. Dự án này giao hai nhà thầu thực hiện, gồm Lockheed Martin (đóng chiếc Freedom) và General Dynamics (chiếc Independence lớn hơn).


USS Freedom dài 120 m, gắn hai động cơ turbin khí, có sân cho trực thăng đáp (loại MH-60), khoang đổ bộ, một pháo 57 mm phía trước, hai pháo 30 mm trên tháp, một dàn phóng tên lửa RAM phòng không. Tàu có hai cửa đổ bộ: một phía sau và một bên hông tàu. Hai xuồng cao tốc Zodiac sẵn sàng đưa lính đặc nhiệm đổ bộ vào bờ từ hai cửa này.

Theo AFP, việc bố trí USS Freedom ở châu Á là phù hợp với việc phối hợp tàu chiến các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á vốn có đội tàu chiến nhỏ, và để đối phó với tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lẫn với lực lượng hải quân Trung Quốc đang khoe cơ bắp trên Biển Đông.

Tàu cũng sẵn sàng trấn áp hải tặc ở eo biển Malacca.

Do con tàu được tự động hóa cao nên thủy thủ đoàn chỉ khoảng 90 người, trong đó 38 người tác chiến ở các vị trí chiến đấu theo kiểu modul (như dạng lắp ghép đồ chơi Lego). Nếu bổ sung thêm các modul vũ khí chống ngầm hay quét mìn, việc này tốn khoảng 96 giờ.

Tàu Fredom chạy tối đa 40 knot/giờ (khoảng 74 km/giờ) trong khi đa số tàu chiến khác của Mỹ chạy 30 knot/giờ (55 km/giờ).

Tường Bách

No comments: