Monday, September 9, 2013

Đoàn Tây Du Ký bị ám ảnh chuyện ma

Vualambao  - Thành viên đoàn phim "Tây Du Ký" được một phen hú vía sau khi nghe kể chuyện ma trong một đêm mất điện nơi núi rừng u tịch.

Toàn cảnh chùa Phúc Khánh ở núi Thương Nham được chọn làm cảnh quay Nam Thiên môn trên thiên đình.
Thời gian giữa mùa hè oi bức năm 1982, đoàn phim Tây Du Ký có mặt tại núi Thương Nham ở Trương Gia Giới, tỉnh Hà Bắc để khởi quay cho tập Đường Tăng xuất thế (tức tập 4 – Giam cầm Ngũ Hành Sơn).

Địa điểm được đặt tại ngôi chùa Phúc Khánh trên núi Sơn Nham, tương truyền từng là nơi công chúa Nam Dương, con gái cả của vua Tùy Dương Đế từng về đây xuất gia tu hành. Toàn bộ khu tự viện được xây dựng trên khu một mặt phẳng giữa hai vách núi hiểm trở, tạo thế uy nghi, hoành tráng và choáng ngợp.

Đặc biệt điện Thiên Vương lại càng kỳ vỹ và độc đáo với kiến trúc là một ngôi điện nằm trên chiếc cầu có nhịp, dạng vòm bắc qua hai vách núi đá khổng lồ, tạo thế hiểm trở, treo leo và cũng hết sức tôn nghiêm.

Từ chân núi đi lên là một con đường độc đạo nhỏ và dốc đứng, phía bên trên hai vách núi là một công trình kién trúc tôn giáo như được bắc giữa nền trời xanh. Cảnh quan kỳ vỹ của khu công trình này tựa như ẩn hiện trong mây, dựa mình trên vách núi cao, uy nghi sừng sững. Thật không khác gì với tưởng tượng về cổng Nam Thiên môn trên thiên đình - bề thế, hùng tráng và tôn nghiêm.

"Tiểu Đường Tăng" và chuyện buộc cá chép bằng sợi ni lông

Phía sau của khu tự viện có một chiếc hồ 3 cạnh dựa vào thế núi với tên gọi Phóng Sinh Trì. Diện tích mặt hồ không lớn (vì là hồ tự nhiên được tạo ra trên núi cao) nên nước trong hồ lúc nào cũng sâm sấp chứ không bao giờ cạn.

Trong kịch bản của Tây Du Ký có phân cảnh Đường Tăng còn nhỏ từng phóng sinh một chú cá bị lão ngư ông bắt được dưới sông. Cảnh phim cũng được thực hiện quay tại khu vực chùa Phúc Khánh.

"Tiểu Đường Tăng" Thái Viễn Hàng ôm chú cá trong vạt áo mang thả ở hồ Phóng Sinh

Người thể hiện vai diễn Đường Tăng ngày nhỏ là diễn viên nhí đến từ Thái Viễn Hàng, một học sinh cấp một ở Bắc Kinh. Ngoại hình của cậu bé khá phù hợp với vai diễn, mặt vuông vức, tai to, da dẻ hồng hào. Đặc biệt là tướng mạo có rất nhiều điểm tương đồng với ngoại hình của diễn viên Từ Thiếu Hoa, do đó có thể coi như rất phù hợp với một Đường Huyền Trang ngày nhỏ.

Có một cảnh trong Tây Du Ký yêu cầu nhân vật tiểu Đường Tăng ôm chú cá chép mang xuống hồ phóng sinh. Theo sự sắp xếp của đạo diễn Dương Khiết, Thái Viễn Hàng ôm một chú cá sống quấn trong vạt áo, sau đó leo lên các bậc thang từ dưới chân núi lên hồ Phóng Sinh. Vì đoạn đường bậc thang khá dài lại cao, lên đến nơi chuẩn bị thả cá xuống hồ thì miệng mũi thi nhau thở hồng hộc. Trong khi cảnh quay còn chưa hoàn thành thì chú cá “hiếu động” đã nhảy bổ xuống hồ.

Nhân viên đạo cụ trong đoàn cuống cuồng nhảy xuống hồ bắt lại chú cá để quay lại. Công việc này không hề đơn giản, một chú cá cỡ trung bình, khi đã nhảy xuống hồ thật chẳng dễ bắt lên. May mắn là không đến nỗi “mò cá đáy bể”, cuối cùng chú cá tội nghiệp đã được “tóm” trở lại và cảnh “phóng sinh” của tiểu Đường Tăng phải quay lại lần hai.

Cậu nhóc Thái Viễn Hàng khá vất vả khi phải leo hàng trăm bậc thang đá để lên núi thả cá.

Để đề phòng cho chú cá không nhảy xuống hồ khi chưa quay hoàn tất, nhân viên đạo cụ đã nghĩ ra một cách là dùng sợi dây ni lông nhỏ buộc chặt chú cá lại (cảnh này rất khó bị khán giả phát hiện), nhờ vậy mà cảnh quay trên mới hoàn thành một cách êm thấm mà không xảy ra sự cố lần hai. Thế nhưng, nhân vật tiểu Đường Tăng vẫn phải hộc tốc ôm chú cá leo từng bậc thang dưới chân núi lên một lần nữa, thở không ra hơi.

Những ngày mất điện triền miên

Những ngày đoàn ở trong chùa, để thuận tiện cho việc quay phim, các nhân viên được phép nghỉ lại trong phòng tiếp khách của nhà chùa, vốn là một khu tứ hợp viện cũ của chùa, mặt quay hướng lên mặt dốc của núi.

Vì vấn đề chỗ ở khá căng, nên khoảng 20 – 30 con người phải chen chúc ở trong một căn phòng lớn. May thời gian ở đây không nhiều nên ngần ấy con người bị nhét vào một không gian chật hẹp cũng cố chịu đựng và khắc phục được.

Điều phiền phức ở chỗ, phòng khách của nhà chùa lại không có chỗ cung cấp nước, chỉ cần nước bình thường rửa mặt mũi chân tay chứ chưa nói đến nước nóng. May là phía sau núi có một khe suối nhỏ, nước suối ở đây trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy. Hàng ngày mọi người sau khi kết thúc cảnh quay đều tập trung ở bên khe suối rửa mặt mũi, chân tay và lấy nước tắm rửa. Nước suối từ núi chảy ra nên mát lạnh và tinh khiết, ai nấy đều phấn khởi và vui vẻ khi may mắn được ưu đãi như ở đây.

Chùa Phúc Khánh dựa vào núi nhìn từ trên cao.

Nhiệt độ ở vùng núi chênh lệch khá lớn, ban ngày thường ánh mặt trời nóng như thiêu như đốt, đêm xuống nhó thổi hây hây, lâu lâu là khiến người lạnh tê. Điều bực nhất ở đây là thường xuyên bị mất điện, ba này thì đến hai ngày bị mất điện. May mà lần này đoàn phim thường quay cảnh ban ngày khi “đóng đô” trên núi, mọi công việc đều được hoàn thành vào thời gian trước khi hoàng hôn xuống.

Khi trời tối, điện mất, khung cảnh trở nên hư không, u tịch, tĩnh mịch và thanh vắng đặc thù của nơi rừng núi, đặc biệt là trong khung cảnh tại một ngôi chùa lớn như chùa Phúc Khánh.

Chuyện ma khiến cả đoàn ám ảnh

Trong đoàn Tây Du Ký đa phần là người trẻ, mấy ai chịu được cảnh không khí ảm đạm và âm u như thế này. Vì vậy sau mỗi bữa cơm tối, các tiết mục văn nghệ đều được thành viên trong đoàn tích cực trổ tài biểu diễn. Mọi người nhảy múa hát ca, người đánh đàn ghi ta, người hòa nhịp hát theo nhằm làm át đi không khí u tịch.

Đặc biệt là mấy nhân viên trẻ trong đội ánh sáng và hóa trang còn tỏ ra nổi trội hơn. Họ có đèn pin hòa cùng âm thanh của điệu cha cha cha phát ra từ máy ghi âm cũng đủ làm những con người đầy sức sống cùng hòa vào vũ điệu disco. Vì đoàn Tây Du Ký tập trung đủ nhân viên, nghệ sĩ từ nhiều đoàn nghệ thuật khác nhau nên ai cũng có tài lẻ riêng.

Tổ chức ca hát văn nghệ là cách đoàn phim lấp khoảng không yên ắng,tĩnh mịch ở núi rừng.

Nhờ biệt tài này, mỗi khi đến các địa phương quay phim, đoàn đều nhờ được khá nhiều diễn viên quần chúng. Và để cảm tạ sự nhiệt tình của dân chúng địa phương, ê kíp thường tổ chức những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" để phục vụ bà con. Tất nhiên những hoạt động này là hoàn toàn miễn phí, cùng với đó là các nghệ sĩ cũng trình diễn không công nhưng hết sức nhiệt tình, vui vẻ.

Ngoài ra, ở khu vực cổng lớn của nhà tiếp khách của chùa, những người thích yên tĩnh thường tụ tập nhau thi kể chuyện. Mọi người lần lượt đóng góp chuyện mà họ biết để kể cho cả đoàn nghe. Nhiều hôm mọi người say sưa kể, mãi đến đêm khuya mới giải tán đi ngủ để ngày hôm sau còn quay tiếp. Đạo diễn Dương Khiết vốn là người rất thích nghe kể chuyện và thường cổ vũ các thành viên trong đoàn tham gia kể chuyện cho bà cùng đoàn nghe.

Đông vui là vậy nhưng khi nghe kể chuyện ma, trong đoàn ai nấy đều khiếp sợ (Ảnh mang tính minh họa).

Có lần, quản lý trường quay là Hà Dị đóng góp một câu chuyện ma. Hôm đó lại đúng ngày mất điện, trời tối om, bốn bề đều đứng lố nhố là người vây quanh. Thêm vào đó là lối kể chuyện “đầy màu sắc” và truyền cảm của Hà Dị càng khiến mọi người ai nấy chăm chú lắng nghe mà nổi hết da gà. Kết cục là khiến cả đoàn sợ rúm ró, không ai dám một mình về chỗ ngủ, mãi tối muộn vẫn còn ngồi bu một chỗ vì quá sợ.
Theo Xã luận

No comments: