Vualambao - 10 năm qua, quy định về thành lập Ủy ban lâm thời của QH để điều tra một số vấn đề nhất định chưa hề được thực thi trên thực tế.
Ông Đặng Thuần Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cho rằng đã đến lúc thành lập UBLT sau nhiều lần các ĐB đề nghị nhưng chưa được thông qua. Ảnh: LÊ PHI“Việc thành lập Ủy ban lâm thời (UBLT) của Quốc hội (QH) để điều tra các vụ việc cụ thể là một hình thức giám sát cần thiết và hữu hiệu nhằm đảm bảo việc thực thi Hiến pháp và luật pháp. Do đó, trong Hiến pháp sửa đổi lần này cần bổ sung quy định thành lập UBLT để điều tra về một số vấn đề quan trọng vào chức năng của QH và Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH”. Đó là kiến nghị của Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT của QH Lê Bộ Lĩnh tại phiên làm việc cuối cùng của Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động giám sát của QH và UBTVQH, tổ chức tại Đà Nẵng ngày 8 và 9-8.
Không có quy trình nên quy định chết cứng
Ông Lĩnh cho hay Luật Hoạt động giám sát của QH hiện hành có hai điều quy định về việc thành lập UBLT của QH để điều tra một số vấn đề nhất định. Theo đó khi xét thấy cần thiết thì UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, đại biểu (ĐB) QH... trình QH quyết định thành lập UBLT. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBLT do QH quyết định, chủ nhiệm UBLT trình bày báo cáo kết quả điều tra, sau đó QH thảo luận và ra nghị quyết về vấn đề được điều tra.
“Một câu hỏi được đặt ra là vì sao hình thức giám sát này cho đến nay chưa được QH thực thi? Câu trả lời có thể là: Một là cho đến nay chưa có một vụ việc nào cần phải áp dụng hình thức này. Hai là thiếu quy trình cụ thể để thực hiện. Nếu lý do thứ nhất đúng, có nghĩa là QH đã sử dụng tốt các hình thức giám sát khác và hoạt động giám sát tối cao đã đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, qua tổng kết và đánh giá hoạt động giám sát của QH, chưa thấy có căn cứ khẳng định cho câu trả lời này. Vì vậy, nguyên nhân chính là ở việc thiếu quy trình cụ thể để thực hiện” - ông Lĩnh nhận xét.
Cũng theo ông Lĩnh, có những điểm vướng trong pháp luật hiện hành về UBLT của QH. Một là chúng ta chưa rõ “một vấn đề nhất định” mà QH phải thành lập UBLT để điều tra là vấn đề thuộc loại nào, cơ chế để phát hiện và xác định “vấn đề nhất định” đó ra sao. Hai là thẩm quyền đề xuất “một vấn đề nhất định” đó gồm UBTVQH, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các ủy ban của QH, ĐBQH là còn quá chung chung. Ba là thẩm quyền trình và quyết định thành lập UBLT không được quy định trong Hiến pháp. Bốn là nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của UBLT không được xác định cụ thể.
Đảm bảo tối đa sự độc lập, tránh chồng chéo
Từ những phân tích trên, ông Lĩnh đề xuất phải hiến định UBLT vào hiến pháp sửa đổi, đồng thời cần có tiêu chí để xác định rõ các vấn đề cần thành lập UBLT. Đồng thời, phải xác định rõ thẩm quyền của người đề xuất, trong đó người đứng đầu các cơ quan hành pháp và tư pháp có quyền đề xuất những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của các cơ quan này và các vấn đề liên quan đến cơ quan lập pháp. Cần quy định rõ QH, UBTVQH, các cơ quan của QH từ kết quả hoạt động giám sát thường xuyên hoặc giám sát chuyên đề phải kiến nghị những vấn đề cần được QH thành lập UBLT để điều tra.
Ngoài ra, theo ông Lĩnh, phải xác định rõ địa vị pháp lý, thành phần và thẩm quyền của UBLT. “Cần đảm bảo tính chất độc lập của UBLT trong quá trình điều tra, quyền yêu cầu các cơ quan liên quan cung cấp tài liệu, quyền triệu tập nhân chứng, trưng tập chuyên gia, quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý và chuyên môn từ các cơ quan tư pháp, chính quyền và cuối cùng là quyền được giữ bí mật thông tin trong quá trình điều tra” - ông Lĩnh nói.
Đồng tình với đề xuất của ĐB Lĩnh, ông Đặng Thuần Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cho biết: “Tôi cũng tán đồng với quan điểm thành lập UBLT này. Trước đây, tại kỳ họp QH đã từng có đề xuất phải thành lập ủy ban này rồi nhưng muốn thành lập thì phải vận động được 20% số ĐBQH tán thành nhưng điều này rất khó. Tại kỳ họp của QH gần đây, ĐB Nguyễn Minh Thuyết cũng từng yêu cầu thành lập UBLT để điều tra về vụ Vinashin nhưng cũng không được thông qua. Tuy nhiên, khi thành lập ủy ban này thì chúng ta cần phải xem xét để nó không chồng chéo với các đơn vị khác”.
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, cũng cho rằng cần có quy định cụ thể về thành lập UBLT của QH để điều tra một số vụ việc nhất định vì chế định này đã có trong Luật Hoạt động giám sát của QH năm 2003 nhưng lại chưa được thực hiện. “Giáo dục cải tiến, cải lùi làm loạn cả xã hội lên vậy đã đến lúc để điều tra chưa? Tôi cho là đã đến lúc rồi. Thời gian qua cũng xuất hiện các vụ nổi cộm như Vinashin, Vinaline rồi nên theo tôi, đã đến lúc chín muồi để QH thành lập UBLT điều tra các vụ việc quan trọng” - ông Nguyễn Anh Sơn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định, bày tỏ.
ĐBQH sợ nhất đơn thư khiếu kiện
Theo ông Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban Dân nguyện QH, trong hoạt động giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các cơ quan của QH, đoàn ĐBQH còn nhiều hạn chế, chồng chéo trong xử lý, mang tính hình thức. Bình quân mỗi năm tỉ lệ chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan có thẩm quyền chỉ đạt 10% trong tổng số đơn thư nhận được. “Rất ít vụ việc được xem xét, đeo bám đến cùng để làm rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo để trên cơ sở đó có kiến nghị xác đáng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân” - ông Hiền nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, chia sẻ: “ĐBQH rất mệt mỏi và sợ nhất là phải giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân. Nguyên nhân vì đơn thư quá nhiều, khiếu kiện kéo dài, quy trình xử lý rất nan giải. Trúng ĐBQH rồi mà nghĩ tới cảnh tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo thì không ai còn muốn làm ĐBQH nữa”.
Ông Hiền đề nghị thời gian tới cần quan tâm hơn nữa tới việc giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, nhất là các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Mỗi năm một lần, UBTVQH cần tiến hành giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong phạm vi cả nước để kịp thời nắm bắt tình hình và có giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ông Đặng Thuần Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, cũng kiến nghị: “Cần phải tổ chức đối thoại và phúc tra các vụ việc. Đồng thời, phải sửa đổi và xác định rõ thẩm quyền của QH trong việc giải quyết đơn thư. Phải nâng Ban Dân nguyện lên thành Ủy ban Dân nguyện để xứng tầm xử lý việc này”.
Xã luận
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment