Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là hai người ít phiếu 'tín nhiệm cao' và nhiều phiếu 'tín nhiệm thấp' nhất trong Bộ Chính trị. cách đây 7 giờ 28 phút từ BBC Vietnamese chia sẻ
Đã xảy ra việc được mô tả là có những phiếu bầu không hợp lệ. Số liệu cho thấy 7 người bị ảnh hưởng bởi số phiếu tín nhiệm không hợp lệ nhiều nhất là đều là các bộ trưởng.
cách đây 1 giờ 47 phút từ BBC Vietnamese
Catherine Davis, BBC News: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhận được 'số phiếu xấu' từ khoảng 40% các nhà lập pháp. Tuy có một số nhà chỉ trích nói đây chỉ là màn diễn, một số khác nói kết quả này quả là bất ngờ và cũng là lời cảnh báo cho các nhà lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam.
cách đây 1 giờ 47 phút từ Catherine Davis, BBC News
Blog Huỳnh Ngọc Chênh đăng bình luận trên Facebook của Đồng Phụng Việt:
Nói một cách bình dân thì tín nhiệm là tin.
Bàn về niềm tin thì chỉ có hai khía cạnh là tin hoặc không tin. Khi chưa đủ cơ sở để tin hoặc xác quyết là không đáng tin thì người ta “bán tín, bán nghi”.
Xét cho cùng, chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” của đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ cũng không thể nằm ngoài quy luật này.
Sự khác biệt, nếu có, chỉ là cách gọi.
“Tín nhiệm cao” có nghĩa là “tin”. “Tín nhiệm” là “bán tín, bán nghi” và kế đó, “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “không tin chút nào”.
Đã là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ mà tỷ lệ “tín nhiệm” = “bán tín, bán nghi” và tỷ lệ “tín nhiệm thấp” = “không tin chút nào” cao quá thì còn để đó làm gì?
“Lấy phiếu tín nhiệm” có giúp gây dựng lại được niềm tin trong nhân dân hay không là ở chỗ đó đó.
Cũng phải nói thêm là thông thường, nếu có tập thể nào đó, trong một dịp nào đó phải bày tỏ niềm tin mà đa số không bảo họ không tin, cũng chẳng khẳng định họ vững tin, chỉ “bán tín, bán nghi”.
Và “bán tín, bán nghi” chiếm tỷ lệ áp đảo thì rõ ràng là có rất nhiều thứ phải bàn.
cách đây 2 giờ 5 phút từ Đồng Phụng Việt qua Facebook
Nguyễn Giang, BBC tiếng Việt: Cuộc lấy phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo Việt Nam với kết quả công bố rộng rãi hôm nay là một dấu hiệu Quốc hội nước này có cơ hội dần trở thành một nghị trường đích thực hơn.
"So với quá trình ‘phê và tự phê’ của Đảng kéo dài nhiều tháng không ngã ngũ, cuộc lấy phiếu ở Quốc hội trong một ngày đã nhận diện được các bộ yếu kém, các lãnh đạo bị tín nhiệm thấp, mà theo ngôn ngữ bình dân thì nhiều vị thực ra là bị bất tín nhiệm.
"Nếu đây là trận đấu bóng giành lại lòng dân thì tỷ số trước mắt là Quốc hội ghi bàn thắng 1- 0 trước Đảng".
cách đây 2 giờ 14 phút từ Nguyễn Giang, bbcvietnamese
Trích bài viết ' Tính theo chỉ số tín nhiệm quan chức, có 7 bộ trưởng có chỉ số âm' trên blog Quê Choa:
...Cứ 1 phiếu “tín nhiệm cao” thì tính 1 điểm dương, còn 1 phiếu “tín nhiệm thấp” thì tính 1 điểm âm. Điểm tín nhiệm = số phiếu “tín nhiệm cao” trừ đi số phiếu “tín nhiệm thấp”.
...Các con số trên khá thú vị. Nó cho thấy, tuy Quốc hội rất “dè dặt” nhưng cũng đã cho chỉ số tín nhiệm âm cho 7 vị bộ trưởng. Ghế của các vị này chắc đang lung lay nặng.
Một số vị khác, tuy chỉ số dương nhưng rất thấp. Trong đó đặc biệt có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đồng chí X). Đồng chí này rất có “tài vận động” nhưng chỉ vớt vát được 50 điểm tín nhiệm, chứng tỏ ngay Quốc hội cũng đã rất ngán ngẩm với đồng chí, nhưng lực lượng “đàn em” của đồng chí còn đủ mạnh để giúp đồng chí giữ cái ghế của mình?!
Một “ngôi sao đang nổi” là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, có chỉ số tín nhiệm cao nhất và lại vừa được vào Bộ Chính trị. Có thể bà Ngân sẽ còn lên cao thêm nữa.
Với chỉ số tín nhiệm khá cao, cái ghế của chủ tịch nước Trương Tấn Sang có vẻ vững vàng, tuy gầy đây có nhiều trang web mọc ra bêu xấu ông Sang và mấy thân cận của ông.
cách đây 2 giờ 14 phút từ Nguyễn Tiến Dũng
Bài của tác giả Nguyên Hà Thời báo Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) dường như tránh nói về số phiếu tín nhiệm thấp mà chỉ tập trung khai thác về số phiếu tín nhiệm cao. Bài này có tựa là 210 phiếu “tín nhiệm cao” dành cho Thủ tướng.
cách đây 2 giờ 44 phút từ Thời báo Kinh tế Việt Nam
Nếu cộng toàn bộ số ba loại phiếu của mỗi người được bầu tín nhiệm, tổng số dừng ở trên dưới 98%. Như vậy có khoảng 2% là phiếu không được tính vì không hợp lệ hoặc phiếu trống. Chưa thấy trang thông tin của Quốc hội hay truyền thông Việt Nam thông tin về những phiếu này.
cách đây 2 giờ 54 phút từ BBC Vietnamese
Báo Người Lao Động: “Không lãnh đạo cấp cao nào bị rơi vào mức “báo động” trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên ở QH”.
cách đây 3 giờ 4 phút từ Báo Người Lao Động
Bài trên báo Thanh Niên online về số phiếu tín nhiệm thấp của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã không còn truy cập được.
Bài dường như bị rút xuống có tựa 'Thống đốc Nguyễn Văn Bình có tỉ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất'.
cách đây 3 giờ 10 phút từ BBC Vietnamese
Nhà sử học Dương Trung Quốc Những nói với BBC rằng "Người trên ghế nóng được phản ánh tương đối đúng trong lá phiếu tín nhiệm tại quốc hội lần này.
"Đây là bước đầu tiên nên chúng ta cũng không nên đòi hỏi quá cao." ông nói.
Ông Trung Quốc cũng được VNexpress dẫn lời nói "Tôi ít quan tâm những người phiếu tín nhiệm cao, tôi quan tâm những người nhiều phiếu tín nhiệm thấp với nhận thức đấy là những lĩnh vực đang tác động và đang nổi cộm trong đời sống xã hội"
cách đây 3 giờ 16 phút từ Dương Trung Quốc
Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim được VNexpress dẫn lời nói "với cách thức đang áp dụng thì dù có lấy phiếu lần thứ 2, thứ 3 cũng khó có chức danh nào bị rơi vào diện "nguy hiểm", tức là có số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% hay 2/3 tính trên tổng số đại biểu Quốc hội.
"Tôi cho rằng, nên tiến tới hình thức các nước thường áp dụng là chỉ đưa ra hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm", ông Kim đề nghị.
cách đây 3 giờ 19 phút từ Vũ Trọng Kim
Nguyễn Văn Luận đưa ra câu hỏi trên BBC Vietnamese Facebook: Thế cái cao thấp kia rồi tính thế nào.
Thấy ai cũng có tín nhiệm cao nhiều hơn tín nhiệm thấp. Thế là huề hết à, ai về giữ chức người ấy à.
cách đây 3 giờ 19 phút từ Nguyễn Văn Luận qua Facebook
Đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, trả lời Tuổi Trẻ:
Tỉ lệ tín nhiệm là chỉ số rất quan trọng. Tuy nhiên, để đến một sự đánh giá hoàn thiện hơn lần này theo hướng thật sự thực chất hơn, thật sự khách quan hơn thì có lẽ còn phải có lộ trình tiếp theo.
cách đây 3 giờ 20 phút từ Báo Tuổi Trẻ online
Lê Quang Huy, Facebook: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận đc kết quả này là quá cao so với thực tế, mà thực tế 90 triệu dân VN đều biết. Chứng tỏ bỏ phiếu này chỉ là 1 trò hề.
cách đây 3 giờ 57 phút từ Lê Quang Huy qua Facebook
Ông Nguyen Tuan từ Sydney nói rằng ông có "cách định lượng thực tế hơn" dựa trên kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Theo cách tính của ông, bà Nguyễn Thị Kim Ngân có điểm cao nhất và ông Nguyễn Văn Bình vẫn nằm cuối bảng với điểm số thấp nhất. Một loạt bộ trưởng có số điểm đội sổ và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ 42/47.
Ông cho hay cách tính của ông "nói lên một điều là các thành viên trong Chính phủ có độ tín nhiệm thấp".
cách đây 4 giờ 40 phút từ Nguyen Tuan qua Facebook
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đạt số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là 209 phiếu. Tuy nhiên, số phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm của ông Bình vẫn là 88 (17,67%) và 194 (38,96%), cộng lại là 56,63%, quá bán.
Ông Bình được người ta chú ý tới nhiều qua một số câu bình luận của ông trên báo chí Việt Nam
"Em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được", Phiên chất vấn quốc hội 13/11/2012
"100% khó khăn thì báo chí gây ra chiếm 40-50%", VTC 25-11-2012
"Làm ngân hàng là một nghề, đòi hỏi có kiến thức kinh tế, vừa bao quát, vừa chuyên sâu, từng trải, bản lĩnh và cả sự nhạy cảm nữa", Phỏng vấn trên VnEconomy 7-2-2013
"Tôi không nghĩ mình là “sao” nhưng nếu có thì chắc “tôi là ngôi sao cô đơn” Phỏng vấn với Tiền Phong 10-2-2013
"Chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân", VTV 5/5/2013
cách đây 4 giờ 56 phút từ BBC Vietnamese
Mặc Thế Nhân, Facebook: Tiến trình dân chủ đâu phải một sớm một chiều mà thực hiện được,bước đầu như thế là cũng ok rồi.Cần phải tăng cường mạnh mẽ hơn nữa năng lực kiểm tra và giám sát của quốc hội đối với hoạt động của chính phủ
cách đây 5 giờ 9 phút từ Mặc Thế Nhân qua Facebook
Báo Thanh Niên (bản tiếng Anh) đặt tựa
Vietnam leaders survive confidence vote; results historic nonetheless
Giới lãnh đạo Việt Nam thoát được lá phiếu tín nhiệm; tuy nhiên kết quả này có tính lịch sử
cách đây 5 giờ 18 phút từ thanhniennews.com
Một số báo nước ngoài đăng lại tin từ các hãng thông tấn hãng nhau như AP, AFP, Reuters và Bloomberg. Tựa của các bài tuy khác nhau nhưng đều nhắm tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà các báo này mô tả là "thoát được phiếu tín nhiệm" hay "bị dính đòn phiếu tín nhiệm đầu tiên".
ABC News: Vietnam Prime Minister Warned in Confidence Vote
Fox News: Vietnam’s Prime Minister survives confidence vote, but with weaken position
Yahoo! 7 News: Blow for Vietnam PM in first ever confidence vote
South China Morning Post: Vietnam leader takes a hit in first-ever confidence vote
Businessweek: Dung Passes Confidence Vote as Vietnam Economic Growth Slows
BBC News: Vietnam MPs vote low confidence in PM Nguyen Tan Dung
Một phóng viên của BBC tiếng Việt gợi ý cách đặt tựa là "160 đại biểu không tín nhiệm Thủ tướng Dũng"
cách đây 5 giờ 26 phút từ BBC Vietnamese
Nguyễn Đức Hải Phong, Facebook: Bỏ phiếu tính nhiệm xong rồi làm gì, mua vui cho nhau quá. Ông X mà chịu thua mới sợ, tay chân còn nhiều.
cách đây 5 giờ 52 phút từ Nguyễn Đức Hải Phong qua Facebook
Trích bài viết của tác giả Như Thổ trên báo Petro Times:
Ở các nước phương Tây, không có chế độ lãnh đạo tập thể như ở Việt Nam. Tất tất mọi việc đều do cá nhân chịu trách nhiệm nên việc phán xét hay - dở, đúng - sai của từng người khá dễ dàng.
Một vấn đề nữa là do cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công việc của mình nên người giữ cương vị đứng đầu có quyền hành rất lớn. Trong đó, quyền tối cao là tổ chức bộ máy giúp việc cho mình.
Nhưng ở Việt Nam hoàn toàn không có chuyện như vậy.
Ở nước ta là chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách nên việc lớn, việc bé gì cũng đều do tập thể lãnh đạo, cấp ủy Đảng quyết định và chịu trách nhiệm.
Vai trò của cá nhân rất dễ mờ nhạt. Nếu có nổi thì chỉ tập trung ở những người quyết đoán, dám làm, dám chịu.
Nhưng than ôi, những người như vậy thì lại dễ “mua thù chuốc oán” với người khác và dễ mang tiếng là “độc đoán, gia trưởng, cá nhân chủ nghĩa” cho nên họ là đối tượng được nể phục, chứ không phải được yêu quý.
Đối với người Việt Nam - nặng cách sống duy tình - thì trong việc bỏ phiếu, chữ tình thường lấn át chữ lý. Đây là mối “nguy hiểm” cho đối tượng được bỏ phiếu.
cách đây 5 giờ 52 phút từ Như Thổ, Petro Times
Việt Nam Thống Nhất, Facebook. Lá phiếu tín nhiệm thể hiện suy nghĩ của các nhà lãnh đạo với nhau, chứ nó không nói lên nguyện vọng của nhân dân?đây là sai lầm lớn đấy, vì các nhà lãnh đạo phải đưa ra đường lối cho dân tộc vn không lùi tiếp nữa, vì đường lùi của chúng ta còn thênh thang lắm chứ không phải để đánh giá nhau?các vị sống bang tiền thuế nhân dân chỉ để đánh giá nhau thôi à?sao không để nhân dân đánh giá?
cách đây 5 giờ 54 phút của Việt Nam Thống Nhất qua Facebook
Nguyen Van Binh, Facebook: Đúng ra chỉ nên 2 lựa chọn Tín nhiệm và Không tín nhiệm -- đây chẳng qua là cách để giảm bớt lượng phiếu Không tín nhiệm! -- Đề nghị cho người dân bỏ phiếu!
cách đây 6 giờ 10 phút từ Nguyen Van Binh qua Facebook
Jack Saigon, Facebook: Đảng chơi khôn gớm, nếu công bằng thì phải là : tín nhiệm, không tín nhiệm và đề nghị bãi chức thì mới đúng.
Đàng này ra luật: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, vậy bỏ kiểu gì cũng được tín nhiệm.
Hài nhất là máy anh đại biểu quốc hội, bỏ phiếu mà phiếu của mấy anh chỉ có một lựa chọn là tín nhiệm, vậy mà cũng vác mặt lên bỏ phiếu.
cách đây 6 giờ 14 phút từ Jack Saigon qua Facebook
Tú Nguyễn, Facebook. Cái vụ phiếu tín nhiệm ba láp này đối với dân đen chúng ta chả có nghĩa gì... Cố gắng đại tu một ngôi nhà quá nát... " Lòng tin chiến lược" hahaha! Nực cười!
cách đây 6 giờ 24 phút từ Tú Nguyễn qua Facebook
Nhat Anh, Facebook: Đồng chí giàu nhất VN thì làm sao mà có tín nhiệm cao được :D
cách đây 6 giờ 28 phút từ Nhat Anh qua Facebook
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Roberto Herrera-Li, Giám đốc khu vực châu Á của Eurasia Group đóng tại New York nói kết quả phiếu tín nhiệm là lời “khiển trách” ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Văn Bình về điều hành kinh tế yếu kém. Tuy nhiên giới lập pháp đã tránh châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị khi vẫn để hai ông này tại vị.
cách đây 6 giờ 59 phút từ Bloomberg
AP trích ông Jonathan London, nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Hong Kong nói cuộc lấy phiếu cho thấy 'Việt Nam chọn cách đi riêng' và sự kiện tương tự không thể xảy ra ở Trung Quốc, nước láng giềng cộng sản lớn hơn nhiều so với Việt Nam.
"Có thể vì nhu cầu mà Việt Nam sẽ chọn ra một thương hiệu chính trị có dáng dấp của một hệ thống chịu trách nhiệm chưa toàn phần (semi-accountable system)".
''Với một đảng vốn có truyền thông mặc định coi lãnh đạo của họ là trong sáng như pha lê và có tầm vóc hơn người thì đây là một sự thay đổi làn điệu."
cách đây 6 giờ 59 phút từ Hãng tin AP
Hãng tin AP: Cuộc lấy phiếu xem ra là một bước đi nhỏ hướng tới phong cách quản trị đa nguyên hơn (a more pluralistic style of governance) trong quốc gia một đảng cộng sản cầm quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu sức ép vì cách ông ta xử lý dở nền kinh tế vốn từng là một nền kinh tế hoạt động vào loại tốt nhất châu Á nay ngập trong nợ xấu, và có môi trường đầu tư ảm đạm.
cách đây 7 giờ 9 phút từ Hãng tin AP
Trích bài viết 'Các vị nhiều phiếu tín nhiệm thấp cố lên' của nhà văn Nguyễn Quang Lập:
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy có 5 vị có nhiều phiếu tín nhiệm cao, đó là: 1.Nguyễn Thị Kim Ngân 372; 2. Trương Thị Mai 335 phiếu; Trương Tấn Sang 330 phiếu; 4. Nguyễn sinh Hùng 328 phiếu; Uông Chu Lưu 323 phiếu.
Đó là những vị có chức danh chủ tịch nước, chủ tịch QH, phó chủ tịch QH và chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, tóm lại các vị thuộc về đội ngũ chủ trương đường lối. Họ chỉ nói không làm, đã không làm thì chẳng bao giờ sai.
...Thế còn 5 vị có nhiều phiếu tín nhiệm thấp là những ai? Đội sổ là Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu, thứ hai là Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận với 177 phiếu, thứ ba là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với 160 phiếu, thứ tư Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với 146 phiếu, thứ năm là Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng với 128 phiếu.
Năm vị này thuộc đội ngũ thực thi đường lối, có làm có sai, làm càng nhiều sai càng nhiều, người làm nhiều sai ít xưa nay không có, hoặc có nhưng không ai đề cử.
cách đây 7 giờ 12 phút từ Nhà văn, Blogger Nguyễn Quang Lập
Jonathan London: Kết quả phiếu tín nhiệm cũng là một tín hiệu đáng chú ý nếu không muốn nói là khích lệ.
cách đây 7 giờ 12 phút từ Jonathan London
Đặng Nhật Minh, Facebook: Văn hóa, y tế, giáo dục...đều tín nhiệm thấp. Chứng tỏ khả năng điều hành của Chính phủ quá yếu kém, an sinh xã hội không được bảo đảm, chỉ khổ người dân
cách đây 7 giờ 17 phút từ Đặng Nhật Minh qua Facebook
Phieu Le, Facebook: Tôi không tin vào chế độ bầu cử của Việt nam vì vậy tôi cũng không tin vào chất lượng Đại Biểu Quốc Hội. Thực ra đây chỉ là trò hề chính chị nhằm pha loãng đi nhiều vấn đề căng thẳng của xã hội. Thế thôi.
cách đây 7 giờ 18 phút từ Phieu Le qua Facebook
Báo Tiền Phong: Gần 70 năm, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có cuộc lấy phiếu tín nhiệm trước khi thực thi việc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội bầu.
cách đây 7 giờ 22 phút từ Báo Tiền Phong
Linh Khanh bình luận trên BBC Vietnamese Facebook: Dân có ai quan tâm cao hay thấp đâu, bỏ phiếu thì hoặc là tín nhiệm hoặc là phản đối, bãi chức chứ.
cách đây 7 giờ 27 phút từ Linh Khanh qua Facebook
Việt Nam một kiểu riêng: Báo chí Việt Nam trích lời Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc nói rằng 'Các nước chỉ bỏ phiếu bất tín nhiệm. Còn mình lại lấy phiếu với ba mức tín nhiệm'.
cách đây 7 giờ 30 phút từ Báo chí trong nước
Đại biểu thiếu thông tin: Theo VnExpress, Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh chưa hoàn toàn hài lòng với những lá phiếu của mình vì 'ở một số lĩnh vực, ông chưa thu thập được đầy đủ thông tin, vì thế còn mất thời gian cân nhắc khi đánh dấu vào phương án tín nhiệm'.
cách đây 7 giờ 31 phút từ VNexpress
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão phát biểu trên VnExpress:
Tất cả chức danh lãnh đạo nếu bỏ phiếu đồng loạt mà không có trình bày, trao đổi thì khả năng mấy chục vị đều đạt tín nhiệm.
Nếu như vậy, làm đến lần 2, 3 sẽ nhàm, bỏ phiếu trở nên hình thức.
cách đây 7 giờ 32 phút từ Nguyễn Hưng, VnExpress
VnExpress dẫn lời Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim: Với cách thức đang áp dụng thì dù có lấy phiếu lần thứ 2, thứ 3 cũng khó có chức danh nào bị rơi vào diện "nguy hiểm", tức là có số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% hay 2/3 tính trên tổng số đại biểu Quốc hội.
"Tôi cho rằng, nên tiến tới hình thức các nước thường áp dụng là chỉ đưa ra hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm", ông Kim đề nghị.
cách đây 7 giờ 34 phút từ Nguyễn Hưng, VnExpress
Thống đốc Nguyễn Văn Bình dẫn đầu 5 người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất.
cách đây 7 giờ 47 phút từ BBC Vietnamese
Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Dũng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ mở đầu cho các thay đổi trong tương lai.
"Quá trình dân chủ hóa cũng phải dần dần. Tôi không thấy có chuyện gì tiêu cực trong việc này cả," ông Dũng nói với BBC qua điện thoại.
"Lần đầu làm tất nhiên cũng chưa đủ điều kiện rút kinh nghiệm. Dần dần các đại biểu Quốc hội sẽ nâng cao ý thức hơn và sẽ đổi mới hơn nữa."
cách đây 7 giờ 50 phút từ Nguyễn Lân Dũng, Cựu Đại biểu Quốc hội
Báo Người Lao động: Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao theo chức năng của mình về công tác nhân sự và đây cũng là Quốc hội đầu tiên trên thế giới thực hiện việc này.
cách đây 7 giờ 50 phút từ Thế Dũng, Báo điện tử Người Lao động
Vietnamnet dẫn lời Đại biểu Hà Minh Huệ, (Bình Thuận), Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo: Kết quả phần nào phản ánh đúng tình hình thực tế và những vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc. Do vậy, tín nhiệm thấp đối với các “tư lệnh ngành” trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội là cao. Đây là kết quả đầu tiên chấp nhận được.
Nếu việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự có tác dụng, để những người giữ chức vụ đánh giá được bản thân mình qua những lá phiếu, rồi sửa chữa khuyết điểm, khắc phục tồn tại và phát huy thì tốt. Còn nếu đánh giá tràn lan, các bộ trưởng sẽ hoạt động ra sao trong công việc thường ngày, có dám đưa ra những quyết sách mạnh mẽ? Làm việc không kiên quyết chưa chắc đã tốt hơn.
cách đây 7 giờ 51 phút từ Vietnamnet
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu 5 người có phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất.
cách đây 7 giờ 55 phút từ BBC Vietnamese
Vũ Quí Hạo Nhiên, California...Dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao.
...Theo cách tính hệ số, chính Chủ tịch Quốc hội bị tụt xuống hạng 20, Chủ tịch nước Sang xuống hạng 22, và bốn người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến.
Mời quí vị đọc thêm phân tích của ông trong bài 'Phép toán và lá phiếu tín nhiệm' viết riêng cho BBC tiếng Việt.
cách đây 7 giờ 59 phút từ Vũ Quí Hạo Nhiên, California
Chanh Ta, Facebook: hehe...Thành công của đợt lấy Phiếu tín nhiệm này rất hợp Ý Đảng lòng dân, 47 đại biểu đều được tín nhiệm. Chúc mừng thành công của đại hội.
cách đây 8 giờ 26 phút từ Chanh Ta qua Facebook
Phuoc Nguyen Huu, Facebook: Chỉ cần 2 phiếu tín nhiệm và bất nhiệm tín là đủ ! Còn tín nhiệm cao, trung bình, thấp hoặc ko tín nhiệm thì căn cứ vào tỉ lệ phiếu bầu là biết hết !
cách đây 8 giờ 27 phút từ Phuoc Nguyen Huu qua Facebook
Đại Dũng, Facebook: Vở kịch “Sửa đổi hiến pháp” được chế độ cộng sản Việt Nam đưa ra để đánh lạc hướng dư luận về những món nợ khổng lồ hàng tỷ USD của Vinashin, Vinalines; sự phá sản của hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp, thất nghiệp, lạm phát; sự đàn áp tàn bạo đối với Bloggers, những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền; sự uy hiếp của Trung Quốc đối với vùng biển, hải đảo.
...Lúc này, chế độ cộng sản Việt Nam độc tài, đảng trị, ngụy quyền lại đưa ra tiếp vở kịch mới: “Bỏ phiếu tín nhiệm”. Sự lố bịch, mị dân của vở kịch này là thay vì có hai loại phiếu: “Tín nhiệm” và “Không tín nhiệm” thì lại có 3 loại phiếu đều là Tín nhiệm. Một trò hề nữa được trình diễn trước mắt mọi người dân.
Chỉ trong một năm thôi mà chế độ cộng sản Việt Nam trình diễn đến hai vở kịch mặc dù nội dung nghèo nàn, nhạt nhẽo, hình thức, mị dân với các diễn viên nhàm chán, vô cảm và hành động như những con rối.
cách đây 8 giờ 29 phút từ Đại Dũng qua Facebook
Steven Tran, Facebook: Những vở kịch, những trò mị dân, dối trá của chế độ cộng sản Việt Nam lại được đem ra trình diễn. Tuy nhiên, cũng có cái hay là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này cũng là một hình thức đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng, chính quyền cộng sản Việt Nam.
Đảng, chính quyền cộng sản Việt Nam hãy tiếp tục đấu đá nội bộ để sụp đổ, tiêu vong nhanh chóng cho nhân dân Việt Nam nhờ nhé!
cách đây 8 giờ 31 phút của Steven Tran qua Facebook
Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt ngày 11/6, đại biểu Quốc hội, ông Dương Trung Quốc nhận xét kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là một sự 'cảnh báo' với giới lãnh đạo.
"Tuy chưa có vị nào rơi vào hoàn cảnh dẫn tới phải có những bước xử lý tiếp theo, nhưng tôi cho rằng nó cũng có tính cảnh báo và vượt qua cái ngưỡng lâu nay," ông Quốc nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc, nói về bối cảnh của cuộc bỏ phiếu ở Việt Nam:
"Các nhà lãnh đạo thì thường rất ít khi bị đem ra đánh giá ... Chắc chắn là với xu thế này, những lần sau kết quả sẽ tiếp cận với thực tế nhiều hơn nữa,"
"Tôi nghĩ rằng kết quả của tác động cảnh báo đối với các nhà lãnh đạo là có hiệu ứng," ông nói.
cách đây 8 giờ 34 phút từ Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc Hội
"Tôi cho rằng, nên tiến tới hình thức các nước thường áp dụng là chỉ đưa ra hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm", ông Kim đề nghị.
cách đây 3 giờ 19 phút từ Vũ Trọng Kim
Nguyễn Văn Luận đưa ra câu hỏi trên BBC Vietnamese Facebook: Thế cái cao thấp kia rồi tính thế nào.
Thấy ai cũng có tín nhiệm cao nhiều hơn tín nhiệm thấp. Thế là huề hết à, ai về giữ chức người ấy à.
cách đây 3 giờ 19 phút từ Nguyễn Văn Luận qua Facebook
Đại biểu Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng, phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, trả lời Tuổi Trẻ:
Tỉ lệ tín nhiệm là chỉ số rất quan trọng. Tuy nhiên, để đến một sự đánh giá hoàn thiện hơn lần này theo hướng thật sự thực chất hơn, thật sự khách quan hơn thì có lẽ còn phải có lộ trình tiếp theo.
cách đây 3 giờ 20 phút từ Báo Tuổi Trẻ online
Lê Quang Huy, Facebook: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận đc kết quả này là quá cao so với thực tế, mà thực tế 90 triệu dân VN đều biết. Chứng tỏ bỏ phiếu này chỉ là 1 trò hề.
cách đây 3 giờ 57 phút từ Lê Quang Huy qua Facebook
Ông Nguyen Tuan từ Sydney nói rằng ông có "cách định lượng thực tế hơn" dựa trên kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Theo cách tính của ông, bà Nguyễn Thị Kim Ngân có điểm cao nhất và ông Nguyễn Văn Bình vẫn nằm cuối bảng với điểm số thấp nhất. Một loạt bộ trưởng có số điểm đội sổ và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ 42/47.
Ông cho hay cách tính của ông "nói lên một điều là các thành viên trong Chính phủ có độ tín nhiệm thấp".
cách đây 4 giờ 40 phút từ Nguyen Tuan qua Facebook
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đạt số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là 209 phiếu. Tuy nhiên, số phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm của ông Bình vẫn là 88 (17,67%) và 194 (38,96%), cộng lại là 56,63%, quá bán.
Ông Bình được người ta chú ý tới nhiều qua một số câu bình luận của ông trên báo chí Việt Nam
"Em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được", Phiên chất vấn quốc hội 13/11/2012
"100% khó khăn thì báo chí gây ra chiếm 40-50%", VTC 25-11-2012
"Làm ngân hàng là một nghề, đòi hỏi có kiến thức kinh tế, vừa bao quát, vừa chuyên sâu, từng trải, bản lĩnh và cả sự nhạy cảm nữa", Phỏng vấn trên VnEconomy 7-2-2013
"Tôi không nghĩ mình là “sao” nhưng nếu có thì chắc “tôi là ngôi sao cô đơn” Phỏng vấn với Tiền Phong 10-2-2013
"Chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân", VTV 5/5/2013
cách đây 4 giờ 56 phút từ BBC Vietnamese
Mặc Thế Nhân, Facebook: Tiến trình dân chủ đâu phải một sớm một chiều mà thực hiện được,bước đầu như thế là cũng ok rồi.Cần phải tăng cường mạnh mẽ hơn nữa năng lực kiểm tra và giám sát của quốc hội đối với hoạt động của chính phủ
cách đây 5 giờ 9 phút từ Mặc Thế Nhân qua Facebook
Báo Thanh Niên (bản tiếng Anh) đặt tựa
Vietnam leaders survive confidence vote; results historic nonetheless
Giới lãnh đạo Việt Nam thoát được lá phiếu tín nhiệm; tuy nhiên kết quả này có tính lịch sử
cách đây 5 giờ 18 phút từ thanhniennews.com
Một số báo nước ngoài đăng lại tin từ các hãng thông tấn hãng nhau như AP, AFP, Reuters và Bloomberg. Tựa của các bài tuy khác nhau nhưng đều nhắm tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà các báo này mô tả là "thoát được phiếu tín nhiệm" hay "bị dính đòn phiếu tín nhiệm đầu tiên".
ABC News: Vietnam Prime Minister Warned in Confidence Vote
Fox News: Vietnam’s Prime Minister survives confidence vote, but with weaken position
Yahoo! 7 News: Blow for Vietnam PM in first ever confidence vote
South China Morning Post: Vietnam leader takes a hit in first-ever confidence vote
Businessweek: Dung Passes Confidence Vote as Vietnam Economic Growth Slows
BBC News: Vietnam MPs vote low confidence in PM Nguyen Tan Dung
Một phóng viên của BBC tiếng Việt gợi ý cách đặt tựa là "160 đại biểu không tín nhiệm Thủ tướng Dũng"
cách đây 5 giờ 26 phút từ BBC Vietnamese
Nguyễn Đức Hải Phong, Facebook: Bỏ phiếu tính nhiệm xong rồi làm gì, mua vui cho nhau quá. Ông X mà chịu thua mới sợ, tay chân còn nhiều.
cách đây 5 giờ 52 phút từ Nguyễn Đức Hải Phong qua Facebook
Trích bài viết của tác giả Như Thổ trên báo Petro Times:
Ở các nước phương Tây, không có chế độ lãnh đạo tập thể như ở Việt Nam. Tất tất mọi việc đều do cá nhân chịu trách nhiệm nên việc phán xét hay - dở, đúng - sai của từng người khá dễ dàng.
Một vấn đề nữa là do cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công việc của mình nên người giữ cương vị đứng đầu có quyền hành rất lớn. Trong đó, quyền tối cao là tổ chức bộ máy giúp việc cho mình.
Nhưng ở Việt Nam hoàn toàn không có chuyện như vậy.
Ở nước ta là chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách nên việc lớn, việc bé gì cũng đều do tập thể lãnh đạo, cấp ủy Đảng quyết định và chịu trách nhiệm.
Vai trò của cá nhân rất dễ mờ nhạt. Nếu có nổi thì chỉ tập trung ở những người quyết đoán, dám làm, dám chịu.
Nhưng than ôi, những người như vậy thì lại dễ “mua thù chuốc oán” với người khác và dễ mang tiếng là “độc đoán, gia trưởng, cá nhân chủ nghĩa” cho nên họ là đối tượng được nể phục, chứ không phải được yêu quý.
Đối với người Việt Nam - nặng cách sống duy tình - thì trong việc bỏ phiếu, chữ tình thường lấn át chữ lý. Đây là mối “nguy hiểm” cho đối tượng được bỏ phiếu.
cách đây 5 giờ 52 phút từ Như Thổ, Petro Times
Việt Nam Thống Nhất, Facebook. Lá phiếu tín nhiệm thể hiện suy nghĩ của các nhà lãnh đạo với nhau, chứ nó không nói lên nguyện vọng của nhân dân?đây là sai lầm lớn đấy, vì các nhà lãnh đạo phải đưa ra đường lối cho dân tộc vn không lùi tiếp nữa, vì đường lùi của chúng ta còn thênh thang lắm chứ không phải để đánh giá nhau?các vị sống bang tiền thuế nhân dân chỉ để đánh giá nhau thôi à?sao không để nhân dân đánh giá?
cách đây 5 giờ 54 phút của Việt Nam Thống Nhất qua Facebook
Nguyen Van Binh, Facebook: Đúng ra chỉ nên 2 lựa chọn Tín nhiệm và Không tín nhiệm -- đây chẳng qua là cách để giảm bớt lượng phiếu Không tín nhiệm! -- Đề nghị cho người dân bỏ phiếu!
cách đây 6 giờ 10 phút từ Nguyen Van Binh qua Facebook
Jack Saigon, Facebook: Đảng chơi khôn gớm, nếu công bằng thì phải là : tín nhiệm, không tín nhiệm và đề nghị bãi chức thì mới đúng.
Đàng này ra luật: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, vậy bỏ kiểu gì cũng được tín nhiệm.
Hài nhất là máy anh đại biểu quốc hội, bỏ phiếu mà phiếu của mấy anh chỉ có một lựa chọn là tín nhiệm, vậy mà cũng vác mặt lên bỏ phiếu.
cách đây 6 giờ 14 phút từ Jack Saigon qua Facebook
Tú Nguyễn, Facebook. Cái vụ phiếu tín nhiệm ba láp này đối với dân đen chúng ta chả có nghĩa gì... Cố gắng đại tu một ngôi nhà quá nát... " Lòng tin chiến lược" hahaha! Nực cười!
cách đây 6 giờ 24 phút từ Tú Nguyễn qua Facebook
Nhat Anh, Facebook: Đồng chí giàu nhất VN thì làm sao mà có tín nhiệm cao được :D
cách đây 6 giờ 28 phút từ Nhat Anh qua Facebook
Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Roberto Herrera-Li, Giám đốc khu vực châu Á của Eurasia Group đóng tại New York nói kết quả phiếu tín nhiệm là lời “khiển trách” ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Văn Bình về điều hành kinh tế yếu kém. Tuy nhiên giới lập pháp đã tránh châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị khi vẫn để hai ông này tại vị.
cách đây 6 giờ 59 phút từ Bloomberg
AP trích ông Jonathan London, nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Hong Kong nói cuộc lấy phiếu cho thấy 'Việt Nam chọn cách đi riêng' và sự kiện tương tự không thể xảy ra ở Trung Quốc, nước láng giềng cộng sản lớn hơn nhiều so với Việt Nam.
"Có thể vì nhu cầu mà Việt Nam sẽ chọn ra một thương hiệu chính trị có dáng dấp của một hệ thống chịu trách nhiệm chưa toàn phần (semi-accountable system)".
''Với một đảng vốn có truyền thông mặc định coi lãnh đạo của họ là trong sáng như pha lê và có tầm vóc hơn người thì đây là một sự thay đổi làn điệu."
cách đây 6 giờ 59 phút từ Hãng tin AP
Hãng tin AP: Cuộc lấy phiếu xem ra là một bước đi nhỏ hướng tới phong cách quản trị đa nguyên hơn (a more pluralistic style of governance) trong quốc gia một đảng cộng sản cầm quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu sức ép vì cách ông ta xử lý dở nền kinh tế vốn từng là một nền kinh tế hoạt động vào loại tốt nhất châu Á nay ngập trong nợ xấu, và có môi trường đầu tư ảm đạm.
cách đây 7 giờ 9 phút từ Hãng tin AP
Trích bài viết 'Các vị nhiều phiếu tín nhiệm thấp cố lên' của nhà văn Nguyễn Quang Lập:
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy có 5 vị có nhiều phiếu tín nhiệm cao, đó là: 1.Nguyễn Thị Kim Ngân 372; 2. Trương Thị Mai 335 phiếu; Trương Tấn Sang 330 phiếu; 4. Nguyễn sinh Hùng 328 phiếu; Uông Chu Lưu 323 phiếu.
Đó là những vị có chức danh chủ tịch nước, chủ tịch QH, phó chủ tịch QH và chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, tóm lại các vị thuộc về đội ngũ chủ trương đường lối. Họ chỉ nói không làm, đã không làm thì chẳng bao giờ sai.
...Thế còn 5 vị có nhiều phiếu tín nhiệm thấp là những ai? Đội sổ là Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu, thứ hai là Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận với 177 phiếu, thứ ba là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với 160 phiếu, thứ tư Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với 146 phiếu, thứ năm là Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng với 128 phiếu.
Năm vị này thuộc đội ngũ thực thi đường lối, có làm có sai, làm càng nhiều sai càng nhiều, người làm nhiều sai ít xưa nay không có, hoặc có nhưng không ai đề cử.
cách đây 7 giờ 12 phút từ Nhà văn, Blogger Nguyễn Quang Lập
Jonathan London: Kết quả phiếu tín nhiệm cũng là một tín hiệu đáng chú ý nếu không muốn nói là khích lệ.
cách đây 7 giờ 12 phút từ Jonathan London
Đặng Nhật Minh, Facebook: Văn hóa, y tế, giáo dục...đều tín nhiệm thấp. Chứng tỏ khả năng điều hành của Chính phủ quá yếu kém, an sinh xã hội không được bảo đảm, chỉ khổ người dân
cách đây 7 giờ 17 phút từ Đặng Nhật Minh qua Facebook
Phieu Le, Facebook: Tôi không tin vào chế độ bầu cử của Việt nam vì vậy tôi cũng không tin vào chất lượng Đại Biểu Quốc Hội. Thực ra đây chỉ là trò hề chính chị nhằm pha loãng đi nhiều vấn đề căng thẳng của xã hội. Thế thôi.
cách đây 7 giờ 18 phút từ Phieu Le qua Facebook
Báo Tiền Phong: Gần 70 năm, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có cuộc lấy phiếu tín nhiệm trước khi thực thi việc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc hội bầu.
cách đây 7 giờ 22 phút từ Báo Tiền Phong
Linh Khanh bình luận trên BBC Vietnamese Facebook: Dân có ai quan tâm cao hay thấp đâu, bỏ phiếu thì hoặc là tín nhiệm hoặc là phản đối, bãi chức chứ.
cách đây 7 giờ 27 phút từ Linh Khanh qua Facebook
Việt Nam một kiểu riêng: Báo chí Việt Nam trích lời Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc nói rằng 'Các nước chỉ bỏ phiếu bất tín nhiệm. Còn mình lại lấy phiếu với ba mức tín nhiệm'.
cách đây 7 giờ 30 phút từ Báo chí trong nước
Đại biểu thiếu thông tin: Theo VnExpress, Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh chưa hoàn toàn hài lòng với những lá phiếu của mình vì 'ở một số lĩnh vực, ông chưa thu thập được đầy đủ thông tin, vì thế còn mất thời gian cân nhắc khi đánh dấu vào phương án tín nhiệm'.
cách đây 7 giờ 31 phút từ VNexpress
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão phát biểu trên VnExpress:
Tất cả chức danh lãnh đạo nếu bỏ phiếu đồng loạt mà không có trình bày, trao đổi thì khả năng mấy chục vị đều đạt tín nhiệm.
Nếu như vậy, làm đến lần 2, 3 sẽ nhàm, bỏ phiếu trở nên hình thức.
cách đây 7 giờ 32 phút từ Nguyễn Hưng, VnExpress
VnExpress dẫn lời Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim: Với cách thức đang áp dụng thì dù có lấy phiếu lần thứ 2, thứ 3 cũng khó có chức danh nào bị rơi vào diện "nguy hiểm", tức là có số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% hay 2/3 tính trên tổng số đại biểu Quốc hội.
"Tôi cho rằng, nên tiến tới hình thức các nước thường áp dụng là chỉ đưa ra hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm", ông Kim đề nghị.
cách đây 7 giờ 34 phút từ Nguyễn Hưng, VnExpress
Thống đốc Nguyễn Văn Bình dẫn đầu 5 người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất.
cách đây 7 giờ 47 phút từ BBC Vietnamese
Cựu đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Dũng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ mở đầu cho các thay đổi trong tương lai.
"Quá trình dân chủ hóa cũng phải dần dần. Tôi không thấy có chuyện gì tiêu cực trong việc này cả," ông Dũng nói với BBC qua điện thoại.
"Lần đầu làm tất nhiên cũng chưa đủ điều kiện rút kinh nghiệm. Dần dần các đại biểu Quốc hội sẽ nâng cao ý thức hơn và sẽ đổi mới hơn nữa."
cách đây 7 giờ 50 phút từ Nguyễn Lân Dũng, Cựu Đại biểu Quốc hội
Báo Người Lao động: Đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao theo chức năng của mình về công tác nhân sự và đây cũng là Quốc hội đầu tiên trên thế giới thực hiện việc này.
cách đây 7 giờ 50 phút từ Thế Dũng, Báo điện tử Người Lao động
Vietnamnet dẫn lời Đại biểu Hà Minh Huệ, (Bình Thuận), Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo: Kết quả phần nào phản ánh đúng tình hình thực tế và những vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc. Do vậy, tín nhiệm thấp đối với các “tư lệnh ngành” trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội là cao. Đây là kết quả đầu tiên chấp nhận được.
Nếu việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự có tác dụng, để những người giữ chức vụ đánh giá được bản thân mình qua những lá phiếu, rồi sửa chữa khuyết điểm, khắc phục tồn tại và phát huy thì tốt. Còn nếu đánh giá tràn lan, các bộ trưởng sẽ hoạt động ra sao trong công việc thường ngày, có dám đưa ra những quyết sách mạnh mẽ? Làm việc không kiên quyết chưa chắc đã tốt hơn.
cách đây 7 giờ 51 phút từ Vietnamnet
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu 5 người có phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất.
cách đây 7 giờ 55 phút từ BBC Vietnamese
Vũ Quí Hạo Nhiên, California...Dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao.
...Theo cách tính hệ số, chính Chủ tịch Quốc hội bị tụt xuống hạng 20, Chủ tịch nước Sang xuống hạng 22, và bốn người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến.
Mời quí vị đọc thêm phân tích của ông trong bài 'Phép toán và lá phiếu tín nhiệm' viết riêng cho BBC tiếng Việt.
cách đây 7 giờ 59 phút từ Vũ Quí Hạo Nhiên, California
Chanh Ta, Facebook: hehe...Thành công của đợt lấy Phiếu tín nhiệm này rất hợp Ý Đảng lòng dân, 47 đại biểu đều được tín nhiệm. Chúc mừng thành công của đại hội.
cách đây 8 giờ 26 phút từ Chanh Ta qua Facebook
Phuoc Nguyen Huu, Facebook: Chỉ cần 2 phiếu tín nhiệm và bất nhiệm tín là đủ ! Còn tín nhiệm cao, trung bình, thấp hoặc ko tín nhiệm thì căn cứ vào tỉ lệ phiếu bầu là biết hết !
cách đây 8 giờ 27 phút từ Phuoc Nguyen Huu qua Facebook
Đại Dũng, Facebook: Vở kịch “Sửa đổi hiến pháp” được chế độ cộng sản Việt Nam đưa ra để đánh lạc hướng dư luận về những món nợ khổng lồ hàng tỷ USD của Vinashin, Vinalines; sự phá sản của hàng chục ngàn công ty, doanh nghiệp, thất nghiệp, lạm phát; sự đàn áp tàn bạo đối với Bloggers, những người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền; sự uy hiếp của Trung Quốc đối với vùng biển, hải đảo.
...Lúc này, chế độ cộng sản Việt Nam độc tài, đảng trị, ngụy quyền lại đưa ra tiếp vở kịch mới: “Bỏ phiếu tín nhiệm”. Sự lố bịch, mị dân của vở kịch này là thay vì có hai loại phiếu: “Tín nhiệm” và “Không tín nhiệm” thì lại có 3 loại phiếu đều là Tín nhiệm. Một trò hề nữa được trình diễn trước mắt mọi người dân.
Chỉ trong một năm thôi mà chế độ cộng sản Việt Nam trình diễn đến hai vở kịch mặc dù nội dung nghèo nàn, nhạt nhẽo, hình thức, mị dân với các diễn viên nhàm chán, vô cảm và hành động như những con rối.
cách đây 8 giờ 29 phút từ Đại Dũng qua Facebook
Steven Tran, Facebook: Những vở kịch, những trò mị dân, dối trá của chế độ cộng sản Việt Nam lại được đem ra trình diễn. Tuy nhiên, cũng có cái hay là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này cũng là một hình thức đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng, chính quyền cộng sản Việt Nam.
Đảng, chính quyền cộng sản Việt Nam hãy tiếp tục đấu đá nội bộ để sụp đổ, tiêu vong nhanh chóng cho nhân dân Việt Nam nhờ nhé!
cách đây 8 giờ 31 phút của Steven Tran qua Facebook
Trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt ngày 11/6, đại biểu Quốc hội, ông Dương Trung Quốc nhận xét kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là một sự 'cảnh báo' với giới lãnh đạo.
"Tuy chưa có vị nào rơi vào hoàn cảnh dẫn tới phải có những bước xử lý tiếp theo, nhưng tôi cho rằng nó cũng có tính cảnh báo và vượt qua cái ngưỡng lâu nay," ông Quốc nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc, nói về bối cảnh của cuộc bỏ phiếu ở Việt Nam:
"Các nhà lãnh đạo thì thường rất ít khi bị đem ra đánh giá ... Chắc chắn là với xu thế này, những lần sau kết quả sẽ tiếp cận với thực tế nhiều hơn nữa,"
"Tôi nghĩ rằng kết quả của tác động cảnh báo đối với các nhà lãnh đạo là có hiệu ứng," ông nói.
cách đây 8 giờ 34 phút từ Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc Hội
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment