Vualambao - Số ý kiến Thành viên Chính phủ: 26 (không tính Bộ Tài chính).
Số ý kiến thu về: đến 11h ngày 02/4/2013: 25 phiếu, gồm (Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các Bộ trưởng: Hà Hùng Cường, Nguyễn Bắc Son, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Thị Kim Tiến, Cao Đức Phát, Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Minh Quang, Hoàng Tuấn Anh, Bùi Thanh Sơn - Bộ Ngoại giao, Bùi Quang Vinh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Thái Bình, Phạm Thị Hải Chuyền, Phạm Ngũ Luận, Nguyễn Quân, Huỳnh Phong Tranh, Đinh La Thăng, Giàng Seo Phử, Trần Đại Quang, Vũ Huy Hoàng).
Còn thiếu: 01 ý kiến của đồng chí Nguyễn Văn Bình. Số ý kiến thu về: đến 11h ngày 02/4/2013: 25 phiếu, gồm (Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các Bộ trưởng: Hà Hùng Cường, Nguyễn Bắc Son, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Thị Kim Tiến, Cao Đức Phát, Trịnh Đình Dũng, Nguyễn Minh Quang, Hoàng Tuấn Anh, Bùi Thanh Sơn - Bộ Ngoại giao, Bùi Quang Vinh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Thái Bình, Phạm Thị Hải Chuyền, Phạm Ngũ Luận, Nguyễn Quân, Huỳnh Phong Tranh, Đinh La Thăng, Giàng Seo Phử, Trần Đại Quang, Vũ Huy Hoàng).
1. Quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”
- Phương án 1: Quy định như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
Đồng ý: 01/25.
- Phương án 2: Không quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
Đồng ý: 24/25.
2. Thẩm quyền của Chính phủ quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Phương án 1: Quy định như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn :”Quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chinh dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Đồng ý: 03/25.
- Phương án 2: Quy định thẩm quyền điều chỉnh địa giới hành chính như tại Hiến pháp năm 1992, cụ thể là: Quốc hội quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chinh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chính phủ quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chinh dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời bổ sung quy định “Tiêu chí, trình tự, thủ tục quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chinh do luật định trên cơ sở lấy ý kiến nhân dân địa phương”.
Đồng ý: 10/25.
- Phương án 3: Quy định Quốc hội có thẩm quyền quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới của tất cả các đơn vị hành chính - lãnh thổ đồng thời bố sung quy định “Tiêu chí, trình tự, thủ tục quyết định thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chinh do luật định trên cơ sở lấy ý kiến nhân dân địa phương”.
Đồng ý: 12/25.
3. Về tính chất của Hội đồng nhân dân
- Phương án 1: tiếp tục quy định như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” (khoản 1 Điều 116).
Đồng ý: 02/25.
- Phương án 2: Không quy định HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Đồng ý: 23/25.
4. Về việc điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội liên quan đến Hội đồng nhân dân
- Chuyển nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động của HĐND, bãi bỏ nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp tỉnh (khoản 6 Điều 79 Dự thảo) sang cho Chính phủ.
Đồng ý: 18/25.
Không đồng ý: 05/25.
- Giao cho Chính phủ nhiệm vụ, quyền hạn đình chỉ hoạt động HĐND cấp tỉnh vi phạm nghiêm trọng pháp luật gây thiệt hại lớn đến quyền và lợi ích của nhân dân và chuyển thẩm quyền giải tán HĐND đó từ UBTVQH (khoản 6 Điều 79 Dự thảo) sang cho Quốc hội.
Đồng ý: 24/25.
Không đồng ý: 01/25.
5. Về quy định không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường
- Phương án 1 - Quy định như Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “việc thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị hành chính lãnh thổ và phân cấp quản lý”
Đồng ý: 10/25.
- Phương án 2 - Quy định không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường hoặc không tổ chức Hội đồng nhân dân ở huyện, quận, phường, xã
Đồng ý: 15/25.
6. Về quy định Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế - xã hội”.
- Phương án 1: Nhất trí với quy định như trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sủ dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế -xã hội” (khoản 3 Điều 58).
Đồng ý: 11/25.
- Phương án 2: Không nhất trí với quy định này và đề nghị chỉ thu hồi đất “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” vì trong lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã bao hàm các dự án phát triển kinh tế -xã hội quan trọng (Danh mục các dự án phát triển kinh tế- xã hội thuộc loại này sẽ do luật định).
Đồng ý: 12/25.
Có 2 ý kiến khác:
+ Không tán thành cả 2 Phương án và đề nghị chỉnh sửa khoản 3 Điều 58 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”. Việc thu hồi đất phục vụ xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Luật đất đai.
+ Không tán thành cả 2 Phương án và có ý kiến khác: các dự án phát triển - kinh tế xã hội quan trọng đã bao hàm trong lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Việc thu hồi đất để phục vụ các dự án này nên do Chính phủ quy định việc bồi thường nhằm bảo đảm quyền lợi của công dân mà không để nhà đầu tư tự thoả thuận với tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất.
7. Về quy định trưng cầu ý dân về Hiến pháp
- Phương án 1: đồng ý như quy định tại Dự thảo sửa đổi Hiến pháp: “Dự thảo Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” (khoản 4 Điều 124).
Đồng ý: 12/25.
- Phương án 2: quy định: “Dự thảo Hiến pháp được trưng cầu ý dân sau khi Quốc hội thông qua với ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” đồng thời bổ sung quy định: “Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”
Đồng ý: 10/25.
Ý kiến khác: 03 thành viên Chính phủ không tán thành cả 02 phương án, trong đó 02 đồng chí có ý kiến khác, cụ thể:
+ Đây là vấn đề hết sức mới, nhạy cảm, do vậy, cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào Hiến pháp lần này.
+ Vấn đề trưng cầu ý dân không nên đặt ra trong Dự thảo Hiến pháp vì với các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục xây dựng Hiến pháp của nhà nước ta đã loại bỏ sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân (khoản 4 Điều 124).
CP
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment