Sau khi đánh bom Tòa Đại sứ Mỹ Ngọc Diệp bí mật đi tu tại chùa Quang Minh Tự (Phú Nhuận) |
Vualambao - Rất nhiều 'chiến sĩ tình báo' lừng lẫy một thời, nay nếu gặp lại sẽ bắt gặp ở họ chỉ có những giọt nước mắt lăn dài... Người thì đang sống trong tủi nhục, nghèo đói, người may mắn hơn có chức vụ cao trong Chế độ mới, song cũng phải sống trong tâm trạng khắc khoải, phẫn uất, hối tiếc...
Trường hợp Thượng Tướng Phan Trung Kiên, người đội trưởng Biệt động Sài gòn lừng lẫy năm xưa đã từng được phong tặng danh hiệu anh hùng, cuộc đời đi theo 'cách mạng' đã đưa ông lên được đến 'lon' Thượng Tướng, vậy mà ngay khi vừa về nghỉ hưu chưa được mấy tháng ông đã phải nằm bất động bởi 'cơn nhồi máu cơ tim' do thầy trò Nguyễn Văn Hưởng gây ra bởi đơn giản ông đã nhiều lần lớn tiếng vạch mặt chỉ tên tham nhũng, bởi ông không còn dấu nổi sự hối tiếc để rồi thốt ra miệng không phải chỉ một lần:
"Nếu biết thế này thì trước đây không đủ sức 'làm cách mạng'...."!
"Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng)."
Cả cuộc đời nữ bác sĩ xinh đẹp này đã hy sinh cho 'Cách mạng', đã chối bỏ cả người chồng chính thức của mình, rồi lừa dối một Đại sứ Mỹ lấy làm chồng chì vì để đánh sập Tòa Đại Sứ cướp luôn cuộc đời sự nghiệp của chính ông Đại sứ này...
Có lẽ cuộc đời đều có nhân quả: Từ sau ngày 30-4-1975, cuộc đời của bà Ngọc Ánh là những năm tháng dài tăm tối, tủi nhục, nghèo đói, sống lay lắt ở một vùng đồi núi....
Từ một phụ nữa xinh đẹp, tài ba, bà Ánh đã biến thành thế này đây....
Những người gặp bà đời thường đều được nghe những tiếng chặc lưỡi, những giọt nước mắt hối tiếc vì những điều mình đã làm...
Tất cả những người như họ mà Thượng Tướng Phan Trung Kiên, như bà Đặng Ngọc Ánh chỉ là gương mặt điển hình ... Họ đều giống nhau ở một điều: Tất cả đều nhận ra mình đã bị lừa dối, đã bị lầm lạc hy sinh cho một thứ không có thật... Đã có những năm tháng họ lầm tưởng rằng mình chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng, vì lòng yêu nước.....
Để rồi sự thật phũ phàng cuộc đời họ là câu trả lời đầy đủ nhất: Họ đã gây tội ác không những đối với đồng loại mà đối với chính những người thân yêu của họ và gây tội ác đối với chính bản thân họ! Họ đã đánh đổi Hạnh phúc có thật của mình cho một chủ thuyết, cho một Đảng mà đến hôm nay đã hiện nguyên hình chính là Đảng X - Đảng tham nhũng, độc tài, phát xít.
Họ và hàng triệu triệu người đã nằm xuống, đã hy sinh để rồi đẩy nhân dân Việt Nam vào sự thống trị của những Đồng chí X - Những 'tinh tú' của Đảng - Kẻ tham nhũng, bạo tàn, vô ơn, bội nghĩa, lấy đàn áp nhân dân làm vui, cướp bóc, làm giàu qua đêm làm lẽ sống ... - Đó chính là đặc trưng của một lý tưởng, một chủ thuyết mà những Thượng Tướng Phan Trung Kiên, những Bác sĩ hoàng tộc Đặng Ngọc Ánh, những cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn cùng hàng triệu triệu người Việt Nam khác đã lầm lạc đi theo để đến cuối đời mới nhìn thấy 'cái mặt nạ đã rơi xuống' để lộ nguyên hình bản chất thật: MỘT ĐẢNG X CỦA BÈ LŨ THAM NHŨNG, ĐỘC TÀI X!
Hàng triệu con tim đã thổn thức với những giọt nước mắt đắng cay lăn dài.... Những nước mắt cũng chẳng khiến bè lũ X động lòng! Hãy gạt nước mắt, nuốt căm hận vào tim, Hãy cùng nhau đứng dạy để sửa sai lầm của chính mình, cùng nhau đoàn kết đánh đổ bè lũ X! Chỉ có như vậy mới đưa Việt Nam trở thành một đất nước như nguyện ước của Hồ Chí Minh: Một Việt Nam Dân chủ - Cộng hòa của một chế độ hòa hợp dân tộc mà mọi thành phần, mọi đảng phái được bình đẳng, mỗi con người thật sự có quyền làm người cùng tham gia xây dựng một Tổ Quốc Việt Nam giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh như Hiến Pháp 1946 đã đề ra...
Sau 68 năm nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn được 'lội ngược' lại quá khứ, được hưởng quyền làm người như 67 năm về trước của bản Hiến Pháp 1946. Ước nguyện quá ư nhỏ bé, quá ư khiêm tốn và đó cũng là lý tưởng mà dân tộc đã đi theo Nguyễn Ái Quốc, vậy mà xem ra như không tưởng!!!!!!!!!
Nhân dân Việt Nam không thể để Đảng X dẫn dắt cả dân tộc chúng ta đến trại tập trung khổng lồ để tự sát như vậy, hãy tự mình quyết định vận mệnh của chính mình:
HÃY CHẤM DỨT LÀM NHỮNG CON HỦI BỊ CẢ THẾ GIỚI NGUYỀN RỦA! HÃY TRỞ LẠI LÀM NGƯỜI TỰ DO SÁNG VAI CÙNG NĂM CHÂU BỐN BỂ!
Đàm Đức Đam
Mời xem thêm những bài viết của Lề Đảng để hiểu thêm....
Nữ tình báo dòng dõi hoàng tộc xinh đẹp nhất Việt Nam
Xinh đẹp, gan dạ, bản lĩnh, thông minh, tài giỏi... bà trở thành một cán bộ tình báo chiến lược, sánh ngang với những cây đa, cây đề trong làng tình báo Việt Nam. Bà là người từng gây chấn động nước Mỹ với trận đánh xóa sổ Đại sứ quán Mỹ, Nha cảnh sát quận I (Sài Gòn) ngày 20/9/1965.
Theo bà Đặng Hoàng Ánh, chính tuổi thơ bất hạnh, thời thế loạn lạc đã dẫn lối đưa đường một thiếu nữ 11 tuổi như bà đi theo con đường cách mạng. Mong ước đền nợ nước, trả thù nhà là động lực để bà cố gắng học hỏi và trở thành một nhà tình báo xuất sắc, luồn sâu trong lòng địch, thực hiện những trận đánh cảm tử rúng động chính quyền địch.
Ký ức Hoàng tộc
May mắn được biết đến bà, với tôi đó là một diễm phúc. Bởi xét theo đế hệ Hoàng triều thời phong kiến, bà là một Quận chúa lá ngọc cành vàng. Chị em con chú con bác với vua Bảo Đại và là em họ của giáo sư Bửu Hội (Giáo sư nổi tiếng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp). Thời chiến, bà là một chiến sỹ tình báo cao cấp hoạt động lưỡng tuyến trên lằn ranh giữa ta và địch. Bên cạnh đó, bà cũng là bác sỹ giải phẫu nổi tiếng từng tốt nghiệp hạng xuất sắc đại học Sorbonne Pari (Pháp) thập kỷ 60, được chính quyền Sài Gòn trọng dụng và Tống Ngô Đình Diệm mến mộ nhận làm con nuôi.
Thời bình trở lại, bà là người thẳng thắn, sắc sảo, dám đấu tranh với tiêu cực, được nhân dân và chính quyền cơ sở tin yêu. Điều đáng nói cuộc đời bà không bình lặng như người ta tưởng, đó là quãng đời chỉ có sóng gió và những con đường gập ghềnh, đầy góc khuất. Tôi cam đoan như thế. Trong những dòng nhật ký được bà chép tay trong suốt hơn nửa cuộc đời có vinh, nhục, ngọt, bùi, đắng, cay... Tất nhiên, còn thấm đẫm những dòng nước mắt chát chua. Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).
Chuyến xe từ TP.HCM ngược Tây Nguyên chông chênh vượt qua những con đường gập ghềnh, đèo cao, dốc thẳm. Qua điện thoại hẹn trước, giọng cụ bà tôi cần gặp thâm trầm chất Huế pha lẫn sự ngọt ngào của thanh âm Nam Bộ cứ động viên quan tâm. Tôi bồi hồi liên tưởng khi được gặp, trò chuyện thân tình với bà, con người mà cuộc đời có thể ví tựa huyền thoại. Từ ngã ba Liên Khương (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) rẽ trái tầm 10km thì vào xã Bình Thạnh - chốn quê yên bình mà cựu tình báo một thời đang sống quảng cuối cuộc đời.
Vừa đến nơi, cụ bà đã đứng đầu ngõ nở nụ cười đón khách. Với cặp kính trắng trễ gọng, nụ cười tươi trên gương mặt phúc hậu, vết nhăn thời gian vẫn chưa làm nhòa nét đẹp quý phái của một Quận chúa có dòng dõi Hoàng tộc. Bà bắt tay lanh lẹ và dẫn tôi vào nhà. Căn nhà nhỏ, sạch sẽ do một tay bà tạo dựng bằng chính sức lao động của mình sau giải phóng. Hiện bà ở cùng gia đình anh Đặng Anh Quân (48 tuổi), là con của một nữ đồng đội hi sinh trong tù mà bà nhận nuôi, đến nay vẫn chưa thể tìm được người thân, cũng như gốc tích.
Trong gian phòng nhỏ, trên chiếc tủ mộc đơn sơ, bà trân trọng để tấm ảnh trắng đen đã ố màu. Bên đối diện là ảnh Bác Hồ. Thấy ánh mắt tò mò của tôi, cụ bà cười hiền: "Ba tôi đấy, Trần Lệ Chất (tự Gia Khanh), đồng môn, đồng niên, đồng chí hướng với cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ). Ông cũng là thành viên sáng lập ra trường Dục Thanh (Phan Thiết, nơi Bác Hồ từng dạy học) và tổ chức những hoạt động yêu nước đầu thế kỷ 20. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, cha bà sinh năm 1862, làm quan triều đình nhà Nguyễn, thông minh, thạo nhiều ngoại ngữ nhưng có xu hướng tiến bộ, bất mãn triều đình nên bỏ áo mũ, từ quan.
Trong ảnh, ông cụ trán cao, mắt sáng ẩn sau cặp kính tròn, cổ thắt cà vạt kiểu Tây, bức ảnh chụp chân dung một trí thức hơn thế kỷ trước vẫn đẹp đến lạ. Trong trí nhớ cụ bà, vị cha già hiện lên đầy hãnh diện và tự hào: "Sinh thời người dân mến mộ thường gọi cha tôi là Lệ Chất tiên sinh. Với những hoạt động yêu nước, khi phong trào Duy tân bị Pháp đàn áp, ông phải chạy sang Bồ Đào Nha. Sau khi về nước thì ông ra Bắc rồi lấy vợ ngoài Thanh Oai (Hà Nội), sau đó làm thư ký cho Công sứ Pháp Claude Léon Lucien Garnier (Người có cổ phần trong Công ty thương mại Liên Thành hồi đầu thế kỷ 20 ở Phan Thiết - Bình Thuận). Hiện tại con cháu của các anh chị em (con của vợ đầu) của cha tôi vẫn còn ở ngoài Bắc, đến nay chúng tôi vẫn liên lạc.
Theo cách mạng
Được Công sứ Claude Léon Lucien Garnier trọng dụng, năm 1906 cha bà vào Bình Thuận xin giấy phép tập hợp với những trí thức tư sản yêu nước lúc bấy giờ là Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng thành lập Công ty Liên Thành. Công ty chuyên buôn bán nước mắm và một số mặt hàng hải sản khác, trong đó có cổ phần của viên công sứ Pháp. Rồi thành lập tiếp 2 bộ phận là: "Liên Thành Thư Xã (truyền bá sách báo, tài liệu tiến bộ từ hải ngoại) và Dục Thanhhọc hiệu (trường dạy học). Tất cả để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Nhân duyên đã đưa cha bà cưu mang người con của đồng môn Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Văn Ba (sau này là Bác Hồ).
Cũng từ đây, cha bà nhận ra nguyện vọng tìm con đường cứu nước của Nguyễn Văn Ba, nhờ quen biết với Công sứ Pháp và ông Hồ Tá Bang (trí thức Duy tân) mà ông đã làm giấy chứng nhận (tựa như giấy chứng minh) cho Văn Ba. Vào tháng 5/1911 Công sứ Pháp gọi cha bà giao việc đi Pháp để ngoại giao buôn bán. Cơ hội đến, chàng thanh niên Văn Ba xin được ra nước ngoài cùng chuyến tàu. Cha bà đã đứng ra xin Công sứ Pháp làm paso xuất cảnh cho Văn Ba và được đồng ý, còn cha bà chính thức đổi họ thành Nguyễn Như Chuyên
. Ngày 2/6/1911 tàu Amiral Latouche Tréville (quốc tịch Pháp) cập cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Đến ngày 5/6/1911, cha bà và chàng thanh niên Văn Ba lên tàu rời bến Nhà Rồng, chính thức xuất ngoại. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, những câu chuyện quá khứ bà đều được nghe cha mình kể lúc ông còn sinh thời. Và, chính tuổi thơ đầy bất hạnh, những tháng năm đau thương như là chất xúc tác găm tất cả vào trí nhớ, thường trực theo bà qua từng năm tháng không thể nào quên. "Đó là những câu chuyện tôi được nghe lúc cha tôi còn sống kể lại và một phần tôi đã chứng kiến, tôi đã ghi lại trung thực trong những trang nhật ký từ khi tôi là sinh viên y khoa ở Việt Nam, với mong muốn con cháu mình sau này đọc lại để biết", bà nói.
Trong những lời trò chuyện, tôi cảm nhận được nỗi buồn khó giấu trên khuôn mặt nhẫn nhịn của bà. Như khơi vào ký ức buồn, giọng bà chùng xuống: "Rồi một ngày tai họa ập xuống, cả nhà tôi bị xử giảo hình". Nói đến đây cổ bà nghẹn lại, khóe mắt đôi dòng lệ lại rơi, đôi mắt thâm quầng mà cuộc đời đầy sóng gió của một Quận chúa đã bao lần thầm khóc. Ngồi suy ngẫm lại cuộc đời, bà gửi trong dòng nhật ký:
Xinh đẹp, gan dạ, bản lĩnh, thông minh, tài giỏi... bà trở thành một cán bộ tình báo chiến lược, sánh ngang với những cây đa, cây đề trong làng tình báo Việt Nam. Bà là người từng gây chấn động nước Mỹ với trận đánh xóa sổ Đại sứ quán Mỹ, Nha cảnh sát quận I (Sài Gòn) ngày 20/9/1965.
Theo bà Đặng Hoàng Ánh, chính tuổi thơ bất hạnh, thời thế loạn lạc đã dẫn lối đưa đường một thiếu nữ 11 tuổi như bà đi theo con đường cách mạng. Mong ước đền nợ nước, trả thù nhà là động lực để bà cố gắng học hỏi và trở thành một nhà tình báo xuất sắc, luồn sâu trong lòng địch, thực hiện những trận đánh cảm tử rúng động chính quyền địch.
Ký ức Hoàng tộc
May mắn được biết đến bà, với tôi đó là một diễm phúc. Bởi xét theo đế hệ Hoàng triều thời phong kiến, bà là một Quận chúa lá ngọc cành vàng. Chị em con chú con bác với vua Bảo Đại và là em họ của giáo sư Bửu Hội (Giáo sư nổi tiếng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp). Thời chiến, bà là một chiến sỹ tình báo cao cấp hoạt động lưỡng tuyến trên lằn ranh giữa ta và địch. Bên cạnh đó, bà cũng là bác sỹ giải phẫu nổi tiếng từng tốt nghiệp hạng xuất sắc đại học Sorbonne Pari (Pháp) thập kỷ 60, được chính quyền Sài Gòn trọng dụng và Tống Ngô Đình Diệm mến mộ nhận làm con nuôi.
Thời bình trở lại, bà là người thẳng thắn, sắc sảo, dám đấu tranh với tiêu cực, được nhân dân và chính quyền cơ sở tin yêu. Điều đáng nói cuộc đời bà không bình lặng như người ta tưởng, đó là quãng đời chỉ có sóng gió và những con đường gập ghềnh, đầy góc khuất. Tôi cam đoan như thế. Trong những dòng nhật ký được bà chép tay trong suốt hơn nửa cuộc đời có vinh, nhục, ngọt, bùi, đắng, cay... Tất nhiên, còn thấm đẫm những dòng nước mắt chát chua. Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).
Chuyến xe từ TP.HCM ngược Tây Nguyên chông chênh vượt qua những con đường gập ghềnh, đèo cao, dốc thẳm. Qua điện thoại hẹn trước, giọng cụ bà tôi cần gặp thâm trầm chất Huế pha lẫn sự ngọt ngào của thanh âm Nam Bộ cứ động viên quan tâm. Tôi bồi hồi liên tưởng khi được gặp, trò chuyện thân tình với bà, con người mà cuộc đời có thể ví tựa huyền thoại. Từ ngã ba Liên Khương (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) rẽ trái tầm 10km thì vào xã Bình Thạnh - chốn quê yên bình mà cựu tình báo một thời đang sống quảng cuối cuộc đời.
Vừa đến nơi, cụ bà đã đứng đầu ngõ nở nụ cười đón khách. Với cặp kính trắng trễ gọng, nụ cười tươi trên gương mặt phúc hậu, vết nhăn thời gian vẫn chưa làm nhòa nét đẹp quý phái của một Quận chúa có dòng dõi Hoàng tộc. Bà bắt tay lanh lẹ và dẫn tôi vào nhà. Căn nhà nhỏ, sạch sẽ do một tay bà tạo dựng bằng chính sức lao động của mình sau giải phóng. Hiện bà ở cùng gia đình anh Đặng Anh Quân (48 tuổi), là con của một nữ đồng đội hi sinh trong tù mà bà nhận nuôi, đến nay vẫn chưa thể tìm được người thân, cũng như gốc tích.
Trong gian phòng nhỏ, trên chiếc tủ mộc đơn sơ, bà trân trọng để tấm ảnh trắng đen đã ố màu. Bên đối diện là ảnh Bác Hồ. Thấy ánh mắt tò mò của tôi, cụ bà cười hiền: "Ba tôi đấy, Trần Lệ Chất (tự Gia Khanh), đồng môn, đồng niên, đồng chí hướng với cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ). Ông cũng là thành viên sáng lập ra trường Dục Thanh (Phan Thiết, nơi Bác Hồ từng dạy học) và tổ chức những hoạt động yêu nước đầu thế kỷ 20. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, cha bà sinh năm 1862, làm quan triều đình nhà Nguyễn, thông minh, thạo nhiều ngoại ngữ nhưng có xu hướng tiến bộ, bất mãn triều đình nên bỏ áo mũ, từ quan.
Trong ảnh, ông cụ trán cao, mắt sáng ẩn sau cặp kính tròn, cổ thắt cà vạt kiểu Tây, bức ảnh chụp chân dung một trí thức hơn thế kỷ trước vẫn đẹp đến lạ. Trong trí nhớ cụ bà, vị cha già hiện lên đầy hãnh diện và tự hào: "Sinh thời người dân mến mộ thường gọi cha tôi là Lệ Chất tiên sinh. Với những hoạt động yêu nước, khi phong trào Duy tân bị Pháp đàn áp, ông phải chạy sang Bồ Đào Nha. Sau khi về nước thì ông ra Bắc rồi lấy vợ ngoài Thanh Oai (Hà Nội), sau đó làm thư ký cho Công sứ Pháp Claude Léon Lucien Garnier (Người có cổ phần trong Công ty thương mại Liên Thành hồi đầu thế kỷ 20 ở Phan Thiết - Bình Thuận). Hiện tại con cháu của các anh chị em (con của vợ đầu) của cha tôi vẫn còn ở ngoài Bắc, đến nay chúng tôi vẫn liên lạc.
Theo cách mạng
Được Công sứ Claude Léon Lucien Garnier trọng dụng, năm 1906 cha bà vào Bình Thuận xin giấy phép tập hợp với những trí thức tư sản yêu nước lúc bấy giờ là Hồ Tá Bang, Nguyễn Trọng Lợi, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất, Ngô Văn Nhượng thành lập Công ty Liên Thành. Công ty chuyên buôn bán nước mắm và một số mặt hàng hải sản khác, trong đó có cổ phần của viên công sứ Pháp. Rồi thành lập tiếp 2 bộ phận là: "Liên Thành Thư Xã (truyền bá sách báo, tài liệu tiến bộ từ hải ngoại) và Dục Thanhhọc hiệu (trường dạy học). Tất cả để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Nhân duyên đã đưa cha bà cưu mang người con của đồng môn Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Văn Ba (sau này là Bác Hồ).
Cũng từ đây, cha bà nhận ra nguyện vọng tìm con đường cứu nước của Nguyễn Văn Ba, nhờ quen biết với Công sứ Pháp và ông Hồ Tá Bang (trí thức Duy tân) mà ông đã làm giấy chứng nhận (tựa như giấy chứng minh) cho Văn Ba. Vào tháng 5/1911 Công sứ Pháp gọi cha bà giao việc đi Pháp để ngoại giao buôn bán. Cơ hội đến, chàng thanh niên Văn Ba xin được ra nước ngoài cùng chuyến tàu. Cha bà đã đứng ra xin Công sứ Pháp làm paso xuất cảnh cho Văn Ba và được đồng ý, còn cha bà chính thức đổi họ thành Nguyễn Như Chuyên
. Ngày 2/6/1911 tàu Amiral Latouche Tréville (quốc tịch Pháp) cập cảng Nhà Rồng (Sài Gòn). Đến ngày 5/6/1911, cha bà và chàng thanh niên Văn Ba lên tàu rời bến Nhà Rồng, chính thức xuất ngoại. Bà Đặng Hoàng Ánh bảo, những câu chuyện quá khứ bà đều được nghe cha mình kể lúc ông còn sinh thời. Và, chính tuổi thơ đầy bất hạnh, những tháng năm đau thương như là chất xúc tác găm tất cả vào trí nhớ, thường trực theo bà qua từng năm tháng không thể nào quên. "Đó là những câu chuyện tôi được nghe lúc cha tôi còn sống kể lại và một phần tôi đã chứng kiến, tôi đã ghi lại trung thực trong những trang nhật ký từ khi tôi là sinh viên y khoa ở Việt Nam, với mong muốn con cháu mình sau này đọc lại để biết", bà nói.
Trong những lời trò chuyện, tôi cảm nhận được nỗi buồn khó giấu trên khuôn mặt nhẫn nhịn của bà. Như khơi vào ký ức buồn, giọng bà chùng xuống: "Rồi một ngày tai họa ập xuống, cả nhà tôi bị xử giảo hình". Nói đến đây cổ bà nghẹn lại, khóe mắt đôi dòng lệ lại rơi, đôi mắt thâm quầng mà cuộc đời đầy sóng gió của một Quận chúa đã bao lần thầm khóc. Ngồi suy ngẫm lại cuộc đời, bà gửi trong dòng nhật ký:
"Tôi chịu đựng bao cay đắng, nhiều lúc muốn buông xuôi trôi nổi theo số phận. Nhưng nhìn về quá khứ của bản thân, của ba, của má, của anh chị em... nên tôi lại gượng dậy, vượt qua".
Câu chuyện giữa tôi và Quận chúa có lúc chững lại, đó là lúc bà nhắc lại quá khứ đau buồn. Bà Ánh đưa tôi xem chiếc vòng tay bằng đá xanh, đúng ra nó là một kỷ vật hơn là thứ đồ trang sức, bà đã cẩn trọng đeo giữ trong suốt quãng đời đã qua của mình. "Khi cả nhà tôi bị xử giảo hình, máu chảy loang lổ nền đất, mẹ tôi ngã xuống, tôi chỉ kịp lấy được chiếc vòng này. Mẹ tôi là cụ Trương Ngọc Trầm em họ của cụ Trương Gia Mô (1866-1929, từng làm quan ở Huế, một sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ 20). Đó là ngày 26 tháng Chạp, năm 1945 (Bính Tuất), chỉ còn bốn ngày nữa là Tết cổ truyền. Bọn Tôn Nhân Phủ (cơ quan quản lí nội bộ hoàng tộc thời phong kiến của triều đình) và giặc Pháp đã cấu kết với nhau giả chiếu của vua Bảo Đại xử tru di cả nhà tôi, vì cha tôi ủng hộ các phong trào cải tiến".
Lối rẽ
Bà bảo, bản thân may mắn được đồng chí Phạm Hùng (nhà cách mạng lừng danh từng bị Pháp hai lần tuyên án tử, người từng được cha bà cứu thoát hồi ở Mỹ Tho) cứu đưa về Sài Gòn giao gửi cho đồng chí Phạm Văn Xô (người được nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý). Bà được cưu mang, dạy dỗ và cho đi học, đó là con đường dẫn bà đến với cách mạng và trở thành một sinh viên y khoa xuất sắc, một nhà tình báo chiến lược từng làm cho bọn Mỹ - Ngụy bao phen chao đảo.
Câu chuyện giữa tôi và Quận chúa có lúc chững lại, đó là lúc bà nhắc lại quá khứ đau buồn. Bà Ánh đưa tôi xem chiếc vòng tay bằng đá xanh, đúng ra nó là một kỷ vật hơn là thứ đồ trang sức, bà đã cẩn trọng đeo giữ trong suốt quãng đời đã qua của mình. "Khi cả nhà tôi bị xử giảo hình, máu chảy loang lổ nền đất, mẹ tôi ngã xuống, tôi chỉ kịp lấy được chiếc vòng này. Mẹ tôi là cụ Trương Ngọc Trầm em họ của cụ Trương Gia Mô (1866-1929, từng làm quan ở Huế, một sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ 20). Đó là ngày 26 tháng Chạp, năm 1945 (Bính Tuất), chỉ còn bốn ngày nữa là Tết cổ truyền. Bọn Tôn Nhân Phủ (cơ quan quản lí nội bộ hoàng tộc thời phong kiến của triều đình) và giặc Pháp đã cấu kết với nhau giả chiếu của vua Bảo Đại xử tru di cả nhà tôi, vì cha tôi ủng hộ các phong trào cải tiến".
Lối rẽ
Bà bảo, bản thân may mắn được đồng chí Phạm Hùng (nhà cách mạng lừng danh từng bị Pháp hai lần tuyên án tử, người từng được cha bà cứu thoát hồi ở Mỹ Tho) cứu đưa về Sài Gòn giao gửi cho đồng chí Phạm Văn Xô (người được nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý). Bà được cưu mang, dạy dỗ và cho đi học, đó là con đường dẫn bà đến với cách mạng và trở thành một sinh viên y khoa xuất sắc, một nhà tình báo chiến lược từng làm cho bọn Mỹ - Ngụy bao phen chao đảo.
Khoảng giữa năm 1964, mật tin tình báo cho biết, năm 1965 Mỹ sẽ tăng viện trợ vũ khí, cố vấn và binh lính vào miền Nam để thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Theo đó, chính quyền tay sai tại miền Nam sẽ ký thỏa thuận cho Mỹ mượn cảng Cam Ranh trong vòng 30 năm làm căn cứ quân sự. Đổi lại Mỹ sẽ đổ đô la vào miền Nam chống lưng cho ngụy quyền bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại để mở rộng chiến sự ra miền Bắc.
Tình hình đó, TW chỉ đạo lực lượng biệt động Sài Gòn phải lên phương án đánh Đại sứ quán Mỹ để răn đe, bắt buộc phải có thiệt hại. Trong cuộc họp bí mật sau đó có đồng chí Bảy Vịnh (Nguyễn Vịnh, sau này là đại tướng Nguyễn Chí Thanh) cùng những đồng chí biệt động Sài thành, rất nhiều phương án được đưa ra. Trong đó đáng chú ý là phương án của T2R (Phạm Ngọc Diệp, tức bà Đặng Hoàng Ánh bây giờ) là sử dụng lực lượng nhỏ, công khai khéo léo tiếp cận, làm quen với một nhân viên cao cấp nào đó trong đại sứ quán. Khi lọt vào bên trong, điều nghiên tình hình thì cơ hội đánh thành công sẽ cao hơn.
Bà Ánh (đứng giữa) được phong dũng sỹ diệt Mỹ sau trận đánh tại sứ quán Mỹ năm 1965 và được ra Bắc gặp Bác Hồ, Bác Tôn.
Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn lúc này có những quan chức như: Đại tướng Maxwell D. Taylor phụ trách về kinh tế, tiến sỹ Kissinger phụ trách về quân sự, Tư lệnh bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam, tướng Westmoland và phụ trách chiến sự, trung tướng Maxcov phụ trách chiến đấu trực tiếp và Robert Maxnamara phụ trách vũ khí chiến trường. Tuy nhiên, trong số đó Ngọc Diệp chú ý đến cái tên Maxwell D. Taylor.
Ông cố vấn Vũ Ngọc Nhạ (tình báo chiến lược được cách mạng cài cắm) từng cho biết, Taylor là người không chỉ sõi tiếng Việt cũng như văn hóa Việt. Bà ngoại Taylor là người Việt, nên ông ta cũng có cảm tình với người Việt. Hơn nữa, hiện Taylor vẫn còn cô đơn vì đã li hôn vợ, nên nếu dùng mỹ nhân kế làm quen viên đại sứ này thì không khó. Trên cơ sở đó T2 (Đặng Ngọc Diệp) phân tích, nếu tiếp cận được Taylor thì sẽ dễ bề vào Đại sứ quán Mỹ nghiên cứu tình hình và sẽ có cơ hội đặt bom bí mật để đánh. Sau hồi bỏ phiếu thì phương án của T2- Đặng Hoàng Ánh đạt số phiếu nhiều hơn.
Sau khi Diệm bị ám sát năm 1963, Hoàng Đức Nhã (người của cách mạng) tiếp tục về làm cố vấn trong Tổng thống phủ. Ông còn thường ra vào đại sứ quán dễ dàng như thể ở nhà mình, hơn nữa quen biết tất cả các tướng tá trong chính giới Sài Gòn cũng như các đại cứ Mỹ tại Việt Nam, trong đó có Maxwell D. Taylor. Tại cuộc gặp bí mật tại Nhà thờ Đức Bà, Ngọc Diệp nhờ Hoàng Đức Nhã giới thiệu vào dinh tổng thống làm tiếp tân, kiêm ca vũ để phục vụ trong những buổi liên hoan cho binh lính. Với uy tín từng làm bác sỹ cho mẹ Ngô Đình Diệm, lại nói tiếng Tây lưu loát, có ngoại hình, cô được gật đầu nhận ngay.
Điệp vụ hoàn hảo
Hoàng Đức Nhã, người của Tổng thống phủ giới thiệu Ngọc Diệp với đại sứ Maxwell D. Taylor. Ngay cái nhìn đầu tiên người đàn ông từng hơn một lần vỡ hạnh phúc đã phải si mê trước nét đẹp thuần khiết và tài năng của Ngọc Diệp. Đặc biệt khi biết Ngọc Diệp là quận chúa cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam, em của vua thất sủng Bảo Đại, ông ta càng thêm trân trọng và mến mộ. Từ ngày tiếp cận được Taylor, mọi thứ đều diễn ra như kịch bản đã vạch. "Ông ta hơn tôi gần 20 tuổi, đó là một người Mỹ tiến bộ, hiểu người Việt hơn cả người bản xứ, quan điểm ở Việt Nam của ông ta cũng không cực đoan như những viên tướng khác. Ông ấy cầu hôn tôi và hứa cho tôi tất cả những gì nếu tôi thích, sẵn sàng dẫn tôi sang Mỹ sống đời nhung lụa. Ông ấy tặng tôi tờ ngân phiếu giá trị 1 triệu USD và chiếc nhẫn quý để cầu hôn. Số tiền này tôi giao cho đồng chí anh Hai Phạm Văn Xô để góp vào mua vũ khí", nữ biệt động tài sắc ngày nào nhớ lại.
Mệnh lệnh của tổ chức, của Đảng phải thực thi, không có yếu tố tình cảm được xen lẫn, lý trí luôn phải làm chủ. Trong những ngày vờ làm người tình của Maxwell Taylor, phải ăn diện, dự tiệc ở biệt thự xa hoa, bà Đặng Hoàng Ánh lúc đó phải chịu biết bao cay nghiệt từ bạn bè, đồng nghiệp là các bác sỹ. Họ cho rằng bà tham đô la nên sẵn sàng bỏ chồng, con cặp bồ với người Mỹ. Chỉ có bà, những đồng đội và lãnh đạo Bảy Vịnh mới biết. Cuộc đời làm tình báo như bà nói, đó là sự hi sinh thầm lặng, có những điều không bao giờ được nói mà chỉ được làm. "Sau này tiếng đời tôi từng lấy chồng Mỹ cũng có nguồn gốc từ sự kiện này. Trong khi đó, đây là kịch bản của tổ chức đề ra, tôi có trách nhiệm phải diễn, phải làm vợ viên đại sứ Mỹ, tạo lòng tin trong chính quyền Sài Gòn để có cơ hội đánh", bà nói.
Rồi Ngọc Diệp vờ đồng ý lấy Maxwell D. Taylor, lễ đính hôn sẽ được tổ chức ở tòa đại sứ Mỹ vào ngày 29/5/1965, đúng ngày trọng đại chính quyền Sài Gòn ký kết với Mỹ thỏa thuận quân sự thuê bán đảo Cam Ranh. Qua thông tin từ chồng tương lai Taylor, một đại tiệc lớn sẽ được mở, dự kiến trên dưới 2.000 người, trong đó chủ yếu là tướng tá chóp bu ngụy và những viên đại sứ Mỹ. Cơ hội đến, Ngọc Diệp xin quyết định đánh vào ngày này, phương án đưa ra lợi dụng uy tín là vợ đính hôn của đại sứ Taylor, Ngọc Diệp sẽ bí mật mang thuốc nổ vào đặt trong các bình hoa trên các bàn tiệc.
Trong gian phòng dự kiến sẽ có 134 bàn, mỗi bàn dài 10 người đều có lọ hoa, tất cả thuốc nổ tổng hợp đều được Ngọc Diệp bỏ vào trước đó, dự kiến khi phát nổ nó sẽ làm lây lan sang kho đạn ở nha cảnh sát. Sáng 29/5/1965, Ngọc Diệp cùng những chiến sỹ tình báo được cài cắm trong chính quyền Sài Gòn bám sát hỗ trợ là trung tướng Đặng Văn Quang, đại tướng Đỗ Cao Trí, trung tướng Lịnh Quang Viên, tình báo Hoàng Đức Nhã, Tổng nha quận I Sài Gòn Kiều Công Bì, hai ca sỹ phản gián Ngọc Hiển và Cẩm Vân. Ngọc Diệp tay cầm 3 con gấu bông như cũ đi vào tòa đại sứ. Lễ đính hôn cùng Taylor sẽ được tổ chức trước, sau đó là lễ ký thỏa thuận Mỹ- Sài Gòn, cuối cùng là mở tiệc ăn mừng.
Lễ đính hôn cùng Taylor xong, đến lễ ký kết hoàn thành, cuối cùng là bản Tăng- gô và những ly rượu dạ tiệc. Ngọc Diệp nán lại nhảy cùng chồng, hết bản nhạc, Ngọc Diệp cùng những sỹ quan cao cấp (chiến sỹ đặc tình) nhanh chóng chào ra về. Chiếc xe vừa chạy đến Bưu điện Sài Gòn thì 3 tiếng nổ chát chúa liên tiếp vang lên. Xong, cô bí mật đến chùa Quang Minh Tự (Q. Phú Nhuận) xuống tóc đi tu. Ngày hôm sau các nhật báo Sài Gòn đều chạy những tin tức nóng trên trang nhất về vụ đánh bom táo tợn này cho biết, tòa đại sứ Mỹ và Nha cảnh sát quận I sau buối sáng đã trở thành đống gạch vụn.
Hai trận đánh cách nhau 59 ngày
Nhiều tranh cãi đã diễn ra về vụ đánh tòa đại sứ Mỹ 1965. Trên thực tế, thời Ngô Đình Diệm tòa đại sứ Mỹ đặt gần Sân bay Tân Sơn Nhất bị đánh 3 lần, sau đó chuyển về đường Hàm Nghi bị đánh một lần, nhưng tất cả đều không gây thiệt hại. Lần thứ 5 thì đội biệt động của bà Ánh dưới sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Văn Xô mới tiêu diệt được. Đáng chú ý là trận đánh ngày 30/3/1965 có nhiều chi tiết trùng hợp, gây nhầm lẫn với trận đánh ngày 29/5/1965.
Theo bà Đặng Hoàng Ánh, trận đánh này do đồng chí Bảy Bê (tức Nguyễn Văn Xuân, Bình Định) biệt động Thành Sài Gòn tiến hành vào 10h40’ sáng 30/3/1965, tại đường Hàm Nghi. Sau sự kiện này tòa đại sứ chuyển đến đường Mạc Đỉnh Chi, sát vách Nha cảnh sát quận I. Đến sáng 29/5/1965 thì bà Đặng Hoàng Ánh tiến hành đánh sập gần như hoàn toàn lúc10h45. "Hai sự kiện cách nhau 59 ngày, ở hai địa điểm khác nhau. Nhiều người đã nhầm lẫn, chỉ có những người trong cuộc như chúng tôi mới tường tận", bà Ánh nói.
Kỳ Anh
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
1 comment:
Vô cùng cảm kích nhân vật nữ tình báo này, sự thật nay mới được biết qua bài viết này, rất cảm ơn tác giả. Sự hy sinh đó trong giai đoạn lịch sử đó là hành động anh hùng, bất tử trong lòng nhân dân Việt nam. Song qua một cuộc đời thực, một anh hùng thực như bà Ánh, đã vang lên một câu hỏi giữa trời xanh: Chúng ta đã được gì , nhân dân đã được gì, được bao nhiêu , so với sự hy sinh vô bờ bến đó của hàng triệu anh hùng, liệt sỹ?. tập đoàn cầm quyền hiện nay, nhân danh ĐCSVN, nhân danh những người đã khuất để chúng vơ vét cho đầy túi tham không đáy, đẩy cả dân tộc vào ngõ cụt của đói nghèo, hèn kém và dốt nát .
Post a Comment