Vualambao
Quanlambao - Chống tham nhũng xem ra chả khó. Chỉ có điều mình có muốn làm thật hay không? Nếu muốn làm thật thì giao cho dân. Dân sẽ làm được ngay. Cán bộ ai thế nào, dân cũng biết hết. Đừng tưởng dân không hiểu gì. Nhầm nghiêm trọng đấy!”
Cái “sự thật” đau lòng ấy là chuyện vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 dưới chân núi Ngọc Linh. Dù công trình “thế kỷ” đã sập đổ, người cũng đã chết, mọi thông tin bị bưng bít, nhưng rồi cuối cùng vẫn tóe loe ra. Một việc tày trời, lại phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật, giấu sao nổi? Đau xót. Bàng hoàng. Nhưng không ngạc nhiên. Các cụ bảo “nhân nào quả ấy”. Điều gì xảy ra tất sẽ xảy ra. Chỉ có điều sớm hoặc muộn. Ơn giời, may mà không muộn. Nếu muộn hơn, khi con đập đã “khánh thành”, với sức công phá của quả bom nguyên tử nước, sự thiệt hại là kinh hoàng. Số người chết sẽ không thể lường hết được!Không phải bây giờ, khi đã liên tiếp xảy ra các sự cố, mà lâu rồi, có dễ đã hơn nửa năm, dư luận đã ồn ào xung quanh mấy cái đập thủy điện. Bắt đầu là đập thủy điện Sông Tranh. Con đập rất hoành tráng, kỳ vĩ. Công nhân “tác nghiệp” trên thân đập, trông li ti như những con kiến cỏ. Công trình chưa kịp nghiệm thu, nước đã phun phè phè. Thế rồi lại giải quyết sự cố. Loay hoay đắp chỗ nọ, vá chỗ kia. Có người còn “lấy cả rẻ rách bịt lỗ dò trách nhiệm”, nói theo cách bình phẩm “nghiệm thu công trình” của giới truyền thông. Lỗ thủng chưa bịt được xong thì lại xảy ra động đất. Mà động đất liên miên, lại chỉ xảy ra quanh khu vực thủy điện Bắc Trà My. Rõ là lão Giời hành! Trước đây sao không thấy động đất mà bây giờ cứ động đất liên tục. “Không phải đâu! Không phải tại Giời đâu! – Một già làng lên tiếng – Đừng có đổ vấy cho Giời mà phải tội! Tại Người đấy. Người tính không kỹ. Tại sao lại chọn chốn này làm thủy điện? Chỗ này lòng đất yếu. Địa tầng không vững, làm sao “cõng” nổi hàng triệu triệu khối nước. Nặng quá thì chao đảo, chòng trành. Quá thêm tí nữa thì sập. Mà sập là cái chắc!”.
Tất nhiên, chẳng ai tin ông lão đã gần đất xa trời! Người ta tin là tin các nhà khoa học, có chuyên môn khảo sát thiết kế. Nhưng kết quả công trình thì lại rất đáng ngờ. Và động đất liên tục là điều có thật. Lần sau mạnh hơn lần trước. Bắt đầu là 2 độ Richter, rồi 3,4 độ Richte, 4,2 độ Richter, mới đây nhất là 4,7 độ Richter. Chẳng biết khi nào thì nó mới chịu dừng. Sự bất an nóng cả Nghị trường Quốc Hội. Nhiều ông lớn có liên quan bị các Đại biểu Quốc hội lôi ra chất vấn. Có ông quan chức còn khẳng định: “Bà con cứ yên tâm ở đấy. Không phải đi đâu hết!”. Ở là bà con ở, chứ ông ấy có ở đâu. Liệu có tin được câu nói buông xuôi của ông ta không? Con đập chỉ chịu được động đất 5,5 độ Richter. Trận động đất mới đây đã lên đến 4,7 độ Richter rồi. Những trận tiếp theo sẽ là bao nhiêu nữa? Nếu nó vượt ngưỡng “cực đại” 5,5 độ Richter thì sao? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Một đại biểu Quốc hội đề nghị hủy Thủy điện Sông Tranh. Và nói như ký giả Hà Thạch Hãn: “5000 tỷ đồng xây dựng thủy điện là rất lớn. Nhưng có lớn đến mức phải đánh đổi cả tính mạng của 48000 dân sống trong khu vực này không? Người càng ngồi ở ngôi cao chức cả, càng phải biết lo nỗi lo của thiên hạ, trong khi nỗi sợ hãi trong dân mỗi ngày một lớn dần. Bao nhiêu đoàn của bộ ngành này, đơn vị nọ lũ lượt vào ra xem xét, kiểm tra thực địa. Cuối cùng để làm gì? Động đất xảy ra càng dữ dội hơn. Người dân thì hoảng loạn. Chính quyền địa phương thì bất lực. Tất cả cứ rối bời…”.
Cơn ác mộng thủy điện Sông Tranh còn chưa nguôi ngoai thì đã vỡ đập thủy điện Đakrông 3 ở Quảng Trị. Người dân còn chưa kịp hoàn hồn thì lại vỡ tiếp đập thủy điện Đăk Mek, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Lần này, việc vỡ đập kinh hoàng lại không phải động đất, cũng không phải sự cố gì to tát, mà chỉ là chiếc xe ben chở đá va vào thân đập. Thế mà cả con đập đồ sộ đổ nhào. Thật kỳ lạ. Không ai có thể tin được. So với cả công trình dài 80m, cao 20m, chiếc xe Ben chỉ là một con muỗi mắt. Thế mà chỉ một cú va chạm của “con muỗi mắt”, hơn 60m đập đã vỡ vụn như cám. Qua những bức ảnh đã công bố trên các trang báo mạng của phóng viên hiện trường, mới hay chỉ đất đá lổn nhổn, cả phần thượng lưu con đập đã vỡ hoàn toàn, phần thân đập dày hơn 1,5m được kết cấu bằng những khối bê tông trông bề ngoài có vẻ chắc chắn, nhưng lại nứt toác, vỡ vụn. Phía bên trong ruột bê tông vỡ toác chỉ loi thoi vài cọng sắt “gầy nhom”. Có chỗ còn chẳng thấy một thỏi sắt nào. Khu vực đập ở hạ lưu dày 1m, phần ở giữa thân đập được chèn một ít đá tròn, số còn lại là đất cát. Với kết cấu như thế, con đập không vỡ mới là chuyện lạ.
Nhưng có điều còn lạ hơn, con đập đã vỡ đến mấy ngày rồi, mà các cơ quan chức năng vẫn chưa biết gì. Có ông quan chức địa phương còn nói tỉnh queo, rằng sự cố đã xảy ra rồi, nhưng chủ đầu tư còn chưa báo cáo nên ông chưa nắm được.
Thật kỳ lạ! Hóa ra người ta giám sát lãnh đạo bằng…báo cáo. Liệu có anh vô trách nhiệm nào lại bẩm với cấp trên rằng: “Dạ, em đang rút ruột công trình đây ạ”. Ở đây, không phải chỉ có vô trách nhiệm mà còn có cả dấu hiệu khuất tất, gợi ta nhớ đến những công trình bị rút ruột, những cột bê tông bị tráo lõi thép bằng cọc tre như truyền hình đã đưa. Nhiều cung đường vừa thi công xong đã hỏng, nhiều khu nhà chưa kịp bàn giao đã xuống cấp nghiêm trọng. Đem cách làm ăn theo lối du thủ du thực ấy đi xây dựng những con đập thủy điện thì nguy hiểm vô cùng. Một hậu quả không thể lường hết được. May mà bác lái xe Ben, bằng một cú va quệt diệu kỳ, đã chứng minh cho toàn thiên hạ thấy rằng, cái công trình kỳ vĩ ấy chỉ là một trò chơi trẻ con, một lâu đài bằng cát. Nếu không có sự cố “may mắn” ấy, vào đầu năm 2013 này, khi nhà máy đi vào hoạt động, đập sẽ vỡ, chắc chắn sẽ vỡ, vì không thể không vỡ trước áp lực của nước, với sức mạnh còn bằng hàng ngàn chiếc xe ben. Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc. Các cụ nói rồi. Chẳng có gì khủng khiếp bằng sự tàn phá của nước, với hàng triệu triệu mét khối đổ xuống thì tài sản và số phận của hàng ngàn người dân sẽ bay đến đâu? Không thể hình dung được hậu quả sẽ thảm khốc của nó.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là sự thờ ơ vô trách nhiệm ở các cấp lãnh đạo địa phương, nhìn ở góc độ nào cũng không thể chấp nhận được. Nói như ông Lê Thanh Tâm, với việc xây dựng đập thủy điện này, chính quyền địa phương dứt khoát không thể bỏ mặc cho chủ đầu tư tự tung tự tác, mà không cử người giám sát theo dõi. Nếu có sự giám sát chặt chẽ, sự cố chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra.
Tôi chợt nhớ anh bạn thân của tôi. Một cựu chiến binh từng vào sinh ra tử. Cứ theo lời anh, thì mọi tệ nạn đều từ tham nhũng mà ra. Tham nhũng là nói một cách văn hoa. Nói trắng phớ là ăn cắp. Lớn ăn cắp lớn. Bé ăn cắp bé. Quan lớn đã không nghiêm thì quan bé làm sao tử tế được. Có cậu còn trắng trợn bảo tôi anh: “Các bác đừng có nhặng xị cuội. Nó rút ruột công trình nhưng công trình không đổ được đâu. Nó tính kỹ hết rồi. Nếu công trình phải cần mười tấn thép thì nó tăng lên mười bảy tấn, rồi rút bảy tấn ra để hoàn lại vốn mà nó đã chạy quyền, chạy chức, chạy dự án. Nhưng thói đời, hổ đã vồ được con lợn thì mèo cũng vơ ngay con cá. Thằng chủ thầu đã rút ruột công trình thì thằng quản đốc cũng rút được. Rồi thằng công nhân cuối cùng thực thi cũng lại rút nữa chứ. Nó tha à? Rốt cuộc, công trình vẫn không bảo đảm chất lượng và hậu quả đau lòng đã liên tiếp xảy ra như báo chí đã nêu. Muốn khắc phục được ư? Chỉ có bằng cách giám sát chặt chẽ. Giám sát độc lập. Làng tôi xây mỗi cái cống con mà cũng thất thoát. Mà chưa được một năm, cống đã hỏng. Ông xã trúng thầu. Ông xã lại giám sát. Thế thì tránh sao được nạn trộm cắp. Bởi thế. khi làm con đường lớn của làng, cánh cựu chiến binh chúng tôi tình nguyện làm giám sát viên. Mà làm không lương. Cũng chẳng vất vả gì. Cũng không cần phải có trình độ cao siêu. Mỗi người trực một hôm. Phân công cụ thể như thế. Rất nhàn. Chúng tôi không quan tâm số tiền đầu tư bao nhiêu, chi vào những khoản gì? Đấy là việc của các anh, chúng tôi không hỏi, cũng không tò mò. Chúng tôi chỉ nắm mỗi cái thiết kế. Đường dài bao nhiêu? Bê tông đổ dày bao nhiêu? Có mấy cái cống? Sắt loại gì? Phi bao nhiêu? Xi măng mark gì? Bao nhiêu tấn? Chúng tôi chỉ làm mỗi việc đếm rồi gi lại. Rồi xem người ta làm. Cứ như đi chơi. Thế mà đâu vào đấy. Dân hỉ hả. Con đường mấy chục năm vẫn chắc khừ, bua đập cũng không vỡ!
Chống tham nhũng xem ra chả khó. Chỉ có điều mình có muốn làm thật hay không? Nếu muốn làm thật thì giao cho dân. Dân sẽ làm được ngay. Cán bộ ai thế nào, dân cũng biết hết. Đừng tưởng dân không hiểu gì. Nhầm nghiêm trọng đấy!”
Trần Đăng Khoa -
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
Quanlambao - Chống tham nhũng xem ra chả khó. Chỉ có điều mình có muốn làm thật hay không? Nếu muốn làm thật thì giao cho dân. Dân sẽ làm được ngay. Cán bộ ai thế nào, dân cũng biết hết. Đừng tưởng dân không hiểu gì. Nhầm nghiêm trọng đấy!”
Cái “sự thật” đau lòng ấy là chuyện vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 dưới chân núi Ngọc Linh. Dù công trình “thế kỷ” đã sập đổ, người cũng đã chết, mọi thông tin bị bưng bít, nhưng rồi cuối cùng vẫn tóe loe ra. Một việc tày trời, lại phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật, giấu sao nổi? Đau xót. Bàng hoàng. Nhưng không ngạc nhiên. Các cụ bảo “nhân nào quả ấy”. Điều gì xảy ra tất sẽ xảy ra. Chỉ có điều sớm hoặc muộn. Ơn giời, may mà không muộn. Nếu muộn hơn, khi con đập đã “khánh thành”, với sức công phá của quả bom nguyên tử nước, sự thiệt hại là kinh hoàng. Số người chết sẽ không thể lường hết được!Không phải bây giờ, khi đã liên tiếp xảy ra các sự cố, mà lâu rồi, có dễ đã hơn nửa năm, dư luận đã ồn ào xung quanh mấy cái đập thủy điện. Bắt đầu là đập thủy điện Sông Tranh. Con đập rất hoành tráng, kỳ vĩ. Công nhân “tác nghiệp” trên thân đập, trông li ti như những con kiến cỏ. Công trình chưa kịp nghiệm thu, nước đã phun phè phè. Thế rồi lại giải quyết sự cố. Loay hoay đắp chỗ nọ, vá chỗ kia. Có người còn “lấy cả rẻ rách bịt lỗ dò trách nhiệm”, nói theo cách bình phẩm “nghiệm thu công trình” của giới truyền thông. Lỗ thủng chưa bịt được xong thì lại xảy ra động đất. Mà động đất liên miên, lại chỉ xảy ra quanh khu vực thủy điện Bắc Trà My. Rõ là lão Giời hành! Trước đây sao không thấy động đất mà bây giờ cứ động đất liên tục. “Không phải đâu! Không phải tại Giời đâu! – Một già làng lên tiếng – Đừng có đổ vấy cho Giời mà phải tội! Tại Người đấy. Người tính không kỹ. Tại sao lại chọn chốn này làm thủy điện? Chỗ này lòng đất yếu. Địa tầng không vững, làm sao “cõng” nổi hàng triệu triệu khối nước. Nặng quá thì chao đảo, chòng trành. Quá thêm tí nữa thì sập. Mà sập là cái chắc!”.
Tất nhiên, chẳng ai tin ông lão đã gần đất xa trời! Người ta tin là tin các nhà khoa học, có chuyên môn khảo sát thiết kế. Nhưng kết quả công trình thì lại rất đáng ngờ. Và động đất liên tục là điều có thật. Lần sau mạnh hơn lần trước. Bắt đầu là 2 độ Richter, rồi 3,4 độ Richte, 4,2 độ Richter, mới đây nhất là 4,7 độ Richter. Chẳng biết khi nào thì nó mới chịu dừng. Sự bất an nóng cả Nghị trường Quốc Hội. Nhiều ông lớn có liên quan bị các Đại biểu Quốc hội lôi ra chất vấn. Có ông quan chức còn khẳng định: “Bà con cứ yên tâm ở đấy. Không phải đi đâu hết!”. Ở là bà con ở, chứ ông ấy có ở đâu. Liệu có tin được câu nói buông xuôi của ông ta không? Con đập chỉ chịu được động đất 5,5 độ Richter. Trận động đất mới đây đã lên đến 4,7 độ Richter rồi. Những trận tiếp theo sẽ là bao nhiêu nữa? Nếu nó vượt ngưỡng “cực đại” 5,5 độ Richter thì sao? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Một đại biểu Quốc hội đề nghị hủy Thủy điện Sông Tranh. Và nói như ký giả Hà Thạch Hãn: “5000 tỷ đồng xây dựng thủy điện là rất lớn. Nhưng có lớn đến mức phải đánh đổi cả tính mạng của 48000 dân sống trong khu vực này không? Người càng ngồi ở ngôi cao chức cả, càng phải biết lo nỗi lo của thiên hạ, trong khi nỗi sợ hãi trong dân mỗi ngày một lớn dần. Bao nhiêu đoàn của bộ ngành này, đơn vị nọ lũ lượt vào ra xem xét, kiểm tra thực địa. Cuối cùng để làm gì? Động đất xảy ra càng dữ dội hơn. Người dân thì hoảng loạn. Chính quyền địa phương thì bất lực. Tất cả cứ rối bời…”.
Cơn ác mộng thủy điện Sông Tranh còn chưa nguôi ngoai thì đã vỡ đập thủy điện Đakrông 3 ở Quảng Trị. Người dân còn chưa kịp hoàn hồn thì lại vỡ tiếp đập thủy điện Đăk Mek, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Lần này, việc vỡ đập kinh hoàng lại không phải động đất, cũng không phải sự cố gì to tát, mà chỉ là chiếc xe ben chở đá va vào thân đập. Thế mà cả con đập đồ sộ đổ nhào. Thật kỳ lạ. Không ai có thể tin được. So với cả công trình dài 80m, cao 20m, chiếc xe Ben chỉ là một con muỗi mắt. Thế mà chỉ một cú va chạm của “con muỗi mắt”, hơn 60m đập đã vỡ vụn như cám. Qua những bức ảnh đã công bố trên các trang báo mạng của phóng viên hiện trường, mới hay chỉ đất đá lổn nhổn, cả phần thượng lưu con đập đã vỡ hoàn toàn, phần thân đập dày hơn 1,5m được kết cấu bằng những khối bê tông trông bề ngoài có vẻ chắc chắn, nhưng lại nứt toác, vỡ vụn. Phía bên trong ruột bê tông vỡ toác chỉ loi thoi vài cọng sắt “gầy nhom”. Có chỗ còn chẳng thấy một thỏi sắt nào. Khu vực đập ở hạ lưu dày 1m, phần ở giữa thân đập được chèn một ít đá tròn, số còn lại là đất cát. Với kết cấu như thế, con đập không vỡ mới là chuyện lạ.
Nhưng có điều còn lạ hơn, con đập đã vỡ đến mấy ngày rồi, mà các cơ quan chức năng vẫn chưa biết gì. Có ông quan chức địa phương còn nói tỉnh queo, rằng sự cố đã xảy ra rồi, nhưng chủ đầu tư còn chưa báo cáo nên ông chưa nắm được.
Thật kỳ lạ! Hóa ra người ta giám sát lãnh đạo bằng…báo cáo. Liệu có anh vô trách nhiệm nào lại bẩm với cấp trên rằng: “Dạ, em đang rút ruột công trình đây ạ”. Ở đây, không phải chỉ có vô trách nhiệm mà còn có cả dấu hiệu khuất tất, gợi ta nhớ đến những công trình bị rút ruột, những cột bê tông bị tráo lõi thép bằng cọc tre như truyền hình đã đưa. Nhiều cung đường vừa thi công xong đã hỏng, nhiều khu nhà chưa kịp bàn giao đã xuống cấp nghiêm trọng. Đem cách làm ăn theo lối du thủ du thực ấy đi xây dựng những con đập thủy điện thì nguy hiểm vô cùng. Một hậu quả không thể lường hết được. May mà bác lái xe Ben, bằng một cú va quệt diệu kỳ, đã chứng minh cho toàn thiên hạ thấy rằng, cái công trình kỳ vĩ ấy chỉ là một trò chơi trẻ con, một lâu đài bằng cát. Nếu không có sự cố “may mắn” ấy, vào đầu năm 2013 này, khi nhà máy đi vào hoạt động, đập sẽ vỡ, chắc chắn sẽ vỡ, vì không thể không vỡ trước áp lực của nước, với sức mạnh còn bằng hàng ngàn chiếc xe ben. Thủy, Hỏa, Đạo, Tặc. Các cụ nói rồi. Chẳng có gì khủng khiếp bằng sự tàn phá của nước, với hàng triệu triệu mét khối đổ xuống thì tài sản và số phận của hàng ngàn người dân sẽ bay đến đâu? Không thể hình dung được hậu quả sẽ thảm khốc của nó.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là sự thờ ơ vô trách nhiệm ở các cấp lãnh đạo địa phương, nhìn ở góc độ nào cũng không thể chấp nhận được. Nói như ông Lê Thanh Tâm, với việc xây dựng đập thủy điện này, chính quyền địa phương dứt khoát không thể bỏ mặc cho chủ đầu tư tự tung tự tác, mà không cử người giám sát theo dõi. Nếu có sự giám sát chặt chẽ, sự cố chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra.
Tôi chợt nhớ anh bạn thân của tôi. Một cựu chiến binh từng vào sinh ra tử. Cứ theo lời anh, thì mọi tệ nạn đều từ tham nhũng mà ra. Tham nhũng là nói một cách văn hoa. Nói trắng phớ là ăn cắp. Lớn ăn cắp lớn. Bé ăn cắp bé. Quan lớn đã không nghiêm thì quan bé làm sao tử tế được. Có cậu còn trắng trợn bảo tôi anh: “Các bác đừng có nhặng xị cuội. Nó rút ruột công trình nhưng công trình không đổ được đâu. Nó tính kỹ hết rồi. Nếu công trình phải cần mười tấn thép thì nó tăng lên mười bảy tấn, rồi rút bảy tấn ra để hoàn lại vốn mà nó đã chạy quyền, chạy chức, chạy dự án. Nhưng thói đời, hổ đã vồ được con lợn thì mèo cũng vơ ngay con cá. Thằng chủ thầu đã rút ruột công trình thì thằng quản đốc cũng rút được. Rồi thằng công nhân cuối cùng thực thi cũng lại rút nữa chứ. Nó tha à? Rốt cuộc, công trình vẫn không bảo đảm chất lượng và hậu quả đau lòng đã liên tiếp xảy ra như báo chí đã nêu. Muốn khắc phục được ư? Chỉ có bằng cách giám sát chặt chẽ. Giám sát độc lập. Làng tôi xây mỗi cái cống con mà cũng thất thoát. Mà chưa được một năm, cống đã hỏng. Ông xã trúng thầu. Ông xã lại giám sát. Thế thì tránh sao được nạn trộm cắp. Bởi thế. khi làm con đường lớn của làng, cánh cựu chiến binh chúng tôi tình nguyện làm giám sát viên. Mà làm không lương. Cũng chẳng vất vả gì. Cũng không cần phải có trình độ cao siêu. Mỗi người trực một hôm. Phân công cụ thể như thế. Rất nhàn. Chúng tôi không quan tâm số tiền đầu tư bao nhiêu, chi vào những khoản gì? Đấy là việc của các anh, chúng tôi không hỏi, cũng không tò mò. Chúng tôi chỉ nắm mỗi cái thiết kế. Đường dài bao nhiêu? Bê tông đổ dày bao nhiêu? Có mấy cái cống? Sắt loại gì? Phi bao nhiêu? Xi măng mark gì? Bao nhiêu tấn? Chúng tôi chỉ làm mỗi việc đếm rồi gi lại. Rồi xem người ta làm. Cứ như đi chơi. Thế mà đâu vào đấy. Dân hỉ hả. Con đường mấy chục năm vẫn chắc khừ, bua đập cũng không vỡ!
Chống tham nhũng xem ra chả khó. Chỉ có điều mình có muốn làm thật hay không? Nếu muốn làm thật thì giao cho dân. Dân sẽ làm được ngay. Cán bộ ai thế nào, dân cũng biết hết. Đừng tưởng dân không hiểu gì. Nhầm nghiêm trọng đấy!”
Trần Đăng Khoa -
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment