Vualambao
“Đoàn tụ”
Có lẽ không mấy gia đình ở miền Nam không đồng thời có người thân vừa ở phía bên này vừa ở phía bên kia. Và có lẽ không có ở đâu, ý thức hệ lại chia cách tình thân đến thế. Ông Tư Bôn, giám đốc Việt Nam Tổng Phát hành, có cậu ruột là một cán bộ cộng sản nổi tiếng, ông Mai Văn Bộ, nhưng vẫn không thoát vòng lao lý. Ở đề lao Gia Định, ông Bộ có vào thăm nhưng người cháu đang bị liệt vẫn tiếp tục bị giam cầm.
Nhà văn Doãn Quốc Sĩ là con rể của nhà thơ Tú Mỡ – người có tác phẩm được miền Bắc đưa vào sách giáo khoa phổ thông – nhưng vẫn phải đi tù. Doãn Quốc Sĩ bị tù tổng cộng mười bốn năm, trong thời gian đó ông không được gặp mặt bố mẹ đang sống ở Hà Nội, thậm chí không được gặp cả người anh ruột Doãn Nho là một nhạc sĩ con cưng chế độ.
Trung tá Phan Lạc Phúc62 cũng có cùng hoàn cảnh như nhà văn Doãn Quốc Sĩ. Ông Phúc có một người em ruột là sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, năm 1962 tham gia đảo chính bất thành, đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Nhưng sau năm 1975, ông Phan Lạc Phúc vẫn phải chịu hơn mười năm cải tạo.
Đại úy Dù Phan Nhật Nam63 có cha là ông Phan Văn Trình, vốn là một sỹ quan tình báo được Việt Minh đánh vào Sở Mật thám Liên bang Đông Pháp. Ngày 2-9-1950, ông Trình đã lập công bằng cách lấy hồ sơ của Sở Mật thám mang ra Việt Bắc. Nhưng, như số phận của nhiều nhà tình báo khác, ông Phan Văn Trình đã không được tin dùng. Ông chỉ là một cán bộ nhỏ công tác ở Hải Phòng và sau năm 1975 về Nam chỉ nhận được chức phó chủ tịch một phường ở Sài Gòn. Đại úy Phan Nhật Nam biết trước là không thể nhờ vả được gì vào bố mình. Bởi chính ông, năm 1973, đã từng gây khó khăn cho bố64.
Theo ông Phan Nhật Nam: “Năm 1981, ở Mỹ, khi Mặt trận Hoàng Cơ Minh trao giải cho cuốn sách của tôi, Tù binh và Hòa bình, ở trại Lam Sơn, Thanh Hóa, từ ngày 7-9-1981, tôi bắt đầu bị cùm trong phòng biệt giam. Trong hoàn cảnh đó, ngày 8-5-1985, khi ba tôi lên thăm, ông vất vả ra Hà Nội chờ xin giấy thăm nuôi tôi ở Cục Quản lý trại giam, thay vì có thể xin ở trại như các tù nhân khác. Cuộc thăm nuôi lại chỉ được diễn ra trong vòng mười lăm phút. Cho dù đó là lần đầu tiên gặp nhau sau hơn ba mươi năm, tôi vẫn nói với ông: Ba vất vả quá, thôi đừng thăm nuôi nữa, đợi khi ra tù, con về”65.
Cũng có không ít quan chức Cách mạng thay vì bảo lãnh, đã vận động ngay chính những người trong gia đình mình đi “học tập”. Có người muốn chứng minh với Đảng sự “chí công vô tư”. Có người tin là cần thiết đối với người thân của họ.
Thiếu úy Việt Nam Cộng Hòa Lưu Đình Triều có ba mẹ là cán bộ cao cấp của Cách mạng. Năm 1954, lúc Lưu Đình Triều một tuổi, chị gái Triều ba tuổi, anh đã được ba mẹ để lại cho bà ngoại để đi tập kết. Trong suốt hơn hai mươi năm, hai chị em Lưu Đình Triều đã lớn lên như những đứa trẻ mồ côi trong khi ba mẹ mình sống ở Hà Nội trong một phần căn biệt thự trên đường Điện Biên Phủ với sổ mua hàng “Tôn Đản”. Ba anh là ông Lưu Quý Kỳ, vụ trưởng Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương kiêm tổng thư ký Hội Nhà báo. Còn anh, năm 1972, khi Chính quyền Sài Gòn tạm đóng cửa các trường đại học và hạ bớt tuổi hoãn quân dịch của sinh viên, như nhiều sinh viên khác, Lưu Đình Triều bị động viên vào lính.
Năm 1975, ông Lưu Quý Kỳ trở về, Lưu Đình Triều nhớ lại: “Bao lần tôi đã nằm tưởng tượng ra cảnh hội ngộ này và nghĩ rằng lúc ấy tôi sẽ hét vang cái tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
Lúc đó, do tình hình đi lại khó khăn, ông Lưu Quý Kỳ về Nam trước, vợ và con ông, những người sinh ra ở Hà Nội, đã gửi gắm tình cảm vào chiếc máy ghi âm mà ông Kỳ mang theo. Cô em gái Triều sau khi thăm hỏi anh chị, hồn nhiên hỏi: “Từ hôm giải phóng tới giờ anh chị biết bài hát nào mới chưa. Em và con Thảo, con chú Tân, hay hát lắm. Để bọn em hát cho anh chị nghe nhé”. Rồi hai cô gái Hà Nội cất giọng lanh lảnh hát trong máy ghi âm: Sài Gòn đó, quê ta ơi / Trong biển lửa vẫn ngời ngời / Ta đi như sóng căm hờn dâng trào / Xô lên trên xác quân thù hung bạo / Giành một mùa xuân tươi sáng khắp miền Nam…
Lưu Đình Triều viết: “Khi nghe tới đó, tim tôi như thắt lại. Một ‘quân thù’ đang đứng cạnh ba đây. Ba có biết không? Có căm hờn nó không? Từ giờ phút đó, niềm vui hội ngộ trong tôi giảm hẳn. Chỉ có nỗi lo âu, thắc thỏm là mới dâng trào”.
Vài tháng sau, Lưu Đình Triều vẫn phải đi cải tạo. Trong thời gian ở trại, Lưu Đình Triều kể: “Ban ngày chúng tôi phải học lý luận, ban đêm học hát những bài như Bão Nổi Lên Rồi, Rầm Rập bước Chân Ta Đi Trên Đường Phố Sài Gòn… Sau khi được “lên lớp” về Truyền thống Chống Ngoại xâm, Đường lối Sáng suốt của Đảng Ta, Cuộc Chiến tranh Chính nghĩa, Chính sách Khoan hồng của Chính phủ Cách mạng…, các trại viên phải tập trung thảo luận, theo hướng: phải phân tích được âm mưu của Mỹ – Ngụy; phải nhận ra Ngụy quyền không chính nghĩa, chỉ có Cách mạng mới chính nghĩa. Học xong lại phải “soi rọi bản thân”, kể ra những tội lỗi của mình, mỗi người phải nghĩ cho ra một điều phi nghĩa của Quân đội Việt Nam Cộng hòa”.
Lưu Đình Triều nói: “Tôi dẫn chuyện lính Sư 7 hành quân bắt gà, bắt heo của dân. Có người là lính tài vụ, cả đời chỉ đi phát lương, với mong muốn được Chính phủ khoan hồng, đã nhận phát lương cũng coi như tạo điều kiện cho lính đi càn quấy. Có người than, tao nghĩ không ra tội, chúng mày ạ”.
Từ tháng thứ ba, Triều kể: “Mỗi tháng, trại viên được thăm nuôi một lần. Trong số những người thăm nuôi có người quê Biên Hòa, tôi nhắn chị tôi đi thăm. Hóa ra, khi ấy chị tôi đang đi Hà Nội. Khi chị tôi về, lên trại đúng lúc trại cấm thăm nuôi vì một sự cố do trại viên gây ra. Tôi nhìn thấy chị tôi, khoát tay bảo về nhưng chị tôi cứ đứng bên kia đường không chịu. Một người quản giáo tốt bụng tới vỗ vai, nói: ‘Đi theo tôi’. Đi ra, vệ binh chặn lại; nhưng người quản giáo can thiệp. Hai chị em nhìn nhau khóc, khiến người quản giáo cũng khóc”.
Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên “con cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: “Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc”.
Có những quan chức Cách mạng không bảo lãnh cho con cháu của mình bởi họ tin rằng những đứa con, đứa cháu lầm đường của họ cần có thời gian cải tạo. Có những quan chức cẩn trọng biết rằng tờ bảo lãnh đôi khi sẽ là một trong những cái cớ để khi cần, các đồng chí của mình đem ra “xử lý”. Ông Trần Quốc Hương nguyên là một nhà chỉ huy tình báo, từng là cấp trên của “ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ và “trưởng văn phòng báo Time” Phạm Xuân Ẩn. Năm 1950, ông Hương “đánh” từ Hà Nội vào Nam một cán bộ tình báo có tên là Từ Câu. Vì hoạt động trong lòng chế độ Sài Gòn nên con cái của ông Từ Câu cũng phải đi lính như những gia đình khác. Sau
1975, họ cũng phải đi “học tập”. Khi ông Từ Câu mất, các con ông – thiếu úy Từ Dũng và thiếu úy Từ Tuấn – đang bị cải tạo ở Minh Hải, gia đình có đơn xin cho con về để tang cha. Ông Mười Hương phê đơn, chuyển Giám đốc Công an, xin cho họ “được về để tang rồi vào trại lại”. Trước Đại hội V, ông Trần Quốc Hương66 bị tố cáo “bốn vấn đề”, trong đó, “một đồng chí trong tiểu ban bảo vệ Đảng” tố ông đã can thiệp cho “hai thiếu úy Ngụy ra khỏi trại giam”.
“Phản động”
Một diễn biến khác, xuất hiện ngay từ những ngày Trung ương Cục nhóm họp để triển khai “Chiến dịch X-1, X-2”, được quan tâm đặc biệt vì liên quan đến an ninh chính trị. Ngày 3-9-1975, Trung ương Cục được báo cáo:
“Bọn chánh quyền cơ sở đi tập trung rất ít. Bọn Tuyên úy cũng đi rất ít. Cảnh sát đặc biệt, dự kiến đi 1.500, nhưng chúng tập trung đến 2.460 tên. Nhưng, dự kiến trên 1.000 tuyên úy chỉ đi 2 tên; dự kiến trên 150 tên chiến tranh tâm lý, đi 46 tên; dự kiến 500 cảnh sát đã chiến chỉ đi 190 tên; Quân cảnh đi 140 tên; Tình báo dự kiến 1000 chỉ đi 142 tên; Biệt kích 1000 chỉ đi 64 tên; Chiêu hồi dự kiến 300 chỉ đi 130 tên; Bình Định dự kiến 1500 chỉ đi 55 tên; Dự kiến đợt I, (đối tượng này) là 10.200 nhưng chỉ đi 4.800 tên; còn lại tên 5000; ta tổ chức bắt trên 400 tên; bọn cơ sở, tình báo, quân báo tại chỗ dự kiến 3 vạn mới làm được 8.290 tên. Theo báo cáo thì việc tổ chức học tập là tốt. Hội nghị chủ trương: Đối với bọn tuyên úy công giáo, phật giáo và tin lành giáo, Ban Mặt trận Thành mới tới nói chuyện động viên khuyến khích đi học; các tôn giáo trở về phải có ý kiến với từng người để họ đi học. Sau cuộc nói chuyện sẽ tổ chức bắt nếu họ không chịu đi trình diện. Đối với biệt kích, gia hạn đăng ký một thời gian; đề cao bọn ra trình diện; kêu gọi gia đình động viên con em họ đi học sau đó tổ chức truy bắt” [67].
Chính sách cải tạo cũng đã đi vào lịch sử Tòa thánh Vatican từ ngày 15-8-1975, khi Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận được mời tới Dinh Độc Lập, tại đây ông bị bắt giữ và trong ngày hôm ấy được di lý ra trại giam Cây Vông, Phú Khánh.
Việc Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Thuận, người gọi ông Ngô Đình Diệm là cậu ruột, làm giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn vào ngày 25-4-1975 (chỉ chưa đầy một tuần trước khi “giải phóng”) đã làm cho Cách mạng lo lắng. Bản thân nội bộ công giáo cũng có những hoạt động được cho là “mờ ám”; một số linh mục được coi là “cấp tiến” đã ám chỉ các tín hữu của Đức Cha Thuận là “phản động”. Ngày 13-5-1975, một nhóm sinh viên công giáo đã đột nhập vào Tòa Tổng Giám mục đòi Đức Cha Thuận phải từ chức. Ngày hôm sau, 14-5, chính họ lại cũng đột nhập vào Tòa Khâm xua đuổi Đức Khâm sứ Henri Lemaitre.
Chính quyền không đứng ngoài những hoạt động “cấp tiến” này, nhưng Chính quyền cũng đã hoang mang khi những hành động quá khích như vậy tác động trở lại. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là trong buổi chiều bắt Đức Cha Thuận, Chính quyền đã triệu tập tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ tới tòa nhà Quốc hội Sài Gòn để nghe “nói chuyện”, nhằm tránh những phản ứng khiến cho tình hình phức tạp thêm. Người dân Sài Gòn quan sát những diễn biến ấy trong nỗi lo sợ rất rõ ràng, nhưng thái độ của mỗi người thì một khác. Nhà báo Đoàn Kế Tường kể: “Sáng 29- 4-1975, tôi và một người bạn gặp nhau trên cầu Sài Gòn, anh hỏi: ‘Đi không?’. Tôi nói không lưỡng lự: ‘Không. Tôi còn mẹ già ở Quảng Trị’. Anh chia tay tôi xuống Tân Cảng, một chiếc tàu hải quân đang đợi chúng tôi ở đó. Nhưng tôi không thể ngờ được là mọi thứ sau 30-4 nó lại đảo lộn lên như thế”.
Đoàn Kế Tường sinh năm 1947 tại làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Vì cha từng đi lính Tây nên năm 1960 khi mới mười ba tuổi, ông được đưa vào học trường Thiếu sinh quân ở Vũng Tàu, được huấn luyện trở thành lính Biệt kích. Từ năm 1965 được đưa lên tác chiến ở vùng Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long. Là lính trận thật sự, hai lần bị thương, nhưng chàng trai trẻ mười tám tuổi vẫn có chút máu Quảng Trị, làm thơ từ trong rừng sâu gửi về các tờ báo ở Sài Gòn rồi được kết nạp vào Hội Văn – Nghệ – Sỹ Quân đội.
Năm 1969, nhân Đại hội Văn – Nghệ – Sỹ Quân đội toàn quốc, Đoàn Kế Tường nhờ Chu Tử [68] xin cho về lại Sài Gòn làm báo. Chu Tử, một nhà báo quen biết nhiều nhân vật có thế lực, đã nhờ Trung tướng Lê Nguyên Khang can thiệp, đưa Tường cuối năm ấy về Sài Gòn làm trong tờ báo Đời của Quân đội. Đầu năm 1970 khi Chu Tử ra thêm tờ nhật báo Sóng Thần, Đoàn Kế Tường vừa viết cho Đời vừa viết thêm cho Sóng Thần. Tại đây, anh chơi thân với họa sỹ Ớt (Huỳnh Bá Thành), đang làm cho báo Điện Tín. Tường kể: “Buổi trưa chúng tôi vẫn cùng nhau binh xập xám”.
Nhưng, sau cái ranh giới 30-4-1975, Ớt và Tường không bao giờ có thể “binh xập xám” với nhau. Huỳnh Bá Thành là một cán bộ An ninh T4, biết những người như Đoàn Kế Tường ở lại và “tư tưởng đang có những diễn biến phức tạp”. Trong Hội nghị ngày 3-9-1975, Trung ương Cục lưu ý “các đối tượng làm việc cho các cơ quan Mỹ, văn nghệ sĩ, báo chí, ký giả” và phân công: “An ninh phối hợp với Hoa vận, tình báo nghiên cứu đề xuất phương án đối với Quốc Dân Đảng, Tàu đặc vụ và nhân viên làm việc với nhân viên Mỹ. Tuyên Huấn Thành và Thông tin Văn Hóa nghiên cứu kỹ đối với văn nghệ sỹ, ký giả”69.
Đoàn Kế Tường kể tiếp: “Tôi trốn trình diện dù có quá khứ là thiếu úy biệt kích rồi cùng người bạn thân là Dương Đức Dũng tham gia vào tổ chức Dân quân phục quốc70. .. Chúng tôi in truyền đơn, in lời kêu gọi và phát tán chúng. Ngày 29-4-1975, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã lấy trực thăng bay ra hàng không mẫu hạm Midway mà chúng tôi vẫn nghĩ là ông lên rừng lập chiến khu. Chúng tôi cùng nhau hát: Tôi đi theo anh, Nguyễn Cao Kỳ, anh hùng của dân / Tôi đi theo anh, Nguyễn Cao Kỳ, anh hùng rừng xanh71. Khi đó, tôi còn quá trẻ lại đầy máu nghệ sỹ, cứ nghĩ những việc làm của mình cũng như một cuộc chơi mà sinh viên Sài Gòn vẫn làm hồi trước 1975”.
Nhưng Sài Gòn đã không còn như “hồi trước 1975”. Đoàn Kế Tường kể tiếp: “Trong những ngày ấy, Huỳnh Bá Thành có gặp tôi hỏi, nếu muốn làm báo Tin Sáng thì Thành sẽ giúp, nhưng tôi chỉ đáp cụt lủn: Không! Tôi sẽ vào rừng!”. Đêm 22-10- 1975, Huỳnh Bá Thành đến nhà Đoàn Kế Tường còng tay người bạn từng binh xập xám hôm nào. Trong đêm ấy, Dương Đức Dũng, Thái Sơn và giáo sư Lê Việt Cương cùng bị bắt.
Gần bốn tháng sau, ngày 10-2-1976, Nguyễn Việt Hưng, Trần Kim Định bị bắt. Đêm 12 rạng sáng 13-2-1976, lực lượng an ninh Thành phố bắt đầu tấn công nhà thờ Vinh Sơn, thu giữ các thiết bị phát thanh và in tiền giả. Hai linh mục cố thủ trong nhà thờ đã dùng súng và lựu đạn chống trả quyết liệt, bắn chết Nguyễn Văn Ràng, một cán bộ an ninh. Mãi tới gần sáng, lực lượng bao vây mới khống chế được nhà thờ, hai linh mục Nguyễn Hữu Nghị và Nguyễn Quang Minh cùng 3 người khác bị bắt.
Vụ nhà thờ Vinh Sơn chưa kịp lắng xuống thì ngày 1-4-1976, xảy ra một vụ nổ ở Hồ Con Rùa72 làm cho một người chết, bốn người bị thương và phá hủy hoàn toàn con rùa làm bằng đồng đặt giữa hồ.
Hai ngày sau, báo Sài Gòn Giải Phóng đăng bản tin có tựa đề, “Tóm gọn tại chỗ bọn phản động và phá hoại”, với mấy dòng ngắn gọn: “Ngày 1-4, bọn phản động và phá hoại, trong âm mưu phá rối trật tự trị an và cuộc sống yên lành của nhân dân ta, đã gây tiếng nổ tại công trường quốc tế (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Một tên trong bọn chúng bị chết tại chỗ và bọn còn lại đã bị an ninh ta tóm cổ đưa về điều tra”73. Cùng ngày, tờ Giải phóng, cũng đăng bản tin với độ dài và nội dung: “Trừng trị tại chỗ bọn phản động và phá hoại: Tối 1-4-1976, bọn phản động và phá hoại, trong âm mưu phá rối trật tự trị an và cuộc sống yên lành của nhân dân ta, đã gây tiếng nổ tại công trường quốc tế (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Công trường này ở ngã tư đường Duy Tân, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân; ở giữa có một vườn hoa nhỏ, đồng bào ta thường ra ngoài hóng mát. Một tên trong bọn phản động bị chết tại chỗ và bọn còn lại đã bị an ninh ta tóm cổ đưa về điều tra”74.
Vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ tối, được Huỳnh Bá Thành kể lại là “vang dội từ phía sau lưng đuổi tới, nhà cửa hai bên đường rung chuyển và đó đây tiếng kính vỡ rơi lổn cổn, khô khốc”75. Khi “trinh sát” đến hiện trường, theo Huỳnh Bá Thành: “Mùi thuốc nổ vẫn còn khét lẹt. Một cảnh tượng hãi hùng trước mắt Trường Sơn: một thây người đầy máu, bay mất cái đầu và đôi bàn tay, đang được anh em cảnh sát khiêng lại để gần chỗ đặt chất nổ. Bốn thanh niên bị thương máu me đầy mình được xe cảnh sát tức tốc đưa đi cấp cứu. Bên cạnh cảnh tượng chết chóc và thương tích rùng rợn ấy, con rùa bằng đồng to tướng bị chất nổ làm banh ra từng mảnh nhỏ, văng ra vung vãi. Theo giám định hiện trường của các đồng chí cán bộ cảnh sát thuộc bộ phận khoa học hình sự đã xác định sơ bộ: chất nố được đặt ngay ở thân con rùa đồng, loại TNT có sức công phá ước chừng mười đến mười lăm kilogam”76.
Việc Chính quyền vội vàng kết luận trên báo chí người chết là “một tên trong bọn phản động” là chưa có căn cứ. Huỳnh Bá Thành, người mà báo Tuổi Trẻ nói rằng đã “tham gia điều tra từ đầu cho tới khi kết thúc vụ án”77, cũng thừa nhận rằng: “Không tìm thấy giấy tờ tùy thân nào trong người hắn… khó mà kết luận tuổi tác chính xác khi người chết không còn mặt mũi và hai bàn tay. Nạn nhân mặc chiếc quân jean Mỹ bạc màu, chiếc áo kaki đã sờn, chân đi dép nhựa mòn sát gót.
Cũng thật khó mà kết luận thành phần xã hội của kẻ đặt chất nổ”78.
Theo Huỳnh Bá Thành thì có ít nhất ba trường hợp đã đến công an đầu thú, một số kẻ khác đã bị bắt khi đang ba hoa ở quán café rằng mình là chủ mưu, nhưng “hóa ra bọn họ đều là những kẻ háo danh hoặc có vấn đề về tâm thần”. Nhiều vụ “bắt bí mật” đã được ngành an ninh thực hiện, một trong số đó là Lỗ Hung79. Lỗ Hung khai nhận và theo Huỳnh Bá Thành, trong người anh ta có một mảnh giấy ghi: “Làm thêm ba thẻ tổ viên tổ hợp ván sàn”. Theo Thành thì vợ chồng nhà văn Trần Dạ Từ và Nhã Ca80 cũng có một tổ hợp ván sàn và Lầu Phá Xấu, theo đặc tình của Thành là Đặng Hoàng Hà81, người mà nữ đặc tình này biết là thường xuyên qua lại với vợ chồng nhà văn Nhã Ca.
Trên thực tế, cho dù mãi tới ngày 6-4-1976 vụ án mới “được làm sáng tỏ”, nhưng ngày 2-4-1976, tức là chỉ mười hai giờ sau vụ nổ, những người như Nhã Ca, Trần Dạ Từ đã bị bắt. Nhà văn Duyên Anh kể: “Buổi tối, mùng 2-4-1976, tôi định xuống Cây Quéo kiếm Trần Dạ Từ hỏi xem Từ có đem về nhà cuốn Em Yêu nào không. Em Yêu là cuốn sách mới nhất của tôi, nhờ Trần Dạ Từ in mướn. Sách chưa kịp vô bìa, thì Sài Gòn mất. Rẽ vào đường Ngô Tùng Châu, nhìn con ngõ nhà anh chị Hoàng Văn Đức thấy tối tăm, bùi ngùi quá, tự nhiên, tôi đạp xe về. Đêm ấy, vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca bị bắt cùng với Đặng Hoàng Hà82, Đặng Hải Sơn. Nếu tôi có mặt ở nhà Từ, tôi cũng bị bắt luôn. Cũng đêm ấy, Trịnh Viết Thành, Nguyễn
Mạnh Côn lên đường trực chỉ Sở Công an”83.
Một chiến dịch bắt bớ văn nghệ sỹ được kéo dài cho đến ngày 28-4-1976. Duyên Anh kể tiếp: “Đêm ấy, đêm kinh hoàng, đêm mở đầu chiến dịch khủng bố văn nghệ sĩ. Hôm sau, cả Sài Gòn xôn xao vụ bắt bớ nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Tối mồng 3-4, tôi đến nhà Mai Thảo ở 101 Phan Đình Phùng xem Mai Thảo bị bắt chưa. Tôi ngồi ngoài xe hơi của Đặng Xuân Côn, bảo Côn xuống hỏi thăm Nguyễn Đăng Viên, anh ruột Mai Thảo. Viên rất thông minh, anh trả lời Mai Thảo đi vắng và nhờ Côn, nếu gặp Mai Thảo, nhắn về gấp. Viên ra dấu cho Côn chuồn lẹ. Côn hiểu ý vì đã đoán ra hai khách lạ nón cối, dép râu, nhìn Côn không chớp mắt. Tôi rú ga, vọt mau. Côn ngoái lại, hai khách công an đã phóng ra vỉa hè. ‘Nó đến bắt Mai Thảo’, Côn nói. Tôi đi tìm dấu vết Mai Thảo, không lùng nổi tung tích Mai Thảo. Công an không bắt được Mai Thảo, đã giả vờ quên tôi. Để tôi kiếm giùm Mai Thảo”84.
Đến chiều ngày 8-4-1976 thì chính Duyên Anh cũng chịu chung số phận. Ông kể: “Trước đó nửa tiếng đồng hồ, tôi đang băm thịt, nấu cháo nuôi vợ ốm, ông tổ trưởng dân phố của tôi dẫn ông phường trưởng và công an phường đến thăm gia đình tôi, hỏi chuyện sinh hoạt phường khóm và nếp sống mới. Tôi bỏ nồi cháo dưới bếp để tiếp chính quyền. Chừng mười phút, một ông công an cáo lỗi ra về. Mười phút sau, mật vụ ập vào nhà tôi, súng ngắn súng dài đầy đủ. Cộng sản luôn luôn chơi chắc ăn. Họ giả vờ thăm viếng tôi. Khi biết đích xác tôi có mặt ỏ nhà, họ mới đến bắt… Cảnh tượng gia đình tôi, bấy giờ, thật bi thảm. Vợ tôi đang đau nặng, vụt tỉnh, tung mền chạy ra phòng khách. Tôi nhìn cái còng nhãn hiệu Mỹ do cộng sản siết dính trên tay mình, nhìn vợ tôi mặt mày tái mét, nhìn ba đứa con tôi ngơ ngác, nước mắt chảy ròng ròng. Tôi đợi công an đến bắt tôi sau khi tôi hay tin họ đã bắt Nguyễn Mạnh Côn, Trịnh Viết Thành, Doãn Quốc Sĩ…”[85].
Lý do “bọn phản động cho nổ Hồ Con Rùa” được Huỳnh Bá Thành thuật lại trong cuốn sách mà báo Tuổi Trẻ khẳng định là “một câu chuyện hoàn toàn có thật” là nhằm phá con rùa “ếm đuôi rồng” để cho đuôi rồng quậy phá chế độ mới86.
Duyên Anh, một nhân vật của cuốn sách Vụ Án Hồ Con Rùa, nhận xét: “Bỏ qua thứ văn chương hạng bét và thứ kiến thức tình báo giày dép của Huỳnh Bá Thành, cộng sản khẳng định chúng tôi là tay sai của CIA gài lại. Căn nhà số 104 đường Công Lý (sau này đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của vợ chồng Đằng Giao là trụ sở lui tới họp bàn của chúng tôi. Bút hiệu của chúng tôi được nhai nhái hơi hơi giống. Đằng Giao là Đỗ Gia. Chu Thị Thủy là Chu Nữ. Vợ chồng Nhã Ca, Trần Dạ Từ là Lê Dạ, Tú Dung. Nguyễn Mạnh Côn là Nguyễn Côn. Tôi là Vũ Long… Cộng sản đề cao Hoàng Hà Đặng (tên thật Đặng Hoàng Hà) như một ‘lãnh tụ’ ghê gớm, ngang cơ với Hồ Chí Minh thuở hoạt động bí mật. Thật ra, Đặng Hoàng Hà chỉ là anh phóng viên tài tử, con người hiền lành, chưa từng biết tình báo là cái gì. Đưa chúng tôi lên mây, trao mìn về cho chúng tôi, cho chúng tôi thảo luận chiến lược(!) với các đại cố vấn Mỹ trước 1975 rồi khi ‘tóm’ được chúng tôi thì mô tả chúng tôi là những thằng ‘ăn mày’, những thằng ‘đói thuốc phiện thất thểu’ vào tù đền tội, và ‘xưng em’ với nữ công an ngọt xớt”87.
Trên thực tế, trong những ngày ấy cũng có rất nhiều những người chống đối chính quyền bằng hành động, có những người – nhất là giới văn nghệ sỹ – chống đối bằng những lời nói cho sướng mồm, có những kẻ lợi dụng lòng tin, bày đặt chống đối để lừa đảo tiền tình của những người dân không ưa chế độ. Nhưng cũng có những cái bẫy được đặt ở đâu đó.
Ngày 6-04-1976, Chính quyền quyết định tấn công vào nơi được coi là “sào huyệt của bọn phản cách mạng”, đặt trong một khu rừng ở Tùng Nghĩa, Lâm Đồng, bắn chết sáu người, bắt sống “Chủ tịch Trần Duy Ninh và tám tên khác”. Ngày 8- 04-1976, bốn mươi ba mục tiêu ở Sài Gòn bị đồng loạt tấn công: “bắt thêm năm mươi tên, thu giữ một điện đài, hai máy in bạc giả, một máy phát điện, toàn bộ máy móc để xây dựng đài phát thanh, tám mươi súng các loại, 100kg thuốc nổ TNT và một số tài liệu phản động”88.
Hành động này còn mang ý nghĩa trấn áp, vì ngày 29-4-1976, trên cả nước sẽ diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng của Chính quyền Cách mạng: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Thống nhất đầu tiên của Việt Nam. Chính quyền muốn đảm bảo rằng sẽ không xảy ra sự cố. Nhiều người đã bị bắt mà cho đến tận khi nhắm mắt lìa đời vẫn không biết lý do là gì89.
Ngày 7-4-1976, họa sỹ Chóe bị bắt.
Họa sỹ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, trong thời gian “đi trung sỹ” tại Phòng III, Bộ Tổng Tham mưu, Chóe nổi tiếng với những tác phẩm biếm họa phản chiến đăng trên báo chí Sài Gòn chế diễu từ Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger, Tổng thống Nixon cho tới Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; tranh của Chóe cũng châm biếm cả bà Nguyễn Thị Bình và ông Lê Đức Thọ… Ở cơ quan Tổng Tham mưu: “Hạ sĩ Nguyễn Hải Chí bé tí trước đại tướng Cao Văn Viên. Nhưng họa sĩ Chóe thì vĩ đại gấp nghìn lần Cao Văn Viên”90. Trong chiến tranh, biếm họa của Chóe được các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ đăng.
Chính quyền Sài Gòn cũng không ưa gì Chóe. Cuối năm 1974, ông bị bắt do vi phạm lệnh “cấm những người đang phục vụ trong quân đội làm báo”. “Khi đại tướng Tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa đào ngũ trốn khỏi Việt Nam quên đọc Huấn thị, Nhật lệnh, nhờ đại tá thi sĩ Cao Tiêu viết hộ thì hạ sĩ Hải Chí còn nằm ở phòng giam của Cục An Ninh quân đội”91. Ngày 30-4, chính Cách mạng đã mở cửa nhà tù cho Chóe.
Họa sỹ Chóe nhớ lại: “Một hôm đi ngang qua quán cà phê 104 Công Lý của Chu Thị Thủy – Đằng Giao, tôi nghe Nhã Ca kêu, nên có vào ngồi một lúc. Đó là lần duy nhất tôi ngồi với họ kể từ sau ngày 30-4”92. Nhưng sự liên đới của Chóe không chỉ bị Huỳnh Bá Thành lưu ý trong lần cà phê ấy.
Trong Vụ Án Hồ Con Rùa, Thành đã viết về mối quan hệ của Tú Dung – Nhã Ca với Barry Hilton: “Viên sĩ quan CIA người Mỹ tên là Barry Hilton cầm tay chỉ việc cho Tú Dung, thì nữ văn sĩ này biến thành một ‘nữ biệt kích’ chống cách mạng một cách hoàn toàn không còn lương tri của một người trí thức”. Cách nói đó không chỉ cáo buộc Nhã Ca. Huỳnh Bá Thành, cũng từng là một họa sỹ biếm, biết Barry Hilton đánh giá cao tài năng của Chóe. Barry Hilton đã tuyển tranh của Chóe in thành tập The World of Choe. Sách đã in nhưng vì Barry Hilton là công chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nên phải chấp nhận không phát hành tập sách đả kích Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó.
Chóe bị bắt khi đang làm việc ở tòa soạn báo Lao Động Mới. Ông bị dẫn về nhà ở số 52/8 Quang Trung, Gò Vấp, lúc đã 6 giờ chiều; công an khám xét tới 9 giờ đêm thì giải ông về trại “tạm giam”. Huỳnh Bá Thành là người bắt Chóe.
Ba ngày trước tổng tuyển cử, 26-4-1976, An ninh ra lệnh bắt tiếp Luật sư Nguyễn Ngọc Bích. Ông Bích không bao giờ biết vì sao mình bị bắt93. Ông từng làm cho cơ quan trợ giúp Mỹ USAID trong chương trình “cấp căn cước cho người từ mười sáu tuổi trở lên” và sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông nhận được học bổng đi học thêm một năm tại Đại học Harvard, Mỹ. Tháng 4-1975, ông là “chuyên viên đặc nhiệm” cho Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản.
Những cuộc bắt bớ tương tự kéo dài tới năm 1978. Một trong số đó là nhà trí thức cách mạng Hồ Hữu Tường. Từ giữa thập niên 1920 khi du học ở Paris, ông Hồ Hữu Tường từng tham gia phong trào Đệ tứ Quốc tế cùng với các ông Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu. Mặc dù năm 1939, ông Tường từ bỏ chủ nghĩa Marx và phong trào Đệ tứ nhưng năm 1940 ông vẫn bị người Pháp bắt và đày ra Côn Đảo cho tới năm 1944. Ra tù, với tư cách là một nhà trí thức, ông Tường có nhiều bài viết nổi tiếng về cả chính trị, kinh tế và văn hóa phổ biến ở Hà Nội. Năm 1946, ông làm cố vấn cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Hội nghị Đà Lạt. Ông là một trong những người biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt cho bậc trung học của nước Việt Nam, lúc ấy, vừa tuyên ngôn độc lập.
Ông Hồ Hữu Tường bị người Pháp bắt lại năm 1948 và năm 1957, sau khi về sống ở Sài Gòn, bị chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên án tử hình vì làm cố vấn cho Mặt trận Thống nhất của Hòa Hảo, Cao Đài và Bình Xuyên. Nhờ có sự can thiệp của những nhân vật nổi tiếng trên thế giới như Albert Camus, Nehru, ông được giảm xuống khổ sai. Ông được trả tự do sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Ra tù, ông được mời làm phó viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và năm 1967, ông tham gia chính trường với tư cách là một dân biểu đối lập. Ông Hồ Hữu Tường không phải đi cải tạo cho đến khi ông có một vài “sáng kiến chính trị” vào năm 1978, năm ông Tường sáu mươi tám tuổi94. Ba lần ông thoát khỏi nhà tù, của người Pháp và của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng tới lần thứ tư thì không. Ngày 26-6- 1980, ông Hồ Hữu Tường được đưa từ trại Z30D ở Hàm Tân về Sài Gòn, nhưng trên đường đi thì ông mất.
Năm 1981, trong khuôn khổ một hoạt động của US-VN Reconciliation Project, bà Luật sư Ngô Bá Thành được mời tới Đại học Harvard. Tại đây, bà cho rằng, những người được đi cải tạo là may mắn vì nếu họ bị đưa ra một phiên tòa như Nuremberg thì có thể họ đã bị xử bắn. Luật sư Ngô Bá Thành không biết rằng con gái của ông Hồ Hữu Tường, người tù cải tạo vừa mới chết một năm trước đó, Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm lúc ấy đang dạy lịch sử ở Harvard cũng được người tổ chức chương trình, ông John McAuliffe, mời dự95. Lập luận của bà Ngô Bá Thành không mới đối với Hà Nội nhưng rất ngạc nhiên khi nó được nói ra bởi một luật sư.
Việc đưa vào tù hàng trăm nghìn con người đã buông súng hoặc không hề cầm súng, không bằng một bản án của tòa, sau ngày 30-4-1975, và đặc biệt, câu chuyện đưa 1.652 con người trên tàu Việt Nam Thương Tín vào tù được kể lại sau đây, thật khó để nói là may mắn.
Trưa 29-4-1975, Dân biểu Nguyễn Hữu Chung có được một “sự vụ lệnh” do Tổng thống Dương Văn Minh ký cho phép tàu Việt Nam Thương Tín thực hiện chuyến di tản cuối cùng. Sáng 30-4-1975, khi con tàu này ra tới cửa sông, đã bị B40 bắn theo, giết chết nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm Nhật báo Sống. Con tàu Việt Nam Thương Tín và hàng nghìn người nằm đợi ở đảo Guam gần năm tháng. Sự chờ đợi trước một tương lai vô định trong khi vợ con, cha mẹ vẫn đang kẹt lại quê nhà đã khiến cho nhiều người muốn quay lại Việt Nam, nơi mà họ tin là đã bắt đầu thống nhất và chắc chắn có hòa bình.
Một trong số ấy là Đại úy tình báo Võ Tính96. Ông Võ Tính được người Mỹ tạo điều kiện đưa toàn bộ gia đình di tản. Tuy nhiên, cha ông nói: “Tao chờ đến ngày đất nước thống nhất, tại sao tao phải đi khi ngày đó gần kề”. Còn cha vợ ông thì khi đó đang mong hai người con trai tập kết từ năm 1954 trở lại.
Ông Võ Tính đã định ở lại Việt Nam, nhưng vào những ngày cuối tháng 4-1975, người Mỹ khuyến cáo là sẽ vô cùng nguy hiểm. Ông Tính được đưa ra Phú Quốc và khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông được đưa ra Hạm đội 7 để rồi sau đó tới Guam. Cũng như nhiều người lính khác, Đại úy Võ Tính không chắc có bị “Việt Cộng” trả thù trong khi, từ trong thẳm sâu, ông nhận thấy chỉ có Việt Nam mới là tổ quốc. Không tìm được lý do hợp lý để bỏ nước, bỏ cha mẹ già, người vợ trẻ và 3 đứa con thơ, Đại úy Võ Tính đã tham gia vận động để người Mỹ cho phép những người Việt quay lại Việt Nam bằng con tàu Việt Nam Thương Tín.
Ngày 29-9-1975, sau khi Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nhận được sự đồng ý của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tàu Việt Nam Thương Tín rời Guam trong một buổi lễ tiễn đưa trang trọng: có những phụ nữ mặc áo dài, chào cờ và được truyền hình Mỹ tường thuật. Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ được ủy nhiệm chỉ huy chuyến trở về của con tàu này.
Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín về đến hải phận Vũng Tàu. Mãi tới hôm sau, hai tàu Hải Quân treo cờ đỏ sao vàng mới chạy ra và dừng lại cách tàu Việt Nam Thương Tín gần 200m. Những người lính Hải quân dùng ống nhòm quan sát rất kỹ và sau mấy giờ, họ hướng dẫn tàu Việt Nam Thương Tín chạy ngược ra phía miền Trung. Những người trở về bắt đầu linh cảm điều gì đó bất thường nhưng họ vẫn còn hy vọng và vẫn còn chờ đợi.
Tới Nha Trang, tàu bị dẫn vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Tất cả mọi người đều bị dồn lên những chiếc xe bít bùng và khi được chở tới Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II thì mọi người được lệnh “phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào phòng giam”. Trừ một đứa bé khi ấy 7 tuổi, tất cả đều phải đi tù, người ít nhất 9 tháng, người lâu nhất – Trung tá Trần Đình Trụ – phải ở tù tới 13 năm.
Huy Đức
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
“Đoàn tụ”
Có lẽ không mấy gia đình ở miền Nam không đồng thời có người thân vừa ở phía bên này vừa ở phía bên kia. Và có lẽ không có ở đâu, ý thức hệ lại chia cách tình thân đến thế. Ông Tư Bôn, giám đốc Việt Nam Tổng Phát hành, có cậu ruột là một cán bộ cộng sản nổi tiếng, ông Mai Văn Bộ, nhưng vẫn không thoát vòng lao lý. Ở đề lao Gia Định, ông Bộ có vào thăm nhưng người cháu đang bị liệt vẫn tiếp tục bị giam cầm.
Nhà văn Doãn Quốc Sĩ là con rể của nhà thơ Tú Mỡ – người có tác phẩm được miền Bắc đưa vào sách giáo khoa phổ thông – nhưng vẫn phải đi tù. Doãn Quốc Sĩ bị tù tổng cộng mười bốn năm, trong thời gian đó ông không được gặp mặt bố mẹ đang sống ở Hà Nội, thậm chí không được gặp cả người anh ruột Doãn Nho là một nhạc sĩ con cưng chế độ.
Trung tá Phan Lạc Phúc62 cũng có cùng hoàn cảnh như nhà văn Doãn Quốc Sĩ. Ông Phúc có một người em ruột là sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, năm 1962 tham gia đảo chính bất thành, đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Nhưng sau năm 1975, ông Phan Lạc Phúc vẫn phải chịu hơn mười năm cải tạo.
Đại úy Dù Phan Nhật Nam63 có cha là ông Phan Văn Trình, vốn là một sỹ quan tình báo được Việt Minh đánh vào Sở Mật thám Liên bang Đông Pháp. Ngày 2-9-1950, ông Trình đã lập công bằng cách lấy hồ sơ của Sở Mật thám mang ra Việt Bắc. Nhưng, như số phận của nhiều nhà tình báo khác, ông Phan Văn Trình đã không được tin dùng. Ông chỉ là một cán bộ nhỏ công tác ở Hải Phòng và sau năm 1975 về Nam chỉ nhận được chức phó chủ tịch một phường ở Sài Gòn. Đại úy Phan Nhật Nam biết trước là không thể nhờ vả được gì vào bố mình. Bởi chính ông, năm 1973, đã từng gây khó khăn cho bố64.
Theo ông Phan Nhật Nam: “Năm 1981, ở Mỹ, khi Mặt trận Hoàng Cơ Minh trao giải cho cuốn sách của tôi, Tù binh và Hòa bình, ở trại Lam Sơn, Thanh Hóa, từ ngày 7-9-1981, tôi bắt đầu bị cùm trong phòng biệt giam. Trong hoàn cảnh đó, ngày 8-5-1985, khi ba tôi lên thăm, ông vất vả ra Hà Nội chờ xin giấy thăm nuôi tôi ở Cục Quản lý trại giam, thay vì có thể xin ở trại như các tù nhân khác. Cuộc thăm nuôi lại chỉ được diễn ra trong vòng mười lăm phút. Cho dù đó là lần đầu tiên gặp nhau sau hơn ba mươi năm, tôi vẫn nói với ông: Ba vất vả quá, thôi đừng thăm nuôi nữa, đợi khi ra tù, con về”65.
Cũng có không ít quan chức Cách mạng thay vì bảo lãnh, đã vận động ngay chính những người trong gia đình mình đi “học tập”. Có người muốn chứng minh với Đảng sự “chí công vô tư”. Có người tin là cần thiết đối với người thân của họ.
Thiếu úy Việt Nam Cộng Hòa Lưu Đình Triều có ba mẹ là cán bộ cao cấp của Cách mạng. Năm 1954, lúc Lưu Đình Triều một tuổi, chị gái Triều ba tuổi, anh đã được ba mẹ để lại cho bà ngoại để đi tập kết. Trong suốt hơn hai mươi năm, hai chị em Lưu Đình Triều đã lớn lên như những đứa trẻ mồ côi trong khi ba mẹ mình sống ở Hà Nội trong một phần căn biệt thự trên đường Điện Biên Phủ với sổ mua hàng “Tôn Đản”. Ba anh là ông Lưu Quý Kỳ, vụ trưởng Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương kiêm tổng thư ký Hội Nhà báo. Còn anh, năm 1972, khi Chính quyền Sài Gòn tạm đóng cửa các trường đại học và hạ bớt tuổi hoãn quân dịch của sinh viên, như nhiều sinh viên khác, Lưu Đình Triều bị động viên vào lính.
Năm 1975, ông Lưu Quý Kỳ trở về, Lưu Đình Triều nhớ lại: “Bao lần tôi đã nằm tưởng tượng ra cảnh hội ngộ này và nghĩ rằng lúc ấy tôi sẽ hét vang cái tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
Lúc đó, do tình hình đi lại khó khăn, ông Lưu Quý Kỳ về Nam trước, vợ và con ông, những người sinh ra ở Hà Nội, đã gửi gắm tình cảm vào chiếc máy ghi âm mà ông Kỳ mang theo. Cô em gái Triều sau khi thăm hỏi anh chị, hồn nhiên hỏi: “Từ hôm giải phóng tới giờ anh chị biết bài hát nào mới chưa. Em và con Thảo, con chú Tân, hay hát lắm. Để bọn em hát cho anh chị nghe nhé”. Rồi hai cô gái Hà Nội cất giọng lanh lảnh hát trong máy ghi âm: Sài Gòn đó, quê ta ơi / Trong biển lửa vẫn ngời ngời / Ta đi như sóng căm hờn dâng trào / Xô lên trên xác quân thù hung bạo / Giành một mùa xuân tươi sáng khắp miền Nam…
Lưu Đình Triều viết: “Khi nghe tới đó, tim tôi như thắt lại. Một ‘quân thù’ đang đứng cạnh ba đây. Ba có biết không? Có căm hờn nó không? Từ giờ phút đó, niềm vui hội ngộ trong tôi giảm hẳn. Chỉ có nỗi lo âu, thắc thỏm là mới dâng trào”.
Vài tháng sau, Lưu Đình Triều vẫn phải đi cải tạo. Trong thời gian ở trại, Lưu Đình Triều kể: “Ban ngày chúng tôi phải học lý luận, ban đêm học hát những bài như Bão Nổi Lên Rồi, Rầm Rập bước Chân Ta Đi Trên Đường Phố Sài Gòn… Sau khi được “lên lớp” về Truyền thống Chống Ngoại xâm, Đường lối Sáng suốt của Đảng Ta, Cuộc Chiến tranh Chính nghĩa, Chính sách Khoan hồng của Chính phủ Cách mạng…, các trại viên phải tập trung thảo luận, theo hướng: phải phân tích được âm mưu của Mỹ – Ngụy; phải nhận ra Ngụy quyền không chính nghĩa, chỉ có Cách mạng mới chính nghĩa. Học xong lại phải “soi rọi bản thân”, kể ra những tội lỗi của mình, mỗi người phải nghĩ cho ra một điều phi nghĩa của Quân đội Việt Nam Cộng hòa”.
Lưu Đình Triều nói: “Tôi dẫn chuyện lính Sư 7 hành quân bắt gà, bắt heo của dân. Có người là lính tài vụ, cả đời chỉ đi phát lương, với mong muốn được Chính phủ khoan hồng, đã nhận phát lương cũng coi như tạo điều kiện cho lính đi càn quấy. Có người than, tao nghĩ không ra tội, chúng mày ạ”.
Từ tháng thứ ba, Triều kể: “Mỗi tháng, trại viên được thăm nuôi một lần. Trong số những người thăm nuôi có người quê Biên Hòa, tôi nhắn chị tôi đi thăm. Hóa ra, khi ấy chị tôi đang đi Hà Nội. Khi chị tôi về, lên trại đúng lúc trại cấm thăm nuôi vì một sự cố do trại viên gây ra. Tôi nhìn thấy chị tôi, khoát tay bảo về nhưng chị tôi cứ đứng bên kia đường không chịu. Một người quản giáo tốt bụng tới vỗ vai, nói: ‘Đi theo tôi’. Đi ra, vệ binh chặn lại; nhưng người quản giáo can thiệp. Hai chị em nhìn nhau khóc, khiến người quản giáo cũng khóc”.
Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên “con cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: “Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc”.
Có những quan chức Cách mạng không bảo lãnh cho con cháu của mình bởi họ tin rằng những đứa con, đứa cháu lầm đường của họ cần có thời gian cải tạo. Có những quan chức cẩn trọng biết rằng tờ bảo lãnh đôi khi sẽ là một trong những cái cớ để khi cần, các đồng chí của mình đem ra “xử lý”. Ông Trần Quốc Hương nguyên là một nhà chỉ huy tình báo, từng là cấp trên của “ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ và “trưởng văn phòng báo Time” Phạm Xuân Ẩn. Năm 1950, ông Hương “đánh” từ Hà Nội vào Nam một cán bộ tình báo có tên là Từ Câu. Vì hoạt động trong lòng chế độ Sài Gòn nên con cái của ông Từ Câu cũng phải đi lính như những gia đình khác. Sau
1975, họ cũng phải đi “học tập”. Khi ông Từ Câu mất, các con ông – thiếu úy Từ Dũng và thiếu úy Từ Tuấn – đang bị cải tạo ở Minh Hải, gia đình có đơn xin cho con về để tang cha. Ông Mười Hương phê đơn, chuyển Giám đốc Công an, xin cho họ “được về để tang rồi vào trại lại”. Trước Đại hội V, ông Trần Quốc Hương66 bị tố cáo “bốn vấn đề”, trong đó, “một đồng chí trong tiểu ban bảo vệ Đảng” tố ông đã can thiệp cho “hai thiếu úy Ngụy ra khỏi trại giam”.
“Phản động”
Một diễn biến khác, xuất hiện ngay từ những ngày Trung ương Cục nhóm họp để triển khai “Chiến dịch X-1, X-2”, được quan tâm đặc biệt vì liên quan đến an ninh chính trị. Ngày 3-9-1975, Trung ương Cục được báo cáo:
“Bọn chánh quyền cơ sở đi tập trung rất ít. Bọn Tuyên úy cũng đi rất ít. Cảnh sát đặc biệt, dự kiến đi 1.500, nhưng chúng tập trung đến 2.460 tên. Nhưng, dự kiến trên 1.000 tuyên úy chỉ đi 2 tên; dự kiến trên 150 tên chiến tranh tâm lý, đi 46 tên; dự kiến 500 cảnh sát đã chiến chỉ đi 190 tên; Quân cảnh đi 140 tên; Tình báo dự kiến 1000 chỉ đi 142 tên; Biệt kích 1000 chỉ đi 64 tên; Chiêu hồi dự kiến 300 chỉ đi 130 tên; Bình Định dự kiến 1500 chỉ đi 55 tên; Dự kiến đợt I, (đối tượng này) là 10.200 nhưng chỉ đi 4.800 tên; còn lại tên 5000; ta tổ chức bắt trên 400 tên; bọn cơ sở, tình báo, quân báo tại chỗ dự kiến 3 vạn mới làm được 8.290 tên. Theo báo cáo thì việc tổ chức học tập là tốt. Hội nghị chủ trương: Đối với bọn tuyên úy công giáo, phật giáo và tin lành giáo, Ban Mặt trận Thành mới tới nói chuyện động viên khuyến khích đi học; các tôn giáo trở về phải có ý kiến với từng người để họ đi học. Sau cuộc nói chuyện sẽ tổ chức bắt nếu họ không chịu đi trình diện. Đối với biệt kích, gia hạn đăng ký một thời gian; đề cao bọn ra trình diện; kêu gọi gia đình động viên con em họ đi học sau đó tổ chức truy bắt” [67].
Chính sách cải tạo cũng đã đi vào lịch sử Tòa thánh Vatican từ ngày 15-8-1975, khi Đức Giám mục Nguyễn Văn Thuận được mời tới Dinh Độc Lập, tại đây ông bị bắt giữ và trong ngày hôm ấy được di lý ra trại giam Cây Vông, Phú Khánh.
Việc Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Văn Thuận, người gọi ông Ngô Đình Diệm là cậu ruột, làm giám mục phó Tổng Giáo phận Sài Gòn vào ngày 25-4-1975 (chỉ chưa đầy một tuần trước khi “giải phóng”) đã làm cho Cách mạng lo lắng. Bản thân nội bộ công giáo cũng có những hoạt động được cho là “mờ ám”; một số linh mục được coi là “cấp tiến” đã ám chỉ các tín hữu của Đức Cha Thuận là “phản động”. Ngày 13-5-1975, một nhóm sinh viên công giáo đã đột nhập vào Tòa Tổng Giám mục đòi Đức Cha Thuận phải từ chức. Ngày hôm sau, 14-5, chính họ lại cũng đột nhập vào Tòa Khâm xua đuổi Đức Khâm sứ Henri Lemaitre.
Chính quyền không đứng ngoài những hoạt động “cấp tiến” này, nhưng Chính quyền cũng đã hoang mang khi những hành động quá khích như vậy tác động trở lại. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là trong buổi chiều bắt Đức Cha Thuận, Chính quyền đã triệu tập tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ tới tòa nhà Quốc hội Sài Gòn để nghe “nói chuyện”, nhằm tránh những phản ứng khiến cho tình hình phức tạp thêm. Người dân Sài Gòn quan sát những diễn biến ấy trong nỗi lo sợ rất rõ ràng, nhưng thái độ của mỗi người thì một khác. Nhà báo Đoàn Kế Tường kể: “Sáng 29- 4-1975, tôi và một người bạn gặp nhau trên cầu Sài Gòn, anh hỏi: ‘Đi không?’. Tôi nói không lưỡng lự: ‘Không. Tôi còn mẹ già ở Quảng Trị’. Anh chia tay tôi xuống Tân Cảng, một chiếc tàu hải quân đang đợi chúng tôi ở đó. Nhưng tôi không thể ngờ được là mọi thứ sau 30-4 nó lại đảo lộn lên như thế”.
Đoàn Kế Tường sinh năm 1947 tại làng Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Vì cha từng đi lính Tây nên năm 1960 khi mới mười ba tuổi, ông được đưa vào học trường Thiếu sinh quân ở Vũng Tàu, được huấn luyện trở thành lính Biệt kích. Từ năm 1965 được đưa lên tác chiến ở vùng Lộc Ninh, Bù Đốp, Phước Long. Là lính trận thật sự, hai lần bị thương, nhưng chàng trai trẻ mười tám tuổi vẫn có chút máu Quảng Trị, làm thơ từ trong rừng sâu gửi về các tờ báo ở Sài Gòn rồi được kết nạp vào Hội Văn – Nghệ – Sỹ Quân đội.
Năm 1969, nhân Đại hội Văn – Nghệ – Sỹ Quân đội toàn quốc, Đoàn Kế Tường nhờ Chu Tử [68] xin cho về lại Sài Gòn làm báo. Chu Tử, một nhà báo quen biết nhiều nhân vật có thế lực, đã nhờ Trung tướng Lê Nguyên Khang can thiệp, đưa Tường cuối năm ấy về Sài Gòn làm trong tờ báo Đời của Quân đội. Đầu năm 1970 khi Chu Tử ra thêm tờ nhật báo Sóng Thần, Đoàn Kế Tường vừa viết cho Đời vừa viết thêm cho Sóng Thần. Tại đây, anh chơi thân với họa sỹ Ớt (Huỳnh Bá Thành), đang làm cho báo Điện Tín. Tường kể: “Buổi trưa chúng tôi vẫn cùng nhau binh xập xám”.
Nhưng, sau cái ranh giới 30-4-1975, Ớt và Tường không bao giờ có thể “binh xập xám” với nhau. Huỳnh Bá Thành là một cán bộ An ninh T4, biết những người như Đoàn Kế Tường ở lại và “tư tưởng đang có những diễn biến phức tạp”. Trong Hội nghị ngày 3-9-1975, Trung ương Cục lưu ý “các đối tượng làm việc cho các cơ quan Mỹ, văn nghệ sĩ, báo chí, ký giả” và phân công: “An ninh phối hợp với Hoa vận, tình báo nghiên cứu đề xuất phương án đối với Quốc Dân Đảng, Tàu đặc vụ và nhân viên làm việc với nhân viên Mỹ. Tuyên Huấn Thành và Thông tin Văn Hóa nghiên cứu kỹ đối với văn nghệ sỹ, ký giả”69.
Đoàn Kế Tường kể tiếp: “Tôi trốn trình diện dù có quá khứ là thiếu úy biệt kích rồi cùng người bạn thân là Dương Đức Dũng tham gia vào tổ chức Dân quân phục quốc70. .. Chúng tôi in truyền đơn, in lời kêu gọi và phát tán chúng. Ngày 29-4-1975, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã lấy trực thăng bay ra hàng không mẫu hạm Midway mà chúng tôi vẫn nghĩ là ông lên rừng lập chiến khu. Chúng tôi cùng nhau hát: Tôi đi theo anh, Nguyễn Cao Kỳ, anh hùng của dân / Tôi đi theo anh, Nguyễn Cao Kỳ, anh hùng rừng xanh71. Khi đó, tôi còn quá trẻ lại đầy máu nghệ sỹ, cứ nghĩ những việc làm của mình cũng như một cuộc chơi mà sinh viên Sài Gòn vẫn làm hồi trước 1975”.
Nhưng Sài Gòn đã không còn như “hồi trước 1975”. Đoàn Kế Tường kể tiếp: “Trong những ngày ấy, Huỳnh Bá Thành có gặp tôi hỏi, nếu muốn làm báo Tin Sáng thì Thành sẽ giúp, nhưng tôi chỉ đáp cụt lủn: Không! Tôi sẽ vào rừng!”. Đêm 22-10- 1975, Huỳnh Bá Thành đến nhà Đoàn Kế Tường còng tay người bạn từng binh xập xám hôm nào. Trong đêm ấy, Dương Đức Dũng, Thái Sơn và giáo sư Lê Việt Cương cùng bị bắt.
Gần bốn tháng sau, ngày 10-2-1976, Nguyễn Việt Hưng, Trần Kim Định bị bắt. Đêm 12 rạng sáng 13-2-1976, lực lượng an ninh Thành phố bắt đầu tấn công nhà thờ Vinh Sơn, thu giữ các thiết bị phát thanh và in tiền giả. Hai linh mục cố thủ trong nhà thờ đã dùng súng và lựu đạn chống trả quyết liệt, bắn chết Nguyễn Văn Ràng, một cán bộ an ninh. Mãi tới gần sáng, lực lượng bao vây mới khống chế được nhà thờ, hai linh mục Nguyễn Hữu Nghị và Nguyễn Quang Minh cùng 3 người khác bị bắt.
Vụ nhà thờ Vinh Sơn chưa kịp lắng xuống thì ngày 1-4-1976, xảy ra một vụ nổ ở Hồ Con Rùa72 làm cho một người chết, bốn người bị thương và phá hủy hoàn toàn con rùa làm bằng đồng đặt giữa hồ.
Hai ngày sau, báo Sài Gòn Giải Phóng đăng bản tin có tựa đề, “Tóm gọn tại chỗ bọn phản động và phá hoại”, với mấy dòng ngắn gọn: “Ngày 1-4, bọn phản động và phá hoại, trong âm mưu phá rối trật tự trị an và cuộc sống yên lành của nhân dân ta, đã gây tiếng nổ tại công trường quốc tế (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Một tên trong bọn chúng bị chết tại chỗ và bọn còn lại đã bị an ninh ta tóm cổ đưa về điều tra”73. Cùng ngày, tờ Giải phóng, cũng đăng bản tin với độ dài và nội dung: “Trừng trị tại chỗ bọn phản động và phá hoại: Tối 1-4-1976, bọn phản động và phá hoại, trong âm mưu phá rối trật tự trị an và cuộc sống yên lành của nhân dân ta, đã gây tiếng nổ tại công trường quốc tế (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Công trường này ở ngã tư đường Duy Tân, Võ Văn Tần và Trần Cao Vân; ở giữa có một vườn hoa nhỏ, đồng bào ta thường ra ngoài hóng mát. Một tên trong bọn phản động bị chết tại chỗ và bọn còn lại đã bị an ninh ta tóm cổ đưa về điều tra”74.
Vụ nổ xảy ra lúc 8 giờ tối, được Huỳnh Bá Thành kể lại là “vang dội từ phía sau lưng đuổi tới, nhà cửa hai bên đường rung chuyển và đó đây tiếng kính vỡ rơi lổn cổn, khô khốc”75. Khi “trinh sát” đến hiện trường, theo Huỳnh Bá Thành: “Mùi thuốc nổ vẫn còn khét lẹt. Một cảnh tượng hãi hùng trước mắt Trường Sơn: một thây người đầy máu, bay mất cái đầu và đôi bàn tay, đang được anh em cảnh sát khiêng lại để gần chỗ đặt chất nổ. Bốn thanh niên bị thương máu me đầy mình được xe cảnh sát tức tốc đưa đi cấp cứu. Bên cạnh cảnh tượng chết chóc và thương tích rùng rợn ấy, con rùa bằng đồng to tướng bị chất nổ làm banh ra từng mảnh nhỏ, văng ra vung vãi. Theo giám định hiện trường của các đồng chí cán bộ cảnh sát thuộc bộ phận khoa học hình sự đã xác định sơ bộ: chất nố được đặt ngay ở thân con rùa đồng, loại TNT có sức công phá ước chừng mười đến mười lăm kilogam”76.
Việc Chính quyền vội vàng kết luận trên báo chí người chết là “một tên trong bọn phản động” là chưa có căn cứ. Huỳnh Bá Thành, người mà báo Tuổi Trẻ nói rằng đã “tham gia điều tra từ đầu cho tới khi kết thúc vụ án”77, cũng thừa nhận rằng: “Không tìm thấy giấy tờ tùy thân nào trong người hắn… khó mà kết luận tuổi tác chính xác khi người chết không còn mặt mũi và hai bàn tay. Nạn nhân mặc chiếc quân jean Mỹ bạc màu, chiếc áo kaki đã sờn, chân đi dép nhựa mòn sát gót.
Cũng thật khó mà kết luận thành phần xã hội của kẻ đặt chất nổ”78.
Theo Huỳnh Bá Thành thì có ít nhất ba trường hợp đã đến công an đầu thú, một số kẻ khác đã bị bắt khi đang ba hoa ở quán café rằng mình là chủ mưu, nhưng “hóa ra bọn họ đều là những kẻ háo danh hoặc có vấn đề về tâm thần”. Nhiều vụ “bắt bí mật” đã được ngành an ninh thực hiện, một trong số đó là Lỗ Hung79. Lỗ Hung khai nhận và theo Huỳnh Bá Thành, trong người anh ta có một mảnh giấy ghi: “Làm thêm ba thẻ tổ viên tổ hợp ván sàn”. Theo Thành thì vợ chồng nhà văn Trần Dạ Từ và Nhã Ca80 cũng có một tổ hợp ván sàn và Lầu Phá Xấu, theo đặc tình của Thành là Đặng Hoàng Hà81, người mà nữ đặc tình này biết là thường xuyên qua lại với vợ chồng nhà văn Nhã Ca.
Trên thực tế, cho dù mãi tới ngày 6-4-1976 vụ án mới “được làm sáng tỏ”, nhưng ngày 2-4-1976, tức là chỉ mười hai giờ sau vụ nổ, những người như Nhã Ca, Trần Dạ Từ đã bị bắt. Nhà văn Duyên Anh kể: “Buổi tối, mùng 2-4-1976, tôi định xuống Cây Quéo kiếm Trần Dạ Từ hỏi xem Từ có đem về nhà cuốn Em Yêu nào không. Em Yêu là cuốn sách mới nhất của tôi, nhờ Trần Dạ Từ in mướn. Sách chưa kịp vô bìa, thì Sài Gòn mất. Rẽ vào đường Ngô Tùng Châu, nhìn con ngõ nhà anh chị Hoàng Văn Đức thấy tối tăm, bùi ngùi quá, tự nhiên, tôi đạp xe về. Đêm ấy, vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca bị bắt cùng với Đặng Hoàng Hà82, Đặng Hải Sơn. Nếu tôi có mặt ở nhà Từ, tôi cũng bị bắt luôn. Cũng đêm ấy, Trịnh Viết Thành, Nguyễn
Mạnh Côn lên đường trực chỉ Sở Công an”83.
Một chiến dịch bắt bớ văn nghệ sỹ được kéo dài cho đến ngày 28-4-1976. Duyên Anh kể tiếp: “Đêm ấy, đêm kinh hoàng, đêm mở đầu chiến dịch khủng bố văn nghệ sĩ. Hôm sau, cả Sài Gòn xôn xao vụ bắt bớ nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Tối mồng 3-4, tôi đến nhà Mai Thảo ở 101 Phan Đình Phùng xem Mai Thảo bị bắt chưa. Tôi ngồi ngoài xe hơi của Đặng Xuân Côn, bảo Côn xuống hỏi thăm Nguyễn Đăng Viên, anh ruột Mai Thảo. Viên rất thông minh, anh trả lời Mai Thảo đi vắng và nhờ Côn, nếu gặp Mai Thảo, nhắn về gấp. Viên ra dấu cho Côn chuồn lẹ. Côn hiểu ý vì đã đoán ra hai khách lạ nón cối, dép râu, nhìn Côn không chớp mắt. Tôi rú ga, vọt mau. Côn ngoái lại, hai khách công an đã phóng ra vỉa hè. ‘Nó đến bắt Mai Thảo’, Côn nói. Tôi đi tìm dấu vết Mai Thảo, không lùng nổi tung tích Mai Thảo. Công an không bắt được Mai Thảo, đã giả vờ quên tôi. Để tôi kiếm giùm Mai Thảo”84.
Đến chiều ngày 8-4-1976 thì chính Duyên Anh cũng chịu chung số phận. Ông kể: “Trước đó nửa tiếng đồng hồ, tôi đang băm thịt, nấu cháo nuôi vợ ốm, ông tổ trưởng dân phố của tôi dẫn ông phường trưởng và công an phường đến thăm gia đình tôi, hỏi chuyện sinh hoạt phường khóm và nếp sống mới. Tôi bỏ nồi cháo dưới bếp để tiếp chính quyền. Chừng mười phút, một ông công an cáo lỗi ra về. Mười phút sau, mật vụ ập vào nhà tôi, súng ngắn súng dài đầy đủ. Cộng sản luôn luôn chơi chắc ăn. Họ giả vờ thăm viếng tôi. Khi biết đích xác tôi có mặt ỏ nhà, họ mới đến bắt… Cảnh tượng gia đình tôi, bấy giờ, thật bi thảm. Vợ tôi đang đau nặng, vụt tỉnh, tung mền chạy ra phòng khách. Tôi nhìn cái còng nhãn hiệu Mỹ do cộng sản siết dính trên tay mình, nhìn vợ tôi mặt mày tái mét, nhìn ba đứa con tôi ngơ ngác, nước mắt chảy ròng ròng. Tôi đợi công an đến bắt tôi sau khi tôi hay tin họ đã bắt Nguyễn Mạnh Côn, Trịnh Viết Thành, Doãn Quốc Sĩ…”[85].
Lý do “bọn phản động cho nổ Hồ Con Rùa” được Huỳnh Bá Thành thuật lại trong cuốn sách mà báo Tuổi Trẻ khẳng định là “một câu chuyện hoàn toàn có thật” là nhằm phá con rùa “ếm đuôi rồng” để cho đuôi rồng quậy phá chế độ mới86.
Duyên Anh, một nhân vật của cuốn sách Vụ Án Hồ Con Rùa, nhận xét: “Bỏ qua thứ văn chương hạng bét và thứ kiến thức tình báo giày dép của Huỳnh Bá Thành, cộng sản khẳng định chúng tôi là tay sai của CIA gài lại. Căn nhà số 104 đường Công Lý (sau này đổi thành Nam Kỳ Khởi Nghĩa) của vợ chồng Đằng Giao là trụ sở lui tới họp bàn của chúng tôi. Bút hiệu của chúng tôi được nhai nhái hơi hơi giống. Đằng Giao là Đỗ Gia. Chu Thị Thủy là Chu Nữ. Vợ chồng Nhã Ca, Trần Dạ Từ là Lê Dạ, Tú Dung. Nguyễn Mạnh Côn là Nguyễn Côn. Tôi là Vũ Long… Cộng sản đề cao Hoàng Hà Đặng (tên thật Đặng Hoàng Hà) như một ‘lãnh tụ’ ghê gớm, ngang cơ với Hồ Chí Minh thuở hoạt động bí mật. Thật ra, Đặng Hoàng Hà chỉ là anh phóng viên tài tử, con người hiền lành, chưa từng biết tình báo là cái gì. Đưa chúng tôi lên mây, trao mìn về cho chúng tôi, cho chúng tôi thảo luận chiến lược(!) với các đại cố vấn Mỹ trước 1975 rồi khi ‘tóm’ được chúng tôi thì mô tả chúng tôi là những thằng ‘ăn mày’, những thằng ‘đói thuốc phiện thất thểu’ vào tù đền tội, và ‘xưng em’ với nữ công an ngọt xớt”87.
Trên thực tế, trong những ngày ấy cũng có rất nhiều những người chống đối chính quyền bằng hành động, có những người – nhất là giới văn nghệ sỹ – chống đối bằng những lời nói cho sướng mồm, có những kẻ lợi dụng lòng tin, bày đặt chống đối để lừa đảo tiền tình của những người dân không ưa chế độ. Nhưng cũng có những cái bẫy được đặt ở đâu đó.
Ngày 6-04-1976, Chính quyền quyết định tấn công vào nơi được coi là “sào huyệt của bọn phản cách mạng”, đặt trong một khu rừng ở Tùng Nghĩa, Lâm Đồng, bắn chết sáu người, bắt sống “Chủ tịch Trần Duy Ninh và tám tên khác”. Ngày 8- 04-1976, bốn mươi ba mục tiêu ở Sài Gòn bị đồng loạt tấn công: “bắt thêm năm mươi tên, thu giữ một điện đài, hai máy in bạc giả, một máy phát điện, toàn bộ máy móc để xây dựng đài phát thanh, tám mươi súng các loại, 100kg thuốc nổ TNT và một số tài liệu phản động”88.
Hành động này còn mang ý nghĩa trấn áp, vì ngày 29-4-1976, trên cả nước sẽ diễn ra một sự kiện hết sức quan trọng của Chính quyền Cách mạng: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội Thống nhất đầu tiên của Việt Nam. Chính quyền muốn đảm bảo rằng sẽ không xảy ra sự cố. Nhiều người đã bị bắt mà cho đến tận khi nhắm mắt lìa đời vẫn không biết lý do là gì89.
Ngày 7-4-1976, họa sỹ Chóe bị bắt.
Họa sỹ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, trong thời gian “đi trung sỹ” tại Phòng III, Bộ Tổng Tham mưu, Chóe nổi tiếng với những tác phẩm biếm họa phản chiến đăng trên báo chí Sài Gòn chế diễu từ Cố vấn An ninh Quốc gia Kissinger, Tổng thống Nixon cho tới Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; tranh của Chóe cũng châm biếm cả bà Nguyễn Thị Bình và ông Lê Đức Thọ… Ở cơ quan Tổng Tham mưu: “Hạ sĩ Nguyễn Hải Chí bé tí trước đại tướng Cao Văn Viên. Nhưng họa sĩ Chóe thì vĩ đại gấp nghìn lần Cao Văn Viên”90. Trong chiến tranh, biếm họa của Chóe được các tờ báo nổi tiếng ở Mỹ đăng.
Chính quyền Sài Gòn cũng không ưa gì Chóe. Cuối năm 1974, ông bị bắt do vi phạm lệnh “cấm những người đang phục vụ trong quân đội làm báo”. “Khi đại tướng Tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa đào ngũ trốn khỏi Việt Nam quên đọc Huấn thị, Nhật lệnh, nhờ đại tá thi sĩ Cao Tiêu viết hộ thì hạ sĩ Hải Chí còn nằm ở phòng giam của Cục An Ninh quân đội”91. Ngày 30-4, chính Cách mạng đã mở cửa nhà tù cho Chóe.
Họa sỹ Chóe nhớ lại: “Một hôm đi ngang qua quán cà phê 104 Công Lý của Chu Thị Thủy – Đằng Giao, tôi nghe Nhã Ca kêu, nên có vào ngồi một lúc. Đó là lần duy nhất tôi ngồi với họ kể từ sau ngày 30-4”92. Nhưng sự liên đới của Chóe không chỉ bị Huỳnh Bá Thành lưu ý trong lần cà phê ấy.
Trong Vụ Án Hồ Con Rùa, Thành đã viết về mối quan hệ của Tú Dung – Nhã Ca với Barry Hilton: “Viên sĩ quan CIA người Mỹ tên là Barry Hilton cầm tay chỉ việc cho Tú Dung, thì nữ văn sĩ này biến thành một ‘nữ biệt kích’ chống cách mạng một cách hoàn toàn không còn lương tri của một người trí thức”. Cách nói đó không chỉ cáo buộc Nhã Ca. Huỳnh Bá Thành, cũng từng là một họa sỹ biếm, biết Barry Hilton đánh giá cao tài năng của Chóe. Barry Hilton đã tuyển tranh của Chóe in thành tập The World of Choe. Sách đã in nhưng vì Barry Hilton là công chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nên phải chấp nhận không phát hành tập sách đả kích Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó.
Chóe bị bắt khi đang làm việc ở tòa soạn báo Lao Động Mới. Ông bị dẫn về nhà ở số 52/8 Quang Trung, Gò Vấp, lúc đã 6 giờ chiều; công an khám xét tới 9 giờ đêm thì giải ông về trại “tạm giam”. Huỳnh Bá Thành là người bắt Chóe.
Ba ngày trước tổng tuyển cử, 26-4-1976, An ninh ra lệnh bắt tiếp Luật sư Nguyễn Ngọc Bích. Ông Bích không bao giờ biết vì sao mình bị bắt93. Ông từng làm cho cơ quan trợ giúp Mỹ USAID trong chương trình “cấp căn cước cho người từ mười sáu tuổi trở lên” và sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông nhận được học bổng đi học thêm một năm tại Đại học Harvard, Mỹ. Tháng 4-1975, ông là “chuyên viên đặc nhiệm” cho Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản.
Những cuộc bắt bớ tương tự kéo dài tới năm 1978. Một trong số đó là nhà trí thức cách mạng Hồ Hữu Tường. Từ giữa thập niên 1920 khi du học ở Paris, ông Hồ Hữu Tường từng tham gia phong trào Đệ tứ Quốc tế cùng với các ông Phan Văn Trường, Tạ Thu Thâu. Mặc dù năm 1939, ông Tường từ bỏ chủ nghĩa Marx và phong trào Đệ tứ nhưng năm 1940 ông vẫn bị người Pháp bắt và đày ra Côn Đảo cho tới năm 1944. Ra tù, với tư cách là một nhà trí thức, ông Tường có nhiều bài viết nổi tiếng về cả chính trị, kinh tế và văn hóa phổ biến ở Hà Nội. Năm 1946, ông làm cố vấn cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Hội nghị Đà Lạt. Ông là một trong những người biên soạn sách giáo khoa tiếng Việt cho bậc trung học của nước Việt Nam, lúc ấy, vừa tuyên ngôn độc lập.
Ông Hồ Hữu Tường bị người Pháp bắt lại năm 1948 và năm 1957, sau khi về sống ở Sài Gòn, bị chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên án tử hình vì làm cố vấn cho Mặt trận Thống nhất của Hòa Hảo, Cao Đài và Bình Xuyên. Nhờ có sự can thiệp của những nhân vật nổi tiếng trên thế giới như Albert Camus, Nehru, ông được giảm xuống khổ sai. Ông được trả tự do sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Ra tù, ông được mời làm phó viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và năm 1967, ông tham gia chính trường với tư cách là một dân biểu đối lập. Ông Hồ Hữu Tường không phải đi cải tạo cho đến khi ông có một vài “sáng kiến chính trị” vào năm 1978, năm ông Tường sáu mươi tám tuổi94. Ba lần ông thoát khỏi nhà tù, của người Pháp và của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng tới lần thứ tư thì không. Ngày 26-6- 1980, ông Hồ Hữu Tường được đưa từ trại Z30D ở Hàm Tân về Sài Gòn, nhưng trên đường đi thì ông mất.
Năm 1981, trong khuôn khổ một hoạt động của US-VN Reconciliation Project, bà Luật sư Ngô Bá Thành được mời tới Đại học Harvard. Tại đây, bà cho rằng, những người được đi cải tạo là may mắn vì nếu họ bị đưa ra một phiên tòa như Nuremberg thì có thể họ đã bị xử bắn. Luật sư Ngô Bá Thành không biết rằng con gái của ông Hồ Hữu Tường, người tù cải tạo vừa mới chết một năm trước đó, Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm lúc ấy đang dạy lịch sử ở Harvard cũng được người tổ chức chương trình, ông John McAuliffe, mời dự95. Lập luận của bà Ngô Bá Thành không mới đối với Hà Nội nhưng rất ngạc nhiên khi nó được nói ra bởi một luật sư.
Việc đưa vào tù hàng trăm nghìn con người đã buông súng hoặc không hề cầm súng, không bằng một bản án của tòa, sau ngày 30-4-1975, và đặc biệt, câu chuyện đưa 1.652 con người trên tàu Việt Nam Thương Tín vào tù được kể lại sau đây, thật khó để nói là may mắn.
Trưa 29-4-1975, Dân biểu Nguyễn Hữu Chung có được một “sự vụ lệnh” do Tổng thống Dương Văn Minh ký cho phép tàu Việt Nam Thương Tín thực hiện chuyến di tản cuối cùng. Sáng 30-4-1975, khi con tàu này ra tới cửa sông, đã bị B40 bắn theo, giết chết nhà văn Chu Tử, chủ nhiệm Nhật báo Sống. Con tàu Việt Nam Thương Tín và hàng nghìn người nằm đợi ở đảo Guam gần năm tháng. Sự chờ đợi trước một tương lai vô định trong khi vợ con, cha mẹ vẫn đang kẹt lại quê nhà đã khiến cho nhiều người muốn quay lại Việt Nam, nơi mà họ tin là đã bắt đầu thống nhất và chắc chắn có hòa bình.
Một trong số ấy là Đại úy tình báo Võ Tính96. Ông Võ Tính được người Mỹ tạo điều kiện đưa toàn bộ gia đình di tản. Tuy nhiên, cha ông nói: “Tao chờ đến ngày đất nước thống nhất, tại sao tao phải đi khi ngày đó gần kề”. Còn cha vợ ông thì khi đó đang mong hai người con trai tập kết từ năm 1954 trở lại.
Ông Võ Tính đã định ở lại Việt Nam, nhưng vào những ngày cuối tháng 4-1975, người Mỹ khuyến cáo là sẽ vô cùng nguy hiểm. Ông Tính được đưa ra Phú Quốc và khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông được đưa ra Hạm đội 7 để rồi sau đó tới Guam. Cũng như nhiều người lính khác, Đại úy Võ Tính không chắc có bị “Việt Cộng” trả thù trong khi, từ trong thẳm sâu, ông nhận thấy chỉ có Việt Nam mới là tổ quốc. Không tìm được lý do hợp lý để bỏ nước, bỏ cha mẹ già, người vợ trẻ và 3 đứa con thơ, Đại úy Võ Tính đã tham gia vận động để người Mỹ cho phép những người Việt quay lại Việt Nam bằng con tàu Việt Nam Thương Tín.
Ngày 29-9-1975, sau khi Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc nhận được sự đồng ý của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tàu Việt Nam Thương Tín rời Guam trong một buổi lễ tiễn đưa trang trọng: có những phụ nữ mặc áo dài, chào cờ và được truyền hình Mỹ tường thuật. Trung tá Hải quân Trần Đình Trụ được ủy nhiệm chỉ huy chuyến trở về của con tàu này.
Sau hai tuần hải hành, tàu Việt Nam Thương Tín về đến hải phận Vũng Tàu. Mãi tới hôm sau, hai tàu Hải Quân treo cờ đỏ sao vàng mới chạy ra và dừng lại cách tàu Việt Nam Thương Tín gần 200m. Những người lính Hải quân dùng ống nhòm quan sát rất kỹ và sau mấy giờ, họ hướng dẫn tàu Việt Nam Thương Tín chạy ngược ra phía miền Trung. Những người trở về bắt đầu linh cảm điều gì đó bất thường nhưng họ vẫn còn hy vọng và vẫn còn chờ đợi.
Tới Nha Trang, tàu bị dẫn vào Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Tất cả mọi người đều bị dồn lên những chiếc xe bít bùng và khi được chở tới Trung Tâm Thẩm Vấn của Quân đoàn II thì mọi người được lệnh “phải trút bỏ hết quần áo, bị khám xét rất nhiều lần từ đầu đến chân, được phát cho hai bộ đồ lính rộng thùng thình, một chiếc chiếu rộng 8 tấc rồi dẫn đi nhốt vào phòng giam”. Trừ một đứa bé khi ấy 7 tuổi, tất cả đều phải đi tù, người ít nhất 9 tháng, người lâu nhất – Trung tá Trần Đình Trụ – phải ở tù tới 13 năm.
Huy Đức
NHỮNG BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA QLB & CÁC VỤ ÁN
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
No comments:
Post a Comment