Wednesday, November 14, 2012

Campuchia - Hun Sen thăng chức và tưởng thưởng những kẻ sát nhân

Quanlambao -Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW)
  Hun Sen thăng chức và tưởng thưởng những kẻ sát nhân Obama cần đặt việc chấm dứt tình trạng bao che tồn tại trong suốt 20 năm qua làm mục tiêu chính trong chuyến thăm sắp tới
(New York, ngày 13 tháng Mười Một năm 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu trong một phúc trình mới ra, rằng trong hơn hai thập niên qua, chính quyền độc tài, tàn bạo của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã gây ra vô số cái chết và các thảm cảnh khác mà không ai phải chịu trách nhiệm. Tổng thống Obama cần tranh thủ chuyến thăm Campuchia trong tháng Mười Một, với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến thăm chính thức Vương quốc này, để công khai yêu cầu cải tổ một cách có hệ thống và chấm dứt tình trạng bao che đối với các quan chức lạm quyền.
Hãy đưa tên đồ tể Nguyễn Văn Hưởng ra Toà án Quốc tế
Phúc trình 68 trang, “‘Bảo Cho Chúng Biết Là Tao Muốn Giết Hết Bọn Chúng’: Hai Thập Kỷ Dưới Chế Độ Bao Che Ở Campuchia Của Hun Sen,” ghi nhận những sự vụ chính liên quan đến những cái chết còn uẩn khúc của các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, đối thủ chính trị, và nhiều người khác do lực lượng an ninh Campuchia gây ra tính từ sau Hiệp định Paris 1991, được 18 quốc gia tham gia ký kết, trong đó có năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Hiệp định Paris, tiếp theo đó là chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, từng được mong đợi sẽ mang lại một thời kỳ mới, thời kỳ của dân chủ, nhân quyền và trách nhiệm ở Campuchia. Nhưng kể từ thời điểm đó, đã có hơn 300 người bị giết trong các vụ tấn công vì lý do chính trị, mà không một vụ việc nào được điều tra và truy cứu thỏa đáng, theo phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Bàn tay của các nhân vật cao cấp trong giới quan chức, quân đội, cảnh sát, hiến binh và tình báo Campuchia trong các vụ lạm quyền nghiêm trọng kể từ sau Hiệp định Paris đã được Liên hiệp quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế, và giới báo chí, ghi nhận. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nhận dạng được nhiều nhân vật nói trên và chức vụ hiện tại của họ.

“Thay vì truy tố các quan chức có trách nhiệm về những vụ giết người và các vụ lạm quyền nghiêm trọng khác, Thủ tướng Hun Sen lại thăng cấp và tưởng thưởng họ,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Thông điệp được gửi đến người dân Campuchia là, nếu được các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của đất nước che chở, thậm chí cả những kẻ sát nhân nổi tiếng cũng đứng trên luật pháp. Chính phủ của các quốc gia đang tài trợ cho Campuchia, đáng lẽ phải đòi hỏi truy cứu trách nhiệm thì lại chọn thái độ coi như bình thường.”
“Bảo Cho Chúng Biết Là Tao Muốn Giết Hết Bọn Chúng” được đúc kết từ hàng trăm cuộc phỏng vấn thực hiện trong nhiều năm với các quan chức chính phủ đương cũng như cựu, thành viên của lực lượng vũ trang, cảnh sát, tư pháp, nghị viện và các cơ quan nhà nước, đại diện các đảng phái chính trị, công đoàn, báo chí và tổ chức nhân quyền. Phúc trình này cũng dựa trên thông tin từ các tài liệu của Liên hiệp quốc, báo cáo của các đặc sứ, đặc ủy của Liên hiệp quốc, và Văn phòng chuyên trách Campuchia của Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền, các báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng như các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền của Campuchia và quốc tế, và tin tức báo chí.
Tiêu đề của phúc trình là lời dẫn nguyên văn câu nói của Hing Bun Heang, khi đang còn là chỉ huy phó đơn vị cận vệ của Hun Sen, khi trả lời câu hỏi của một phóng viên về tin đồn cho rằng có bàn tay của ông ta trong cái chết của ít nhất 16 người trong vụ tấn công phối hợp bằng lựu đạn nhằm vào lãnh tụ đảng đối lập Sam Rainsy vào tháng Ba năm 1997. Liên hiệp quốc và Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) ám chỉ vai trò của đơn vị cận vệ trong vụ này, và xác định người chỉ huy tác chiến là Hing Bun Heang. Sau đó, Hing Bun Heang được thăng hàm thiếu tướng và hiện đang giữ chức phó tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Trong nhiều vụ, người ta thường không những biết được thủ phạm giết người là ai, mà còn phải chứng kiến cảnh những kẻ đó được thăng quan tiến chức, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Ví dụ như trong vụ các thành viên của biệt đội hành quyết “Alpha” khét tiếng tàn ác trong thời kỳ gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc năm 1992-1993, hay nhóm sĩ quan an ninh đã thi hành chiến dịch thủ tiêu các thành viên đối lập sau vụ đảo chính của Hun Sen năm 1997. Những vụ giết người mới hơn, như cái chết của nhà lãnh đạo công đoàn Chea Vichea, nhà chính trị đối lập Om Radsady, và nhà hoạt động môi trường Chut Wutty, vẫn còn trong vòng uẩn khúc. Ngay cả trong những vụ không có động cơ chính trị rõ ràng, nếu thủ phạm là người trong quân đội hay công an, hoặc có vây cánh chính trị, thì hành vi lạm quyền cũng hầu như không bao giờ dẫn đến các vụ truy tố hình sự có kết quả và mức án tù tương xứng.
Phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền liệt kê một loạt vụ giết người phi pháp và các vụ lạm quyền khác chưa được chính quyền thực sự điều tra hay truy tố, như:

- Vụ giết hàng chục nhà chính trị và hoạt động đối lập trong thời kỳ gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc trong các năm 1992-93;
- Vụ ám sát Thun Bun Ly, biên tập viên một tờ báo đối lập, trên đường phố Phnom Penh vào tháng Năm năm 1996;
- Chiến dịch hành quyết phi pháp gần 100 quan chức có liên hệ với phe hoàng gia sau vụ đảo chính của Hun Sen vào tháng Bảy năm 1997, trong đó có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ho Sok ngay trong tòa công thự của Bộ Nội vụ;
- Vụ tạt a-xít năm 1999 làm biến dạng cô Tat Marina, khi đó mới 16 tuổi, do vợ của ông Svay Sitha, một quan chức chính phủ cao cấp gây ra;
- Vụ ám sát kiểu hành quyết đối với ông Om Radsady, một thành viên đối lập đầy uy tín trong nghị viện, tại một nhà hàng đông khách ở Phnom Penh vào năm 2003;
- Vụ giết nhà lãnh đạo công đoàn nổi tiếng Chea Vichea vào năm 2004;
- Vụ giết phóng viên điều tra Khim Sambo và con trai ông trong khi họ đang tập thể dục trong công viên vào năm 2008; và
- Vụ giết nhà hoạt động vì môi trường Chut Wutty ở tỉnh Koh Kong trong năm 2012.

“Danh sách các vụ ám sát chính trị trong hơn 20 năm qua gây ớn lạnh xương sống,” ông Adams nói. “Dù sau mỗi vụ việc, dư luận đều sôi sục nhưng chính quyền chẳng làm gì cả; thủ phạm hay quan chức chính quyền đứng đằng sau kẻ thủ ác chẳng phải chịu hậu quả gì.”
Để giải quyết vấn nạn bao che đang hết sức nhức nhối ở Campuchia, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thúc giục chính quyền nước này:
- Thành lập một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp độc lập, do một hội đồng cảnh sát độc lập bầu ra ban chỉ huy; hội đồng này cũng có thẩm quyền thanh tra ngành cảnh sát, điều tra các khiếu tố và sa thải những cảnh sát vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
-
Thành lập một bộ máy tư pháp và công tố chuyên nghiệp và độc lập. Các thẩm phán và công tố viên phải do một hội đồng tư pháp độc lập bầu ra; hội đồng này cũng có thẩm quyền điều tra các khiếu tố và kỷ luật những thẩm phán và công tố viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
- Cấm các quan chức cảnh sát cao cấp, thẩm phán và công tố viên, giữ các vị trí lãnh đạo chính thức hoặc không chính thức trong các đảng phái chính trị; và
- Xử lý một cách chuyên nghiệp và vô tư các khiếu tố về vi phạm nhân quyền của các nạn nhân và gia đình họ, cũng như của các tổ chức nhân quyền và các nhóm dân sự khác, của văn phòng nhân quyền và các cơ quan khác thuộc Liên hiệp quốc, của giới báo chí và những người khác khi họ nêu quan ngại với chính phủ.
“Các khuyến nghị nhằm tìm kiếm công lý cho các nạn nhân sẽ không được thực thi nếu không có sức ép thường xuyên, đồng bộ từ phía chính phủ các nước mạnh, để hỗ trợ những người dân Campuchia đang dũng cảm thu thập thông tin và tố cáo các vụ lạm quyền,” ông Adams tuyên bố. “Nhiều nhà nước đang nói về ‘văn hóa bao che’ ở Campuchia, nhưng họ cũng nên quan tâm đến thứ văn hóa bàng quan của chính mình.”

Lịch sử Campuchia trong hai thập kỷ qua là những chuỗi cơ hội bị bỏ lỡ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Hết năm này qua năm khác, các nhà tài trợ đề nghị—và chính phủ Campuchia đồng ý triển khai—hàng loạt cải tổ quan trọng, chẳng hạn như những biện pháp thúc đẩy chuyên nghiệp hóa ngành cảnh sát và tính độc lập của ngành công tố và tòa án. Thế nhưng hệ thống tư pháp đến giờ vẫn là một thể chế được chính trị hoá sâu đậm và vững chắc, các vị trí cao nhất được bổ nhiệm cho những chính trị gia với ưu tiên cao nhất là lòng trung thành với thủ tướng và đảng cầm quyền, Đảng Nhân dân Campuchia. Chính phủ các nước ngoài, Liên hiệp quốc và các nhà tài trợ chưa dành đủ thời gian tìm hiểu về các vụ lạm quyền trong quá khứ và thủ phạm của các vụ đó, cũng như chưa tạo sức ép đồng bộ và liên tục về việc những quan chức cao cấp và cơ quan chính quyền Campuchia đã gây ra những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền.
“Tình trạng không truy cứu trách nhiệm thỏa đáng ở Campuchia phải được đề cập thẳng thắn, không bị bỏ qua hay nói một cách dè dặt, như quá nhiều quốc gia và các nhà tài trợ đã làm trong suốt 20 năm qua,” ông Adams nói. “Không nhớ về quá khứ, không thể thực hiện được công lý. Chính phủ các quốc gia và và các nhà tài trợ cần chấm dứt lối nói đại khái về các quyền tự do chung chung và bắt đầu chỉ trích thẳng thắn các quan chức cao cấp của chính phủ và đảng cầm quyền về tình trạng thất bại của công lý.”

Dù trong những năm gần đây Hoa Kỳ đã và đang là quốc gia có tiếng nói phê phán thẳng thắn nhất về hồ sơ nhân quyền của chính quyền Campuchia, nhưng những hành động của Hoa Kỳ đối với các quan chức Campuchia bị nghi ngờ đứng sau các vụ lạm quyền nghiêm trọng lại không tương xứng với phát ngôn. Vào tháng Ba năm 2006, FBI trao huân chương cho người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia lúc đó, Hok Lundy, vì những đóng góp của ông ta vào mục tiêu chống khủng bố toàn cầu của Hoa Kỳ. Hok Lundy, người đã tử nạn trong một tai nạn máy bay trực thăng vào năm 2008, nổi tiếng là kẻ vi phạm nhân quyền và là nhân vật đáng sợ nhất ở Campuchia. Tấm huân chương do Hoa Kỳ trao được chính quyền Campuchia sử dụng làm công cụ quan trọng để tuyên truyền; trong khi đó, các nhà hoạt động vì nhân quyền đặt câu hỏi về những ý định thực sự của chính phủ Hoa Kỳ.
Vào tháng Chín năm 2009, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates khi đó đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh ngay tại Ngũ giác đài. Tea Banh lãnh đạo quân đội Campuchia suốt hai thập niên qua, và trong thời gian đó đã gây ra nhiều vụ lạm quyền nghiêm trọng mà không bị trừng phạt. Tất nhiên, sau khi từ Mỹ trở về, Tea Banh được báo chí do đảng cầm quyền điều khiển tung hô như một người hùng.
“Hun Sen đã nắm quyền được 27 năm và tuyên bố ông ta muốn tại vị thêm 30 năm nữa, nhưng nạn nhân của các vụ lạm quyền không thể chờ lâu đến thế để đòi công lý,” ông Adams nói. “Trong chuyến thăm lịch sử đầu tiên tới Campuchia, Tổng thống Obama có vị thế đặc biệt để công khai yêu cầu Hun Sen thực hiện cải cách thật sự, để người dân Campuchia được hưởng những quyền con người và quyền tự do mà người dân Mỹ coi là đương nhiên.”
Có thể đọc phúc trình “Bảo Cho Chúng Biết Là Tao Muốn Giết Hết Bọn Chúng” tại:
http://hrw.org/node/


HỒ SƠ NGUYỄN TẤN DŨNG
Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ! Tiểu xảo 'nhận lỗi' của Thủ Tướng! Đừng 'ăn cắp' ngôn từ của nhân dân! Cái văn bản 'Mèo mửa' của BCT! Xin hỏi 'Quốc vụ khanh Chính phủ'? Xin hỏi 'Quốc vụ khanh Chính phủ'? Kỷ luật Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng! Thủ Tướng cần làm gì để 'rửa lại mặt' sạch sẽ? HÃY CHỜ XEM THỦ TƯỚNG THỰC HIỆN LỜI HỨA BẰN NƯỚC MẮT & QUYẾT TÂM! Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận ra đi hay gian lận? KIểm điểm Thủ Tướng 19 điều ĐV không được làm! Thực thi CV 7169 bẩn thỉu! Thông điệp của ba Dũng gởi 'ứng viên Thủ Tướng'! Ai đã Hacked vào QLB? Tiểu sử Việt gian NTD 'Món quà quý giá' Của Thủ Tướng NTD mừng quốc khánh TQ! 'Cá 1 ăn 100 y tá về 'đuổi gà'! NTD - Con tàu sắp chìm -P2 Nguyễn Tấn Dũng - Diễn viên đại tài Nguyễn Tấn Dũng -Con tàu sắp chìm Thủ tướng thoát tội nhờ tâm linh... Thủ Tướng bỗng hoá con mèo ướt! 'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng lại bịt miệng nhân dân Nguyễn Tấn Dũng -Hít-le của thế kỷ 21! Thủ Tướng lại lãng phí của dân Thủ Tướng bị 'Lừa'! 'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc' Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng Ngươi là ai mà chống Luật Biển? Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước THủ Tướng YC xử lý Quan làm báo! Sự trả thù của Nguyễn Tấn Dũng Sự hành hình người dân vô tội của Nguyễn Tấn Dũng... Giải mã "Ai cõng rắn cắn gà nhà"? Thủ Tướng 'Quên'! 4 câu hỏi cho TƯ 6 Trông đợi gì vào Cuộc họp BCT sắp tới? Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng Những giây phút cuối cùng của con Quái vật Từ các HN TƯ Đảng đến các 'Trận đấu' 'TÌNH BÁO' hay 'GIÁN ĐIỆP'? CHÍNH TRƯỜNG VN NHỮNG NGÀY QUA CASINOlậu của gia đình Thủ Tướng Lãnhtụ thành con tin NhàThủ Tướng sẽ bị khám? Chủtịch Sabeco là ai? QuỷSa-Tăng phải xuống địa ngục! Gótchân A-sin của Thủ Tướng Chiêubài ổn định or ' ghế' Tổng Thống? Cuộchôn nhân ma quỷ NgườiViệt đổ tiền vào đâu? ế
HỒ SƠ TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Giống quái thai nào được sản sinh trong xã hội loài người? "Mưu sự tại Nhân, Thành sự tại Thiên"! Tướng Hưởng đã bán nước như thế nào? Ai đã Hacked vào QLB? Tướng Hưởng F. anh y tá thế nào? Anh y tá bị Hưởng 'bắt làm con tin'! Thấy gì qua việc ông Trần Xuân Giá bị khởi tố? 'Thách đấu' Thủ Tướng về Nguyễn Văn Hưởng Đáng thương thay gián điệp của Hưởng Kế hoạch đào tẩu của các Bố già 'Đen - Đỏ' Võ "Cẩu điên sực" của anh y tá Những ngón đòn bẩn thỉu phạm pháp của Nguyễn Văn Hưởng Tướng Hưởng "đã tìm được Máy chủ" QLB Tướng Hưởng bị Vua 'đuổi' Bộ trưởng Trần Đại Quang cẩn trọng! Những ngón đòn ghê rợn nhất thế kỷ Đóng thế, giả danh...? Bắn trúng 03 đích 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn TướngHưởng - Ông Vua không ngai BắtPCD - TP.HCM 'Việt vị' TôLâm & Kẻ xóa dấu vết Taysai Nguyễn Văn Hưởng KHhậu Nguyễn Văn Hưởng Tửthần RADIUM vào cuộc NguyễnVăn Hưởng điên dại ... Vạchmặt kẻ gài bẫy Phạm Chí Dũng Đấtnước hỗn loạn lầm than ÁMSÁT CHỦ TỊCH NƯỚC Bímật của Tướng Nguyễn Văn Hưởng Cạm bẫy của tướngNguyễn Văn Hưởng Liênminh Ma-Quỷ Nguyễn Tấn Dũng & Nguyễn Văn Hưởng Chântướng Nguyễn Văn Hưởng

No comments: