Saturday, October 20, 2012

Phía sau các tập đoàn rời bỏ Việt Nam?

Đến, ở rồi rút lui khỏi một thị trường âu cũng là lẽ thường tình trong "thế giới phẳng", nhưng để một loạt đối tác ngoại có thương hiệu uy tín rời bỏ vì những lý do "không đâu" thật ra chẳng là điều hay...

Sự kiện tập đoàn Shell (Hà Lan) vừa xác nhận đã ký hợp đồng chuyểnnhượng toàn bộ cổ phần của mình cho một công ty gas Thái Lan đánh dấumột dấu mốc buồn trên thị trường gas hóa lỏng Việt Nam, bởi đây là thương hiệu dầu khí toàn cầu thứ ba rời thị trường gas nội địa - trướcđó là Mobil Unique Gas (Mỹ) và BP Gas (Anh).
Mặc dù trong công văn gửi các nhà phân phối, Shell Gas Vietnam giải thích: "Việc chuyển nhượng này phù hợp với chiến lược kinh doanh của Shell, tái tập trung thị trường trọng điểm của ngành hạ nguồn vào ít thịtrường hơn nhưng quy mô lớn hơn". Tuy nhiên, có không ít nguồn tin lại khẳng định Shell Gas rời thị trường vì không chịu nổi những "đòn bẩn"của gas lậu đang lan tràn trên thị trường Việt Nam.

Lâu nay, chuyện hàng hóa "made in Việt Nam" luôn sống trong tình cảnhquen thuộc: "thua ngay trên sân nhà", trước các mặt hàng ngoại nhập vàhầu như trên tất cả các mặt trận từ lĩnh vực cao cấp như ngân hàng, điệnmáy... đến thấp nhất như chuyện rau củ quả, gà thịt, gà giống... Vìthế, chuyện một loạt hãng gas "ngoại" nổi đình nổi đám liên tục ngã ngựa tại thị trường Việt Nam khiến người ta thêm tò mò.

Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là "người ta" thua không phải sự thua kém về dịch vụ, tính cạnh tranh hay thương hiệu, mà thua bởi họ không thể chịu nổi những đòn bẩn của hàng lậu xuất xứ từ chính thị trường Việt Nam.

Quay trở lại với câu chuyện của Shell Gas và hai thương hiệu gas toàn cấu vừa lần lượt rút lui. Nếu như các công ty kinh doanh gas Việt Namcó sức cạnh tranh vượt bậc, buộc những thương hiệu quốc tế này thoái lui thì đây là thông tin tích cực, đằng này không phải vậy. Dù không nói thẳng ra nhưng cách giải thích của các công ty này cho thấy hàm ý việc rời bỏ cuộc chơi trên thị trường gas có nguyên do từ tình trạng sang chiết gas lậu không kiểm soát được ở trong nước.


Những thương hiệu nướcngoài như Elf, Total, BP rồi Shell... đã chi khá nhiều tiền cho việc bảo vệ thương hiệu như sơn màu bình gas, công ty lập ra "đội đặc nhiệm" đi săn lùng các trạm chuyên sang chiết gas lậu... Nhưng thị trường gas Việt Nam vẫn có đến gần 40% bình gas trôi nổi không quay về chủ sở hữu đểlàm công tác kiểm định chất lượng. Các công ty kinh doanh gas phải chấpnhận thực trạng không thể kiểm soát này. Điều này đồng nghĩa với việc"phải sống chung" với nạn sang chiết gas trái phép.

Các công ty kinh doanh gas mệt mỏi, người tiêu dùng thì nhìn nhữngbình gas như quả bom nổ chậm trong nhà. Thực tế này không chỉ làm méo mómôi trường kinh doanh gas Việt mà còn khiến những hãng gas thương hiệutoàn cầu phải nản lòng, dứt áo mà đi.

Tất nhiên, đến đây người ta cũng vỡ lẽ ra một điều các doanh nhân chân chính ở đâu cũng giống nhau cả thôi, dù họ là người Việt hay người Âu, hay Mỹ nhưng cũng có những "gót chân Asin" rất dễ bị tổn thương. Cứ đàng hoàng sắp xếp đội ngũ chỉnh tề và thi đấu theo đúng "luật" thì dễgì làm được gì nhau. Nhưng trước những đối thủ vô ảnh, vô hình như vấnnạn hàng lậu, hàng nhái thoắt ẩn, thoắt hiện trên thị trường thì cũngđành phải "bó tay.com".

Tất nhiên, hàng giả hàng nhái đang là vấn nạn toàn cầu chứ chẳng phải là "đặc sản" của riêng quốc gia nào. Tuy nhiên, hình như ở nước ta vấn nạn này đang hoành hành có vẻ ầm ĩ nhất, với đủ loại từ hàng lậu từngoài nhập vào cho đến hàng lậu từ trong bung ra. Chẳng thế, thị trường Việt Nam đang thực sự bị xáo động từ chuyện hàng nội, từ các loại caocấp như điện máy, vật liệu xây dựng, thời trang rồi đến những thứ gần với đời sống dân sinh hơn như hang may mặc, thực phẩm tươi sống bị hangngoại nhập lậu "đánh" cho bầm dập ngay trên sân nhà, rồi lại xuất hiệntiếp tình trạng hàng ngoại "xịn" vào Việt Nam cũng lien tục thay nhaungã ngựa cũng do những tác động từ vấn đề hàng lậu có xuất xứ ngay trongnước.

Nhưng không hiểu sao vai trò của những cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ lực lượng gác cửa (hải quan) cho đến lực lượng canh cửa thị trường nội địa (quản lý thị trường, công an...) lại khá mờ nhạt, khiến cho người tiêu dùng cho đến doanh nghiệp phải khóc dở, mếu dở khi phải liên tục đối đầu với hàng giả, hàng nhái...

Đến, ở rồi lại rút lui khỏi một thị trường âu cũng là lẽ thường tình trong "thế giới phẳng" ngày nay, nhưng để cho một loạt đối tác ngoại có thương hiệu uy tín lần lượt rời bỏ thị trường vì những lý do "không đâu" thật ra cũng chẳng phải là điều gì hay...
Theo Tâm Thời
Vef

No comments: