Tuesday, July 3, 2012

Vinacomex


Vinaconex và những uẩn khúc liên quan liên danh "đại gia"

Thứ hai, 26/12/2011, 13:44 GMT+7
Một liên danh gồm 4 "đại gia" do Tổng công ty XNK và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm đại diện đã hào phóng chấp nhận ứng nguồn vốn 3.000 tỷ đồng không cần tính lãi để hoàn thiện dự án đường cao tốc Láng–Hòa Lạc kịp mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Vinaconex cho vay 3.000 tỷ không tính lãi

Năm 2009, ông Nguyễn Thành Phương, lúc đó là tổng giám đốc, nay là chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex, trong một văn bản gửi UBND TP. Hà Nội cho biết, tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc Láng – Hòa Lạc là 7.527 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn ngân sách mới bố trí được 4.970 tỷ đồng, còn 2.556 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư được duyệt và khoảng 900 tỷ đồng phát sinh do biến động giá đền bù giải phóng mặt bằng theo chính sách mới, trong khi đó dự án này chưa được bố trí nguồn vốn để thực hiện.
Vinaconex và những uẩn khúc liên quan liên danh "đại gia" | ảnh 1
Sụt lún hành lang trên Đại lộ Thăng Long. Ảnh: VnExpress

Với việc thiếu gần 3.000 tỷ đồng vốn cho hoàn thiện dự án, cũng công văn này, ông Nguyễn Thành Phương cho hay, để đảm bảo ngay được nguồn tài chính đáp ứng đúng tiến độ thi công, Vinaconex cùng với Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel, Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã ký kết hợp đồng thành lập liên danh do Vinaconex làm đại diện.

Điều đáng quan tâm là sau khi liên danh “đại gia” được khai sinh thì cũng cam kết góp số tiền ban đầu là 3.000 tỷ đồng để ứng ngay vốn cho việc hoàn thành xây dựng đường Láng – Hòa Lạc…

Tại một văn bản do cựu phó chủ tịch UBND Tp. Hà Nội Phí Thái Bình ký vào tháng 3/2010, cho biết, để đáp ứng tiến độ dự án đường Láng – Hòa Lạc, đáp ứng tiến độ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Vinaconex – Viettel đã cam kết ứng 3.000 tỷ đồng vào ngân sách thành phố, và đợt một liên doanh đại gia này đã ứng không tính lãi 750 tỷ đồng vào ngân sách thành phố.

Đối với số tiền nói trên, theo một tờ trình trước đó của của liên ngành gồm Kho bạc Nhà nước Hà Nội – Sở Kế hoạch & Đầu tư – Sở Tài chính, cho biết việc liên danh do Vinaconex đứng đầu cam kết ứng 750 tỷ không tính lãi là “tự nguyện”. Liên ngành này đề xuất, trong khi Quỹ phát triển đất (năm 2009) chưa được thành lập thì đề nghị nhà đầu tư nộp số tiền này vào tài khoản của Sở Tài chính Hà Nội…

Nhưng, theo triết lý người Mỹ, chẳng có gì là “cho không biếu không”, đặc biệt là khi nói tới việc giải ngân một khoản tiền bằng vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần hồi đó, 3.000 tỷ đồng.

Vì sao liên danh đại gia do Vinaconex có thể “cho không biết không” bằng cách không tín lãi số tiền rất lớn đó. Đằng sau việc này dần dần đã hé lộ một mục đích khác với đề nghị “bia kèm lạc”…

Vinaconex "bỗng dưng" thành chủ đầu tư

Ngày 3/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc để UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị (KĐT) tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ (Từ Liêm, Hà Nội).

Thế nhưng trên thực tế, UBND TP Hà Nội đã “bật đèn xanh” để liên danh do Vinaconex làm đại diện “nhảy” vào vùng “đất vàng” một cách nhanh chóng…Liên danh “đại gia” ngắm nghía đất vàng. Năm 2008, Vinaconex có công văn gửi UBND TP Hà Nội xin khai thác quỹ đất KĐT tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ với quy mô khoảng 292,7ha.

Ngày 24/6/2009, Vinaconex cùng Tổng Công ty Viễn thông quân đội (Viettel), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát) đã ký kết hợp đồng liên danh do Vinaconex (gọi tắt là Vinaconex – Viettel) làm đại diện để xin phép UBND TP Hà Nội chấp thuận được lập quy hoạch chi tiết 1/500 và được làm chủ đầu tư Dự án Khu đô thị tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ có quy mô 292,7ha.

Liên doanh do Vinaconex đứng đầu cũng cam kết sẽ “góp số tiền ban đầu là 3.000 tỷ đồng” để ứng vốn ngay cho việc hoàn thành xây dựng đường Láng – Hòa Lạc sau khi được UBND TP Hà nội chấp thuận (chúng tôi sẽ có bài phân tích kỹ hơn về cam kết góp 3000 tỷ của liên danh này và sự thúc ép của UBND TP Hà Nội để nhà đầu tư có dự án).

Gần 300 ha đất của hàng nghìn hộ dân ở huyện Từ Liêm sẽ không là câu chuyện đùa nếu việc cấp phép và lựa chọn nhà đầu tư trái với nguyên tắc cơ bản. Theo đó, ngày 16/3/2009, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ về việc xin chấp thuận chủ trương cho phép triển khai đầu tư xây dựng ba dự án quan trọng trên địa bàn Hà Nội (trong đó có dự án đầu tư xây dựng KDT tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ).

Về chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc, giao UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết. Trên cơ sở đó, UBND TP Hà Nội lựa chọn các chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng KDT này.Đi trước một bướcBộ Xây dựng đã không thể đứng ngoài cuộc khi chính UBND TP Hà Nội có công văn tham vấn về việc triển khai dự án do Vinaconex – Viettel tiến hành.

Theo Bộ Xây dựng, Bộ đang được Chính phủ giao chủ trì thực hiện đồ án Quy hoạch chuung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050. Đồ án này đang được khẩn trương triển khai để trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2010.Như vậy, khi đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô chưa hoàn thành nên Bộ Xây dựng cũng chưa có cơ sở để “gật” hoặc “lắc” với dự án do liên danh “đại gia” nói trên xin thực hiện.

Về phía mình, Bộ Xây dựng cho rằng, trong trường hợp cần triển khai sớm hơn, Bộ này sẽ đề nghị tổ chức cuộc họp trao đổi và phản biện về các dự án liên quan, với thành phần gồm các Bộ: Xây dựng, Tài Chính, Kế hoạch Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, UBND TP Hà Nội…

Trong khi đó, một công văn do thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cũng nêu rõ, dự án sẽ được triển khai chỉ sau khi lập dự án sau khi đã xác định rõ được chủ trương đầu tư, phù hợp với quy hoạch phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Ý kiến Thủ tướng là như vậy, nhưng cuối tháng 12/2009, UBND TP Hà Nội đã “đồng ý giao Vinaconex – Viettel lập quy hoạch chi tiết xây dựng, đồng thời làm chủ đầu tư dự án KĐT mới tại xã Tây Mỗ và Đại Mỗ”. Theo các chuyên gia kinh tế, việc “đồng ý” của UBND TP Hà Nội để liên doanh Vinaconex – Viettel “làm chủ đầu tư” là một hình thức “chỉ định thầu” trái nguyên tắc.Và như vậy, từ chỉ đạo của Thủ tướng, sự thận trọng của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính…có vẻ cũng chưa tác động nhiều đến những quyết định của UBND TP Hà Nội đối với số phận khu đất vàng gần 300 ha tại hai xã Tây Mỗ và Đại Mỗ khi tên “chủ đầu tư” đã được xướng lên mà công chúng chưa một lần được chứng kiến buổi đấu thầu công khai…

1. “Đồng ý chủ trương giao Vinaconex (đại diện liên danh) nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết xây dựng, đồng thời làm chủ đầu tư dự án…”. (Trích công văn của UBND TP Hà Nội).

2. “Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt, UBND TP Hà Nội lựa chọn các chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng đô thị để tạo vốn xây dựng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa lạc”. (Trích ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với đề xuất của TP Hà Nội đối với dự án KDT Đại Mỗ, Tây Mỗ)

No comments: