Quanlambao - Ngân hàng HBB đã vướng vào khoản cho Vinashin vay hơn 3.000 tỷ đồng. Tưởng rằng sẽ được Thủ Tướng châm chước ... Ai ngờ, sự thật phũ phàng, càng dính đến Vinashin thì càng bị tiêu diệt nhanh để xoá dấu vết. HBB vừa bị mất hơn 2000 tỷ đồng xoá nợ cho Vinashin theo chỉ đạo của Thủ Tướng qua văn bản Thống đốc Nguyễn Văn Bình, vừa phải sáp nhập vào ngân hàng khác. Từ món nợ trên 3000 tỷ, bỗng dưng mất trắng hơn 2.000 tỷ và Thống đốc Bình danh chính ngôn thuận thì làm như vô can: "Cho phép HBB tìm ngân hàng để sáp nhập"! Song thực chất chưa có một ngân hàng nào được tự mình quyết định vận mệnh của mình. Bất cứ ngân hàng nào muốn sáp nhập với ai đều phải xin và chỉ khi thống đốc Bình 'gật đầu' thì 'các ngân hàng như những đôi trẻ đã được gả ép, chỉ còn nhắm mắt đưa chân'... Mỗi cái gật đầu như vậy sẽ tiêu tốn hàng ngàn tỷ! HBB chẳng cần phải tìm đâu xa, đã có SHB chực chờ sẵn nhảy vào!... Bầu Hiển đã làm được một công đôi việc: Mua lại HBB để sáp nhập vào ngân hàng SHB của mình thì đương nhiên lại chiếm luôn được 78% của Công ty Bình Bình An! Song Chủ nhân mới của Bình An thật sự là ai? Bầu Hiển chỉ là kẻ giơ mặt ra cho thiên hạ chửi!
Đây là một bằng chứng cho thấy nhóm thôn tính đã lên kịch bản rất chi tiết và từng con mồi đều đã bị săn cho đến khi phải lọt lưới. Tại sao Techcombank và ACB là chủ nợ chính của Công ty Bình An và cũng là kẻ cắt ngang mọi khoản vay đẩy Bình An vào chỗ phải dừng mọi sản xuất vì không có vốn lưu động....- Thực tế chính chủ nhân của Techcombank và bố già Kiên là kẻ thủ ác dồn bà Diệu Hiền đến chân tường ... Những gương mặt bố già Kiên, Sói Nga Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh và cô gái rượu Nguyễn Thanh Phượng đã bị bốc mùi .... Vì vậy mà Bầu Hiển đứng ra thực hiện khâu thâu tóm để đánh lừa dư luận. Khi mọi việc yên ắng, chủ nhân thật sự của Bình An sẽ chính thưc xuất đầu lộ diện...
SHB sẽ tham gia tái cấu trúc Bianfishco
Sau khi sáp nhập với Habubank, SHB trở thành cổ đông lớn nhất của Bianfishco với 78% vốn điều lệ. SHB muốn là đơn vị chủ trì tái cơ cấu Bianfishco.
Theo một nguồn tin từ Bộ Tài chính, đầu tháng 6 vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đề xuất với UBND Tp. Cần Thơ về việc tham gia mua nợ, xử lý tài chính và tái cấu trúc Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco).
Trong văn bản gửi tới UBN D Tp Cần Thơ, SHB nêu rõ, ngân hàng này đã trở thành cổ đông lớn của Bianfishco sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB). Cụ thể, theo kết quả kiểm toán độc lập của Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y) về việc soát xét hoạt động của HBB thì HBB đã góp vốn vào Bianfishco là:
- Góp vốn mua 5 triệu cổ phiếu với giá 16.000 đồng/cp, trị giá 80 tỷ đồng;
- Mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 125 tỷ đồng;
- Ủy thác đầu tư mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng.
Tính tới thời điểm ngày 29/2/2012, HBB đã nắm giữ 39 triệu cổ phiếu của Bianfishco, trị giá 267 tỷ đồng, tương đương 78%/vốn điều lệ của công ty.
Với lợi thế là cổ đông lớn, lại có tiềm lực về tài chính và có kinh nghiệm trong vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp, SHB muốn được là đầu mối chủ trì tổ chức triển khai tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Bianfishco, bao gồm cả thu xếp tài chính.
Sau khi nhận được văn bản của SHB, UBND Tp Cần Thơ đã có công văn báo cáo và xin ý kiến của Thủ tướng về việc này. Sau khi nghiên cứu đề xuất, cục Tài chính Doanh nghiệp đã trình Bộ về ý kiến trả lời Văn phòng Chính phủ là:
(i) Nhằm tạo điều kiện cho Bianfishco sớm ổn định sản xuất, đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động, của nông dân và các bên liên quan, Bộ Tài chính thống nhất để SHB tham gia tái cơ cấu Bianfishco.
(ii) Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính cũng đang phối hợp với Bianfishco và một số chủ nợ để xây dựng phương án tái cơ cấu Bianfishco, nên Bộ đề nghị VP Chính phủ xem xét, báo cáo Thủ tướng để DATC và SHB phối hợp cùng các chủ nợ nghiên cứu, thống nhất phương án tái cơ cấu Bianfishco.
Cho đến thời điểm hiện tại, SHB có được chấp thuận chủ trì trong việc tái cơ cấu Bianfishco hay không vẫn chưa có câu trả lời.
Trong văn bản gửi tới UBN D Tp Cần Thơ, SHB nêu rõ, ngân hàng này đã trở thành cổ đông lớn của Bianfishco sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB). Cụ thể, theo kết quả kiểm toán độc lập của Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (E&Y) về việc soát xét hoạt động của HBB thì HBB đã góp vốn vào Bianfishco là:
- Góp vốn mua 5 triệu cổ phiếu với giá 16.000 đồng/cp, trị giá 80 tỷ đồng;
- Mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 125 tỷ đồng;
- Ủy thác đầu tư mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng.
Tính tới thời điểm ngày 29/2/2012, HBB đã nắm giữ 39 triệu cổ phiếu của Bianfishco, trị giá 267 tỷ đồng, tương đương 78%/vốn điều lệ của công ty.
Với lợi thế là cổ đông lớn, lại có tiềm lực về tài chính và có kinh nghiệm trong vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp, SHB muốn được là đầu mối chủ trì tổ chức triển khai tái cấu trúc toàn bộ hoạt động của Bianfishco, bao gồm cả thu xếp tài chính.
Sau khi nhận được văn bản của SHB, UBND Tp Cần Thơ đã có công văn báo cáo và xin ý kiến của Thủ tướng về việc này. Sau khi nghiên cứu đề xuất, cục Tài chính Doanh nghiệp đã trình Bộ về ý kiến trả lời Văn phòng Chính phủ là:
(i) Nhằm tạo điều kiện cho Bianfishco sớm ổn định sản xuất, đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động, của nông dân và các bên liên quan, Bộ Tài chính thống nhất để SHB tham gia tái cơ cấu Bianfishco.
(ii) Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính cũng đang phối hợp với Bianfishco và một số chủ nợ để xây dựng phương án tái cơ cấu Bianfishco, nên Bộ đề nghị VP Chính phủ xem xét, báo cáo Thủ tướng để DATC và SHB phối hợp cùng các chủ nợ nghiên cứu, thống nhất phương án tái cơ cấu Bianfishco.
Cho đến thời điểm hiện tại, SHB có được chấp thuận chủ trì trong việc tái cơ cấu Bianfishco hay không vẫn chưa có câu trả lời.
Thành Hưng
Theo TTVN
2 comments:
ĐỘC ĐẢNG, ĐỘC TÀI, ĐỘC QUYỀN THÂU TÓM TÀI CHÍNH TOÀN QUỐC VÀO MỘT NHÓM LỢI ÍCH, ĐỘC QUYỀN ĐIỀU KHIỂN BAO TỬ NHÂN DÂN, ĐỘC QUYỀN TƯỚC BỎ NHÂN QUYỀN CỦA NHÂN DÂN, BẰNG CÁC BỘ LUẬT HÌNH SỰ HÓA NHÂN QUYỀN. ĐÓ LÀ THỦ ĐOẠN CỦA NGƯỜI THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NĂM 1930.
Gìơ mới hiểu tại sao khi Trần Xuân Bách, Trần Độ... đòi đa nguyên đa đảng thì bị o ép cô lập đến chết tu 20 nam nay. Chế độ độc đảng khốn nạn đến thế này sao. Trời ơi, bao giờ thì ĐCS VN bị tiêu diệt.
Post a Comment