Vì 'thần dân' Việt, Tận trung Báo Quốc, Diệt ác, Trừ gian, Bảo vệ Chủ quyền, Xây dựng Non sông Vĩnh hằng!
Sunday, July 22, 2012
Bài học từ vấp ngã
Nếu như có được ở đấy tuyên bố chung nói trên thì Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Natalegawa đâu có phải cất công đi công du một loạt nước thành viên ASEAN và Indonesia cũng đâu có được cơ hội để nắm ngọn cờ tìm gió phất.
Không nhất trí được về văn kiện quan trọng và biểu tượng cho hội nghị thì cũng không thể nói ASEAN có được đồng thuận quan điểm và thống nhất nội bộ. Không chỉ đối với ASEAN mà đối với tổ chức quốc gia, khu vực hay quốc tế nào cũng vậy, đoàn kết nội bộ, cùng hội cùng thuyền, đồng tâm hiệp lực mới là sức mạnh và thế mạnh quyết định nhất. Một khi nội không yên thì không thể gây dựng được ngoại tĩnh. Khi đó, chỉ có các đối tác bên ngoài có lợi hơn cả.
Nguyên do chính khiến các vị bộ trưởng ngoại giao không nhất trí được với nhau về tuyên bố chung cho hội nghị liên quan đến tình hình chính trị an ninh trên biển Đông mà mọi bất an bất ổn lâu nay trên biển Đông đều liên quan đến các hoạt động của Trung Quốc ở những khu vực lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines. Cái bi hài trong chuyện này thể hiện ở chỗ ASEAN bất hoà vì đối tác bên ngoài chứ không phải bởi chuyện giữa các thành viên với nhau. Đến như Liên minh Châu Âu (EU) không thiếu thăng trầm trên con đường nhất thể hoá khu vực và châu lục cũng chưa khi nào như thế.
Bài học từ sự vấp ngã này thật đáng giá và thời sự đối với ASEAN. Thực trạng nội bộ như thế chẳng hay ho và tích cực chút nào đối với việc thực hiện những dự án lớn lao và tầm nhìn cao xa hướng tới một cộng đồng thực thụ mà ASEAN đã thông qua. Kinh nghiệm thực tiễn từ EU cho thấy, một khi nội bộ tổ chức bị phân hoá và tổ chức không còn được cảm nhận là hữu ích đến mức không thể thiếu được nữa đối với các thành viên thì xu hướng ly tâm sẽ lấn át chiều hướng hướng tâm.
Bài học tiếp theo là không nên ngộ nhận về tính không thể đảo ngược của tiến trình hợp tác và liên kết trong ASEAN. Một khi thời thế biến động và bên ngoài tác động thì cũng có nghĩa là ASEAN phải thích ứng và điều chỉnh cách thức và lộ trình hợp tác, liên kết chứ không được điều chỉnh nguyên tắc và mục đích hợp tác, liên kết. Cái kết cục của hội nghị mới rồi ở Campuchia hoàn toàn không phải là do đột biến, mà thực chất đã có quá trình từ trước. Chỉ có điều là ASEAN - hay đúng hơn là đa số thành viên - đã không lưu tâm thoả đáng và kịp thời.
Tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông công bố ngày 20.7.2012 bao hàm nền tảng pháp lý và định hướng giải pháp cho những vấn đề ở biển Đông và tiêu chí ứng xử của ASEAN ở biển Đông với hàm ý ASEAN mong đợi các đối tác bên ngoài cũng ứng xử như vậy. Điều đáng chú ý ở tuyên bố này là ASEAN có được một tuyên bố chung thể hiện sự đồng thuận quan điểm giữa các thành viên về biển Đông vào thời điểm và trong bối cảnh tình hình hiện tại.
Vấn đề mấu chốt đối với ASEAN bây giờ là thuyết phục Trung Quốc đi vào đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Muốn thuyết phục được Trung Quốc thì ASEAN phải nhanh chóng khắc phục tình trạng “đồng sàng dị mộng” trong vấn đề rất nhạy cảm và nan giải này. Tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN ngày 20.7.2012 là sự khởi đầu đáng khích lệ. Vấp ngã cũng có chút ít tác động tích cực nếu như từ đó nhận thức được phải tiếp cận như thế nào và làm gì để rồi đây không vấp ngã như thế nữa.
Lư Phổ Ân
Theo Lao dong
Hoan hô Vietnamnet & Lao động
Nóng! Côn đồ đánh nông dân Văn Giang
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment