Kính gửi Bộ Trưởng,
Em xin phép được gọi Bộ trưởng bằng Thầy vì Bộ trưởng làm trong ngành giáo dục. Em viết thư này cho Thầy vì thấy một bức ảnh trên báo nhìn Thầy đi một mình và nhìn Thầy rất buồn. Nhìn Thầy cũng như nhìn vào ngành giáo dục, công việc giáo dục là công việc của toàn xã hội nhưng em cảm giác như ngành giáo dục đang “lủi thủi làm một mình”.
Quan điểm về đường học hành của em đã thay đổi rất nhiều từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông đến lúc ra đi làm. Em không phải là chuyên gia nhưng em có một vài suy nghĩ từ trải nghiệm trong con đường học tập của mình, mong rằng thư này đến được Thầy và Thầy bỏ ra vài phút để đọc.
Em xin nói về bệnh thành tích trong phụ hunh và học sinh: Em nghĩ đơn giản đó là những bằng khen, giấy khen, có thể đây là một cách động viên và nghi nhận những cố gắng của học sinh nhưng những cố gắng cho bản thân có thể không cần thiết phải được ghi nhận trong khi nó là nguyên nhân chạy đua giữa các bậc phụ huynh về những gì con mình đạt được. Theo em có những bằng khen giấy khen cho tinh thần giúp đỡ bạn bè là đủ. Cũng nên bỏ các kỳ thi cuối cấp, nếu học sinh đã hoàn thành hết các môn học thì tại sao phải có một kỳ thi làm gì !?
Dạy học: Theo em cách dạy hiện tại chưa ổn. Một ngày học sinh học bốn đến năm môn, cũng như trong một bữa cơm Thầy ăn thịt nước rồi lại ăn hải sản sẽ làm hương vị lẫn lộn và chẳng có gì ngon nữa cả. hơn nữa học hơi nhiều, nói thật là những tiết cuối chẳng học sinh nào muốn học cả. Theo em mỗi lớp ngày học mộn hoặc hai môn, mỗi môn một buổi và tổng thời gian tối đa 3,5 giờ kể cả nghỉ giữa giờ. Một ngày mỗi khối có khoảng bốn môn được dạy và bốn khung giờ khác nhau, đồng thời xóa bỏ danh giới giữac cac lớp.
Em xin được đưa ra ví dụ
7h10 – 8h45
|
9h10 – 10h55
|
14h00-15h45
|
16h00-17h45
|
|
Thứ 2
|
Văn: Lớp 7A-B
|
Sử: Lớp 7A-B
|
Toán: Lớp 7C-D
|
Lý: 7C-D
|
Thứ 3
|
Toán: Lớp 7C-D
|
Lý: 7C-D
|
Văn: Lớp 7A-B
|
Sử: Lớp 7A-B
|
Nếu theo cách dạy này, một học sinh lớp 7C nếu học môn Toán học môn Lý ngày thứ 2 mà chưa hiểu có thể tham gia lớp sáng ngày thứ 3 với các bạn lớp khác (nếu muốn) vì sáng hôm đó không phải học. Điều này dẫn đến học thêm thì có nhưng dạy thêm chắc chắn không còn và cũng khắc phục được nhét quá nhiều môn không có liên quan đến nhau mấy vào một ngày.
Một điều nữa là trang thiết bị: Tại các thành phố lớn trang thiết bị học tập rất tốt nhưng các vùng quê thì còn rất kém. Bộ và sở giáo dục nên chủ động vận động các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đầu tư trang thiết bị cho các trường thay vì chờ ngân sách.
Học: Cách học ở trường hiện nay phần lớn là thầy, cô dạy rồi cho bài tập về nhà để học sinh ôn lại, tiết sau kiểm tra. Nên thay đổi bằng cách học sinh phải học trước rồi đến trao đổi thêm với Thầy, Cô. Tiết học sẽ không trở lên khô khan hơn khi một bên chỉ nói, một bên chỉ nghe và ghi chép. Một tiết học Văn 45 phút mất 25 phút để một bạn đọc một bài văn thì thật là không đúng, thời gian này nên để học sinh thể hiện quan điểm của mình về bài văn thì tốt hơn.
Áp dụng quá trình thi lại và học lại cho từng môn đối với học sinh như đang áp dụng với sinh viên và bỏ kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ và cuối năm.
Ngành đào tạo Cao Đẳng – Đại Học:
Một điểm yếu em thấy của ngành giáo dục là sự định hướng cho học sinh trước khi thi vào các trường đại học hoặc cao đẳng. Công việc này đang để cho học sinh và phụ huynh tự làm, mà các vùng quê thì các bậc phụ huynh không đủ thông tin để định hướng cho con em mình. Bên cạnh việc phát hành quyển hướng dẫn tuyển sinh, nên phát hành thêm quển giới thiệu về từng ngành học. Ví dụ như sau này làm các công việc gì, làm ở đâu và nhu cầu nao động của xã hội ra sao, tránh đào tạo tràn lan xong thừ nhân sự lại dừng.
Đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học để tạo nguồn nhân lực, nhưng việc gặp gỡ giữa bên sử dụng lao động và đơn đào tạo nguồn nhân lực là rất hiếm. Gần như chỉ có ngành y là làm tốt việc này, các nhành khác làm chưa tốt trong đó có ngành sư phạm.
Một trường đại học ở Việt Nam không thể đầu tư hết các trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho học sinh viên, các sinh viên được học trên thiết bị cũ và quá nhiều lý thuyết. Dẫn đến khi học sinh nắm bắt được phần lớn các kiến thức ở trường thì chưa hẳn đã làm được việc, hoặc đáp ứng được kỹ năng chuyên môn nhưng thiếu kỹ năng trong công việc. Thay vì đến năm cuối với cho sinh viên đi thực tập thì nhà trường cần bố trí, tìm kiếm, và bảo lãnh để sinh viên được thực tập nhiều hơn và thường xuyên hơn ở các doanh nghiệp. Em tin rằng nhiều doanh nghiệp ủng hộ vì có nguồn nhân công rẻ và quảng bá thương hiệu tốt hơn.
Bộ nên đưa ra bảng đánh giá và xếp hạng các trường đại học dựa trên các tiêu chí. Đây là cơ sở để học sinh chọn trường và cũng là cách các trường phải tự hoàn thiện mình để thu hút học sinh, sinh viên.
Em không phải là chuyên gia, nhưng có vài suy nghĩ được chia sẻ với Thầy. Mong thầy luôn khỏe và minh mẫn, tự tin để đóng góp cho nền giáo dục nước nhà.
Trân trọng
Một học trò
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment