Saturday, June 8, 2013

Đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu nếu có một Thống đốc là một tên tội phạm tham lam, độc ác và cuồng vọng như Nguyễn Văn Bình?


Tờ báo của nàng Thủy Chung - Người đã được các bố già của Thống đốc Mật vụ Nguyễn Văn Bình rót hàng chục tỷ đồn dưới danh nghĩa 'Quảng cáo', 'hợp tác' vừa giật tít 'Ngành ngân hàng “thoát lỗ” 1,3 nghìn tỷ nhờ chính sách', nhưng đã không đả động đến cả triệu ngàn tỷ của trên 400.000 Doanh nghiệp đã mất trắng bởi chính Chính sách thắt chặt tín dụng và tái cấu trúc mờ ám của Thống đốc Bình trong 02 năm qua! Và có lẽ cũng chẳng có nhà kinh tế, tài chính và doanh nghiệp nào không biết rõ: Cũng chính Thống đốc Bình với những chính sách vĩ mô trục lợi phục vụ lợi sách nhóm của mình đã đẩy hệ thống ngân hàng đến chỗ què quặt hiện nay.
Thử ngẫm xem sau tái cấu trúc của Thống đốc Bình thực sự có lành mạnh hóa được hệ thống tài chính - tiền tệ Việt Nam hay đã đẻ ra những hậu quả mà nền kinh tế và người dân Việt Nam sẽ phải gánh chịu trong 5-10 năm tới?

Hãy điểm qua 'thành quả' tái cấu trúc của Thống đốc Bình để thấy rõ tội ác mà ông ta đã gây ra cho Việt Nam chỉ trong hai năm:

Thứ nhất, Sacombank từ một ngân hàng Top 5 do ông Đặng Văn Thành bỏ công sức gây dựng 20 năm, nay bỗng chốc đã vào tay ai? Trầm Bê và Bố gìa Nguyễn Đức Kiên thông qua Eximbank! Sacombank đến nay thực sự đã trở thành công cụ cho các bố già tiếp tục móc tiền của dân xóa dâu vết tội phạm và cứu chính chúng thoát khỏi mất thanh khoản tại các ngân hàng khác! Từ một ngân hàng bán lẻ điển hình của khối tư nhân nay bỗng lọt vào tay của những 'ông chủ' tội phạm : 
Nguyễn Đức Kiên - một bố già hiện nay đang nợ hàng trăm ngàn tỷ bởi bán khống hơn 1 triệu lượng vàng, dùng các pháp nhân vaf cổ phiếu lừa đảo, rút tiền ngân hàng hàng chục năm không hề trả lãi.

Trầm Bê cũng là một tội phạm nổi tiếng bởi câu "Moa cứ lên thẳng đưa trực tiếp cho anh ba...." với cái ngân hàng Phương Nam bị chính Trầm Bê rút ruột đang chết ngấp ngoải, nhờ Thống đốc Bình rót cho 10.000 tỷ bỗng trở thành Chủ nhân ông của Samcombank!

Thứ hai, Ba ngân hàng đầu tiên bị buộc sáp nhập vào Ngân hàng SCB đã ngốn của BIDV vài chục ngàn tỷ và bà Mỹ Lan đã phải 'ói' ra hàng ngàn tỷ mang đến cống tiễn cho thầy trò Nguyễn Văn Bình nên từ chỗ đang nằm chờ chết đã được báo chí lăng xê và đích thân Thống đốc Bình 'ca ngợi' rằng 'đang trở lại hoạt động bình thường'!

Thứ ba, Ngân hàng HBB trong năm 2010 còn được giải thưởng "Ngân hàng uy tín Châu Á", vậy mà nay đã nằm gọn trong tay của ông bầu Hiển. Vụ thâu tóm kép này cho phép các bố già thâu tóm chiếm luôn được thương hiệu 'Nữ hoàng cá Ba - Sa' của Việt Nam! Không những thế NHNN còn lấy cớ 'vì sáp nhập' nên phải hỗ trợ tái cấu trúc để rót cho SHB hàng ngàn tỷ mà sau cùng thì cũng chạy trở lại 'túi' của thống đốc Bình!

Thứ tư, Ngân hàng Bắc Á và Tập đoàn TH của bà Thái Hương đã được Thống đốc Bình chi viện hàng chục ngàn tỷ 'lấp liếm' việc mất thanh khoản, không có khả năng chi trả bởi toàn bộ tiền huy động của NH Bắc Á đã bị chính chủ nhân bà Thái Hương rút hết từ khi nào vào những dự án hoa my 'Sữa tinh nguyên' mà gần đây báo chí phanh phui được sản xuất trên những đống phân và tuồi bọ.... Nhưng đổi lại Thống đốc Bình được ưu ái, nương nhẹ tại Quốc Hội!

Thứ Năm, Chỉ bằng cái quyết định cho Techcombank của Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang chuyển đô la ra nước ngoài mua nợ  của Vinashin Thống đốc Bình vừa lập công với Chính Phủ vừa cùng bộ nhị Quang - Anh kiếm hàng trăm triệu đô la 'ngon ơ' khi C!hính Phủ bỗng quay ra 'bảo lãnh' trả nợ cho Vinashin!

Thứ 6, Cũng bằng chính chữ ký của Thống đốc Bình mà Tập đoàn Ma san không những thâu tóm được mỏ Núi Pháo mà còn 'ngon lành' được vay ưu đãi của Ngân hàng phát triển Việt Nam hàng trăm triệu đô la để khai thác tài nguyên thô của đất nước!
....
Đó là một vài  'thành quả' mà Nguyễn Văn Bình đã làm được trong thời gian ngắn ngủi trong kế hoạch 'tái cấu trúc' hệ thống ngân hàng kể từ khi lên giữ chức Thống đốc! 

Thực trạng hiện nay thì sao?  

Những ngân hàng cánh hẩu Techcombank, Ngân hàng Phương Nam, Kiên Long, Đại Tín, Eximbank, Bắc Á - mới chính là những cái ổ tội phạm hoạt động theo đúng mô - tuýp: Chủ nhân ngân hàng thông qua những công ty 'ma' rút tiền qua hình thức góp vốn đầu tư, kinh doanh chứng khoán hàng trăm ngàn tỷ để trốn trả lãi, đã nhiều năm bị mất thanh khoản, mà bằng chứng cụ thể mỗi năm NHNN đều phải chi viện rót tiền cho Eximbank, Techcombank từ vài ngàn tỷ đến vài chục ngàn tỷ - Điều này chưa có một ngân hàng tư nhân nào được NHNN ưu ái như vậy- Thì vẫn tiếp tục làm mưa, làm gió, hoàn toàn không bị kiểm soát??? Nếu có thanh tra như ở NH Phương Nam thì lại được thống đốc Bình chỉ đạo cho nhóm thanh tra NHNN 'đệ tử' của mình: Phải giúp hợp thức hóa và xóa dấu vết!

Đồng thời những ngân hàng Quốc doanh như BIDV, như Agribank, như Vietinbank, như Vietcombank... với hàng loạt vụ lừa đảo tín dụng, khởi tố... Nhưng xem ra baaxn bình chân như vại, những cái ổ ung thư này đổ bể thì thiệt hại có thể gấp 5-10 lần Vinashin, Vinaline, nhưng Thống đốc Bình giả ngây ngô không hề thanh tra, kiểm tra???

Rõ ràng sau khi tái cấu trúc mọi người đều thấy rõ bức tranh: Thống đốc Bình là một 'tay chơi' cơ chế  điêu luyện, với những kiến thức học được từ các bố già Nga khi Xô Viết sụp đổ được nhân lên bởi sự tham lam, độc ác và cuồng vọng của chính nhân cách Thống đốc Bình đã đẩy không những hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam rơi hoàn toàn vào sự điều khiển của các bố già, mà còn phá hoại thị trường vàng trục lợi, một dạng cướp ngày tài sản tích cóp nhiều đời của nhân dân! Nhưng sau đó đã dùng Lợi nhuận do việc đấu thầu vàng trở thành 'thành tích' khỏa lấp chính sách 'cướp ngày' đang đi ngược lại nền kinh tế đang vận động theo quy luật thị trường...

Cũng chính ông ta - Thống đốc Bình - kẻ đã gây ra tội ác cho đất nước, rồi cũng chính ông ta lại khiến các ngân hàng thoát lỗ... Nền kinh tế đất nước bị đẩy vào chỗ suy thoái, người dân mất lòng tin vào nhà nước, các doanh nghiệp oán thán Chính Phủ tạo nên một làn sóng tháo chạy mang đô la ra nước ngoài, nạn thất nghiệp gia tăng, người dân lầm than, khốn khó... Cả
dân tộc thua thiệt...

Chỉ có một thế lực được tất cả: Đó chính là Thống đốc Nguyễn Văn Bình và các bố già, mà trong đó đặc biệt Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang, chỉ trong mấy năm đã thâu tóm, ăn cướp với giá rẻ mạt nâng tổng tài sản của chúng lên trên 20 tỷ đô la!

Liệu Việt Nam có thể trông đợi gì vào một bố già mật vụ như ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình??? 

Trần Hưng Quốc

Ngành ngân hàng “thoát lỗ” 1,3 nghìn tỷ nhờ chính sách
►Nếu không cơ cấu lại nợ, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã “lỗ” 1,3 nghìn tỷ đồng...

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4, khóa 13.
Tình hình kinh doanh, hiệu quả hoạt động hay một bức tranh chung và lợi nhuận ngành ngân hàng đã được hé mở trong báo cáo trên. Đáng chú ý là ở tình hình chung, ngành ngân hàng đã “tránh lỗ” do được thực hiện cơ cấu lại nợ.

Cụ thể, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, kết quả kinh doanh của ngành thực tế còn thấp hơn nhiều, vì việc thực hiện Quyết định 780 đã giúp các tổ chức tín dụng giảm đáng kể mức độ trích lập dự phòng rủi ro. Nếu không thực hiện Quyết định 780, các tổ chức tín dụng sẽ phải trích lập thêm 14,4 nghìn tỷ đồng, khi đó toàn hệ thống sẽ có chênh lệch thu-chi âm 1,3 nghìn tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng, nợ xấu lớn, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh là nguyên nhân quan trọng làm giảm kết quả kinh doanh, ảnh hưởng đến sự an toàn tài chính của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể, chênh lệch thu - chi lũy kế năm 2012 của toàn hệ thống chỉ bằng 40% năm 2011; cập nhất tình hình 4 tháng đầu năm 2013 là 13,1 nghìn tỷ đồng, nhưng lại có nhiều tổ chức tín dụng có chênh lệch thu - chi âm.

Trong số 104 tổ chức tín dụng có chênh lệch thu - chi dương, có 20 tổ chức tín dụng có mức chênh lệch giảm so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo trên tổng hợp, các chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh ROA (chênh lệch thu-chi trên tài sản Có) và ROE (chênh lệch thu-chi trên vốn chủ sở hữu) tương ứng đạt 0,25% và 2,64%. So sánh hai chỉ số này của ngành ngân hàng với 20 nhóm ngành kinh tế của Việt Nam (được tính toán từ các công ty niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán) thì ROA đội sổ khi xếp thứ 20/20 và ROE thuộc trung bình khi xếp thứ 11/20.

Liên quan đến hiệu quả hoạt động của hệ thống, trước đây Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng nêu quan điểm rằng, với đặc thù của ngành, các ngân hàng cần có được lợi nhuận nhất định để còn có nguồn chủ động tự xử lý các rủi ro.

No comments: