Vualambao - Nước nào cũng thay đổi và đến ngay ông anh 'môi hở răng lạnh' cũng đã bỏ từ lâu vai trò độc tôn của Đảng Cộng sản trong Hiến Pháp của họ. Lời mở đầu Hiến Pháp Trung Quốc đã viết "các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội đều phải coi trọng Hiến pháp" nên Trung Quốc về danh nghĩa là quốc gia công nhận đa đảng.
.. Ấy vậy mà chỉ có Việt Nam kiên quyết không chịu đổi mới dù cho Tổng Bí Thư đã phải kêu lên "Một bộ phận không nhỏ trong Đảng thoái hóa, biến chất"... Vậy giới lãnh đạo Việt Nam muốn ngồi chờ cho đến khi Đảng CSVN đổi thành Đảng X?
Xem thêm
So sánh hiến pháp Việt - Trung - Triều
Trong cuộc tranh luận về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam đã và đang có những kiến nghị sửa đổi phần nói về thể chế, quốc hiệu, quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quyền sở hữu đất và nhiều điều quan trọng khác.So sánh hiến pháp Việt - Trung - Triều
Đây cũng là lúc cần tìm hiểu các quy định này trong hiến pháp một số nước có đảng cộng sản lãnh đạo khác ở châu Á như Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên để xem họ có thay đổi không và nếu có thì như thế nào.
Trung Quốc: Đảng và Quốc gia
Quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở TQ ẩn vào Lời Mở Đầu của Hiến pháp
Trong Hiến pháp 1982 của Trung Quốc, sửa đổi lần cuối năm 2004, quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản không được ghi ở điều 4.
Điều số 4 của họ nói về 'Quyền bình đẳng của các dân tộc và sắc tộc thiểu số ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa', và quy định về các khu tự trị.
Trong toàn bộ các chương mục của Hiến pháp CHNDTH 1982 không có điều nào về sự lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản mà chỉ gồm các quy định về bộ máy nhà nước.
Vị trí của Đảng Cộng sản chỉ được ghi ở Lời Mở Đầu rằng Đảng “lãnh đạo với mục tiêu dẫn dắt Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa”.
Như thế, đây là vai trò không phải duy nhất, vĩnh viễn và vô điều kiện mà gắn liền với một nhiệm vụ cụ thể.
Lời Mở Đầu có viết "các đảng phái chính trị, các tổ chức xã hội đều phải coi trọng Hiến pháp" nên Trung Quốc về danh nghĩa là quốc gia công nhận đa đảng.
Trung Quốc còn công nhận các đảng phái phi cộng sản ở Hong Kong và Đài Loan như một thực tế lịch sử và có giao tiếp với họ, kể cả với cựu thù là Quốc Dân Đảng.
Nhưng quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, gắn với câu về ý thức hệ Marx-Lenin và Tư tưởng Mao Trạch Đông trong Lời Mở Đầu đã được sửa đổi liên tục, trong các năm 1988, 1993, 1999 và 2004, cho thấy nhu cầu phải thay đổi để đáp ứng biến đổi của thời thế.
Chính trị Trung Quốc thể hiện sự tiếp nối rõ ràng của các thế hệ lãnh đạo
Bản năm 2004 đã thêm “tư duy Ba Đại Diện” vào cụm từ “con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với tính đặc sắc Trung Quốc và dưới sự dẫn dắt của chủ nghĩa Marx-Lenin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý thuyết Đặng Tiểu Bình”.
Đây là dấu hiệu của giai đoạn ông Giang Trạch Dân cầm quyền nêu ra thuyết Ba Đại Diện nhằm mở rộng diễn đàn chính trị cho giới doanh gia tham chính.
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã có nhiều triệu phú ngồi trong Quốc hội và kinh tế của họ đang vươn lên hàng đầu thế giới.
Như thế, quyết tâm phú cường của họ được lý thuyết hóa trong hiến pháp nhưng cũng thực hiện thành công được ngoài thực tế chứ không phải chỉ nói suông.
Sửa đổi năm 2004 cũng đánh dấu sự thăng tiến của khu vực kinh tế tư nhân, từ chỗ chỉ là ‘kinh tế cá thể của người lao động nông thôn và thành thị, đóng vai trò bổ sung cho kinh tế xã hội chủ nghĩa công ích’ (điều 11 Hiến pháp 1982), thành hẳn ‘khu vực kinh tế tư nhân’ được Nhà nước bảo vệ (điều 11, sửa đổi 2004).
Trong các phần tương tự và có ý nghĩa với Việt Nam hiện nay, Hiến pháp Trung Quốc cũng nói rõ đất đai đô thị, nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng biển, đồng cỏ, đất đai chưa có chủ “thuộc sở hữu nhà nước” (điều 9 và 10).
Như thế, Trung Quốc không duy trì khái niệm đất đai là “tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” khá mơ hồ như ở Việt Nam (điều 57, bản dự thảo sửa đổi 2013) mà cho phép chính quyền định đoạn về đất trực tiếp.
Điều này tất nhiên cũng là nguyên nhân gây ra hàng vạn vụ khiếu kiện, phản đối mỗi năm.
Bản mới trong điều 13 của Hiến pháp Trung Quốc cũng ghi rõ “Quyền tư hữu của công dân là bất khả xâm phạm”, mạnh mẽ hơn nhiều so với quy định trong Dự thảo Sửa đổi ở Việt Nam vừa công bố chỉ viết rằng “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” (điều 33).
Bắc Triều Tiên ‘cường quốc hạt nhân’
Bắc Hàn sửa hiến pháp để nêu bật vị thế 'quốc gia có vũ khí nguyên tử'
Còn tại Bắc Triều Tiên, cũng mới tháng 4/2012 đã có một đợt sửa đổi Hiến pháp, khẳng định Bắc Triều Tiên là “quốc gia có vũ khí nguyên tử”.
Nhưng sự lãnh đạo của một gia đình cũng được nêu rõ như Lời Nói Đầu của bản sửa đổi thông qua ngày 3/4/2012 viết:
“Chủ tịch Quân ủy Nhà nước Kim Jong-il đã biến Tổ quốc của chúng ta thành quốc gia bách chiến bách thắng về ý thức hệ, một nhà nước có vũ khí hạt nhân, một cường quốc bất khuất về quân sự, mở lối cho con đường xây dựng một dân tộc hùng mạnh, thịnh vượng.”
Cả 12 câu trong bản cũ của Lời Nói Đầu được dành để nói về cố chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và khẳng định học thuyết Chủ Thể (Juche) là ý thức hệ của Nhà nước.
Nếu như điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam khẳng định quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản với cả Nhà nước và Xã hội thì điều 11 trong Hiến pháp Bắc Hàn viết tương tự về quyền lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên.
Nhưng ở đây cũng có sự khác biệt.
Điều 11, Hiến pháp Bắc Hàn chỉ viết: “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thực hiện mọi nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên” nhưng không nói toàn bộ dân tộc hay xã hội phải theo Đảng này.
Điều này cũng phản ánh thực tế là miền Nam của bán đảo Triều Tiên sống dưới một chế độ khác.
Về sở hữu, Hiến pháp Bắc Hàn (điều 21) và Việt Nam giống nhau ở khái niệm “sở hữu toàn dân”, điều Trung Quốc không nêu.
Nhưng Trung Quốc có khái niệm “sở hữu công cộng xã hội chủ nghĩa” (socialist public property, điều 12) gồm cả sở hữu hợp tác xã, một di sản của thời kỳ Mao.
Ai cũng thay đổi
Hệ thống chính trị Việt Nam đang cố gắng thích ứng với biến đổi xã hội
Hiến pháp ở một quốc gia khá khép kín và gia đình trị như Bắc Hàn cũng được sửa đổi ngay mới năm ngoái, còn Trung Quốc từ 1982 đến 2004 đã chỉnh sửa hiến pháp tới bốn lần.
Với Việt Nam, sửa đổi hiến pháp lần này quả là rất cần thiết và việc luật hóa vai trò của Đảng Cộng sản cũng rất cần trong hoàn cảnh chính trị –xã hội mới.
Viết lại điều 4 thế nào, đưa quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản lên Lời Nói Đầu như tại Trung Quốc, hay giữ điều 4 nhưng chỉnh sửa, mở rộng hoặc bỏ nó cũng là cách gửi ra tín hiệu về quyết tâm thay đổi của các lãnh đạo và chuyện họ đồng ý được với nhau tới đâu.
Còn việc người dân sẽ đón nhận ra sao chắc còn tùy vào cuộc trưng cầu dân ý, nếu Việt Nam làm theo đề nghị của Chính phủ được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 11/4 vừa qua.
Và kể cả khi đã được thông qua thì một bản hiến pháp sửa đổi cũng còn cần rất nhiều nỗ lực nghiêm chỉnh để đưa vào thực tế cuộc sống.
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment