Thursday, April 11, 2013

Việc làm của SCIC cũng chính là do tội ác của Thống đốc mật vụ Bình gây ra!

Vualambao - Mang nhiều chục ngàn tỷ đi gởi những ngân hàng 'cánh hẩu' để được chi chênh lệch lãi suất bên ngoài, vậy mà SCIC ngang ngược trả lời "gửi ngân hàng là “tỉnh táo”???!!!

Theo thông tin riêng của chúng tôi, dù mang đi gởi ngân hàng, song SCIS đã có thỏa thuận với một số khách hàng 'chi chênh lệch' lót tay bên ngoài và SCIS thỏa thuận sẽ gởi tiền vào ngân hàng, những NH sẽ được phép tùy ý sử dụng 50%, còn 50% sẽ do chính SCIS thỏa thuận đua khách hàng đến để được vay...

Bằng thủ thuật này lãnh đạo SCIC dã kiếm hàng trăm tỷ đồng trên đồng tiền của nhân dân bỏ túi riêng.
Khi chính sách thắt chặt tín dụng một cách có chủ ý của Thống đốc Bình thì việc đẻ ra những thương vụ đi đêm thế này là điều rất bình thường. Cái tội cần phải xử thống đốc Bình đã đẻ ra những chính sacsh để làm cho thị trường tín dụng hỗn loạn, môi trường tiền tệ tù mù, các doanh nghiệp đột nhiên bị cắt 'máu' sắp chết thì bất cứ cứu cánh nào cũng phải chấp nhận và đó là môi trường màu mỡ để các quan tham làm tiền người dân!

Tội của Thống đốc mật vụ Nguyễn Văn Bình đáng để cho cả dân tộc Việt Nam nguyền rủa muôn đời. Hàng triệu người thất nghiệp, hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị bức tử, bị cướp, bị thâu tóm chỉ mong có ngày công lý được thực hiện để nhân dân có thể tùng xẻo tên mật vụ Thống đốc độc ác, tham lam, làm tiền trên mồ hôi, nước mắt nhân dân.

Thám tử quan
SCIC mang chục ngàn tỷ gửi ngân hàng là “tỉnh táo”?
► Đại diện Bộ Tài chính nói việc SCIC mang tiền đi gửi ngân hàng là "tỉnh táo"...

Một nguồn tin của VnEconomy cho biết, SCIC cũng đang làm báo cáo giải trình về nội dung này để gửi lên các cơ quan chức năng. Các nội dung của báo cáo này rất được công luận quan tâm.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2013, đại diện Bộ Tài chính đã lên tiếng về việc “SCIC mang tiền gửi ngân hàng kiếm lãi” đang gây xôn xao dư luận gần đây.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, nói thông tin về vụ việc là “có sự hiểu nhầm”.

Cụ thể, theo ông Tiến, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) có hai nhiệm vụ, vừa là nhà đầu tư vừa là doanh nghiệp có chức năng tái cấp vốn. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp này quản lý một quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp với nguồn vốn lên tới trên 20 ngàn tỷ đồng.

Theo quy định thì tiền vốn thuộc quỹ này được gửi ngân hàng và tiền lãi thì thu về cho quỹ, SCIC không được chi tiêu. Việc chi tiêu cụ thể thế nào sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng trường hợp cụ thể, chẳng hạn tái cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước.

Về nguyên tắc, hàng năm SCIC phải báo cáo, công bố số liệu liên quan đến quỹ, cả vốn và lãi. Báo cáo này cũng sẽ được kiểm toán.

Trong thời gian qua, do tình hình thị trường không thuận lợi, nguồn vốn trong quỹ không được sử dụng cho các hoạt động theo dự kiến và do đó, việc gửi tiền vào ngân hàng được ông Tiến đánh giá là “tỉnh táo để bảo toàn vốn nhà nước”.

“Vấn đề ở đây là phải làm rõ các thông tin về quỹ này. SCIC sẽ có cuộc họp báo công bố về vấn đề này, việc sử dụng quỹ ra sao trong thời gian qua”, ông Tiến nói.

Trước đó, một báo cáo của SCIC cho hay doanh thu tài chính năm 2012 đạt 1.568 tỷ đồng từ lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng. Từ thông tin này, một số báo chí đã nêu vấn đề vì sao SCIC lại đi gửi vốn vào ngân hàng trong khi các doanh nghiệp nhà nước khác lại cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mặt khác, có thể thấy với số tiền lãi thu về 1.568 tỷ đồng, ước tổng số tiền SCIC mang gửi tại các ngân hàng có thể lên tới 19.600 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2011 (số tiền mang gửi ngân hàng ước trên 10.500 tỷ đồng, lãi thu về khoảng 1.479 tỷ đồng)!

Sau khi thông tin này được công bố, nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng yêu cầu SCIC phải công khai các thông tin liên quan đến các khoản tiền hiện đang gửi tại các ngân hàng.

Một nguồn tin của VnEconomy cho biết, SCIC cũng đang làm báo cáo giải trình về nội dung này để gửi lên các cơ quan chức năng. Các nội dung của báo cáo này rất được công luận quan tâm. Vì sao SCIC lại gửi tiền vào ngân hàng mà không đi đầu tư, ngân hàng nào nhận được khoản tiền gửi này và lãi suất ra sao... sẽ là những vấn đề mà công luận đang chờ câu trả lời từ SCIC.

No comments: