BVB - Nhiều thập niên qua, hầu như không có chính sách nào của Đảng và Nhà nước được vạch ra có thể đi ngay vào cuộc sống, vì nhiều khi có quyết định trước của Đảng, chằng những về phương hướng mà cả về nội dung khá cụ thể, rồi từ đó qua thủ tục của Nhà nước trở thành pháp luật. Trong khi đó, cuộc sống có lối đi riêng của nó. Đổi mới ở Việt Nam cách đây 27 năm là một minh chứng.Chỉ nói riêng về lề lối chính sách và cán bộ mọi việc đều do cơ quan lãnh đạo của Đảng (Ban chấp hành trung ương hoặc Bộ Chính trị) quyết thì sau đó Quốc hội đều thông qua vì tới 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên và nguyên tắc trong Đảng là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương (gọi là nguyên tắc tập trung dân chủ). Những kỳ họp Ban chấp hành Trung ương thường ra Nghị quyết về một số vấn đề thuộc đường lối, chính sách phát triển. Bộ Chính trị cũng có những Nghị quyết về từng lĩnh vực, các đảng viên đang nắm quyền lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đưa các Nghị quyết ấy thành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện. Việc bố trí cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nhà nước (ở cả ba hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp) đều do Đảng quyết định (Ban chấp hành Trung ương hoặc Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định tùy theo chức danh). Nếu có bầu ở Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân thì chỉ là hợp thức hóa quyết định của Đảng.
Về chính sách mỗi nước áp dụng khác nhau dựa vào mức độ quan trọng cũng như khả năng thực thi của từng lĩnh vực. Ở Newzland thì chính sách được đánh giá xem xét lại mỗi quý. Nếu có kiến nghị gì thì việc trước tiên phải có kiểm nghiệm trước khi trở thành chính sách. Ví dụ như nâng giá thịt cho nông dân thì phải thực nghiệm trước khi áp dụng cho cả nước. Nhóm chính sách bao gồm các nhà kinh tế và những người ra quyết định thiết lập một nghiên cứu được tài trợ trong 7 năm mới được nghiệm thu năm 2011 cho vùng Lake Taupo. Sau đó, tổ chức hội thảo tổng kết gồm cả các nhà khoa học và nông dân, những người tham gia trực tiếp để đạt được sự đồng thuận cao về chính sách. Ở Phần Lan, chính sách được thiết lập rất dân chủ và cầu tiến, mục đích chính là vì hạnh phúc của người dân. Ngay việc rất nhỏ có nên mở rộng thư viện ở Helsinki hay không, nhà cầm quyền tổ chức xin ý kiến nhân dân từ năm ngoái để cho kế hoạch xây dựng năm 2015. Ai đến thư viện cũng thấy giấy các màu trưng bày các ý kiến góp ý và kiến nghị của dân. Các văn bản để có hiệu lực đều phải được kiểm nghiệm, xem xét đánh giá trước khi ban hành.
Về chính sách kinh tế ở Việt Nam có thể nói cũng không giống ai. Trong phạm vi bài viết này, thử làm phép so sánh một số điểm chủ yếu giữa Việt Nam và Mỹ. Nước Mỹ kinh tế tư nhân là chủ yếu nên Nhà nước sử dụng các chính sách thuế và thông qua ngân sách đầu tư công. Ngoài ra, FED điều hành vĩ mô theo các tín hiệu thị trường giúp ổn định các quan hệ vĩ mô và Chính phủ có thể thông qua các chương trình trợ giúp một số ngành bị khủng hoảng ví dụ điển hình mới đây như ngành ô tô. Mọi chương trình trợ giúp đều phải thông qua Quốc hội và được phản ánh qua ngân sách. Chính quyền không được chi vượt ngân sách. Chính phủ cũng không được lấy tiền từ một khoản nào đó (Line of Appropriated Item) trong ngân sách được thông qua để chi vào khoản khác. Ở Việt Nam, chính quyền luôn chi vượt ngân sách, không có ý thức và chịu trách nhiệm về các khoản chi. Ở Mỹ, muốn chi ở khoản này thì phải ra ngân khố xem xét xem có nằm đúng trong danh mục đó thì mới chịu ký. Nếu ai vi phạm luật dù là quan chức cấp cao cũng phải vào tù. Bộ trưởng và ngay cả Tổng thống cũng không được ra lệnh chi không đúng vì đó là vi phạm luật.
Riêng về khoa học và công nghệ, Chính phủ Mỹ đầu tư rất tập trung cho các chương trình mũi nhọn và có hợp tác với các tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận lập cơ sở rộng rãi không thiên vị cho tư nhân đầu tư. Mỹ chủ yếu chi thông qua các quỹ nghiên cứu như Tổ chức khoa học quốc gia, Viện quốc gia về sức khỏe và 21 phòng thí nghiệm quốc gia. Các chương trình nghiên cứu trên cơ sở “đặt hàng” của Chính phủ, sau khi được Quốc hội phê duyệt sẽ thông qua các tổ chức nói trên thực hiện. Các Bộ cũng có nghiên cứu riêng, với các mục đích cụ thể. Các đề tài cấp cho các Trường đại học và các Viện nghiên cứu được thông báo công khai rộng rãi để có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có những chương trình như điện gió được Chính phủ khuyến khích bằng cách giảm thuế sau khi được Quốc hội thông qua.
Do có nhiều đảng nên một chính sách của Mỹ bị cọ xát và điều chỉnh liên tục ở các buổi điều trần tại Hạ và Thượng viện để phản ánh yêu cầu của đại đa số trên cơ sở luật pháp không thiên vị và kỳ thị. Các văn bản của Mỹ thường dưới dạng luật được Quốc hội Hạ viện & Thượng viện thông qua và cụ thể hoá bởi các văn bản dưới luật của các bộ và bang . Ở Mỹ ngân sách là luật, không ai được vi phạm.
Thực tế ở Mỹ và ở nhiều nước khác, quá trình đề ra chương trình mục tiêu và chính sách không chỉ là quá trình vận động cạnh tranh của các Đảng chính trị, trong đó thường có hai Đảng lớn nhất là Đảng cầm quyền và Đảng đối lập chính (kể số Đảng chính trị cả to và nhỏ̉ thì Hoa Kỳ có hơn 100 Đảng, nước Anh có hơn 80 Đảng vv…). Tham gia rất tích cự́c vào quá trình vận động cạnh tranh đó còn có rất nhiều tổ chức của xã hôị dân sự và còn có dân, từng người dân.
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang, còn Việt Nam không phải là một nhà nước liên bang, mà là một nhà nước thống nhất. Hai loại nhà nước ấy khác nhau nhiều.̃ Từ khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ đến nay, luôn luôn có tranh chấp giữa quyền của chính quyền liên bang và quyền của chính quyền bang. Các bang đều đấu tranh mở rộng quyền của bang, hạn chế quyền của liên bàng. Trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ gần đây nhất, ứng cử viên của Đảng Cộng hoà nhấn mạnh và đòi mở rộng quyền của các bang, còn người thắng cử Obama thì nhấn mạnh và đòi mở rộng quyền của Liên bang. Vì là liên bang nên chính quyền các bang có nhiều độc lập hơn các tỉnh ở Việt Nam. Tiểu bang có Hiến pháp riêng, luật riêng, ngân sách riêng miễn là không vi phạm Hiến pháp và luật liên bang. Chi tiêu của liên bang cho tiểu bang phải được thực hiện đúng như liên bang đã quyết. Tất nhiên các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp vv… trong chương trình tranh cử chính là mục tiêu cần hoàn thành và luôn bị phe đối lập soi. Đây là điểm khác biệt cơ bản với ta. Những chi tiêu về tăng trưởng hay hỗ trợ thất nghiệp không có giá trị gì trong thực tế, đó chỉ là ý muốn/tuyên truyền mà ứng cử viên dùng để tranh cử. Quốc hội cũng chẳng ra Nghị quyết về vấn đề này. Mọi điều phải được phản ánh qua ngân sách. Vì vậy ở Mỹ gọi đó là Appropriation Bills tức là luật ngân sách. Bill có nghĩa là luật. Tuy nhiên, ở Mỹ việc thiết lập chính sách không phải mọi thứ đã hoàn hảo, bởi vậy Mỹ vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các luật sư có đất “dụng võ”!
Từ chính sách và trách nhiệm trước dân, ở Việt Nam nhìn lại một dự án cụ thể như cảng tỷ đô Lạch Huyện, Hải Phòng càng thấy rõ ý đồ của lãnh đạo lấn át tất cả đạo lý và khoa học. Thời gian qua, trên công luận nhiều tờ báo chính thống và tạp chí khoa hoc cũng đã đề cập đến bất cập của dự án nói trên. Tôi được biết sáng ngày 6/2/2013 Bộ giao thông mới phát tài liệu báo cáo cập nhật sửa đổi đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án cảng Lạch Huyện thì ngay buổi chiều cùng ngày đã tổ chức mời Hội đồng họp thông qua. Nhiều thành viên Hội đồng chắc chắn chẳng kịp đọc, hoặc không dự họp cũng là điều dễ hiểu. Dự án cảng “tỷ đô” còn ngổn ngang biết bao bất cập cả về tầm nhìn quy hoạch, lãng phí về kinh tế, tác động lớn đến môi trường xã hội, và chưa có chủ trương của Quốc hội! Giáo sư Nguyễn Lang cũng phản ánh với lãnh đạo Mặt trân Tổ quốc Việt Nam là không hiểu vì sao mà dự án còn đến 20 điểm lớn phải sửa đổi mà lại vội vã đưa ra Hội đồng để thông qua.
Đất nước đang trong giai đoạn khủng hoảng về kinh tế, nợ công đại vấn đề, nợ xấu báo động đỏ, biết bao cuộc sống của người dân còn khốn khổ trong khi chính sách đầu tư công mắc nhiều sai lầm (chưa kể đến tham nhũng). Hệ thống cảng ở nước ta hầu hết đang thua lỗ trầm trọng, không rút ra các bài học kinh nghiệm, lại tiếp đầu tư lớn cho cảng nước sâu Lạch Huyện. Muốn thông qua báo cáo ĐTM thì cần gì phải bày đặt kiểu họp “đánh úp” như thế, cứ lấy ý chí lãnh đạo mà phê duyệt. Công luận có quyền đặt ra câu hỏi vì sao 2 ông Bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường Nguyễn Minh Quang lại cố tình thúc ép Hội đồng thẩm định thông qua báo cáo ĐTM? Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng công khai nói là “chịu trách nhiệm chính trị”, nhưng cụ thể cái “trách nhiệm chính trị” đó là gì? Ra sao? Đến đâu? Nặng - nhẹ thế nào?... Thì không ai hiểu nổi! Ngay đến hình thức kỷ luật thấp nhất theo quy định của Điều lệ Đảng cũng không có. Nó chỉ là một khẩu khí rất chung chung, dễ êm xuôi, tự biện minh cho nhanh qua chuyện, cuối cùng không ai chịu trách nhiệm gì cả, rồi cũng chẳng sao! Nếu nói đó là chỉ đạo của Chính phủ thì phải công khai cho Hội đồng và người dân được biết danh tính để họ phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Dân, trước Quốc hội, chịu trách nhiệm về pháp luật, chứ không phải là chịu trách nhiệm chính trị! Các hiện tượng dựa dẫm vào "lãnh đạo tập thể", tranh công, đổ lỗi, ngâm giấm vụ việc rồi "hòa cả làng" cũng từ cái 'trách nhiệm chính trị' vô thưởng vô phạt đó mà ra.
TÔ VĂN TRƯỜNG
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment