Thursday, January 31, 2013

Máu và nước mắt đằng sau nhãn hiệu “Made in China” (Phần 1)


 
Khi mọi người mua những sản phẩm giá rẻ “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc), như quần áo, đồ dùng hàng ngày, hay đồ trang trí ngày lễ, họ hầu như không biết có rất nhiều sản phẩm trong đó được làm trong các nhà tù và trại lao động Trung Quốc, và đằng sau những sản phẩm này là những câu chuyện chưa kể thấm đầy máu và nước mắt. 

1. Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương sản xuất áo khoác trượt tuyết trẻ em để xuất khẩu sang ĐứcNhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương ở tỉnh Liêu ninh đã ép các học viên Pháp Luân Công và nhiều tù nhân khác lao động nặng nhọc để kiếm tiền cho nhà tù. Nhà tù này tập trung chủ yếu vào sản xuất quần áo, và đa phần sản phẩm là để xuất khẩu. Khoảng 33 học viên nam đã bị giam riêng biệt ở gần 20 khu giam giữ. Để “chuyển hóa” học viên, lính canh không chỉ tra tấn học viên, mà còn ép họ may quần áo với cường độ cao. Nếu một học viên có sức khỏe yếu (do bị bức hại), không đủ để vào dây chuyền sản xuất, thì người đó vẫn bị ép phải làm các việc như cắt vải. Trong số những sản phẩm lao động cưỡng bức là áo khoác trượt tuyết trẻ em được xuất khẩu sang Đức và đồ trang trí “người Tuyết” trong dịp Giáng sinh.

Bao bì đóng gói áo khoác trượt tuyết bé gái được xuất khẩu sang Đức 
 
Nhãn hiệu và thông tin sản phẩm của áo khoác trượt tuyết bé gái 
 
Thông tin sản phẩm của áo khoác trượt tuyết bé gái 

Đồ trang trí “người Tuyết” trang trí Giáng sinh 
Đơn vị sản xuất của Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương được gọi là Công ty TNHH Trang phục Trung Tế Thẩm Dương. Nguyên đại diện hợp pháp cho công ty là Lưu Quốc Sơn. Ông Lưu đã chuyển sang làm Chính ủy nhà tù năm 2012, là vị trí ông ta nhận trách nhiệm bức hại các học viên Pháp Luân Công. Người đại diện hợp pháp mới của công ty này có họ là Đinh. 
Chính quyền tại Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương đã áp dụng nhiều hình thức tra tấn lên học viên Pháp Luân Công để “chuyển hóa” họ. Trưởng nhà tù Vương Bân, Chính ủy Lưu Quốc Sơn, quản giáo trưởng của nhà tù Khâu Quốc Bân đã trực tiếp chỉ đạo để chắc chắn những tội ác này được tiến hành. 
Nhiều học viên bị đánh đập tàn bạo, bị trói vào ghế sắt, và bị cấm ăn, uống, ngủ, dùng nhà vệ sinh trong nhiều ngày. Những kẻ bức hại đã dội nước lên học viên và sốc điện họ bằng dùi cui có điện thế lên đến hàng chục nghìn vôn. Nếu người học viên bị ngất, lính canh sẽ dội nước lạnh lên đầu để đánh thức người đó dậy, và sau đó tiếp tục tra tấn. Trong suốt mùa hè, họ đặt hai hoặc ba lò sưởi quanh các học viên để “nướng” họ. Sau khi tra tấn, các học viên thường bị chóng mặt, và người họ có đầy những vết thâm tím. 
Trưởng nhà tù Vương Bân và Chính ủy Lưu Quốc Sơn thường hỏi lính canh: “Tại sao ông ta lại chưa bị chuyển hóa?”, qua đó thúc giục tăng cường tra tấn lên các học viên. Ông Quách Xuân Tán, một học viên khoảng 50 tuổi, đã bị sốc điện bằng dùi cui điện đến mức người ông có đầy những vết cắt và thâm tím. Có ba lỗ thủng do bị bỏng ở trên cổ tay phải của ông. Phần lưng của ông cũng có đầy những vết giộp sau khi họ đắp lên người ông những bao đổ đầy nước sôi. 
Các học viên bị tra tấn tàn bạo bao gồm: Lý Thượng Tư, Tôn Vĩnh Hằng, Dương Thụy Hoa, Cảnh Xuân Long, Chu Trường Minh, Trương Kim Sinh, Trương Đức, Cao Phượng Sơn, Hoàng Cương, Lý Hồng Quân, Trâu Tích Lệnh, Úy Chí Nghĩa, Mạnh Hoa, Xa Hoàn Vũ, Trương Cung Hoa, và Quách Xuân Tán. 
Sau khi bị ngược đãi, các học viên buộc phải làm việc khi bị chấn thương. 
Nhãn hiệu áo khoác trượt tuyết “Crivit” của trẻ em được sản xuất ở khu giam giữ số 04 vào năm 2011; việc sản xuất bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, cắt, may, hoàn thiện, và đóng gói. Học viên Tôn Vĩnh Hằng, ở Hải Thành, bị giam tại khu giam giữ số 04. Trước đây ông Tôn phục vụ trong quân đội và sau đó đã phục viên. Ông bị ngược đãi một thời gian dài tại Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông đã bị đưa vào một căn phòng không có video giám sát, bị trói vào ghế sắt và bị đánh. Lính canh đã “nướng” mặt và hai mắt ông bằng đèn có điện thế cao, ngoài ra họ còn không cho ông nhắm mắt trong nhiều giờ. Sau khi bị bức hại, ông Tôn buộc phải đi lao động nặng nhọc. Ông làm việc từ 06 giờ sáng đến 09 giờ tối, và đôi khi còn muộn hơn. Có lúc ông Tôn còn phải làm việc 15 tiếng không nghỉ, xếp vải, đặt chúng theo thứ tự, và cắt các cây vải bằng kéo điện. 
Nhà tù số 01 thành phố Thẩm Dương vẫn buộc các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác sản xuất đồ may mặc để xuất khẩu dưới các nhãn hiệu khác nhau. 
2. Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh – Một nhà máy bất hợp pháp 
Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh tra tấn các học viên Pháp Luân Công nhằm nỗ lực buộc họ từ bỏ niềm tin của mình. Hơn mười học viên đã bị bức hại đến chết ở nhà tù này. Người ở nhà tù cũng ép các học viên và các tù nhân khác đi lao động khổ sai. Cơ sở này có một xưởng may, một xưởng sản xuất giấy, và một xưởng sản xuất đồ mỹ phẩm (dây chuyền đóng chai), cùng những thứ khác. Đó là một nhà máy quy mô lớn và bất hợp pháp. 

Những sản phẩm được làm bởi lao động khổ sai từ nhà tù nữ Liêu Ninh: Bộ chăm sóc da Aglaia (2011, sản xuất tại đội số 04, khu giam giữ số 10 của nhà tù) 
Khu giam giữ số 10 ở nhà tù không chỉ sản xuất đồ may mặc, mà còn sản xuất mỹ phẩm. Những sản phẩm này được sản xuất theo dây chuyền: đổ đầy, đóng nắp, in mã vạch, đóng hộp, dán nhãn, niêm phong, đóng gói, và lưu trữ kho. Những sản phẩm này được làm bởi đội số 04 thuộc khu giam giữ số 10 của nhà tù. Có khoảng 60 người trong đội số 04, bao gồm các học viên Pháp Luân Công. Lính canh ra lệnh mỗi tù nhân phải sản xuất ít nhất 10.000 chai (hoặc 30.000 – 40.000 chai nhỏ) mỗi ngày. Cả 60 người đều phải ăn ngay tại xưởng, và họ phải hoàn thành việc ăn uống trong vòng năm phút. Phòng vệ sinh chỉ giới hạn mở hai đến ba lần mỗi ngày. 
Từ năm 2009 đến năm 2011, các học viên Vương Bội Dung, Vương Thục Hiền, Lý Ngọc Hoa và Thiệu Trường Hoa bị ép phải sản xuất mỹ phẩm Aglaia. Đới Tĩnh, Trưởng khu giam giữ số 10, và nhiều lính canh khác đã xúi giục Hồ Thu Hà, Vương Mẫn cùng nhiều người khác lăng mạ và đánh đập các học viên. 
Bà Vương Thục Hiền thường bị mắng chửi ở xưởng. Bà Lý Ngọc Hoa bị giam ở phòng nhỏ trong 15 ngày vì bà nói với những người khác về Pháp Luân Công. Bà Hoắc Tú Cần đã bày tỏ rằng tu luyện Pháp Luân Công vô tội, và từ chối đi lao động khổ sai. Lính canh đã xúi giục tù nhân đánh đập và lăng mạ bà, không cho bà ngủ vào buổi đêm, và phê phán bà trong các cuộc họp. Vào mùa đông năm 2010, lính canh đã đưa bà Hoắc đến xưởng Aglaia và nhốt bà trong một phòng nhỏ, không có máy sưởi, bên cạnh phòng vệ sinh của xưởng. Bà Hoắc bị nhốt ở đó từ 06 giờ 40 phút sáng đến 07 giờ tối hàng ngày. Bà gần như bị lạnh cóng trong cả mùa đông, và huyết áp của bà tăng lên hơn 200 mmHg. Bà đã ở trong tình trạng nguy kịch trước khi được bảo lãnh để chữa bệnh. 
[còn tiếp] 
((theo vn.minghui)

No comments: