Vậy mà giờ đây cả gia đình đối mặt với vòng lao lý vì bè lũ tham quan thâu tóm. Sacombank đã mất trắng vào tay Trầm Bê và Eximbank.
Nay đến lượt công ty mía đường đang bị bà Thái Hương - Chủ nhân của cái ngân hàng chết yểu Bắc Á sẵn dịp tấn công để cướp.
'Hoạ vô đơn chí'? Tương lai mất trắng sự nghiệp mía đường là có thể nhìn thấy trước. Gia đình Đặng Văn Thành đã là một nạn nhân điển hình của bè lũ đồ tể bạo chúa tham nhũng cấu kết cùng các bố già đen đến trấn lột doanh nghiệp!
Rồi sẽ còn bao nhiêu doanh nghiệp rơi vào cảnh bị bức tử, ăn cướp trắng trợn thế này? Cái Mô - tuýp dùng lực lượng an ninh nhảy vào điều tra, hình sự hoá để chủ các doanh nghiệp 'tối mặt, tối mũi' vào đối phó với cơ quan điều tra, không có tâm sức cho hoạt động kinh doanh và cổ phiếu trên sàn chứng khoán tuột dốc không phanh, phối hợp với một lệnh miệng được ban ra từ ông Thống đốc Bình "Cấm không được cho chúng nó vay, nếu trái lệnh sẽ cho thanh tra, giám sát..."...
Với những ngón đòn bủa vây tứ phía như vậy làm sao còn 'con mồi', 'con gà béo' nào sống sót nổi????
Những vụ thâu tóm, ăn cướp vừa qua đã theo đúng Mô-tuýp đó. Những nạn nhân đều là những doanh nhân lặn lội cả cuộc đời vì sự nghiệp, chịu bao cay đắng như bà Diệu Hiền ""Nữ hoàng Thuỷ sản" nay đã rơi vào tay bố già Đỗ Quang Hiển, như Sacombank - Top 5 NH Việt Nam đã rơi vào tay bố già Tàu Trầm Bê và đồng bọn Eximbank, như Ngân hàng HBB thương hiệu 20 năm xây dựng mát trắng vào tay bố già Hiển, CEO bị sỉ nhục hạ cấp xuống thành nhân viên thu hồi nợ, như chị em Đặng Thành Tâm mất trắng ngân hàng vào tay kẻ không có một xu....
Cơ nghiệp cả đời đều mất trắng qua đêm và chân dung những kẻ cướp ngày đều là lũ tham quan, làm ăn chụp giựt, dùng quyền lực để trấn áp, đều chỉ có bằng đó gương mặt mà chỗ nào cũng thấy. Đó là Nguyễn Thanh Phượng, đó là Hồ Hùng Anh, đó là Nguyễn Đăng Quang, đó là Trầm Bê, đó là Nguyễn Đức Kiên, đó là Thái Hương ... Nhưng trên tất cả chính là những Quái thai - sản phẩm của chế độ độc Đảng như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Văn Bình.... bằng đó gương mặt đã thao túng toàn bộ nền chính trị và kinh tế của Việt Nam, đang điều hành đất nước theo kiểu Mafia, không luật pháp, chỉ có nhà tù, bắt cóc, ép cung, giả mạo hồ sơ, bức tử....
Rồi các doanh nhân chân chính của Việt Nam sẽ đi về đâu?
Mía đường SBT có còn 'ngọt'?
Sau gần 2 năm đầu tư vào SBT kể từ khi Bourbon ra đi, Thành Thành Công, Đặng Thành đã nhận tổng cộng 63% cổ tức bằng tiền.
Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT) gần đây được nhắc tới nhiều. Nguyên nhân có nhiều nhưng có lẽ những vấn đề liên quan đến nhân sự và biến động khối lượng giao dịch khiến cổ phiếu này trở nên thu hút sự quan tâm của giới đầu tư nhiều hơn.
Bourbon ra đi, Thành Thành Công đến
Bourbon ra đi từ năm 2010 tạo nên một cuộc chuyển giao lịch sử giữ nhà đầu tư của tập đoàn Bourbon đến từ nước Pháp sang những nhà đầu tư trong nước. Bourbon bán thỏa thuận 97 triệu cổ phiếu (tính đến thời điểm chuyển nhượng, lượng cổ phiếu này chưa niêm yết) cho Công ty Thành Thành Công , Công ty TNHH Đặng Thành và bà Nguyễn Thị Thúy Liễu với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Nữ hoàng mía đường Huỳnh Bích Ngọc lần đầu tiên xuất hiện trên báo cáo thường niên của SBT năm 2010 phát hành vào tháng 4/2011 sau khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT SBT hồi tháng 12/2010.
Sau công cuộc chuyển giao lịch sử là việc niêm yết bổ sung hơn 97 triệu cổ phiếu trước đây chưa niêm yết được tiến hành. Lượng CP này chính thức có hiệu lực niêm yết từ 30/5/2011.
Cổ phiếu quỹ đạt 14 triệu đơn vị giá thấp
Nói về cổ phiếu quỹ đôi khi nhà đầu tư vẫn nghĩ như một loại "của để dành". Thống kê cổ phiếu quỹ của công ty cho thấy, tính đến 30/9/2012, công ty có 14 triệu cổ phiếu quỹ với giá mua vào bình quân 12.330 đồng/CP. Thị giá hiện tại (ngày 7/11/2012) của SBT đạt 16.200 đồng. Nếu tính theo mức giá này, thặng dư vốn từ bán lượng cổ phiếu quỹ trên ước tính khoảng 30%.
Biến động cổ phiếu quỹ của SBT
|
|||||
1/01/2010
|
31/12/2010
|
30/6/2011
|
31/12/2011
|
30/6/2012
|
|
Giá trị CPQ (tỷ đồng)
|
5.54
|
5.54
|
12.01
|
139.40
|
172.63
|
Số lượng (CP)
|
673,470
|
673,470
|
1,279,520
|
11,344,100
|
14,000,000
|
Giá vốn (đồng/CP)
|
8,226.76
|
8,226.76
|
9,386.99
|
12,287.90
|
12,330.50
|
Cơ cấu cổ đông không đổi
Ngoại trừ liên tục mua vào cổ phiếu quỹ nâng tổng lượng cổ phiếu quỹ nắm giữ đến nay lên đến 14 triệu cổ phiếu thì công ty không có nhiều biến động. Hầu hết cổ đông có được SBT sau khi Bourbon ra đi hầu hết đều ở lại.
Kể cả khi thị giá cổ phiếu đạt ngưỡng gấp đôi giá mua vào, Thành Thành Công, Đặng Thành là 2 cổ đông lớn nhất cũng không hề mua vào, bán ra cổ phiếu. Họ đầu tư lâu dài.
Cổ tức
Không lướt sóng theo thị giá nhưng các cổ đông trung thành với SBT được hưởng cổ tức đều đặn hàng năm với mức khá cao. Năm 2011, cổ tức bằng tiền cổ đông nhận được là 30% và năm 2012 kế hoạch cổ tức là 20%. Với việc chốt quyền trả cổ tức 15% vào ngày 15/11 tới đây, Thành Thành Công và Đặng Thành đã thu về hơn 100 tỷ đồng cổ tức bằng tiền.
Và, nếu tính từ khi Bourbon ra đi, với việc nhận thêm cả 2 đợt cổ tức năm 2010 (chốt quyền vào 23/10/2010 và 10/5/2011) thì tổng cổ tức bằng tiền lên đến 63%. Đây là một con số không nhỏ. Sau gần 2 năm đầu tư vào SBT, ''họ'' đã nhận tổng cộng 63% cổ tức bằng tiền.
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
Kết quả kinh doanh giảm so với 2011
Tuy sụt giảm mạnh so với năm thuận lợi với mía đường 2011 nhưng kết quả kinh doanh của SBT khá so với thị trường. EPS 9 tháng đầu năm 2012 đạt 1.972 đồng.
Nhân sự biến động
Sau ĐHCĐ thường niên tổ chức ngày 12/4/2012, bà Đặng Huỳnh Ức My được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay mẹ. Sau 3 tháng, cùng lúc công ty bổ nhiệm 3 phó Tổng giám đốc mới.
Đầu tháng 11, cùng với sự biến động liên quan việc các thành viên trong gia đình bị tạm giữ để điều tra, bà Huỳnh Bích Ngọc rút chân khỏi HĐQT và bổ nhiệm ông Thái Văn Chuyện lên thay.
Nhiều con sóng bất ngờ, nhạy cảm với thông tin
Hồi tháng 4, đón sóng ĐHCĐ, cổ phiếu SBT đã có đợt tăng trên 50% nâng giá cổ phiếu từ khoảng 14.000 đồng lên gần 22.000 đồng/CP.
Tháng 8/2012, thông tin KQKD 6 tháng đầu năm với mức lãi giảm hơn 35% so với cùng kỳ đã khiến giá cổ phiếu biến động khá mạnh.
Thời điểm những thông tin về người thân trong gia đình bà Huỳnh Bích Ngọc được đưa ra, cổ phiếu SBT cũng biến động mạnh. Thống kê dư bán cổ phiếu SBT ngày 2/11/2012 (phiên giao dịch ngay sau ngày chồng bà Huỳnh Bích Ngọc bị mời lên điều tra) cho thấy tổng dư bán lên đến 3,95 triệu cổ phiếu.
Nhìn vào thống kê đặt lệnh có thể thấy, dù thông tin không trực tiếp liên quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cổ phiếu này đã đối mặt với 2 phiên bán mạnh. Lệnh bán chất vào hệ thống trong khi khớp chỉ chưa đầy 65.000 đơn vị vào 2 ngày 2 và mồng 5/11.
Sang ngày 6, 7/11, sau khi thông tin nhân sự liên quan tạm lắng xuống thì lực mua xuất hiện. Nhà đầu tư tranh mua cổ phiếu giá thấp nên dư mua khủng còn tình trạng tiết cung xảy ra.
Thanh Hiên
Theo TTVN
NHỮNG BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 2 7.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng 13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
HỒ SƠ BẮC Á& SỮA TH TRUE MILK HỒ SƠ LIÊN QUANMAFIA HỒ SƠ MASAN TECHCOMBANK HỒ SƠ VỀ NH PHƯƠNG NAM & TRẦM BÊ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK
2 comments:
Quốc nạn ngày càng trầm trọng
> Quốc sách & quốc nạn
TP - Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được thông qua cách đây 7 năm. Lúc đó không khí trong Quốc hội (QH) và toàn dân đều phấn khởi hy vọng chúng ta rèn một thanh Thượng phương bảo kiếm để phen này dẹp tan quốc nạn.
Đến nay quốc nạn dường như ngày càng trầm trọng. Cũng giống như chống dịch bệnh, khoanh được nơi dịch bệnh cư trú là đã thành công hơn nửa. Tham nhũng chỉ có ở những người có quyền, cụ thể hơn là có quyền định đoạt tài sản công, ngân sách, đất đai, dự án…
Hồi đó tôi có rút tít cho bài phát biểu của mình bằng câu điệp khúc thiêng liêng “đấu tranh đây là trận cuối cùng”.
Vậy mà trận cuối cùng trường kỳ đã 7 năm vẫn chưa có thành quả. Những kiểm điểm nghiêm khắc và thẳng thắn vừa qua của Đảng và quyết sách phê bình và tự phê bình nói lên rằng luật hiện hành đã không có hiệu quả.
Để sửa luật phải đánh giá cho đúng Luật PCTN năm 2005 và nếu dũng cảm thừa nhận rằng đã thất bại thì mới mong sửa thành công.
Thất bại dường như đã được báo trước, bởi năm 2005 khi thảo luận dự luật thì ngoài xã hội và ngay trong diễn đàn QH nhiều lần nhắc đến thành ngữ “vừa đá bóng, vừa thổi còi” - khi đưa ra cơ chế đứng đầu cơ quan chỉ đạo PCTN là cơ quan hành pháp.
Nhìn lại 7 năm qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả, kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và lại được nhân dân cổ vũ mạnh.
Khi lâm trận súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có đầu. Quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là quân ta cả. Chỉ có một số vị vụng về nên bị lộ hay bị dư luận báo chí phát hiện mới bị xử lý.
Từ 92 điều hiện hành, Luật sửa đổi nâng lên thành 102 điều, trong đó dành rất nhiều cho việc thực hiện sự minh bạch, công khai, nội dung rất chi tiết, nhưng tính khả thi vẫn còn là một dấu hỏi.
Thử hỏi vào thời điểm này có nhân viên cơ quan nào công khai đọc bảng kê khai tài sản của sếp, tìm tòi, phát hiện để yêu cầu sếp cung cấp thông tin mà vẫn giữ được chỗ làm việc của mình?
Thực tế có muốn tìm tòi cũng khó vì chúng ta đang sống trong một nền tài chính lạc hậu, tiêu tiền mặt, chưa hề quản lý và đánh thuế tài sản, lại thêm những mối quan hệ xã hội nhằng nhịt đến mức yêu cầu phải bắt tận tay, day tận trán việc đưa tiền mặt cho nhau thì mới đủ quy kết về tội hối lộ. Do vậy, mọi sự minh bạch quy định trong luật là điều khó thực hiện.
Nói như vậy không phải là bó tay. Tuy nhiên, trong dự thảo sửa đổi lần này chúng ta vẫn chưa quan tâm, khai thác nhân tố mà trong mọi tổng kết đều đã thừa nhận.
Đó là vai trò của dư luận xã hội nói chung mà hạt nhân là báo chí. Điều bổ sung trong dự thảo lại quy định cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin tài liệu theo yêu cầu của người đứng đầu Viện kiểm sát và Tòa án cùng cấp để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng y như đối xử với người dưới quyền.
Trong khi đó, không hề có biện pháp bảo vệ an toàn cho các nhà báo, cơ quan báo chí. Đáng ra phải là sự cộng tác có trách nhiệm thì trong luật lại là sự ràng buộc như điều kiện, khiến cho tốt nhất là các nhà báo đừng dính vào đấu tranh chống tham nhũng, vừa nghỉ cho khỏe, vừa tránh được những cạm bẫy nguy hiểm.
Nói cách khác, nếu chúng ta nhận thấy vũ khí sắc bén của báo chí thì thay vì mài cho sắc nay ta lại rũa cho cùn. Nhất là khi những biện pháp để bảo vệ nhân chứng hầu như chưa được khuyến khích để người dân có trách nhiệm vào cuộc.
Tóm lại, điểm mấu chốt để cho lần sửa đổi này mang lại hiệu quả thiết thực - dù không ảo tưởng nó sẽ giúp chúng ta diệt tham nhũng đến tuyệt chủng ngay lập tức - thì phải có một đầu não trong sạch, kiên cường như hình tượng lý tưởng trong dân gian là nhân vật Bao Công.
Phải mở ra một mặt trận rộng rãi để các tầng lớp nhân dân trong đó có báo chí vào cuộc. Đồng nghĩa, phải củng cố lòng tin thì mới vào trận được. Đáng tiếc là điều này chưa thấy rõ trong bản dự thảo sửa đổi.
Dương Trung Quốc
Nói thật với các bạn:
Vay vốn ODA là để xây dựng và phát triển đất nước. Ra làm ăn nhất là với người nước ngoài thì Tiền của nhà đầu tư phải được theo dõi và báo cáo rõ ràng…
Lại xét đến người đi vay thì phải có trách nhiệm báo cáo và trả tiền cho nhà đầu tư.
Nếu để xảy tham nhũng thì sẽ rất khó khăn cho nhân dân do phải đóng thuế trả nợ vay nước ngoài.
Nếu không có tiền thì phải in thêm tiền. In tiền nhiều thì tiền sẽ mất giá.
Cho nên, chúng ta bắt buộc phải làm việc có trách nhiệm và tránh để tham nhũng ăn tàn mạt đất nước…hại bà con phải trả nợ hoài không hết cho đến đời con cháu…
Tất cả những nhân tố này dẫn đến việc tôi bị hại, bị xâm hại quyền con người 1 cách rừng rú và không có pháp luật.
Nhưng vì tôi làm là vì lương tâm và trách nhiệm, góp 1 phần nhỏ xây dựng đất nước minh bạch hơn cho tương lai của Việt Nam . Vì nếu làm ăn gian dối, phi pháp thì người nước ngoài sẽ không cho vay nữa và sẽ mất lòng tin trên trường quốc tế.
Như vậy, đất nước sẽ nghèo nàn hơn do tham nhũng.
Tin rằng các bạn cũng hiểu được điều này!
http://blog.yahoo.com/giaohaoganxa1212/articles/1090310/index
Post a Comment