Sunday, October 7, 2012

Sài Gòn Tiếp Thị bị 'thanh tra toàn diện'


Cập nhật: 22:13 GMT - thứ bảy, 6 tháng 10, 2012



Đoạn tin trên chưa thấy xuất hiện trên Tuổi Trẻ Online

Tin cho hay báo Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) bị 'thanh tra toàn diện' để làm rõ một số nội dung, trong có thực hiện tôn chỉ, mục đích của tờ báo.

Báo Tuổi Trẻ TP. HCM phiên bản báo in hôm thứ Bảy 6/10 trong mục tin ngắn 20 giây cho hay báo SGTT bị thanh tra toàn diện và "một số nội dung thanh tra yêu cầu làm rõ" là: thực hiện tôn chỉ, mục đích của báo; tổ chức, hoạt động; chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính kế toán; quản lý, sử dụng và quyết toán các nguồn kinh phí...
Cần bắt ngay Vũ Đình Thường  Lại Tuyệt mật  Vũ đình thường bịt miệng báo chí về Văn Giang Thủ Tướng bịt miệng dân
Đoạn tin ngắn của Tuổi Trẻ không cho biết thêm chi tiết gì khác và cũng chưa thấy xuất hiện trên phiên bản online.

SGTT là báo của Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM.

Quyền Tổng biên tập hiện nay là ông Nguyễn Xuân Minh.

Trong các nội dung thanh tra liệt kê ở trên, việc thực hiện tôn chỉ và mục đích của báo là vấn đề đã được đặt ra một thời gian gần đây.

Đầu tháng Tư, trong một hội nghị của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã phát biểu về chủ đề báo chí và truyền thông, trong đó ông nhắc tới việc mà ông gọi là 'sai tôn chỉ'.

Ông Huệ được dẫn lời nói: "Tôn chỉ mục đích có rồi sao không theo? Báo của tổ chức này sao lại nói về lĩnh vực của tổ chức khác? Vì sao báo về tiếp thị lại đi viết về chính trị?”.

Sau đó, SGTT đã bỏ chuyên mục Câu chuyện triết học với sự đóng góp thường xuyên của cây viết Bùi Văn Nam Sơn.
Gặp rắc rối

Báo SGTT ra đời từ năm 1995, và trong khoảng một thập niên nay nổi lên như một tờ báo không chỉ chuyên về kinh tế mà còn đề cập tới nhiều vấn đề chính trị-xã hội nóng bỏng.

Người được cho như có công gây dựng phát triển tờ báo này từ đầu là bà Vũ Kim Hạnh, cựu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ TP. HCM, người bị cho thôi chức vì 'phạm khuyết điểm' năm 1991.

Dưới sự lãnh đạo của bà Kim Hạnh, SGTT cũng quy tập một số nhà báo có kinh nghiệm từ các tờ báo khác, đặc biệt là Tuổi Trẻ.

Chính SGTT đã khởi xướng ra Chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao.

SGTT đã có lúc nằm trong danh sách các báo thành công nhất ở Việt Nam khi dám đề cập về các chủ đề bị cho là nhạy cảm.

Một trong số các cây bút được cho đã góp phần mang lại tên tuổi cho SGTT là nhà báo Huy Đức, người vào tháng 8/2009 bị ngừng hợp đồng vì 'bất đồng quan điểm với tòa soạn' sau một bài viết của ông.

Có ý kiến cho rằng các rắc rối xung quanh SGTT nảy sinh gay gắt sau khi tờ báo này trong mục Góc nhìn hôm 24/4/2009 đăng bài của ông Huy Đức tựa đề Bấm Ngay thẳng về vụ chính quyền tỉnh huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cưỡng chế thu hồi đất trồng cây cao su để làm khu công nghiệp An Tây, trong đó có diện tích đất khá lớn thuộc về gia đình bà Hai Tâm, chị gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sau đó, tháng 3/2011, Tổng biên tập SGTT lúc đó là ông Đặng Tâm Chánh cũng bị điều động làm công việc khác, thay bằng quyền Tổng biên tập Nguyễn Xuân Minh.

1 comment:

Điện Hải said...

Thế mới biết "nền báo chí VN XHCN": và bàn tay "bạch tuộc" vươn ra khắp hang cùng ngõ hẽm của xã hội VN này. Hỡi các tòa soạn và phóng viên ăn lương nhà nước! Hãy viết như tôn chỉ mục đích và kim chỉ nam của ban tuyên huấn TW và suy ngẫm như người dân VN yêu nước chân chính. Điều đó giải thích cho câu hỏi: tại sao người dân thích đọc các báo của Dân làm báo, quan làm báo và vua làm báo? Đó chính là nhân dân "đói" sự thật. Sự thật ở VN thật khó mà được đọc trên 700 tờ báo ăn lương của Chính phủ.