Thursday, September 20, 2012

Ls Triển nói về việc Đại biểu QH 'kêu cứu'


Đại biểu Thành Tâm và Tổng thống Obama
(20.09.2012)- Sài Gòn - Chào quý vị ông Đại biểu quốc hội vừa làm đơn kêu cứu lên Bộ chính trị và đồng thời gửi thư kêu cứu này đến một số cơ quan truyền thông. Ý kiến của luật sư về việc kêu cứu này của ông đại biểu quốc hội sẽ ra sao? Mời quý vị xem hay nghe cuộc phỏng vấn sau giữa luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật sư Vì Dân, với phóng viên Thomas Việt.
 'Hiệp sĩ' Tràn Hưng Quốc 'thách đấu' Thủ Tướng về các 'Quả đấm thép'
 'Thách đấu' Thủ Tướng Những điều Đảng viên không được làm      'Thách đấu' Thủ Tướng trên võ đài   Thủ Tướng lại lãng phí của dân    Thủ Tướng bị 'Lừa'!     KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc'        Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng Thomas Việt: Chào luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật sư Vì Dân. Vừa qua ông Đại biểu quốc Hội Đặng Thành Tâm kêu cứu lên Bộ Chính Trị về việc bắt bớ các nhân viên của Ông Tâm, mà theo ông Tâm là "rất bất bình thường". Về mặc pháp luật Việc Nam Hiện Hành thì theo LS việc cầu cứu lên Bộ Chính Trị với việc làm đơn tố cáo cài nào đúng và hiệu quả hơn?


Ls Trần Đình Triển

Ls Trần Đình Triển: Thật ra về mặt thủ tục khiếu nại, nếu nhân viên ông Thành Tâm bị bắt giam và khởi tố, thì theo quy định của bộ luật hình sự thì những người bị can bị cáo hay thân nhân của họ, thậm chí là thủ trưởng của họ hay cơ quan của họ có quyền khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền. Trước hết là cơ quan điều tra trực tiếp và cơ quan viện kiểm sát. Nếu cơ quan điều tra cấp quận và cấp tỉnh không giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cấp trên, đó là Bộ công an và Viện kiểm sát tối cao và Ủy ban tư pháp quốc hội. Hoặc với tư cách là Đại biểu quốc hội, trong luật tổ chức Quốc hội thì Đại biểu Quốc Hội khi nhận được đơn hoặc có ý kiến cũng có quyền gửi văn bản của mình đến các cơ quan tiến hành tố tụng để họ xem xét trước, nếu họ xem xét không thảo mãn thì gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để vượt cấp lên các cơ quan có thẩm quyền và cũng có quyền gửi lên Bộ chính trị để xem xét. Tập thể Bộ chính trị khi xem xét một sự việc để đảm bảo quền lợi chính đáng cho người dân hay để đảm bảo cho đúng pháp luật thì điều đó cơ quan nào cũng có quyền. Nhưng phải theo một trình tự nhất định và đảm bảo theo đúng nguyên tắc quy định của pháp luật. Những việc trên hầu đảm bảo tính khách quan và tránh oan sai.

Thomas Việt: Về pháp lý thì đại biểu Quốc Hội thì có thể so sánh gì với Bộ Chính Trị.
Ls Trần Đình Triển: Hai việc khác nhau, một bên là cơ quan lập pháp, Đại biểu quốc hội hoạt động theo luật tổ chức Quốc hội; Còn Bộ chính trị, đây là cơ quan của tổ chức đảng là cơ quan lãnh đạo. Ngoài đại hội đảng toàn quốc thì tập thể Bộ chính trị được đảng giao cho để xem xét những vấn đề quan trọng của đời sống kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Nên việc gửi đơn khiếu nại đến Bộ chính trị vẫn có thể nhưng khi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết không thấu tình đạt lý thì có quyền gửi ra Bộ chính trị để xem xét, với vai trò của Bộ chính trị là xem xét những vụ việc lớn những việc nhỏ mà lại tác động chung đến tâm lý xã hội hay nền kinh tế xã hội thì Bộ chính trị cũng phải xem xét để đảm bảo đúng khách quan và đúng pháp luật

Thomas Việt: Cảm ơn và chúc bình an luật sư Trần Đình TriểnTheo Thomas Việt
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO

No comments: