Wednesday, December 3, 2014

Đặng Chí Hùng: BẢN CÁO TRẠNG TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CSVN VÀ HỒ CHÍ MINH (phần 6)

dangchihung-canadaĐặng Chí Hùng

Kính thưa quý vị !
Tội ác của cộng sản Việt Nam đối với dân tộc chúng tôi là không thể chối cãi. Ngoài những tội ác mà tôi đã nêu thì cộng sản Việt Nam hiện nay còn có những tội ác khác về mặt xâm phạm nhân quyền. Mặc dù cộng sản Việt Nam đã ký vào công ước nhân quyền và đã được ngồi vào ghế nhân quyền của hội đồng LHQ nhưng cái cách mà cộng sản thực hiện nhân quyền là vô cùng vô lý.


 
1.Xét về công ước nhân quyền mà cộng sản đã ký thì :
 
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.
Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.
Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
 
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
 
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
 
Điều 20:
 
1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
2) Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
 
Trích nguồn từ bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền mà cộng sản đã ký từ chính thư viện pháp luật cộng sản Việt Nam.
 
2.Xét về “BÁO CÁO QUỐC GIA KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM” thì cộng sản Việt Nam tuyên bố:
 
7. Trải qua lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam trân trọng giá trị thiêng liêng của các quyền con người, trước hết là quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do quyết định vận mệnh của mình, quyền được sống trong sự tôn trọng nhân phẩm. Bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khắc ghi những quyền này. Qua quá trình hoàn thiện để đáp ứng tình hình đất nước, các bản Hiến pháp năm 1959, 1980 và đặc biệt là Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) không chỉ thừa nhận và bảo đảm đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với luật pháp quốc tế mà còn khẳng định rõ Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, có trách nhiệm bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.
 
10. Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế – xã hội và luôn nhất quán trong việc đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người. Hiến pháp 1992, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng trước pháp luật; quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú trên đất nước Việt Nam; quyền khiếu nại và tố cáo; quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khỏe… không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tiếp tục cụ thể hóa các quyền này, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về nhân quyền.
 
23. Quyền lập hội của người dân được bảo vệ bằng các đạo luật quan trọng và nhiều văn bản dưới luật liên quan, cụ thể là tại Điều 69 Hiến pháp 1992, và tại Nghị định số 88/ 2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Ở Việt Nam hiện có 380 hội có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố (so với 115 vào năm 1990); 18 tổ chức công đoàn ngành, 6.020 tổ chức ở cấp địa phương, và hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội.
24. Việt Nam có khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của con người và không ngừng phấn đấu đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân. Tính đến 2008, ở Việt Nam có 12 tôn giáo, trong đó một số tôn giáo có đông tín đồ như Phật giáo, Công giáo, Tin lành … . Các sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt các ngày lễ lớn hàng năm của nhiều tôn giáo được tổ chức trọng thể với hàng trăm nghìn tín đồ tham gia. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản LHQ năm 2008 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 4.000 tăng ni, phật tử trong đó có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các cơ sở thờ tự liên tục được cải tạo hoặc xây mới. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì và mở rộng. Nhiều chức sắc và nhà tu hành Việt Nam được cử đi đào tạo tại nước ngoài (Mỹ, Pháp, Ý, Ấn Độ …). Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động tham gia nhiều hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo… đóng góp cho quá trình xây dựng đất nước, đồng thời có quan hệ quốc tế rộng rãi; đại diện chức sắc các tôn giáo tham gia nhiều diễn đàn quốc tế, đối thoại tôn giáo, tín ngưỡng, giao lưu học hỏi, trao đổi giáo lý, giáo luật tại các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN…
 
25. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in với 850 ấn phẩm, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất (đài truyền hình Việt Nam phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt Nam), 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản. Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn mức trung bình của châu Á (18%). Ngoài hệ thống thông tin, báo chí, truyền thông trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp cận với hàng chục hãng thông tấn, báo chí và kênh truyền hình nước ngoài, như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN và nhiều báo, tạp chí quốc tế lớn khác.
 
Trích nguồn từ phúc trình thực hiện nhân quyền của bộ ngoại giao nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
 
3. Công ước chống tra tấn mà cộng sản Việt Nam đã ký thì :
 
Công ước chống tra tấn (tên đầy đủ là Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục – CAT, 1984)có hiệu lực từ ngày 26/6/1987.
 
Công ước có các nội dung cơ bản như sau:
 
Điều 1 đến 16 (Phần I): các điều khoản nội dung quy định các nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước cần áp dụng trong pháp luật quốc gia. Đây là những nội dung quan trọng nhất của Công ước.
Điều 17 đến 24 (Phần II): thẩm quyền và các phương thức hoạt động của Ủy ban chống tra tấn, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi Công ước (thông qua việc xem xét báo cáo định kỳ của các quốc gia, nhận khiếu nại của các nạn nhân tra tấn, điều tra tình hình thực tế…)
 
Điều 25 đến 33 (Phần III): các khía cạnh kỹ thuật về ký kết, phê chuẩn Công ước, thủ tục sửa đổi, việc bảo lưu Công ước.
Cụ thể hơn, các điều khoản trong Phần I (chủ yếu là các nghĩa vụ quốc gia) có nội dung cơ bản như sau:
 
Điều 1: nêu một định nghĩa “tra tấn”, vì mục đích của Công ước. Mặc dù dựa trên Tuyên ngôn, định nghĩa của Công ước đã có những thay đổi so với Tuyên ngôn.
Điều 2: nghĩa vụ thực thi các biện pháp lập pháp, hành chính và tư pháp hiệu quả và các biện pháp khác để ngăn chặn hành vi tra tấn; khẳng định tính tuyệt đối của chống tra tấn trong mọi hoàn cảnh.
Điều 3: nghĩa vụ không được trục xuất, trả về một quốc gia có nguy cơ sử dụng tra tấn.
Điều 4: nghĩa vụ bảo đảm pháp luật hình sự quy định các tội phạm về tra tấn (nghĩa vụ “hình sự hóa”).
Điều 5: nghĩa vụ xác lập thẩm quyền pháp lý phổ quát, truy tố hoặc dẫn độ thủ phạm của tra tấn để truy cứu tại quốc gia khác.
Điều 6: giam giữ, điều tra ban đầu, thông báo.
Điều 7: nghĩa vụ khởi tố hoặc dẫn độ thủ phạm, thu thập chứng cứ, bảo đảm quyền xét xử công bằng.
Điều 8: coi tra tấn là một tội phạm có thể dẫn độ, căn cứ pháp lý của Công ước
Điều 9: nghĩa vụ của các quốc gia hỗ trợ nhau trong thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến tra tấn.
Điều 10: nghĩa vụ phổ biến thông tin về cấm tra tấn, đào tạo cho các lực lượng thực thi pháp luật và những người khác về lĩnh vực này.
Điều 11: nghĩa vụ thường xuyên rà soát các quy định về thẩm vấn, giam giữ nhằm chống lại tra tấn.
Điều 12: bảo đảm điều tra nhanh chóng và khách quan các hành vi tra tấn đã xảy ra.
Điều 13 – 14: nạn nhân của tra tấn được bảo đảm khiếu nại được giải quyết, bảo vệ và được bồi thường.
Điều 15: lời khai có được nhờ tra tấn không được sử dụng.
Điều 16: nghĩa vụ ngăn chặn nhân viên công quyền thực hiện hoặc đồng lõa vỚI các hành vi đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác.
 
 
Mặc dù cộng sản đã ký rõ ràng và tuyên bố rõ ràng nhưng trên thực tế cộng sản Việt Nam lại vi phạm luật nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo và chống loài người: bắt bớ nhưng người phản đối và bất đồng chính kiến yêu nước như bắt giam T.S Cù Huy Hà Vũ, L.S Lê Công Định, Blogger Tạ Phong Tần, Nhà giáo Đinh Đăng Định, Nguyễn Xuân Nghĩa, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đinh Nguyên Kha vv…
 
Chính vì vậy, chiếu theo các điều luật, công ước và tuyên bố cộng sản Việt Nam đã thực hiện, chúng tôi xin gửi tới quý vị lời tố cáo bạo quyền cộng sản Việt Nam trong một số trường hợp điển hình trong muôn vàn trường hợp cụ thể tại Việt Nam để quý vị xem xét trả lại công lý cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Sau đây là những dẫn chứng cụ thể.
 
I.Về chủ trương và tuyên bố phản nhân quyền của lãnh đạo cộng sản:
 
Thứ nhất, Bởi vì muốn đàn áp dân chủ nên Nguyễn Tấn Dũng – đương kim thủ tướng cộng sản đã tiến hành việc bỏ tù nhiều người yêu nước như đã nói ở trên. Đồng thời Dũng còn cho lập một website riêng với tên: Nguyentandung.org để chửi bởi, vu oan cho những người đấu tranh bằng những từ ngữ đầu đường xó chợ. Chưa dừng lại ở đó, Dũng còn thể hiện quyết tâm bán nước, bịt miệng dân thông qua nghị định quản lý Internet 72, Văn bản cấm đọc Dân làm Báo, Biển Đông vv…Nó hoàn toàn trái với công ước nhân quyền mà cộng sản ký (cụ thể là những điều tôi trích dẫn ở trên).
 
Về nghị định 72 tại đây:
 
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
 
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;…
 
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
 
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;…
 
 
 
ItemID=28618 ).nghidinh72
 
Những điều luật mơ hồ mà cộng sản cho rằng “xuyên tạc và tiết lộ bí mật nhà nước” là những điều mà cộng sản đã lợi dụng điều 88, 79 và 258 của bộ luật hình sự một cách vô lý để khép tội những người phanh phui sự thật của đảng cộng sản Việt Nam (tội ác được ghi rõ trong các bản cáo trạng từ 1-5).
 
Bình luận về những điều vô lý đó thì chính những hãng truyền thông lớn đã viết như sau:
 
Quyết định cấm đọc Danlambao, Quanlambao, Biendong vv.. tại đây:
 
Khi người dân Việt Nam chúng tôi dùng thông tin mà cụ thể ở đây là website và blog để tiến hành việc phản ánh những thực tế chính trị, xã hội lại bị lãnh đạo cộng sản mà cụ thể là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “cấm đọc”. Đây là vi phạm sự tự do thông tin.
 
nghidinhcamdoc
 
 
Hoặc nghị định mới có tên là 174 sẽ được thực hiện từ đầu năm 2014, nội dung bịt miệng người dân chúng tôi như sau:” Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới do Thủ tướng ký ngày 13/11/2013 sẽ có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2014 có tên gọi dài là « Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện ».
 
Nội dung của nghị định chủ yếu nhằm xử phạt nặng những tiếng nói chỉ trích chế độ. Trong đó, đáng chú ý quy định ghi rõ sẽ xử phạt nặng các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội, tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động.
 
Cụ thể các nội dung đăng tải trên mạng xã hội nếu bị quy kết là “tuyên truyền phá hoại chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc …. Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100 triệu đồng.”
 
 
nghidinh174
 
 
Thứ hai, độc tài của cộng sản là sự độc tài có hệ thống. Cộng sản dùng điều 88, 79 và 258 –Bộ luật hình sự một cách vô lý để áp đặt những tội trạng khi người dân chúng tôi dám nói lên tiếng nói của sự thật. Ngoài ra còn là điều 4 hiến pháp giữ nguyên vai trò độc tài của đảng cộng sản.
 
Hiện nay người đứng đầu đảng cộng sản là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang làm điều đó cùng các lãnh đạo khác của cộng sản Việt Nam. Sự độc tài được thể hiện qua những tuyên bố và việc làm cụ thể của họ.
 
Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói trong Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 năm 2013 đã phát đi những ý kiến thể hiện bộ mặt độc tài và phản nhân quyền của mình :
 
” Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
 
Ông Trọng còn tuyên bố:” Quốc hội sẽ quyết định tên nước song phải để phòng thế lực xấu bên ngoài lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, cũng như muốn bỏ sự lãnh đạo của đảng”
 
Ý của ông Trọng đó là bảo
 lưu việc giữ độc tài bằng việc tuyên bố bỏ điều 4 là của “thế lực thù địch”. Ông Trọng lại một lần nữa đánh tráo khái niệm đảng và nhà nước Việt Nam. Đảng chỉ một nhóm nhỏ chính trị , nó không thể là nhà nước, là dân tộc Việt Nam. Ông Trọng chỉ có thể là tổng bí của đảng cộng sản, ông ta cũng có thể quát mắng đảng viên ông suy thoái nhưng ông không thể có quyền yêu cầu người dân mà cụ thể ở đây là những cử tri phải giữ ghế độc tài cho đảng của ông. Chính vì vậy Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy bản chất là một tên độc tài của mình.
 
Để thấy bản chất độc tài cùa mình, xin quý vị hãy đọc đoạn phát biểu của Nguyễn Phú Trọng về vấn đề xây dựng đảng sau đây sẽ thấy rõ điều đó. Trọng đổ thừa cho “thế lực thù địch” và coi tôn giáo là kẻ thù cho thấy Nguyễn Phú Trọng đúng là tên lú độc tài:
 
”… Bốn là, sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Âm mưu cơ bản, lâu dài của chúng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực hiện được âm mưu cơ bản đó, các thế lực thù địch đã áp dụng lần lượt hết chiến lược này đến chiến lược khác, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, rất kiên trì, kiên quyết, xảo quyệt. “Diễn biến hòa bình” là một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, là “thủ đoạn hòa bình để giành thắng lợi”. Nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây còn gọi đây là phương pháp “chuyển hóa hòa bình”, “biến đổi hòa bình”, “cách mạng hòa bình” và gần đây là “cách mạng nhung”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”… Trong chiến lược này, hoạt động tư tưởng – văn hóa được họ coi là “mũi đột phá”, là “cây cầu dẫn vào trận địa”, là lĩnh vực hàng đầu làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trống để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: “Có những việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi, nhưng chỉ cần 10 sứ giả lại có thể hoàn thành”; “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”. Ngày nay “làn sóng điện đang thay thế thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim khối óc con người”; “một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng”; “kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị”.
 
Thời gian gần đây, các làn sóng chống đối ta về mặt tư tưởng chính trị lại rộ lên, có lúc dồn dập. Có thể là do tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến mới; tình hình kinh tế – xã hội nước ta bên cạnh thành tựu lớn cũng xuất hiện những khó khăn và thách thức mới, các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, ma túy, mại dâm… tiếp tục gia tăng, sự phân hoá giàu nghèo phát triển. Tình trạng quan liêu, mất dân chủ làm dân bất bình dẫn đến khiếu kiện đông người ở một số nơi phức tạp. Các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chắc mẩm đây là cơ hội để họ dấn tới tác động, làm chuyển hoá tình hình, thay đổi đường lối ở nước ta, cho nên họ hoạt động rất điên cuồng với nhiều thủ đoạn và sách lược mới; vừa dùng các lực lượng, phương tiện từ bên ngoài, vừa tận dụng phát triển lực lượng ở trong nước ta để tạo ra sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống đối từ nội bộ Đảng ta, xã hội ta, hòng phá ta từ bên trong phá ra, làm cho “cộng sản tự diệt cộng sản”, “cộng sản con diệt cộng sản bố”. Họ đang cố tìm ra và dựng lên những “ngọn cờ” để chống ta. Một số người cơ hội chính trị, bất mãn cũng lợi dụng các diễn đàn, các mối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái của mình, liên tiếp viết đơn thư, tài liệu vu cáo, đả kích chế độ ta, tác động vào nhân dân, nhất là thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức…
 
Nội dung các quan điểm của họ vẫn là những luận điệu lâu nay các nhà tư tưởng chống cộng đã từng nói và đã từng nhiều lần bị chúng ta phê phán, bác bỏ. Đại thể vẫn là phủ nhận thành tựu của cách mạng; thổi phồng khuyết điểm, tồn tại của chúng ta, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi, phá rã niềm tin của nhân dân và cán bộ, quy kết là do đường lối sai, sự lãnh đạo, quản lý yếu kém của Đảng và Nhà nước. Phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nội bộ, tung ra những luận điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trị có phe này, phái kia; bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; vu cáo, bôi nhọ một số đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, kể cả Bác Hồ, tìm mọi cách “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh”… Những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị nói trên tuy không có gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…”
 
(Links: http://www.vinhuni.edu.vn/Vinhuni/Donvi/Display/846/0/4924/donvi.htm ).

Thứ ba, Đúng ra Công an phải sinh ra để bảo vệ nhân dân nhưng tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam cũng giống như bao nhiêu lãnh tụ cộng sản khác đã coi nó như công cụ bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chống lại nhân dân. Vì Trọng độc tài nên đã tuyên bố:” …Công an phải tuyệt đối trung thành về chính trị, tư tưởng. Không được khúc mắc gì về tư tưởng…”
 
NPTmuontayCA
Nguyễn Phú Trọng độc tài mượn tay công an để cưỡi cổ dân
 
Chưa dừng lại ở đó, nhân chuyến làm việc với bộ công an cộng sản Việt Nam ngày 19/08/2013 thì ông Trọng tiếp tục ca bài ca “Công an phải bảo vệ đảng lên làm nhiệm vụ hàng đầu” và gọi dân là “thế lực thù đich”, cụ thể là :
 
“…sự trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế – xã hội trong nước còn nhiều khó khăn; các thế lực thù địch, phản động vẫn gia tăng chống phá ta; đồng chí Tổng Bí thư đã phát biểu chỉ đạo lực lượng CAND cần quán triệt, vận dụng đúng đắn các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, xứng đáng với vai trò nòng cốt, chủ động nắm chắc tình hình, không để đột xuất bất ngờ.”.
 
 
Dưới bàn tay của Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng chính là 2 bộ trưởng công an Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang đã thực hiện những việc đàn áp nhân dân.
 
a.Về Lê Hồng Anh:
 
Ngành công an dưới quyền Bộ trưởng Lê Hồng Anh đã làm hàng chục công dân đã chết trong đồn công an do bị đánh đập, tra tấn cho đến chết, như các anh Lê Xuân Dũng, anh Lê Hữu Nam chết ở Nghi Sơn, anh Nguyễn Văn Khương chết ở Bắc Giang, anh Vũ Văn Hiển chết trong đồn công an ở Thái Nguyên, anh Nguyễn Duy Hải chết trong đồn công an Hậu Giang, anh Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội bị công an đánh vào cổ cho đến chết…
 
 
lehonganh
Lê Hồng Anh – một trong những hung thần của dân tôc Việt Nam.
 
Xin điểm qua một số vụ án đàn áp tôn giáo một cách dã man dưới thời Lê Hồng Anh. Điển hình là một số trường hợp sau:
 
Vụ án Thái Hà: Vào lúc 2g30 chiều nay, 3/11, hàng trăm côn đồ hung hãn, dưới sự hỗ trợ của an ninh, cảnh sát các loạt, đồng loạt tấn công nhà thờ Thái Hà. Một số mặc thường phục đã dùng búa trữ sẵn ở Trạm bảo vệ ngay trước cửa Nhà thờ để phá cổng nhà thờ, và đặc biệt là đập hư nát mấy cánh cửa của nhà thờ.
 
 
Đêm 16/11/2011 rạng sáng ngày 17/11/2011, chính quyền Hà Nội đã cho đám dân phòng, công an chìm, công an sắc phục tới chặn đường hành hung giáo dân, các vị lãnh đạo tôn giáo và cho xe xúc đất, ủi đất, xe cần trục . . . tới đào đất, đặt 3 thùng chứa nước loại cực lớn để làm cái mà chúng gọi là “Trạm Xử Lý Nước Thải” chính thức lấy đất của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Xứ Thái Hà. Linh mục Chánh Xứ Thái Hà – Giuse Nguyễn Văn Phượng đã phản đối việc chiếm đất này của chính quyền Hà Nội và gởi thơ cầu cứu đi khắp các nơi. Công luận khắp nơi lên tiếng phản đối thái độ đàn áp tôn giáo của chính quyền Cộng sản Hà Nội, đã hành hung giáo dân và chiếm đoạt tài sản của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
 
 
CAduoitruongLHAdanapdan
Công An dưới trướng Lê Hồng Anh đàn áp giáo dân Thái Hà
 
 
annahoangthisinh
Một số giáo dân bị chặn đánh nguội trên đường về.
Trong ảnh là cô Anna Hoàng Thị Sinh, thuộc giáo xứ Từ Châu, HN, bị đánh chảy máu mũi.
 
Miêu tả sự kiện Thái Hà, Vietinfo có viết:
 
“Từ 8h30′ các Linh mục, tu sĩ giáo dân Thái Hà cùng giáo dân từ các xứ trên địa bàn HN tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ. Sau đó họ nộp đơn lên UBND Thành phố Hà Nội. Những người mang theo máy ảnh, máy quay liên tiếp bị khống chế, bị bắt. Khoảng 30 người bị bắt ngay trước trụ sở CA Quận Hoàn Kiếm, trong đó có linh mục chánh xứ Thái Hà Giuse Nguyễn Văn Phượng, linh mục Lương Văn Long, tu sĩ Vũ Văn Bằng bị dồn lên xe bus đưa về hướng Đông Anh, vào trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà (dành cho các cô gái làm tiền).”.
 
 
Sự việc bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý ngay trong phiên tòa “công khai”:
 
bitmiengLmNguyenVanLy
 
 
Vụ án Cồn Dầu: Bình luận về việc nhà cầm quyền cộng sản đàn áp giáo dân Cồn Dầu trên RFA có đoạn:
 
“Trong bài “Định mệnh lót cho ông chữ ‘Bá’ ”, tác giả Cánh Cò lưu ý:“Vụ án Cồn Dầu là một mặt khác của sự ổn định mà ông Thanh sẵn sàng áp dụng. Người dân Cẩm Lệ ở cửa ngõ tây nam thành phố Đà Nẵng còn nhớ như in cái chết tức tưởi của anh Thành Năm sau khi giáo dân Cồn Dầu chống lại chính quyền phường Hòa Xuân giải tỏa trắng 430 hecta để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân. Nằm trong địa bàn phường, thôn Cồn Dầu với diện tích 100 hecta cũng bị giải tỏa lấy mặt bằng phục vụ dự án. Anh Năm bị công an trả về gia đình sau khi lấy khẩu cung và hai ngày sau thì qua đời trong tình trạng không thể nào thương tâm hơn.”
 
 
Hoặc có thể tìm hiểu những trò hề của công an dưới quyền của Lê Hồng Anh:
 
 
CAdanapgiaodanConDau
Công an đàn áp giáo dân Cồn Dầu
 
Công an cộng sản dưới thời Lê Hồng Anh gây rất nhiều tội ác với người dân. Xin gửi tới bạn đọc một số links tiêu biểu cho thấy bản chất của Lê Hồng Anh và chế độ công an trị hèn với giặc ác với dân.
 
Công an đánh người dân đã thành phổ biến:
 
 
 
CAdanhdanHangDay
Công an đánh dân bên ngoài sân vận động Hàng Đẫy
 
Đàn áp biểu tình yêu nước:
 
 
 
batnguoibieutinhyeunuoc
Bắt người biểu tình yêu nước
 
Một trong nhiều các cuộc biểu tình chống Trung cộng đã bị đàn áp dưới thời của Trần Đại Quang. Cuộc biểu tình sáng 27/11/2011 tại Hà Nội với nội dung “Ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc Hội ra luật biểu tình” đã nhanh chóng bị CA đàn áp thô bạo. Tin cho biết, có ít nhất hàng chục người biểu tình đã bị bắt đi, trong đó có trường hợp anh Nguyễn Văn Phương bị Công an đánh đập dã man.
 
Những người bị bắt đưa lên một chiếc xe bus, sau đó bị áp giải về “trung tâm lưu trú Lộc Hà” thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là một nơi giam giữ trá hình được thành lập và trực thuộc sự quản lý của CA Thành Phố Hà Nội. (Nơi này còn được gọi là “Trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà” vốn giành cho gái mại dâm).
 
 
cachthucCSthihanhnhanquyen
Đây là cách nhà cầm quyền cộng sản thực hiện “nhân quyền”
 
b. Về Trần Đại Quang:
 
CAbopcodan
 
Trần Đại Quang là tướng công an cộng sản và từ khi lên chức bộ trưởng bộ công an thì Quang đã “tiếp nối” tấm gương của Hồ Chí Minh giết người trong CCRĐ, cũng như “gương” của Lê Hồng Anh, Lê Đức Thọ khét tiếng một thời khi dùng công an và côn đồ đàn áp nhân dân từ biểu tình yêu nước, dân oan, dân thường , tôn giáo vv…Xin được dẫn chứng cụ thể thông qua một số dẫn chứng sau:
 
Trần Đại Quang cũng phát biểu khi thăm Daklac như sau:
 
” Thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu Công an Đắk Lắk cần tập trung làm tốt công tác nắm tình hình, bám sát địa bàn cơ sở để giải quyết kịp thời những vấn đề an ninh, trật tự từ cơ sở, không để xảy ra điểm “nóng”, không để kẻ xấu, bọn phản động lợi dụng các mâu thuẫn trong nhân dân mà kích động, lôi kéo đồng bào làm điều sai trái…”.
 
(Links: http://daklak24h.com.vn/thoi-su/62/bo-truong-tran-dai-quang-lam-viec-voi-ban-chi-dao-tay-nguyen-va-cong-an-tinh-dak-lak.html ). Nhưng thực chất ai cũng biết “thế lực thù đich” ở đây chính là ám chỉ người dân chúng tôi.
 
CAdanapdan
Công an đàn áp người dân (Ảnh : VOA)
 
 
Và…hậu quả của “nhân quyền” dưới chế độ cộng sản là:” Anh Lê Anh Hùng vừa thông báo chị Lê Thị Phương Anh, vợ anh mới bị bắt cóc. Số điện thoại gọi vẫn đổ chuông nhưng không ai bắt máy. Còn số máy 01628221344 vừa nhắn tin cho anh Hùng: “Mày muốn gặp vợ mày sao?”, “Vợ mày đang ở trong tay tao. Chuẩn bị ăn sống nó.”..”
 
 
TranDaiQuangthehienĐĐHCM(Ảnh: Công an của Trần Đại Quang thể hiện đạo đức HCM – Dân làm báo)
 
 
Xin điểm lại một số thành tích của Quang và đồng bọn để thấy tội ác của công an cộng sản là không thể chối cãi và không thể thống kê trong vài trong trang viết…
 
Vụ án của ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội và anh Nguyễn Công Nhựt ở Bình Dương , vụ án Đoàn Văn Vươn là những vụ quá nổi tiếng để chúng ta thấy bộ mặt thật của Quang và đồng bọn. Xin nêu thêm một số vụ khác điển hình cho bộ mặt của Quang :
 
Ngày 30/8/2012 công an xã Kim Nỗ, Đông Anh Hà Nội với 4 công an viên ở tuổi đôi mươi đã cùng nhau còng tay chân anh Đỗ Mậu Thuận, 54 tuổi vào ghế bằng 4 chiếc còng số 8 và đánh anh bầm dập thân thể gãy đến 3 xương sườn cho đến chết trước khi đưa đến bênh viện cấp cứu.
 
Ngày 7/9/2012, anh Nguyễn Văn Hiền 43 tuổi ở phường Ngô Quyền, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cũng vì chuyện xô xát với một người cháu ruột mà sau đó đã bị công an đến nhà yêu cầu anh lên công an phường và đã tử vong ở bênh viện sau khi ra khỏi đồn công an.
Ngày 6/9/2012, công an xã Tân Lộc, Thới Bình, Cà Mau đã dùng súng bắn thủng ruột một người dân…
 
Và còn rất, rất nhiều sự kiện mà Quang mà đàn em như : bắt giam và xử án bất công với luật sư Lê Quốc Quân, các thanh niên công giáo, đồng bào H’Mong…hay đàn áp dân oan mất đất ở Văn Giang, Nam Định, Dương Nội, đánh đập người yêu nước, em trai Lê Quốc Quân là Lê Quốc Quyết vv…Những vụ án đàn áp tôn giáo như Mỹ Yên và đồng bào đó xin xem chi tiết tại một số địa chỉ sau:
 
 
 
image033image031
 
 
II.Một số trường hợp cụ thể điển hình:
 
Kính thưa quý vị !
 
Chúng tôi xin trân trọng gửi tới quý vị tóm tắt một số vụ án quan trọng trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
 
1. Vụ án của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ:
 
Vụ án đối với tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ đem lại cho nhà cầm quyền cộng sản những cái tát nảy lửa. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lạm quyền, cho triển khai dự án bô xít Tây Nguyên không theo đúng qui trình pháp luật, gây thiệt hại nặng nề cho dân, rước tai họa, nguy nan cho nước. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là hiện thực bình thường ở mọi nước trên thế giới từ mấy trăm năm nay nhưng ở Nhà nước Việt Nam Cộng sản cho đến tận thế kỉ 21 của văn minh tin học, của thế giới phẳng, vẫn chưa có được điều bình thường đó. Khi ông Vũ đi công việc tại Sài Gòn, ở khách sạn. Công an liền xông vào khách sạn và trong tay công an có ngay hai bao cao su “đã qua sử dụng”, tạo chứng cớ hồ đồ, vu vơ, áp đặt, bẩn thỉu, thấp hèn, mờ ám và tàn bạo để bắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Sự mờ ám, thấp hèn và tàn bạo càng bộc lộ rõ trong phiên tòa xử người nói tiếng nói dõng dạc, đàng hoàng, chính đáng và hợp pháp của nhân dân, của đất nước. Dựa vào quyền uy để tham nhũng, dựa vào bạo lực để bưng bít sự thật, để bóp chết những tiếng nói trung thực, những vụ bắt bớ phi pháp, những phiên tòa mờ ám, thấp hèn và tàn bạo liên tục diễn ra dưới thời thủ tướng Dũng. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về vụ án này tại:

http://chhv.wordpress.com/

Cù Huy Hà Vũ là con trai của cố nhà thơ cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Cù Huy Cận, là con nuôi và là cháu ruột của nhà thơ cộng sản Ngô Xuân Diệu. Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Chiều 17 tháng 12 năm 2010, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố ông về tội danh trên.Sau một lần trì hoãn, vào ngày 4 tháng 4 năm 2011, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản chế trong phiên xử gây chú ý của công luận.
 
Ngày 4 tháng 11 năm 2010,T.S Cù Huy Hà Vũ đến TP Hồ Chí Minh để chuẩn bị cho một chuyến thăm quê sắp tới. Khoảng 12 giờ đêm cùng ngày (0 giờ sáng ngày 5 tháng 11), công an phường 11 quận 6 (TP HCM) kiểm tra khách sạn Mạch Lâm, thấy cửa phòng ông Vũ không khóa và trong phòng có cả cô Hồ Lê Như Quỳnh thuộc Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh. Báo chí cộng sản đưa tin là hai người này đang trong tư thế và trang phục nhạy cảm nhưng sau đó những hình ảnh Photoshop của báo chí cộng sản đã bị lật tẩy.
 
Đáng nói hơn, sự việc rất vô lý là sau khi kiểm tra hành lý trong phòng, lực lượng công an cộng sản “phát hiện” trong phòng có 1 va ly nhỏ đựng máy tính xách tay, tư trang quần áo, hai bao cao su đã qua sử dụng trong sọt rác, và một số tài liệu được cho là “quan trọng”.
 
Tuy nhiên, vụ việc trong khách sạn chưa được làm rõ, thì chiều 6 tháng 11, Cơ quan an ninh điều tra – Bộ Công an Việt Nam cho biết ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt vì một tội danh khác, đó là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật hình sự và đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê duyệt. Cùng ngày, tư gia của ông Vũ tại Hà Nội bị khám xét. Ngoài ra, công an còn khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ còn phải chịu trách nhiệm về hành vi “dâm ô, đồi trụy” của mình.
 
Trung tướng Hoàng Kông Tư – Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an cho biết: “Các chứng cứ, tài liệu do các cơ quan chức năng thu được đã chứng minh Cù Huy Hà Vũ có những hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố khẩn cấp vụ án, khởi tố bị can Vũ để điều tra, làm rõ”.
 
Báo Công an Nhân dân của nhà cầm quyền cộng sản viết vụ bắt Cù Huy Hà Vũ là do lúc kiểm tra khách sạn Mạch Lâm ngày 5 tháng 11 năm 2010 đã tình cờ phát hiện được nhiều tài liệu tuyên truyền chống phá Nhà nước trong máy tính cá nhân của ông Vũ. Tuy nhiên, cáo trạng số 18/CT-VKS-P2 lại khẳng định: “từ tháng 10 năm 2010 Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội đã có công văn gửi Công an thành phố Hà Nội đề nghị làm rõ việc phát hiện trên mạng Internet có một số bài trả lời phỏng vấn của người tự xưng danh là Cù Huy Hà Vũ có nội dung chống phá Nhà nước, và công an đã điều tra xác định việc này”. Đó chính là một điểm bất nhất trong chính sách công an trị của cộng sản nói chung và Lê Hồng Anh.
 
Một trong số tài liệu được công an cộng sản của Anh cho là “phản động” trong số này là: “Đường sắt cao tốc Bắc – Nam – dự án tham nhũng”, “Đơn khởi kiện Thủ tướng Chính phủ do đã ban hành trái pháp luật Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg phê duyệt phân vùng khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 – 2015” đề ngày 11/6/2009, “Văn phòng Chính phủ – từ cố ý làm trái pháp luật đến trắng trợn xuyên tạc sự thật”…
 
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2011, bà Libby Liu – Tổng Giám đốc Đài Á Châu Tự do (RFA) đã gửi thư lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Cù Huy Hà Vũ. Thư trích dẫn Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Chính phủ Việt Nam cũng đã công nhận: “Tất cả mọi người đều có quyền tự do chính kiến và ngôn luận”. Bà Liu cho rằng “quyền của ông Cù Huy Hà Vũ được trao đổi với đài Châu Á Tự do (cũng như bất cứ ai khác) và bày tỏ quan điểm của mình về bất cứ chủ đề gì đã được bảo hộ một cách rõ ràng trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký năm 1982″, “truy tố ông Vũ về việc thực thi quyền con người cơ bản này chính là vi phạm luật pháp quốc tế.
 
Ngày 10 tháng 11 năm 2010, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người được tổ chức này gọi là “nhà hoạt động luật pháp trực ngôn, người bảo vệ nhân quyền và chỉ trích các hành vi sai trái của chính quyền”. BBC dẫn lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách bộ phận Á Châu của HRW: “Việc bắt giữ ông Cù Huy Hà Vũ có mục đích ngăn chặn các luật sư để họ không nhận những vụ việc nhạy cảm về chính trị, chẳng hạn như bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ và dân oan mất đất, hoặc các vụ kiện nhằm bảo vệ môi trường”. Bà Elaine Pearson thuộc văn phòng New York của Human Rights Watch nói với Đài Á Châu Tự do: “Luật pháp Việt Nam không theo đúng những chuẩn mực pháp lý quốc tế”, “luật về an ninh quốc gia của Việt Nam quá rộng; đã hình sự hoá những hoạt động ôn hoà của những nhà hoạt động và những tổ chức tại Việt Nam”, “trước kỳ Đại hội Đảng sắp đến đang có nổ lực dập tắt tiếng nói của những ngươì chỉ trích Đảng về vấn đề nhân quyền.” Bà Pearson cho biết HRW luôn sẵn sàng trực tiếp tranh luận với chính quyền Việt Nam, nhưng họ rất khó “tiếp xúc trực tiếp với chính quyền Hà Nội”, và “không bao giờ được mời”.
 
Hai ngày trước phiên xử, vào ngày 2 tháng 4 năm 2011, tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch lại yêu cầu Việt Nam thả Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngay lập tức. Trong yêu cầu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, tổ chức này cho rằng ông Vũ “đáng được ca ngợi” vì đã tranh đấu cho quyền của người dân được có môi trường sống lành mạnh, quyền tự do ngôn luận và một hệ thống tư pháp công bằng. Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: “Hành động bắt giữ và xét xử Tiến sĩ Vũ phát đi một thông điệp rằng hệ thống tư pháp ở Việt Nam là để phục vụ cho lợi ích chính trị, và các luật sư cùng các nhà hoạt động muốn đi kiện hãy chuẩn bị tinh thần tự hứng lấy hậu quả.”. HRW cũng cho rằng những tội danh về an ninh quốc gia trong Luật hình sự Việt Nam như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79), “phá hoại chính sách đoàn kết” (điều 87), “tuyên truyền chống nhà nước” (điều 88), “phá rối an ninh” (điều 89), “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước” (điều 258)… là mập mờ và khác thường, được dùng để xử tù những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo.Ông Robertson phát biểu: “Việt Nam cần sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều luật chung chung về an ninh quốc gia, thay vì sử dụng những điều luật đó để bịt miệng những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa. Làm sao mà Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có nền pháp trị khi chính phủ tiếp tục trừng phạt các nhà vận động pháp luật?”
 
cuhahuyvu
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ với cái án “hai bao cao su”
 
Ngoài ra quý vị hoàn toàn có thể xem thêm tin túc về vụ án luật sự Cù Huy Hà Vũ tại đây:
 
 
2. Vụ án của Đỗ Thị Minh Hạnh :
 
Trong bản cáo trạng này xin nêu lên trường hợp của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, người đã chịu rất nhiều những vi phạm nhân quyền đối với phụ nữ từ chính phủ Việt Nam. Ngay cả trước lúc cô bị bắt và hiện nay khi cô đang ở trong tù, thì mức độ đàn áp, tra tấn khủng bố vẫn không hề giảm.

Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5,trại giam Xuân Lộc – Long khánh – Đồng Nai – Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phẩn đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và mong muốn hình thành một xã hội dân sự tại Việt Nam. Đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người hoạt động khác của Hạnh là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh ” phá rối an ninh quốc gia ” theo điều 89 Bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “.
 
dothiminhhanh
 
Đỗ Thị Minh Hạnh – Người con gái yêu nước
 
 
Công an Việt Nam thẳng tay đánh đập những ai mà họ cho là có thể nguy hại đến chế độ cho dù đó là phụ nữ.
 
Năm 2005 Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị công an Việt Nam bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội một cách phi pháp và tùy tiện.
 
- Lần đầu tiên vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm Hạnh đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội, ông Thanh Giang có tặng Hạnh hai cuốn sách là: “KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI”, và “SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG”. Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động, đã bắt Hạnh và đưa đến khách sạn Hoàng Anh, số 209 Cầu Giấy-Hà Nội. Chiều cùng ngày, Bộ công an đã bắt và biệt giam Hạnh một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn Hạnh nhiều ngày, trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà Hạnh thẩm vấn gia đình và thu thập thông tin bản thân Hạnh, thì gia đình mới biết được Hạnh đã bị giam tại Bộ công an ở Hà Nội. Gia đình Hạnh đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về nhà ở tỉnh Lâm Đồng.
 
Bị bắt giữ và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh – tỉnh Lâm Đồng
 
Vào lúc ̣09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, gia đình đưa Hạnh đến cơ quan công an Huyện Di Linh – Tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân. Tại đây, công an Di Linh trên dưới 20 người, bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp không đưa ra lý do, không có lệnh bắt giam và đ̣ánh đập Hạnh đổ máu đầy mặt tại chỗ, trước sự chứng kiến của người mẹ. Những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ. Sau khi bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà của gia đình và nhà chị gái của Hạnh lục soát, nhưng vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào. Công an vẫn tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái ở huyện Bảo Lâm – tỉnh Lâm Đồng, sau đó đem Hạnh về giam tại trại tạm giam B34 số 237 đường Nguyễn Văn Cừ – Quận 1, TP.HCM thuộc Bộ công an để điều tra.
 
Trong thời gian tạm giam, công an hành hạ và khủng bố tinh thần Hạnh và người thân tại trại tạm giam B34 – Bộ công an.
 
Ngày 18/04/2010 mẹ Hạnh tìm được đến trại B34, một nữ công an tiếp đón, nhưng không cho mẹ con gặp nhau và cho biết Hạnh luôn chống đối, đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó Hạnh có ăn uống lại bình thường. Nữ công an này bảo với người mẹ rằng Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an, nên yêu cầu người mẹ gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì quá thương và lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, người mẹ đ̣ã thực hiện theo yêu cầu của công an. Sau khi nhận thư của người mẹ Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an.
 
Khi chị gái Hạnh mang thuốc chữa bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại tạm giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh, công an đã chụp hình chị của Hạnh và hăm dọa chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
 
Sau đó công an dùng những tấm hình chụp chị của Hạnh, để hù doạ, gây áp lực, khủng bố tinh thần Hạnh, buộc Hạnh phải nhận tội và xin khoan hồng. Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một là mình vô tội.
 
Phiên tòa sơ thẩm: bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà.
 
Ngày 10/10/ 2010, theo định kỳ hàng tháng, gia đình đến thăm nuôi Hạnh tại trại tạm giam B34 thì nơi đây cho biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình biết. Đến ngày 15/10/2010 gia đình đi tìm đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh và được biết Hạnh cùng hai người bạn là Hùng và Chương cùng bị đưa đến giam nơi đây.Tuy nhiên trại giam không cho các gia đình thăm nuôi, và cũng không cho gặp mặt người bị bắt.
 
Đến ngày 22/10/2010 nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, mời các gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, với tội danh “Phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 của bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tức là các gia đình chỉ nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất ngờ nên gia đình những người bị bắt không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa. Chính vì vậy mà khi xử án Hạnh, Hùng và Chương đều không có luật sư bào chữa. Như vậy là từ khi bị bắt vào tháng 2 năm 2010 cho đến lúc xử án Hạnh, Hùng và Chương đều bị cấm không cho gặp luật sư trong suốt quá trình điều tra.
 
Ngày 26/10/2010 phiên toà diễn ra nhưng không có luật sư bào chữa cho các bị cáo.Trong lúc tòa thẩm vấn, chánh án nêu câu hỏi buộc tội, nhưng khi các bị cáo lên tiếng trả lời thì luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ, mà chỉ được phép trả lời “có” hoặc “không”. Toà bỏ qua nhiều trình tự xét xử theo luật định, vi phạm nguyên tắc tố tụng và vội vàng kết tội rồi tuyên án. Phiên toà sơ thẩm kết thúc nhanh chóng: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đ̣ồng hồ, với các bản án dành cho Ḥạnh, Chương mối người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù. Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh – Hùng – Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội “ trước toà.
 
Trong thời gian toà nghỉ giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn, thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân, khiến Hạnh quá đau đớn nên đã hét lên thất thanh.
 
Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và không cho mời luật sư bào chữa.
Sau phiên tòa sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội, nhốt Hạnh trong buồng giam mất vệ sinh, không cho dùng nước sạch để sinh hoạt cá nhân, bắt dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ.
 
Trong những lần thăm nuôi, gia đình Hạnh yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho Hạnh được làm đơn kháng án và mời luật sư bào chữa. Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy, bút để làm đơn kháng án nhưng công an Trà Vinh không thực hiện. Cả ba gia đình Hạnh, Hùng, Chương đã yêu cầu công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật, là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án. Cuối cùng, ngày 05/ 02/ 2011 chúng tôi mới nhận được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến Toà án nhân dân tối cao tại TPHCM.
 
- Vào ngày 31/12/2010 ba gia đình đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân, để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương trong phiên toà phúc thẩm.
- Ngày 17/01/2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.
Ngày 18/01/2011 ba gia đình Hạnh, Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến:
- Bộ trưởng bộ công an.
- Thanh tra bộ công an.
- Toà án phúc thẩm hình sự Tòa án nhân dân tối cao tại TPHCM.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh.
- Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh.
- Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh.
- Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.
 
Ngày 19/01/2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM, để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam gặp các bị cáo nhưng bị từ chối, và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an Trại giam Trà Vinh.
 
Luật sư Đặng Thế Luân đến trại giam Trà Vinh, đề nghị cho tiếp cận các bị cáo, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào gặp.
 
Ngày 05/03/2011 luật sư mới được tiếp cận hồ sơ, và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà Vinh gặp Hạnh, Hùng Chương.
 
Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần trước phiên tòa xử phúc thẩm.
 
+ Hạnh cho luật sư biết trong khi công an điều tra tại trại giam B34, đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh. Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai của Hạnh.
+ Chương cho luật sư biết khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.
+ Hùng cho luật sư biết công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên, hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.
 
Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.
 
Ngày 18/03/2011 phiên tòa xử phúc thẩm Hạnh, Hùng, Chương diễn ra tại toà án nhân dân tỉnh Trà vinh. Toà không thông báo cho gia đình các bị cáo biết để tham dự, nhưng gia đình biết được tin này thông qua luật sư bào chữa.
 
Gia đình của các bị cáo bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.
 
Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm.
 
Cưỡng bức lao động, kỷ luật biệt giam tại trại giam Thủ Đức Z30D Tỉnh Bình Thuận, và Z30A Xuân Lộc Tỉnh Đồng Nai, dùng tù thường phạm đánh đập tù nhân chính trị.
 
Đỗ Thị Minh Hạnh được chuyển từ trại giam tỉnh Trà Vinh sang trại giam tỉnh long An và sau đó chuyển tiếp sang trại Z30D thuộc tỉnh Bình Thuận vào ngày 6 tháng 5 năm 2011. Tại đây Hạnh bị buộc lao động cưỡng bức với công việc là làm cá xuất khẩu. Mỗi ngày khoán chỉ tiêu cho Hạnh 8 kg cá. Hạnh thường xuyên bị biệt giam kỷ luật với hình thức cùm chân do không hoàn thành chỉ tiêu lao động.
 
Trại giam xúi giục tù thường phạm uy hiếp, đánh đập, xúc phạm danh dự tù chính trị trong trại giam nhằm khủng bố tinh thần và có cớ để kỷ luật biệt giam. Hạnh đã từng bị giám thị trại giam còng tay vào cột và bắt phơi mình giữa trời nắng nóng.
 
Hạnh bị áp dụng kỷ luật biệt giam cùm chân rất nhiều lần, với những lý do rất tùy tiện vi phạm nhân quyền trầm trọng, như: Ba tháng một lần viết bản kiểm điểm mà không chịu nhận tội cũng bị kỷ luật; lên tiếng với trại giam về việc bắt tù nhân làm việc dưới trời mưa nhưng không cho mặc áo mưa cũng bị kỷ luật..v..v..
 
Bị giam nhốt chung với những người bị bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, không được chăm sóc y tế kịp thời.
 
Căn cứ theo luật thi hành án hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 42 khoản 4 quy định mỗi phạm nhân được cấp chỗ nằm tối thiểu là đủ 2m2/ 1 người. Nhưng trong thực tế mỗi phạm nhân chỉ có chỗ nằm từ 60 đến 70 cm chiều rộng. Ở bất cứ trại giam nào trong hệ thống nhà tù của Việt Nam cũng đều vi phạm điều luật này. Không riêng gì Hạnh mà điều này được xác nhận từ những cựu tù nhân chính trị.
 
Hạnh bị giam nhốt chung với những người bị bệnh truyền nhiễm hoặc bị bệnh HIV/ AIDS, trại giam đã vi phạm điều 27 khoàn 2 điểm d, Luật thi hành án hình sự.
 
Việc Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì phải chờ gia đình gửi tiền vào công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh. Điều này đã nói lên sự tắc trách cũng như kỳ thị đối với các tù nhân chính trị.
 
Gia đình đề nghị xử giám đốc thẩm không được giải quyết
 
Ngày 10/06/2011 ba gia đình tù nhân Hạnh, Hùng, Chương làm đơn gởi đến toà án nhân dân tối cao Hà Nội, đề nghị giám đốc thẩm nhưng không đ̣ược giải quyết, với lý do là Hạnh, Hùng, Chương đã phạm tội chống lại đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.
 
Đây là nội dung lá thư của Hạnh viết từ trong tù và bí mật gởi về gia đình. Trong đó nói lên hiện trạng giam giữ hết sức tồi tệ, khắc nghiệt và vi phạm nhân quyền tại trại giam Z30A Xuân Lộc – Đồng Nai, và các nhà tù khác mà Hạnh đã trải qua:
 
 
DTMH_thuẢnh chụp bức thư của Minh Hạnh
 
 
Quý vị có thể tham khảo thêm về nội dung thư của Hạnh và những khó khăn của Hạnh tại đây:
 
 
Sau đó nhà cầm quyền cộng sản còn bị nhà cầm quyền cộng sản tự ý chuyển trại giam hàng nghìn km mà không thông báo cho gia đình, gây khó dễ trong việc đi thăm nuôi theo đúng quy định của nhà cầm quyền cộng sản. Mời quý vị theo dõi sự kiện đó tại đây:
 
 
3. Vụ án của Tạ Phong Tần:
 
Cô Tạ Phong Tần (sinh năm 1968 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) là một blogger dám nói thẳng những vấn đề độc tài và bán nước của bạo quyền cộng sản Việt Nam. Từng là một nữ cảnh sát trước đây, cô đã bị bắt vào tháng 9 năm 2011 về tội tuyên truyền chống nhà nước cho các bài viết blog của mình với các cáo buộc tham nhũng của chính phủ. Ngày 30 tháng 7, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của Tạ Phong Tần đã tự thiêu ở phía trước của cơ quan chính phủ tỉnh Bạc Liêu để phản đối các cáo buộc đối với con gái của mình. Vào ngày 4 tháng mười năm 2012, Tạ Phong Tần đã bị tuyên án mười năm tù giam.


taphongtan
Blogger yêu nước Tạ Phong Tần
 
Cô Tạ Phong Tần bắt đầu viết blog, khi cô còn là đảng viên Đảng Cộng sản và làm việc trong ngành công an. Năm 2004, cô đã trở thành một nhà báo tự do vì muốn nói lên sự thật cho người dân. Hai năm sau đó, cô bắt đầu một blog có tiêu đề “Công lý và Sự thật”, được biết đến phổ biến cho các báo cáo về các vụ tham nhũng của công an. Vì các bài trên mạng phê phán chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, bà bị đuổi khỏi Đảng và mất việc vào năm 2006.
 
Bạo quyền cộng sản đã ra lệnh cho báo chí trong đó có website Công An Nhân dân đánh phá Blog “Công lý-Sự thật” của cô Tạ Phong Tần là nơi chứa đựng những quan điểm sai trái, những luận điệu vu khống, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và hơn hết, là nơi để Tạ Phong Tần kiếm “đô la” từ những thế lực cực đoan, phản động ở nước ngoài để vu cáo.
 
Cô bị bắt vào tháng 9 năm 2011 cùng với các blogger bất đồng chính kiến khác bao gồm Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải, tất cả các người trong số họ đã đăng bài dưới tên blog “Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do Việt Nam”. Ba người bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong các bài viết rằng “làm méo mó và chống đối” nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
 
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích các vụ bắt giữ, nêu rõ mối quan tâm của mình đối với sự hạn chế về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong chuyến thăm tháng bảy năm 2012 đến Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thể hiện quan tâm của bà đến việc tạm giữ ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Việt Nam Tự do. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã mô tả ba blogger này như tù nhân lương tâm, “bị bắt giữ chỉ vì việc họ đã đấu tranh ôn hòa cho quyền tự do ngôn luận thông qua các bài viết trực tuyến của họ”, và kêu gọi cho việc thả tự do các blogger trong đó có cô Tạ Phong Tần. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Tổ chức Thế giới chống Tra tấn cũng đã phát hành một tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Việt Nam thả tự do cho ba blogger vô điều kiện.
 
Chưa dừng lại ở đó, một bất hạnh đã đến với cô Tần và gia đình. Buổi sáng của 30 tháng Bảy 2012, bà Đặng Thị Kim Liêng, mẹ của cô Tạ Phong Tân, đã tự thiêu bên ngoài Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Bạc Liêu để phản đối việc bắt giữ con gái mình, một tuần trước khi bắt đầu vụ xét xử Tạ Phong Tần. Bà Liêng chết vì các vết bỏng của bà trên đường đến bệnh viện. Cái chết của bà cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng bà bị công an cộng sản Việt Nam thiêu chết vì những bằng chứng mờ ảo mà bạo quyền cộng sản đưa ra. Tổ chức Human Rights Watch kêu gọi cộng đồng quốc tế giải quyết cơ bản tình trạng nhân quyền, nêu rõ, “Đây không phải chỉ là một bi kịch đối với một gia đình. Đây là một bi kịch đối với cả một đất nước.”
 
Một dòng dài người đưa tang đi đến nhà của Liêng để bày tỏ sự thương tiếc trong tuần sau cái chết của bà, mặc dù những người đi viếng bà Liêng đã bị chặn trên đường bởi các lực lượng an ninh nhà nước. Chính phủ cũng đặt lễ đưa tiễn tang lễ của bà Liêng dưới sự giám sát bởi các sĩ quan cảnh sát mặc thường phục
 
Ngày 4 tháng mười năm 2012, Tạ Phong Tần đã bị kết án 10 năm tù giam trong một phiên tòa xét xử 3 blogger là Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần, diễn ra trong 1 ngày. Các công tố viên cáo buộc cả ba blogger đã “bóp méo sự thật về Đảng và Nhà nước, tạo ra sự bất an trong quần chúng nhân dân và tiến hành các âm mưu nhằm lật đổ chính phủ”, trong khi tòa án đã tuyên bố rằng ba blogger này đang “gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.
 
Theo một thông cáo ngày 4 tháng ba 2013, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói tân Ngoại trưởng John Kerry cùng Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama sẽ trao giải cho 10 phụ nữ vào ngày 8/3, đánh dấu Ngày Phụ nữ Quốc tế. Được thành lập từ năm 2007, giải này được Bộ Ngoại giao Mỹ tặng cho những phụ nữ trên thế giới “chứng tỏ sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân”. Trong số những phụ nữ được giải thưởng này năm nay có bà Tạ Phong Tần. Theo VOA, Bà Tạ Phong Tần có trang blog mang tên “Công lý và Sự Thật”, với hàng trăm bài viết phản ánh những bất công xã hội, các vụ tịch thu đất đai, và tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan chính quyền Việt Nam. Ngày 9 tháng 3 năm 2013, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc trao giải này vì việc trao giải này “được trao cho một người phạm tội”, và cho rằng: “Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước”.
 
Ngoài ra, Blogger Tạ Phong Tần cũng được đề cử Giải thưởng Báo chí 2013 của Index on Censorship, tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí có trụ sở tại London, Anh Quốc. Đây là giải thưởng hằng năm nhằm vinh danh những nhà văn, nhà báo, blogger trên thế giới bị đàn áp vì dám phơi bày thực trạng xã hội và đấu tranh cho công lý, nhân quyền, và dân chủ.
Các quý vị có thể xem thêm vụ án của Blogger Tạ Phong Tần tại đây:
 
 
Sự việc đối vơi blogger Tạ Phong Tần cũng như 2 nạn nhân nêu trên cũng chỉ là những số thiểu số những trường hợp mà trong khuôn khổ một bản cáo trạng chúng tôi không thể nêu hết. Quý vị có thể tìm hiểu thêm ở rất nhiều phương tiện truyền thông độc lập của chúng tôi.
 
III. Những vi phạm của bạo quyền cộng sản sau khi ngồi vào ghế nhân quyền LHQ:
 
Kính thưa quý vị!
 
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không những vi phạm nhân quyền trước khi xin ra ngồi ghế nhân quyền LHQ mà còn ngay sau khi đã ngồi vào nghế nhân quyền. Chúng tôi xin gửi tới quý vị một số ví dụ để quý vị có thể theo dõi về vấn đề này.
Đàn áp người dân tộc thiểu số H’Mong :
 
 
bienbancuongche
Biên bản cưỡng chế, đàn áp đồng bào H’Mong của bạo quyền cộng sản.
 
Đàn áp ngày quốc tế nhân quyền và mạng lưới Blogger Việt Nam:
Mời quý vị theo dõi ở đây để thấy sự thật tàn ác của bạo quyền cộng sản Việt Nam ngay sau khi được ngồi vào ghế nhân quyền LHQ đối với những blogger Việt Nam trong ngày nhân quyền thế giới năm 2013:
 
 
anninhthuongphucdanhnguoi
An ninh thường phục ngang nhiên đánh người
 
image046
Bóng bay Nhân quyền bị CA tóm cổ lên xe lôi về đồn
 
 
CAdanhnhanquyen
Công an đánh “nhân quyền” thế này !
 
CAchuanbidanapHaTinh
Công an chuẩn bị đàn áp dân ở Hà Tĩnh ngay trong ngày nhân quyền
 
 
hauquadanapVà .. hậu quả
IV.Kết luận:
 
Kính thưa quý vị !
 
Mục đích của chúng tôi làm ra bản cáo trạng này để giúp quý vị định rõ tội ác của những tên tội phạm – cộng sản Việt Nam suốt từ Hồ Chí Minh cho đến nay. Những kẻ đã chết, chúng tôi không mong muốn quý vị quật mồ chúng dạy để kết tội. Tuy nhiên những tội ác chiến tranh, chống loài người, diệt chủng vv… của chúng cần phải được lên án mạnh mẽ và công tâm để người dân Việt Nam chúng tôi không phải sống trong sợ hãi và oán hờn. Công lý là công lý và nó phải được thực thi dù thế nào đi chăng nữa.
 
Tiếp theo, chúng tôi mong muốn những tên lãnh đạo cộng sản còn sống dù còn quyền hành hay đã về hưu phải có trách nhiệm đứng trước công pháp về những tội ác mà chúng đàn áp tôn giáo, giết người và đàn áp nhân quyền vv.. mà chúng tôi đã chỉ rõ thông qua các phần của cáo trạng.
 
Chúng tôi mong muốn công đạo, pháp luật phải được thực thì như những gì công ước nhân quyền, công ước về tội pháp quốc tế đã nêu ra. Nhân dân Việt nam chúng tôi cùng nhau ký tên vào bản cáo trạng này chỉ nhằm mong muốn công pháp lên tiếng cho những tủi hờn và đau khổ mà chúng tôi đã phải chịu hơn 80 năm qua kể từ khi có thứ chủ nghĩa cộng sản hoang tưởng tại Việt Nam.
Một lời chúc sức khỏe và sáng suốt đến tất cả quý vị !
 
 
Đặng Chí Hùng
Toàn Dân tố cáo.
11/12/2013.
***
 
Đồng bào ký tên ủng hộ phong trào toàn dân tố cáo xin gửi email theo địa chỉ: Toandantocao@gmail.com
Sau khi hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết, chúng tôi sẽ xin thông báo đến quý vị các thông tin để tiến hành cáo trạng này một cách cụ thể bằng website và email, các phương tiện thông tin khác…
Chúng tôi xin cảm ơn và mong muốn được sự giúp đỡ, đồng tâm của đồng bào vì một Việt Nam không có cộng sản.








No comments: