Sunday, June 1, 2014

BẮC KINH SỢ ĐIỀU GÌ NHẤT? BỊ CÔ LẬP & CHIẾN TRANH


NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
Theo Valery Kistanov – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của viện Nghiên cứu Viễn Đông – nhận định: “Ông Tập Cận Bình rất cứng rắn trong việc giải quyết vấn đề quan điểm của TQ. Gần đây TQ tuyên bố rằng, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, không chỉ với Nhật Bản mà cả với Philippines, Việt Nam, Malaysia và một số nước khác là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của TQ.” Phản ứng của Nhật Bản chống lại tham vọng của TQ là “HIỆP ƯỚC AN NINH” với Mỹ. Theo Hiệp Ước nầy, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ đồng minh của mình trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
 
Đồng thời, Nhật Bản tiếp tục lôi kéo các nước khác tham gia vào mặt trận liên minh rộng lớn chống lại sự bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh. Đó là một loạt các nước đang xung đột với TC nhằm tranh chấp quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Trong chuyến công du đầu tiên, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kisida đã thăm Manila là phối hợp phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với TC.
 
Thủ tướng Abe cũng tuyên bố mạnh mẽ rằng, Nhật Bản sẽ không thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào trong vấn đề lãnh thổ. Nhật bản cũng vận động được Đài Loan đánh bắt cá trong khu vực các đảo tranh chấp mà không sợ tuần tra Nhật Bản truy đuổi. Bắc Kinh đã tìm cách phối hợp nổ lực với Đài Bắc nhưng không thành công. Rõ ràng, Tokyo đã phá vỡ liên minh Bắc Kinh với Đài Bắc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông.
I. BẮC KINH LO SỢ NHẬT BẢN LIÊN MINH VỚI PHILIPPINES VÀ VIỆT NAM TẠI BIỂN ĐÔNG:
Trang tin quân sự Strategy Page của Mỹ bình luận, TC đã tỏ ra lo sợ và phản ứng kịch liệt khi Nhật Bản muốn cùng VN và Philippines chống lại các hành động hung hăng của lãnh đạo Bắc Kinh ở Biển Đông, vì lo lắng bị cộng đồng quốc tế “CÔ LẬP” và bị trừng phạt về kinh tế.”
 
Sau những vụ tàu Hải Cảnh TC chủ động đâm vào tàu cảnh sát biển và đánh chìm tàu cá của VN tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải dương-981 thuộc khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Vì vậy, phản ứng của VN hiện đang cân nhắc cùng với Philippines khởi kiện TC ra TÒA ÁN QUỐC TE,Á nếu Bắc Kinh vẫn một mực ngoan cố không chịu rút giàn khoan ra khỏi thềm lục địa VN. Hồi tháng 3, Philippines đã đem vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo với TC tại Biển Đông ra TÒA ÁN TRỌNG TÀI QUỐC TẾ THƯỜNG TRỰC tại THE HAGUE (Hà Lan).
 
Kết quả phân xử sẽ được công bố vào năm 2015, nhưng Bắc Kinh tuyên bố thẳng thừng rằng, sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào của phiên tòa nầy. Việc gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh không tuân theo phán quyết của tòa án The Hague? Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh tự đặt TC ra ngoài vòng LUẬT PHÁP PHÁP QUỐC TẾ, như những tên hải tặc sống ngoài vòng pháp luật, thách thức nghiêm trọng với CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ. Dĩ nhiên, các quốc gia trên thế giới đứng đầu là Hoa Kỳ phải có những biện pháp mạnh mẽ để đưa bọn lãnh đạo Bắc Kinh phải thi hành phán quyết của tòa án The Hague.
 
Vì vậy, bọn lãnh đạo Bắc Kinh “NGOÀI CỨNG RUỘT MỀM” đã phản ứng gay gắt trước việc chính phủ Nhật Bản mới đây bày tỏ mong muốn tham gia cùng Philippines và VN, để đưa tranh chấp biển đảo với TC ra tòa án quốc tế phân xử. Ngày 23/5/2014, Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh cáo Nhật Bản tránh xa tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á.
 
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC là Hồng Lỗi: “Các phát biểu của phía Nhật phớt lờ và làm rối các chân lý, đồng thời có động cơ chính trị nhằm can thiệp vào tình hình Biển Đông với mục đích bí mật.” Trước đó một ngày, hãng tin Kyodo của Nhật, dẫn lời nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, Ngoại Trưởng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ có chuyến thăm VN từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm nay, nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình về việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho VN nhằm đối phó với những hành động ngang ngược của TC trên Biển Đông.
 
Tờ Minh Báo của Hồng Kông số ra ngày 12/5/2014 nhận định rằng, Nhật Bản có thể đang tiến tới việc thành lập KHỐI ĐỒNG MINH với VN & Philippines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý, lố bịch và ngang ngược của Bắc Kinh. TC đã tỏ ra lo lắng và phản ứng kịch liệt khi Nhật Bản muốn cùng VN, Philippines chống lại sự bành trướng hung hăng của họ ở Biển Đông.
 
Trong cuộc phỏng vấn ngày 23/5/2014, dành cho tờ Wall Street Journal, Thủ tướng Shinzo Abe đã một lần nữa, chỉ trích việc TC đưa giàn khoan HD-981 tới vùng biển có tranh chấp với VN. Ông nói rằng: “Những hoạt động khoan dầu đơn phương của TC làm cho tình hình căng thẳng leo thang và Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép.”
 
Phát biểu tại diễn đàn ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA ở Singapore, Thủ tướng Abe nêu rõ: “Nhật Bản sẽ ủng hộ hết mình những nổ lực của các nước ASEAN khi họ hành động để bảo đảm an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không…” Ông Abe còn nhấn mạnh rằng, tất cả các nước cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
 
Theo các nhà phân tích, sự can dự nhiều hơn của Nhật Bản vào Biển Đông phát xuất từ mối lo ngại với an ninh của tuyến đường hàng hải vô cùng quan trọng cho nền kinh tế Nhật, vì Nhật Bản phải dựa vào nhập cảng để thỏa mãn 95% nhu cầu nhiên liệu trong nước và hầu hết số dầu nhập cảng được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Ngoài ra, 99% hàng hóa nhập cảng và xuất cảng của Nhật Bản cũng dựa vào đường biển, trong đó các loại hàng hóa bán sang các thị trường Âu Châu, Đông Nam Á và Uùc Châu được vận chuyển qua Biển Đông. Trong trường hợp phải đi đường vòng sang phía Đông Philippines, giá thành của các sản phẩm chế tạo của Nhật Bản sẽ tăng 25%. Do đó, Nhật Bản xem Biển Đông là TUYẾT ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH của mình và tìm đủ mọi cách để bảo vệ.
 
Nhật Bản đang thương lượng với Hoa Kỳ, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Canada và Anh các vấn đề trao đổi là hợp tác hậu cần cùng phát triển khí tài quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, tập trung chung và giúp đở liên quan tới an ninh.
 
Strategy Page bình luận rằng, đối với Bắc Kinh, Tokyo là mối đe dọa lớn hơn rất nhiều so với Manila và Hà Nội, vì với tư cách một cường quốc công nghiệp và thương mại, Nhật Bản có khả năng kêu gọi cộng đồng quốc tế trừng trị hành vi hiếu chiến của Bắc Kinh. Viễn cảnh bị cấm vận kinh tế là điều Bắc Kinh chưa chuẩn bị đối phó và dĩ nhiên, Bắc Kinh muốn tránh điều tệ hại nầy xảy ra.
 
BBC dẫn lời giáo sư Mark Beeson, chuyên gia về an ninh khu vực Châu Á – TBD, thuộc Đại học Murdoch (Úc), nhận định: “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa VN – TQ nhắc nhở chúng ta điều đó.”
 
Theo nhận định của nhà báo kỳ cựu Geoff Dyer: “Nếu TQ càng đẩy mạnh những hành động ngang ngược nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước nầy, thì các nước trong khu vực sẽ hợp sức cùng nhau tạo thành một “LIÊN MINH” để chống lại mưu đồ bá quyền của TQ.” Không chỉ riêng VN và Philippines, Bắc Kinh còn chuyển hướng sang bắt nạt cả Indonesia, khi tuyên bố chủ quyền phi lý tại quần đảo Natuna của Indonesia trên Biển Đông.”
 
II. LIÊN MINH NHẬT – ẤN, TẠO THÀNH THẾ GỌNG KỀM CHIẾN LƯỢC CHỐNG TRUNG CỘNG:
Theo The times of India cho biết, cùng với việc quan hệ hợp tác quân sự Nhật – Ấn liên tục phát triển từ thời cựu Thủ tướng Ấn Manmohan Singh. Trong tương lai, toàn bộ cảng biển của Ấn Độ sẽ mở rộng đối với tàu thuyền của Nhật, qua đó sẽ thực hiện chiến lược chia sẻ nguồn tài nguyên địa chính trị và quân sự giữa 2 nước Nhật – Ấn, mở ra trục chiến lược mới. Ngoài việc tiến hành diễn tập trên biển mấy năm gần đây, giao lưu hợp tác quân sự Nhật – Ấn ngày càng thường xuyên hơn.
 
Theo báo Tin tức nước Nga cho biết, quân đội Ấn đang đề xuất mua hệ thống radar khí tượng tầm cao, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống quang điện trên các chiến hạm của Nhật để bố trí hệ thống nầy tại khu vực Ladakh thuộc Kashmir do Ấn Độ kiểm soát., ngoài việc nghiên cứu khoa học, nó còn là hệ thống radar cảnh giác tầm cao, tầm xa để giám sát tình báo TC, Pakistan, Afghanishtan gần khu vực Himalaya.
 
Ông NARENDRA MODI đã trở thành Tân Thủ tướng Ấn Độ sau cuộc bầu cử Quốc Hội. Trang Diplomat cho rằng ông Modi là người có đường lối cứng rắn trong chính sách đối với Trung Cộng. Điều nầy khiến Bắc Kinh càng trở nên “KHÓ THỞ” trong áp lực ngoại giao với các nước láng giềng. Theo Time of India, có bài phân tích cho thấy người dân Ấn Độ mong muốn có một người lãnh đạo cứng rắn hơn với TC và họ cảm thấy chưa hài lòng với chính sách nhún nhường mềm dẽo trước đó.
 
Ông Modi là người không che giấu quan điểm chính trị là cứng rắn với Bắc Kinh. Khi vận động tranh cử tại tỉnh Pasighat thuộc miền Đông Ấn Độ, ông Modi không ngần ngại chỉ đích danh TC đang xâm lấn Ấn Độ. Trước cử tri ông tuyên bố: “Không thế lực nào trên trái đất có thể xâm lấn Ấn Độ dù chỉ vài inch. TC nên từ bỏ chủ nghĩa bành trướng.” Đây không phải là lần đầu tiên ông Modi tỏ thái độ gây gắt với TC. Hồi tháng 10/2013, ông từng phát biểu rất mạnh mẽ khi Ấn Độ và TC tranh cãi quanh khu vực lãnh thổ ở vùng Arunachal Pradesh. Ông cũng nhấn mạnh: “Arunachal Pradesh là một phần lãnh thổ của Ấn Độ và sẽ luôn luôn như vậy. Không có quyền lực nào cướp nó từ chúng tôi. Người Arunachal Pradesh đã không chịu áp lực hay sợ hãi TC.”
Việc ông Modi trở thành tân Thủ tướng của Ấn Độ khiến cho Bắc Kinh lo lắng đến mức phải lên tiếng thông qua phát ngôn viên Hoa Xuân Oùanh rằng: “Trung Quốc không có ý định dùng chiến tranh để xâm lấn tấc đất nào của nước khác.” Bọn lãnh đạo Bắc Kinh nói dối không chút ngượng mồm. Bắc Kinh đã đưa giàn khoan Hải dương-981 vào khu đặc quyền kinh tế & thềm lục địa VN, có phải là động xâm lược không? Một chuyên gia khác cho biết: “TC sẽ phải biết Thủ tướng mới của Ấn Độ không phải là người yếu đuối và họ sẽ không dám làm điều gì mang tính phiêu lưu.”
 
Một câu hỏi được đặt ra: “Ấn Độ sẽ liên minh với ai?” Một câu trả lời chính xác là Ấn Độ sẽ buộc phải liên kết, đặt những mối quan hệ toàn diện, đối tác chiến lược, hay cao hơn nữa là đồng minh, ông Modi nhất định sẽ chọn Nhật & Hoa Kỳ. Từ khi nhậm chức, ông Modi đã lựa chọn Nhật Bản là quốc gia đầu tiên cho chuyến thăm nước ngoài. Điều nầy đã lộ câu trả lời chiến lược ngoại giao và chiến lược LIÊN MINH với NHẬT để chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Chauvanish Đại Hán.
 
Rõ ràng, TC trở thành một thách thức đầu tiên trong chính sách đối ngoại của chính phủ mới. Sự kiện Bắc Kinh đã hạ đặt giàn khoang HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của VN ở Biển Đông sẽ va chạm tới lợi ích thương mại của Ấn Độ ở Biển Đông. Ấn Độ đã đầu tư nhiều ở VN, cố gắng xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược với VN để đối trọng với TC.
 
III. LIÊN MINH VỚI NGA ĐỂ PHÁ VỠ THẾ BỊ CÔ LẬP:
 
Bắc Kinh thừa biết việc triển khai giàn khoan HD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế & thềm lục địa VN sẽ làm cho VN phẫn nộ và Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei cũng có phản ứng tương tự trước hành động xâm lược quá trắng trợn của Bắc Kinh. Tác giả Feff Moore cho rằng, Bắc Kinh dường như bị mù quáng về sự “trỗi dậy Trung Hoa”, về tự hào dân tộc và thành công kinh tế. Vì vậy, TC đang trên đường “ TỰ CÔ LẬP” mình về mặt quân sự, chính trị và ngoại giao…vì vậy, tại hội nghị về các biện pháp “Hiệp lực và Xây dựng lòng tin” (CICA) hôm 21/5/2014 vừa qua. Theo hãng tin AP, phát biểu tại hội nghị CICA được tổ chức tại Thượng Hải với sự tham gia nhiều nhà lãnh đạo, có cả TT Nga Vladimir Putin. Tập Cận Bình đã khởi xướng: “Chúng ta cần cải tiến mối quan hệ hợp tác an ninh và thiết lập cấu trúc hợp tác an ninh mới trong khu vực.” Bắc Kinh đã thể hiện rõ mong muồn mở rộng tầm ảnh hưởng của TQ tại Châu Á, đồng thời giới hạn vai trò của Mỹ trong khu vực.” Tập Cận Bình đã né tránh, không đề cập việc TC hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển VN, chỉ cách đảo Lý Sơn 180 hải lý và nằm gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
 
Tuy nhiên, ông Ross Babbage – Chủ tịch Quỹ Kokoda tại Australia – nhận định, trên thực tế nhóm CICA sẽ không trở thành một liên minh an ninh. Các đối tác không cùng quan điểm; mặc dù, một số thỏa hiệp đã được thông qua, nhưng việc tạo lập thành một khối liên minh thì chưa thể. Trong chuyến thăm 2 ngày tới TQ của TT Putin. Moscow và Bắc Kinh đã tiến hành ký hợp đồng mua bán khí đốt lịch sử với tổng trị giá 400 tỷ USD đã giúp Nga và TQ thắt chặt thêm mối quan hệ.
Trước đó, trên tạp chí The Diplomat, nhà báo Zachary Keck từng nhận định, cơ hội chiến thắng của TC trước các cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản, phụ thuộc phần lớn vào việc duy trì mối quan hệ tốt với Nga. Một số chuyên gia khác cho rằng, mối quan hệ đồng minh Nga – Trung đang dần được thành hình và dẫn tới một trật tự thế giới “ĐA CỰC”. Theo GS Yan Xuetong – Đại học Quinghua – lạc quan nhận định: “Yếu tố quan trọng nhất quyết định việc Nga – Trung có nên xây dựng tình đồng minh hay không, phụ thuộc vào việc liệu hai quốc gia nầy có cùng chia sẻ các lợi ích chiến lược và quá trình chia sẻ các lợi ích chiến lược sẽ kéo dài được bao lâu? Trong vòng 10 hoặc 20 năm tới.
 
IV. PHẢN ỨNG CỦA TT PUTIN VỀ LIÊN MINH NGA – TRUNG:
 
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu ngày 24/5 trước các lãnh đạo các cơ quan thông tấn thế giới tại thành phố St. Petersburg, nơi tổ chức Diễn đàn Kinh Tế Quốc tế (IEF): “Nga có mối quan hệ với Nhật Bản, TQ có mối quan hệ của họ. Nga và TQ chỉ là mối quan hệ đối tác và Điện Kremlin không có ý định xây dựng liên minh với TQ để chống lại bất kỳ quốc gia nào.” Cũng tại Diễn đàn nầy, Tổng thống Putin đã bày tỏ mong muốn đối thoại với Nhật Bản khi được hỏi về chuyến thăm sắp tới của TT Putin đến Nhật Bản vào mùa thu nầy. Cả Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự tích cực trong việc giữ gìn mối quan hệ giữa hai nước.
 
Đây không phải là lần đầu tiên TT Putin tạt một gáo nước lạnh vào mặt Tập Cận Bình. Còn nhớ, chỉ ít ngày sau cuộc tập trận Nga – Trung vừa chấm dứt. TT Putin đích thân giám sát cuộc tập trận lớn nhất thời hậu Xô Viết kéo dài đến hết ngày 20/7/2013. Cuộc tập trận diễn ra ở khu vực Viễn Đông sát biên giới với TC với 160.000 quân, hơn 1.000 xe tăng, 133 máy bay, 70 tàu chiến. Ông Alexander Khramchikhin – nhà phân tích quân sự Moscow – cho rằng: “Phần tập trận trên đất liền là hướng vào Trung Quốc để TQ khỏi dòm ngó vào vùng Viễn Đông của Nga.” Theo tờ Diplomat bình luận: “Nhiều quan chức rất nghi ngờ TQ đang có chiến lược dài hạn thôn tính vùng Viễn Đông của Nga. Số người Tàu nhập cư vào khu vực nầy tăng mạnh trong những năm gần đây. Người Nga có cảm giác rằng, TQ muốn chinh phục vùng Viễn Đông.”
 
Cũng theo Alexander Khramchiklin tác giả quyển sách: “RỒNG THỨC GIẤC” nhận định: “Những vấn đề nội tại của TQ như một nguồn gốc, mối đe dọa đối với nước Nga, Bắc Kinh có thể trở thành kẻ thù của Nga, một khi vấp phải một cuộc khủng khoảng chính trị – xã hội nội bộ nghiêm trọng. Bắc Kinh khi đó sẽ cố gắng dập tắt động lực của quần chúng phẫn nộ, đồng thời tìm cách tiếp cận tài nguyên ở Viễn Đông và vùng Siberia của Nga. Khramchikhin còn khẳng định rằng, người TQ về mặt tâm lý luôn sẵn sàng tấn công một quốc gia láng giềng thân thiện. Họ đã được nhồi sọ từ khi còn đi học rằng, vùng Viễn Đông hay Ngoại Baikal vốn là lãnh thổ của TQ và cần phải “đòi lại”.
 
Tờ Moskovsky Komsomolets số ra ngày 15/1/2014 đặt câu hỏi: Ai là kẻ địch hung ác nhất? Ai là bạn tốt nhất? Trong bối cảnh hoàn toàn tương lai, Nga sẽ đứng về phía ai? Là Mỹ hay là TQ? Chính trị gia Vladislav Inozemtsev cho rằng: “Nga cần liên minh với Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản chống lại TQ nhằm giành được lợi ích tối đa, chứ không phải là hợp tác với TQ để làm tiên phong chống Mỹ. Đối với Nga, liên minh với TQ chẳng khác nào tự đóng cửa, chứ không phải là mở rộng cánh cửa hướng ra thế giới, bất kể ở phương Tây hay phương Đông. Trái lại, nếu Nga liên minh với Mỹ và Nhật sẽ thành hình LIÊN MINH BẮC Thái Bình Dương, về thực lực và năng lực đều có thể so sánh với NATO. Nga sẽ thu hút các nhà đầu tư phát triển khu vực phía Đông, kiểm soát hành lang vận tải phía Bắc, tăng cường hợp tác với Khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Như vậy, ý đồ xây dựng một liên minh quân sự với Nga để đối phó Mỹ – Nhật ở Châu Á – TBD của Tập Cận Bình kể như bị hoàn toàn phá sản. Bắc Kinh rơi vào vị thế bị cô lập hơn bao giờ hết.
 
V. VÌ SAO BẮC KINH SỢ CHIẾN TRANH?
 
Những bất lợi về chiến lược khiến bọn lãnh đạo Bắc Kinh sợ phải đối đầu với một cuộc chiến tranh xảy ra giữa TC và liên minh Mỹ – Nhật Bản ở Châu Á – TBD vì những lý do sau đây:
 
[1] VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI – SẮC TỘC: Các vụ đụng độ trên biên giới với Ấn Độ rất có thể sẽ leo thang thành một cuộc xung đột lớn. TQ đang phải đau đầu về các khu vực tự trị nhiều hơn bao giờ hết, đặc biệt là các vụ bạo động, khủng bố đẩm máu ở khu vực Tân Cương thường xuyên xảy ra trong thời gian gần đây đang có nguy cơ lan rộng thành một phong trào chống đối chính quyền. Đó là lý do khiến ngân sách quân sự của TQ là 188 tỷ USD và ngày một tăng lên.
 
[2] NGƯỜI DÂN HOA LỤC BẤT MÃN CHẾ ĐỘ: Nhiều người dân Hoa lục không hài lòng sống dưới một chế độ độc tài toàn trị, môi trường sống ô nhiễm nặng nề, dân chúng thiếu không khí sạch để thở, nước sạch để uống, thực phẩm không an toàn để ăn, lạm dụng sức lao động, chính quyền tham nhũng thối nát và thu tóm đất đai, rất dễ nhanh chóng leo thang thành bạo loạn, mỗi năm có hơn 20.000 vụ quần chúng nỗi dậy vì phần lớn số nông dân đói ăn đã cán mốc 500 triệu người, họ nỗi dậy đấu tranh đòi quyền sống. Đối với bọn lãnh đạo Bắc Kinh, biến cố Thiên An Môn vẫn còn là cơn ác mộng kinh hoàng đối với họ.
 
[3] THAM NHŨNG TRONG QUÂN ĐỘI: Liệt kê những trường hợp điển hình: Năm 2007, Phó Đô đốc Wang Shouye biển thủ 25 triệu trong quỹ PLA. Tháng 3, CA bắt giữ Xu Caihou (tướng nghỉ hưu) và cựu Ủy viên Quân ủy Trung Ương đầy quyền lực bị cáo buộc đã làm ra hàng triệu USD qua việc bán chức trong quân đội. Xu phụ trách việc thăng chức cấp cao trong quân đội từ năm 2004 – 2013. Thuộc hạ của Xu là Gu Junshan đã bán hàng trăm chức. Nếu một “đại tá” muốn trở thành một “thiếu tướng” đã phải trả tới 4,8 triệu nhân dân tệ. Cấp bực càng cao thì có nhiều cơ hội làm giàu. Tập Cận Bình đã phải lên tiếng: “Không một quốc gia nào có thể đánh bại TQ. Chỉ có tham nhũng của chính chúng ta mới có thể tiêu diệt chúng ta và khiến lực lượng vũ trang của chúng ta bị thua mà không qua đánh nhau.”
 
[4] TQ ĐANG CÔ LẬP VỚI TẤT CẢ: Mới đây, Bắc Kinh đã ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của VN. GS Carl Thayer nhận định là hành động bất ngờ, gây hấn và bất hợp pháp; hơn nữa, sự quyết đoán ngang ngược của TC đang đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào vòng tay của Mỹ và một loạt các quốc gia đang xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn đối với Nhật Bản, đối thủ chính của TC tại khu vực, có thể trở thành liên minh để chống lại sức mạnh của TC ở vùng biển Hoa Đông & Biển Đông. Nhật Bản đang xây dựng tốt mối quan hệ với các nước láng giềng của TC và với các nước phương Tây. Những hành động gây hấn gần đây của Bắc Kinh đã khiến cho TC ngày càng bị cô lập, không còn bạn bè. Điều nầy đã đặt TC vào thế bất lợi chiến lược to lớn. Bắc Kinh không có đồng minh để cung cấp căn cứ, chia sẻ tin tức tình báo.
 
[5] TQ CHƯA PHẢI LÀ ĐỐI THỦ CỦA MỸ: Theo nhận định của một số chuyên gia, chiến lược xoay trục trở lại Châu Á – TBD, Hoa Kỳ chỉ cần thể hiện sức mạnh vô địch của mình là đủ sức răn đe. Mỹ chưa cần thiết phải dùng đến vũ lực để phanh thây con “CỌP GIẤY” TC. Mỹ chỉ cần kềm chế, bao vây, phong tỏa, cô lập an ninh năng lượng sẽ gây áp lực nặng nề buộc Bắc Kinh phải chạy đua vũ trang thì TC sẽ phá sản giống như LX trước đây đã trở thành nạn nhân của cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Nếu như bọn lãnh đạo Bắc Kinh chưa thức tỉnh, ngoan cố chống lại Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn thì TC sẽ lâm vào thế “mãnh hổ nan địch quần hồ”, huống hồ gì TC chỉ là con hổ giấy, chỉ đủ sức hù dọa, hiếp đáp những nước nhược tiểu như Việt Nam và Philippines mà thôi.
 
VI. KẾT LUẬN:
 
Trung Cộng chỉ là “RỒNG GIẤY” nói theo ngôn từ của KYLE MIZOKAMI, tác giả bài viết “The Chinese military is a paper dragon”. Trung Cộng người khổng lồ chân đất sét, không có gì đáng sợ cả. Muốn tống cổ giàn khoan Hải Dương – 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì chỉ có một cách là ĐCSVN phải dứt khoát và mạnh dạng LIÊN MINH với Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Australia – Hàn Quốc và Nga để chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Chauvanism Đại Hán.Thời gian cấp bách, không còn chần chừ được nữa…
 
 
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

 


No comments: