Tuesday, December 10, 2013

BIỂN ƠI, BIỂN ÐÃ PHỤ NGƯỜI?


Dựa theo các nguồn sử liệu hiện nay, khi viết về nguồn gốc của dân tộc VN, đều cho rằng Người Việt là một trong những dân tộc dũng cảm và thông minh nhất trên thế giới, vì đã được hưởng nhiều đặc tính quý báu của các chủng tộc pha trộn. Họ là hậu duệ của nòi giống Mông Cổ, Bách Việt và Nam Á Ða Ðảo.. qua quá trình thiên di từ Trung Á tới đồng bằng Bắc Việt. Nhờ vậy suốt dòng lịch sử mấy ngàn năm, tổ tiên ta mới đương đầu nổi với nhiều cuộc xâm lăng diệt chủng của Tàu, Chiêm Thành, Lào-Thái, Cao Mên, thực dân Pháp-Nhật và nay là chủ nghĩa vô thần của đảng cọng sản đệ tam quốc tế. Bởi thế ngay từ buổi bình minh dựng nước, người Việt rất thạo thủy chiến, quen dùng thuyền, thời gian sống trên cạn ít hơn dưới nước, vì biển rạch sông hồ, vốn là những nơi chốn thân thương của linh hồn đất Việt.

 Chúng ta là con cháu của Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, theo cha ra biển và lâp thành nước Văn Lang, có nền văn minh phát triển từ sông nước. Do trên ngoài nông nghiệp, việc khai thác hải sản trên sông biển, vẫn là tiềm năng kinh tế muôn đời của dân tộc.

Nên biển miên viễn vẫn là không gian sinh tồn của nòi giống Hồng Lạc, là bức trường thành “ nước “ bảo vệ non sông gấm vóc Việt. Vì vậy trong suốt lịch sử giữ nước chống ngoại xâm, sức mạnh của Thủy Quân Ðại Việt qua các triều đại Ngô, Ðinh, Tiền Lê, Hậu Lý và nhất là Nhà Trần.. đã tạo nên những chiến công hiển hách, làm vẻ vang người Việt, đất Việt, khiến cho con cháu ngày nay, mỗi lần đọc lại những trang sử cũ, đều cảm nhận sự hãnh diện trân quý, đối với tổ tiên mình. Những đia danh Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Hội An, Lô Giang, Rạch Gầm, Nhật Tảo, Hoàng Sa.. và đặc biệt là dòng sông thiêng Bạch Ðằng nơi xứ Bắc, muôn đời sống đẹp trong hồn người như nhà thơ Phạm Sư Mạnh đời Trần, đã không ngớt lời khen tặng :

”Vũ trụ kỳ quan, Dương Cốc nhật.
Giang san vượng khí Bạch Ðằng thâu “.

Ngày nay đảng CSVN đã và đang bán dần mòn non sông gấm vóc cho giặc Tàu, chẳng những là biển, bờ, hải đảo, đất đai biên giới.. mà ngay tới làng mạc, phường phố tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ.. nơi nào cũng đã bị Hán hoá từ trong chữ nghĩa ra tới thực tế của cuộc đời. Tất cả đều do tổ tiên đã dựng và gìn giữ qua bao đời, bằng xương máu và nước mắt. Nhờ vậy mới có một nước Việt xinh đẹp bao đời, trải dài trên bờ Thái Bình Dương hơn 3300km, với non xanh nước biếc thật hữu tình. Sau lưng là bức tường thành Trường Sơn hùng vỹ, còn đất đai thì chạy suốt từ Ải Nam Quan tới tận Mui Cà Mâu, Hà Tiên ngút ngàn ruộng đồng vườn tược, nơi nào cũng đẹp xinh ngập tràn hồn quê trong nổi nhớ.

Biển VN còn có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu km2 và 4000 hòn đảo, mà lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang) và Phú Quý (Bình Thuận), có diện tích gần bằng Tân Gia Ba. Nơi nào trên biển cũng đều có một triển vọng to lớn về khả năng khai thác khí đốt và dầu thô. Tóm lại, nếu là những vị lãnh đạo yêu nước, thương dân thưở trước như Trần Nhân Tôn, Lê Thánh Tôn, các Chúa Nguyễn Hoàng, Sải Vương, Hiền Vương, Quốc Chúa, Minh Mạng .. cho tới cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.. chắc chắc sẽ nhận ra ngay thực trạng của nước ta, người đông đất ít, tương lai của xứ sở, đều do biển quyết định, nên phải dồn hết năng lực và sức mạnh quân sự, để bảo vệ biển, đảo như Nhà Nguyễn và gần nhất là VNCH đã từng làm suốt 20 năm tồn tại (1955-1975).

Từ sau ngày CSVN làm chủ cả nước, đảng chưa bao giờ nghiên cứu hay lo lắng bảo vệ lảnh hải của mình, dù biết rằng cái ăn của toàn dân phần lớn đều nhờ vào biển trước mắt. Ðó là thực trạng của sự khai thác hải sản, bừa bãi trên Ðông Hải, gần như lạm phát vô kỹ luật, từ sau năm 1975 tới bây giờ. Tóm lại tất cả đều là nỗi đau lòng, ngậm ngùi non nước, từ sự kê khai tổng trọng tải của hàng chục ngàn ngư thuyền cả nước, nhưng thực tế chưa bằng 1/10 tàu thuyền đánh cá của các nước trong vùng.

Về sản lượng khai thác trên biển hiện nay của ngư dân VN theo các nguồn tin quốc tế, còn thua xa các nước Nhật, Péru, Ðài Loan, Ðại Hàn cả Thái Lan từ 25 năm về trước. Trong lãnh vực kinh tế, VN hiện có 62 hải cảng lớn nhỏ cả nước, nhưng con số chỉ nhằm phô trương, vì nhiều cảng cá xây lên, để có cơ hội cho cán bộ đảng từ nhỏ tới lớn, chia nhau ăn xén ngân khoản, sau đó bỏ hoang như ở Cà Mâu. Thực chất đã làm lu mờ cái uy thế hiển hach của một nước VN từ bao đời là một vị trí trung tâm của hải đạo bắc-nam, vùng Châu Á Thái Bình Dương. Ðồng thời cũng là cửa ngõ ra biển của Lào và nhiều tỉnh miền Nam Trung Hoa như Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây, qua các đường sông Hồng Hà, Mã và sông Cả.

Từ năm 1995, VN đã bắt đầu sản xuất dầu khí của các mõ trên thềm lục địa nước ta, tại biển Nam quanh Côn Ðảo và quần đảo Trường Sa. Việc khai thác khí đốt cũng đã bắt đầu tiến hành từ đầu thập niên thế kỷ XXI. Ðây là nguồn lợi to lớn nuôi sống cả nước, sau lúa gạo và hải sản.Nhưng vì cần chỗ dựa lưng be bờ để giữ đảng tồn tại, sau khi Liên Xô và Ðông Âu sụp đổ, nên CSVN chẳng những đã không lo bảo vệ non sông gấm vóc của dân tộc, trái lại còn bí mật ký kết bán nhượng biển, nhiều lần với Tàu đỏ, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa là lảnh thổ lâu đời của Ðại Việt có từ thời vua Lê Thánh Tôn vào thế kỷ XVII.

Ngày 25-12-2000, CSVN qua Lê Khả Phiêu, Ðổ Mười, Trần Ðức Lương, Võ Văn Kiệt.. tới Bắc Kinh để âm thầm ký kết bán đảo chia biển với Trung Cộng, qua cái gọi là Hiệp Ðịnh Phân Ðịnh Vịnh Bắc Bộ. Sự kiện trên đã bị dân chúng trong và ngoài nước phanh phui, công phẫn và phản đối dữ dội. Ðặc biệt là báo chí Pháp cũng lên tiếng phê phán và cười chê CSVN cả gan, khi dám nhân danh kẻ cầm quyền, để ký với giặc thù truyền kiếp của dân tộc là Trung Công, trong tình trạng bình thường của hai quốc gia độc lập. Ðây là một hiệp định vô lý, man rợ và bất bình đẳng nhất thế giới, mà chỉ có bè lũ bán nước buôn dân như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng (1958), cùng với băng nhóm không còn nhân tính, thiên luân và tim óc trong Bắc Bộ Phủ mới dám lỳ lợm hành động một cách mù quáng, mặc kệ cho cuộc tồn vong của dân tộc Việt.

Nguyễn Tâm Bảo, một cán bộ kiều vận của Việt Cộng, đặc trách vùng Bắc Mỹ, trong một bức thư tối mật gửi đảng (Sever Ever Been Top Secret), đề ngày 30-6-1008, qua ám số i86 photobucket.com, đã viết ‘..thứ hai là quan hệ tế nhị với người anh lớn đã để lộ những kẽ hở. Việc chúng ta nhượng đất nhượng biển là một sai lầm, đụng chạm đến tinh thần dân tộc từ ngàn đời nay.. Làm sao để lèo lái tinh thần dân tộc theo hướng có lợi cho chúng ta, để thanh niên vẫn có chỗ xả xú pắp, mà vẫn tin rằng chúng ta không hề hèn nhát trước Trung Quốc, đồng thời việc đó không làm cho Trung Quốc tức giận.. ’ ’

Ngày xưa, Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung và Chúa Trịnh, chỉ vì trong thế kẹt vạn bắt đắc dĩ, nên bó buộc phải ký dâng đất cho giặc. Thời nhà Nguyễn, Vua Tự Ðức cũng chỉ vì thua kém quân sự, nên buộc lòng phải ký kết những hiệp ước bất bình đẳng với kẻ thù nhưng vẫn tìm đủ mọi cách để chuộc lại. Thực dân Pháp trong thời gian đô hộ nước ta, vì quyền lợi của chúng, cũng cắt nhiều đất của VN cho Tàu tại biên giới, đó là điều không thể tránh được với một quốc gia đã mất chủ quyền. Thời VNCH luôn luôn phải đương đầu với thù trong giặc ngoài, suốt 20 năm tồn tại, từ cố TT Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu, đã không hề bán nhượng hay làm mất một phân đất của tổ tiên. Tháng 1-1974, chỉ vì đồng minh Mỹ bán đứng, VC đồng lỏa với Tàu đỏ, đâm sau lưng nên đành để mất quần đảo Hoàng Sa trong máu hận, sau khi Hải Quân Miền Nam đã tử chiến với Trung Cộng và gây cho chúng nhiều thương vong thiệt hại.

VC chỉ biết có đảng và quyền lợi cá nhân gia đình, đã công khai đầu hàng giặc Tàu, làm tổn hại đất nước, khiến dân tộc mất danh dự và trên hết là tạo sự bất hạnh cho ngư phủ VN phải hành nghề trên biển cả, bị giặc Tàu bắn chết qua tội danh xâm phản lãnh hải của chính nước mình. Hỡi ôi, chỉ vì muốn được làm nô lệ cho Trung Cộng để giữ đảng, mà VC đã làm mất của VN hơn 11.930 km2 biển. Riêng Hiệp Ðịnh gọi là Hợp Tác Nghề Cá, chưa hề được quốc hội thảo luận, cũng như biểu quyết phê chuẩn, nhưng VC lẫn Trung Cộng vẫn tuyên bố, cùng có hiệu lực như Hiệp Ðịnh Vịnh Bắc Bộ vào ngày 30-6-2004, mà hậu quả trước mắt là thảm cảnh đồng bào VN ngày ngày bị Tàu đỏ cướp bóc, hảm hiếp và giết hại trên biển đông, kể cả những lảnh hải thuộc chủ quyền VN sát bờ như Bán Ðảo Sơn Chà (Quảng Nam-Ðà Nẳng) mới đây vào tháng 6-2008.

Tóm lại, từ việc Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng và đảng cọng sản, thừa nhận Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng vào năm 1958, cho tới những hiệp ước bất bình đẳng về việc phân định và hợp tác đánh cá trong vịnh Bắc Việt, đảng CSVN coi như đã dâng hiến toàn bộ hải sản, dầu khí của quốc gia cho giặc Tàu. Nên không ai ngạc nhiên khi nguồn tin Nông Ðức Mạnh sang Tàu về và phổ biến tấm dư đồ rách VN ngày nay trong đó không có các địa danh Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Hang Pắc Pó, Núi Tô Thị và hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, nay đã biến thành Huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Cộng.

Mấy ngàn năm mở và dựng nước, linh hồn của dân tộc Việt là rừng thẳm biển xanh như đã ăn sâu vào ánh mắt nụ cười của mọi người. Nay thì rừng đã trụi còn biễn cũng đã phụ người. Chúng ta con cháu ngày nay khi nghĩ tới, chỉ còn đi tìm thuở vàng son của quá khứ, được lưu lại trong hồn biển trên đât cá đẳm đầy nước mắt, nắng gió và cái đói lạnh miên trường của kiếp người bất hạnh trên quê hương nhược tiểu VN.

Có còn nổi buồn nào hơn nổi buồn của người ngư phủ VN, đứng trước quê hương mình trong nổi lặng im cay đắng, nhìn những tia nắng ráng chiều còn vương trên biển như tiếng vọng của ngày về một thời oai hùng trên sóng nước. Giờ chỉ còn lại hai bàn tay trắng của phận người nơi biển bạc.. sau những đợt xăng dầu lên giá, bảo táp bất thường và nạn Tàu Ô, Tàu Ðỏ hoành hành khắp Ðông Hải. Biên ôi, biển đã phụ Nguời !

1 - MÁU NHUỘM ÐÔNG HẢI VÌ VN GIỜ KHÔNG CÒN CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN :
Ngày 12-1-2005, giặc Tàu ngang nhiên bắn chết chín ngư phủ Thanh Hóa, gây cho bảy người sống bị trọng thương, trong lúc đồng bào đang hành nghề trong vùng biển quen thuộc tại Vịnh Bắc Việt, quê hương của mình . Ðã thế chúng còn kiêu căng phách lối và tàn nhẫn hơn ác thú rừng xanh, qua hành động dã man chưa hề thấy, khi tịch thu một tàu đánh cá, kể cả xác người chết, mạng người sống bị thương và bắt thêm 8 người khác đem về bỏ tù tại đảo Hải Nam, bất chấp công luận thế giới và những con mắt trao tráo vô hồn của đảng VC. Sau đó, phát ngôn viên của Trung Cộng là Khổng Tuyên còn tru tréo vu cáo, ngư dân VN là hải tặc có vũ trang, đã cướp thuyền đánh cá của chúng trên biển, nên giặc phải giết người để tự vệ.

Những thủ đoạn lưu manh bá quyền này, ngày nay ‘ Trời ‘ đã thay mặt các dân tộc nhược tiểu Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, Quý Châu và VN để trả lại cho người Tàu một cuộc luân hồi nghiệp chướng trước mắt quá rõ ràng, qua hằng loại thiên tai, động đất liên tục xảy ra từ đầu năm 2008 mà nhức nhối nhất tại Tứ Xuyên. Những con sông sắp cạn nước, những hàng hóa xuất cảng bị tố cáo nguyền rũa khắp hoàn cầu và trên hết là lòng dân Trung Hoa kêu trời thán oán. Tất cả đã báo động về sự suy tàn sắp diễn ra của đế quốc Trung Hoa Ðỏ như trước đây vào đầu thập niên 90 tại Liên Bang Sô Viết.

Còn nhớ hay không ? cơn hồng thủy biển Ðông sau tháng 5-1975 khi CSVN chiếm trọn Miền Nam và làm chủ đất nước. Chúng đã xua hằng triệu người VN ra biển, để thu đô la và vàng ròng qua chiến dịch xuất cảng người, kéo dài nhiều năm tháng. Vì thế hàng triệu người đã bỏ thây trong sóng nước, vì bảo tố và sự khủng bố của hải tặc Thái Lan, giữa lúc bỏ quê hương mình đi tìm tự do khắp xứ lạ. Nổi nhục hận hờn căm trên, tưởng đâu sẽ nguôi ngoai, khi VC chịu mở khẩu đổi mới, phần nào mang phúc lợi tới cho đồng bào trong nước, qua sự tiếp nhận nền văn minh nhân loại, như chúng từng rêu rao qua các chiêu bài ‘ nếu đi hết biển, vê nguồn, gọi đàn ‘ và mới nhất là ‘ Nối Vòng Tay Lớn ‘ để trí thức Hải Ngoại có cơ hội về nước phục vụ, làm giàu thêm cho đảng, đoàn và doanh nhân tư bản đó.

Tất cả chỉ là bọt biển, nhìn vậy mà không phải vậy. Ðổi mới thì ra không phải để cho đồng bào no cơm ấm áo, mà mặt thật là để cứu đảng và giúp cho các thành phần cầm quyền, từ chóp bu ngồi trong bắc bộ phủ, cho tới cán bộ tép riu nơi phường xóm, tham nhũng của công, bóc lột dân chúng và bán nước làm giàu. Bởi vậy đổi mới càng khiến cho máu người Việt đau khổ thêm, khi VC mở biên giới Hoa-Việt, cùng toa rập buôn lậu, buôn người, buôn bán xì ke ma tuý với giặc Tàu, làm cho cả nước khốn đốn trong cảnh đói nghèo, tật bệnh và hủ bại trước những tệ đoan xã hội, mà Trung Cộng xuất cảng sang, mục đich đầu dộc người Việt thành bạc nhược, tha hóa, không còn lý trí để nghĩ tới sự chống xâm lăng khi giặc tới nhà.

Ðổi mới, để giặc Tàu, qua bọn văn nô VC tay sai, phổ biến văn hóa Hán Tộc tràn lan khắp nước tới hải ngoại, để đồng hóa người Việt, một sự nghiệp mà chúng đã hoàn toàn thất bại trong quá khứ. Nhưng đỉnh cao nhất của thời đại chúng ta, là VC đổi mới để hợp thức hóa, nhưng cam kết bí mật với giạc Tàu, từ thời kỳ 1930 cho tới nay, qua các văn kiện chính thức được ký kết bởi các chóp bu đảng từ Hồ Chí Minh tới Nông Ðức Mạnh ngày nay. Và cũng chỉ cần dựa vào những văn kiện mà VC đã ký kết từ năm 1958 tới nay, Trung Cộng đã đủ lý do để lấn áp và đẩy VN vào thế chẳng đặng đừng, không thể nào lên tiếng hay phản đối được trước công luận thế giới. Chính Henry Kissinger khi còn là ngoại trưởng Mỹ, vào đầu năm 1974 đã lợi dụng các văn kiện này, đồng lỏa với Trung Cộng trong vụ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH.

Năm 1982, các nước đã nhóm họp để ký công ước về luật biển, luật trời. Theo đó, thì khu vực phía nam, từ cửa sông Cồn Cỏ vào Mũi Cà Mâu, được xác định là thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nhưng Trung Cộng đã không thi hành ‘ luật quốc tế vừa ký kết ‘ khi vin vào văn kiện năm 1958, do Phạm Văn Ðồng, lúc đó nhân danh là thủ tướng nước VNDCCH, ký xác nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa đang thuộc chủ quyền VNCH, là Tây Sa và Nam Sa của Tàu. Bởi vậy Trung Cộng ngang nhiên, cấm VC cho đấu thầu các lô tìm dầu và khí đốt, ngoài khơi hai tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa. Mới đây, khi liên doanh dầu khí VN và Mã Lai, loan báo đã tìm ra mỏ dầu và khí đốt rất lớn, trong vịnh Bắc Việt. Thấy dầu tối mắt, nên vài tuần sau Trung Cộng đem dàn khoan Kantan 3 vào hải phận VN, công khai hoạt động từ ngày 9/11 tới ngày 31-12-2004 và cho biết sẽ thảo luận sau. Rốt cục CSVN đã nhắm mắt để cho Tàu đỏ ngang dọc một trời, sau khi được chủ chia phần trong vùng biển bạc, dầu vàng.

Trong lúc đó, hằng ngày tàu thuyền đánh cá và hải quân Trung Cộng ngang nhiên vào hải phận nước ta hành nghề hay cướp bóc, giết người, gây thiệt hại về tài sản và sinh mệnh cho các ngư phủ từ Thanh Hóa vào Ðà Nẳng-Quảng Ngải, trước sự đồng tình hay phản ứng lấy lệ của những Ðơn Vị bộ đội biên phòng.

Ngoài khơi tỉnh Kiên Giang, hải tặc đội lớp sĩ quan binh lính Kampuchia, vượt biên giới vào hải phận VN dùng súng đạn giết bắn người, đồng thời bắt tàu thuyền đánh cá của ngư dân ta kéo về nước, chờ đem tiền tới chuộc. Do trên đã có không biết bao nhiêu vụ đụng độ đẫm máu giữa ta và bọn cướp biển, quanh quần đảo Hải Tặc và Phú Quốc.

Xưa nay, Kiên Giang và Bình Thuận là hai vựa cá lớn nhất của VN. Tỉnh Kiên Giang hiện có diện tích 6248 km2, gồm có 5629 km2 đất liền và 619 km2 đất đảo, nằm về hướng tây nam bao gồm Hà Tiên, nên dân số tính tới cuối năm 1999 là 1.494.433 người. Biển Kiên Giang có lãnh hải rộng 63.290 km2, bờ biển dài 200km, với 105 đảo lớn nhỏ. Riêng Hà Tiên rộng 54 km, chung biên giới với Kampuchia.

Ngoài khơi Phú Quốc có quần đảo Hải Tặc, nổi tiếng hung hiểm cả trăm năm qua. Thời Pháp thuộc, đảo Hải Tặc có tên hành chánh là làng Tiên Hải. Tên này nay vẫn giữ nguyên và trực thuộc Huyện Hà Tiên. Ðây chính là sào huyệt của bọn cướp biển quốc tế, gây nên các vụ cướp bóc, giết người trên các thuyền buôn tứ xứ, thường tới trao đổi mua bán ở các Hòn Kiến Vàng, Keo Ngựa, Trực Mâu, Long, Ðước, Ðốc.. quanh đảo Phú Quốc, trong vịnh Thái Lan.

Sau tháng 5-1975 thời Hồ, đường ranh giới biển giữa VN và Kampuchia, được hai nước công nhân, tính từ Hòn Keo Ngựa (huyện Hà Tiên) tới Hòn Ðốc (huyện Phú Quốc). Khác với thời VNCH có lực lượng Hải Quân hùng mạnh, nên đã kiểm soát được gần như hải phận của VN. Trái lại suốt năm qua, vùng này bị hải tặc cướp bóc lộng hành như chỗ không người, vì VC đâu có rãnh lo đến sự an nguy và sinh mệnh của dân chúng, khi từ lớn đến nhỏ bận tham nhũng, buôn lậu để làm giàu và hưởng thụ.

Theo báo chí loan tải chỉ riêng trong năm 1995, tại biển Kiên Giang đã có 17 lần đánh cướp tàu thuyền đánh cá của ngư phủ VN, mà thủ phạm là bọn hải tặc Kampuchia đội lớp hải quân Miên. Năm 1998, có 60 vụ cướp nhắm vào 138 ngư thuyền VN. Trong các vụ án trên, vụ cướp biển vào ngày 23-9-1998, được coi là nghiêm trong nhất. Trong vụ này, hải tặc Miên dùng một tàu lớn treo cờ hải quân Kampuchia, bắn phóng lựu và Ak47 vào một tàu đánh cá VN, đang hành nghề trong hải phận Kiên Giang. Tàu này mang số KG8065B, vừa chống cự và chạy trối chết về Phú Quốc, làm một ngư dân thiệt mạng.

Tóm lại bọn cướp biển đang hoành hành trong hải phận VN ngày nay, rất đa dạng, phía bắc là bọn Tàu Ô-Tàu đỏ (Trung Cộng), còn ở mạn Nam là đám hải tặc Kampuchia. Chúng thường đội lớp hải quân, có tàu thuyền rất tối tân, loại Hino gắn thủy động cơ 6 bloc và còn chở thêm nhiều canô, chạy máy 50 ngựa. Trên tàu được trang bị đủ loại vũ khí như súng phóng lựu M79, đại liên M60, tiểu liên AK47, lưu đạn Mini, thủy pháo và máy bộ đàm HT10, liên lạc với nhau để báo động, ăn hàng hay chém vè khi bị nguy cấp.

Nhưng đâu phải chỉ có hải tặc Kampuchia, mà còn có bọn cướp biển quốc tế, trong đó có lũ Tàu Ô cũng tới cướp bóc giết ngư dân VN trong vùng biển Kiên Giang. Năm 1996, biên phòng tỉnh này qua nguồn tin từ Mả Lai Á, đã chận bắt được một tàu cướp xuyên quốc gia của Trung Công, mang số D4460 với 25 tên cướp do một sĩ quan chỉ huy, tại vùng biển gần đảo Thổ Châu. Hà Nội sau đó, đã trả lại 25 tên cướp Tàu cho Bắc Kinh.

Ngày nay Trung Cộng là một trong 17 nước hiện diện trong vùng biển Thái Bình Dương. có tàu đánh cá với trọng tải trên 100 tấn và xếp hàng đầu vì số lượng tàu chiếm tới 40%, bỏ xa Hoa Kỳ (chỉ có 5%), Nhật (3%) và Nam Hàn (2%). Ngoài ra tất cả tàu đánh cá của Trung Cộng, đều được trang bị các loại lưới có tầm bắt cá tới 50 hải lý. Do trên, tàu đánh cá Trung Cộng, chỉ cần tới những vùng biển, mà VC đã ký nhượng dâng bán cho giặc Tàu, được gọi qua danh từ hoa mỹ là “ vùng đánh cá chung “, để neo tàu, bủa lưới, là có thể tóm gọn hết hải sản toàn vùng của VN, từ Thái Bình vào tới Quảng Tri. Ngư dân VN chỉ còn biết khóc vì không biết làm gì hơn để kiếm nuôi sống mình và gia đình.

Tại Bình Thuận, vùng biển giàu có và lớn nhất hiện nay của nước ta, tàu đánh cá Trung Cộng được địa phương gọi là “ hung thần trên biển cả “, ngày ngày cào, vơ, quét sạch những gì có trong biển, làm cho ngư dân bản địa xác xơ vì thu hoạch không đủ trả tiền xăng dầu, nói chi tới kiếm gạo nuôi miệng.

2 - BÌNH THUẬN QUÊ HƯƠNG TRONG NGẤN LỆ :

Là tỉnh cuối cùng của Trung phần , Bình Thuận tiếp giáp và chịu ảnh hưởng từ kinh tế lẫn khí hậu, với khu vực miền đông Nam phần, quanh năm mưa ít nắng nhiều, tài nguyên rất phong phú nhưng bao đời nghề biển, làm nước mắm và chế biến các loại hải sản, vẫn là nguồn lợi chính.

Xưa nay người ta hay nói Bình Thuận là chốn biển bạc rừng vàng vì có một kho tàng vô giá dưới làn nước xanh, quả không ngoa chút nào và là sự thật, ít ra là thời gian từ 30-4-1975 trở về trước. Với chiều dài bờ biển 192 km, vùng lãnh hải rộng 52.000 km2 và thềm lục địa 21.600 km2. Khí hâu Bình Thuận ấm áp quanh năm, gồm 9 huyện thì 5 huyện ven biển. Ngoài ra còn có đảo Phú Quý hiện có trên 500 tàu thuyền đánh cá đủ loại. Bình Thuận có các hải lộ trong nước và quốc tế ngang qua, đồng thời là hậu phương trực tiếp trách nhiệm đối với quần đảo Trường Sa đang trong dầu sôi lửa đỏ, vì sự tranh chấp của nhiều nước trong vùng nhưng nguy hiểm và tàn bạo nhất vẫn là Trung Cộng qua đồng thuận của Ðảng ta đang muốn bán đứng cho giặc như Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và vùng lãnh hải trong vịnh Bắc Việt.

Biển Bình Thuận chạy dài từ Vĩnh Hảo, Tuy Phong ở phía bắc vào tận Cù Mi thuộc huyện Hàm Tân giáp ranh với Làng Phước Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ðây là vùng biển có trữ lượng hải sản rất lớn với đủ loại cá cũng như những đặc sản quý hiếm như Cá Ngừ Ðại Dương (ăn sống), các loại tôm, mực, các loài nhuyễn thể như sò điệp, sò lông, dòm, nghêu lụa, nghêu rằn, hàn mai, hào.. Khắp tỉnh cũng đã có hơn 1400 ha đất nuôi các loại tôm và các loài cá nước ngọt. Riêng các cơ cấu hạ tầng, nhờ vốn đầu tư và quỷ tài trợ của Liên Hiệp Quốc, các ngư cảng Phan Rí Cửa, La Gi, Liên Hương, Phú Qui và nhất là Bến Cá Cồn Chà-Ðức Thắng, được xây dựng rất qui mô và lớn nhất trong số 9 ngư cảng thuộc khu vực miền đông, vì đây là cửa ngỏ ra biển của các tỉnh Lâm Ðồng, Quảng Ðức, Tuyên Ðức, Phươc Long..

Kiếm ăn ở trên bờ hay vươn ra khơi xa là ước vọng lớn của muôn người Bình Thuận. Hiện nay qua báo cáo của đảng thì thiên đường trước mắt là Trường Sa, vì ở đó ngư trường có trữ lượng hải sản rất lớn , lại quí và toàn là những mặt hàng xuất cảng. Nhưng thấy vậy không phải là vậy và lao đao nghề biển, lao đao thuế cũng vẫn là những giọt nước mắt luôn đong đầy trên má của giới thuyền chài. Biển là giả nhất là từ ngày thiên đàng xã nghĩa mở rộng và số tàu thuyền đánh cá toàn tỉnh đã lên tới 5000 chiếc , trong đó có 90 chiếc gắn máy trên 90 CV có thể hành nghề giáp hải phận quốc tế. Về chế biến thủy sản, dù VC đã ban hành cái gọi là luật Doanh nghiệp, mở gần 100 công ty nhưng tới nay vẫn không có gì thay đổi, ngư dân nghèo vẫn đói và cứ cuối mùa là phải mượn trước tiền của chủ ghe, đầu nậu, hàm hộ Việt lẫn Hoa như bao đời. Tất cả đều là con số báo cáo, nào là sản lượng tôm cá khai thác hàng năm trên 130.000 tấn nhưng chỉ xuất cảng ra nước ngoài có 10.000 tấn ( báo cáo 2003), chủ yếu là hàng sơ chế, bán tháo cho đại tư bản với giá trị chừng 25 triệu US/1 năm.

Vì đâu có sự tác tệ đối với một tỉnh ngư nghiệp đứng đầu cả nước ? theo báo Bình Thuận thì có rất nhiều nguyên nhân như chỉ huy dở, công nghiệp sản xuất lạc hậu, báo cáo láo nên không thu hút được thị trường.. Nhưng trên hết là đói tiền vốn vì ngân sách quốc gia hay đầu tư, phần lớn đã bị cán quan và bọn hàm hộ, đầu nậu, Hoa kiều, trí thức đỏ chia chác ăn xén, nên không còn bao nhiêu để mua nguyên liệu hay đầu tư, nên chỉ còn chờ tiền của nhà nước cấp tiếp, rồi thì cứ vòng vo xén, chận như trước, rốt cục đâu lại vào đó, cứ chờ tiền. Riêng cái gọi là CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU quốc doanh Bình Thuận, từ năm 1975 tới nay, chỉ thua với lỗ và nhưc nhối hơn hết là ngư cảng Cồn Chà tân tiến, thế nhưng không thấy ai là tư nhân chính thức mua bán thủy sản của ngư dân, kể cả việc cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền

Ba trăm năm qua, nghề biển vẫn là yếu tố kinh tế tuyệt đối của tỉnh Bình Thuận, mặc dù luôn luôn gặp phải những thăng trầm, thách thức và lao đao nghề biển lao đao thuế cũng như sự chết chóc thường trực của ngư dân trên biển, khi hành nghề. Theo tin tức thì mấy năm nay, nghề biển Bình Thuận quá xuống dốc nhất là tại Hàm Tân và cửa La Gi lại thường bị nghẽn do cát bồi. Thêm vào đó là thời tiết thất thường do Elmino, gây ra nhiều cơn bão biển nhiệt đới. Biển đói kéo theo mọi ngành nghề cùng đói, kể cả sự mua bán. Dân biển quen tính nổ, rất tự tin nên không bao giờ tính toán, vay nợ ngập đầu và khi không trả nổi thì sạt nghiệp. Nhiều người muốn làm giàu, nên đóng tàu to máy lớn nhưng chỉ có hai tay trắng, nên vay ngân hàng, đầu đậu, chủ dầu, chủ đá và hàm hộ. Do đó con cá lên bờ đã chia năm xẻ bảy, người chủ không còn là bao và khi mất mùa thì bó tay. Còn nửa, phải nộp đủ thuế biển , tàu thuyền mới được ra khơi, cho nên nhiều ngư dân rất sợ biển nhưng biết chuyển nghề gì ?Tóm lại ngư dân Bình Thuận hiện nay trong thiên đàng xã nghĩa, nộp thuế cho đảng rất cao, một điều mà trước năm 1975 không hề có. Thôi thì thuế là thuế, nào là Thuế Nghề Cá (TNC), Thuế Buôn Chuyên Hải Sản, Bảo Hiểm Thuyền Tàu, Lệ Phí Giao Thông và Thuế Phạt Nộp Chậm..

Nghề biển bao đời là các bực thang và thảm trải để các chủ sản xuất nước mắm tại Bình Thuận làm giàu. Nhưng rồi vốn liếng và cơ sở xây dựng, tích lũy bao đời tại Ðức Thắng, Lạc Ðạo, Bình Hưng, Hưng Long.. đã bi Việt Cộng chiếm đoạt sạch láng, mặc dù hầu hết mấy ông nhà giàu làm nước mắm Bình Thuận, đi đêm và đóng thuế cho Việt Minh, Việt Cộng suốt cuộc chiến 1930-1975. Làm nước mắm là nghề không bao giờ bị lỗ lã, làm ít lời ít, càng làm nhiều thì càng giàu nhiều, đó là một chân lý. Thế nhưng bây giờ thì nó cũng lao đao như nghề biển vì thuế.

Biển Bình Thuận giờ cũng ít cá hơn trước nhất là cá nục để làm nước mắm, nên phải dùng nhiều loại cá, vì vậy nước mắm không được tốt hay ngon như trước. Ðể có được nước mắm, phải cần một thời gian nhất định cho cá chín như cá nục ( 9 tháng), cá cơm ( 7 tháng). Ngày xưa hàm hộ Bình Thuận tiền vàng biển bạc nên chỉ ngồi chờ mắm chin để bán. Ngày nay phần lớn chủ làm nước mắm, ít vốn phải vay nợ ngân hàng hay tư nhân. Ðến khi cá thành nước mắm để bán, thì nợ cũng chồng chất. Cứ thế một vòng quay chậm rãi cứ tới nào là chôn vốn, phí tổn và thuế. Tất cả phải qua thủ tục đầu tiên cho cán bộ. Tóm lại do lắm chuyện buồn mà ngày nay nghề làm nước mắm cá biển truyền thống Bình Thuận, đang dần bị thay thế bằng nghề chế biến cá cơm, ruốc tươi hấp cách thủy, sấy khô đóng hộp xuất cảng. Nhưng Bình Thuận là xứ biển, cá dư hàng ngày không tiêu thụ hết, chẳng làm nước mắm thì làm gì ?

Phan Thiết là thành phố biển, có kỹ nghệ sản xuất nước mắm ngon thơm và quy mô nhất nước từ lâu đời. Cái mùi hăng hắc khắp thành phố, thường là sau tháng chin âm lịch tới tết nguyên đán, chính là những bao xác mắm dùng làm phân bón cây xanh, rất được thông dụng tại Ðà Lạt. Nước mắm Phan Thiết-Phan Rí-Mũi Né ngon thơm nổi tiếng vì biển Bình Thuận có đủ loại cá làm mắm như cá nục, cá cơm, cá mòi, mực.. Ngoài ra khắp Bình Thuận còn sản xuất được loại muối rất ngon tại Vĩnh Hảo, Duồng, Phú Hài, Phan Thiết.. không ở đâu sánh bằng.Về phương pháp đánh cá, người Bình Thuận-Phan Thiết thường dùng các phương pháp kéo lưới chạy như giả, thụ động có lưới quay, lưới rùng, mành chà, rớ hoặc cố định như lưới quay, lưới chuồn, lưới đăng. Nghề câu thường là câu kiều, câu chạy và câu ống. Cuối cùng là nghề nò bẩy.

. Ngư trường Bình Thuận nhờ tiếp xúc với Biển Ðông và hải phận chạy tới quần đảo Trường Sa ở phía nam, nên rất rộng và có nhiều loại cá, tôm và loài nhuyễn thế quý hiếm mà các địa phương khác không có. Cá quý ở biển Bình Thuận có gần 50 loại và phân thành hai nhóm : cá ăn nổi và cá ăn chìm.

Từ năm 1999 tới nay, vùng biển Bình Thuận có nghề MÒ SÒ mà địa phương gọi là MÒ NGHÊU LỤA. Bình Thuận có nhiều Sò Lông, Sò Ðiệp, Nghêu Lụa, Dòm.. với 500 thuyền và hàng ngàn thợ lặn hành nghề hàng ngày. Ða số những người làm nghề lặn cho chủ ghe, phần lớn nghèo, không có nghề khác, vì vậy hết mùa lặn lại làm bờ như phụ hồ, đốt than hay làm ruộng. Ðây là một nghề nguy hiểm, như báo Thời Ðời-Giáo Dục của VC mô tả, sinh mạng của người thợ lặn giao cho cái máy nén khí, nếu trục trặc thì xong mạng, vì tắt nghẽn nguồn cung cấp ôxy, người thợ lặn vì trồi mau lên mặt nước, khiến cho lượng Nitro tràn vào máu, làm tê liệt hệ thần kinh não tủy. Vả lại đây là nghề đem máu đổi cơm nuơi miệng, nên chủ và thợ không làm giao kèo trên giấy tờ, nên chủ không chịu trách nhiệm. Vẫn theo báo trên, thợ lặn chết không nhiều nhưng bị tai nạn nghề nghiệp thì không ít và chỉ riêng trong năm 2003, đã có 237 thợ lặn Bình Thuận bị liệt, điếc và lối loạn thần kinh, chỉ sau một mùa lặn.

Hàng năm mùa sinh sản của mực từ tháng giệng tới tháng năm và cũng là mùa bóng mực lá. Các xã Chí Công, Phước Thể, La Gàn ( Tuy Phong), Phú Hài, Thanh Hải, Phan Thiết.. chuyên nghề bóng mực lá, thường ra khơi vào lúc 3-4 giờ chiều và vớt bóng trở vào bờ lúc 7-8 giờ sáng hôm sau. Bắt mực sống từ trong bóng bỏ vào túi nylon có nước biển, mực sẽ tươi rói cho tơí khi giao cho vựa hoặc nhà hàng. Riêng mực ống khi câu, thường bị dập túi mật nên không ngon bằng lá.

Theo các ngư dân sống lão làng trong nghề câu mực, cho biết với cái đà nay ai cũng đổ xô đi bóng mực, thì chắc không lâu lắm, loài mực lá trên biển Bình Thuận sẽ tuyệt chủng. VC cũng thông cáo cấm ngư dân không được bóng mực lá trong mùa sinh sản từ tháng 2-6 nhưng nếu vậy thì sẽ lấy gì mua gạo và trên hết còn mực một nắng đâu để bọn tư bản đỏ ăn nhậu ?

Mới đây lại nghe tin VC loan báo tìm thấy bốn mỏ dầu ở vùng thềm lục địa ngoài khơi Phan Thiết, cách bờ chừng 60 km. Các mỏ dầu trên có trữ lượng khoảng 70 triệu tấn và hai trong bốn mỏ trên chứa 300.000 tấn dầu, đã được đảng bán cho công ty Chevron của Mỹ. Dầu có ngoài khơi Bình Thuận tiền bạc thu được không biết ai hưởng nhưng cái nạn dầu tràn trên biển vì tàu chở dầu bi chìm tại La Gàn (Tuy Phong) và mới đây tại Mũi Kê Gà (Hàm Thuân) thì dân biển Bình Tuy, Phan Thiết lãnh đủ.

Làm biển là nghề cha truyền con nối hết đời nọ tới đời kia, vì vậy dù biết đây là nghề hạ bạc bấp bênh nhưng không mấy ai muốn bỏ nghề. Trước tháng 4-1975, nhiều ngư dân Phan Thiết rất tài ba, điều khiển tàu thuyền từ bờ ra khơi hay ngược lại không cần la bàn bản đồ, mà chỉ căn cứ vào những chòm sao trên trời và kinh nghiệm. Họ nổi tiếng ‘ sát cá’ và nghe được chúng nói chuyện dưới đáy biển. Cho nên không cần phải có máy móc, cũng biết được biển nào có cá bò, cá hồi, cá thu, mực nang , mực ống.. cứ thế đem tàu tới thả lưới chở cá về.

Nhưng sinh nghề thì tử nghiệp, ở VN ngày nay nói chung , Bình Thuận-Phan Thiết nói riêng, nhiều người làm biển chuyên nghiệp tổ truyền bao đời, giờ tất cả dường như chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2003, thời gian mà hai đảng Tàu đỏ và Việt Cộng công khai hóa vùng đánh cá chung trên biển riêng của nòi giống Lạc Hồng. Cũng kể từ đó những chiến tàu đánh cá của ngư dân từ 150 CV trở lên, hễ ra khơi là lỗ vốn. Riết lắm các chủ tàu đành cho người chủ khác mướn, để kiếm hơn triệu tiền Hồ mỗi tháng trả nợ cho ngân hàng. Rốt cục người mướn tàu cũng đói nên dành giao hoàn của nợ lại cho chủ đang lúc tuyệt vọng.

Hởi ơi mấy đời tung hoành trên biển cả, người Bình Thuận Phan Thiết trước tháng 4-1975 chỉ làm chơi mà ăn thiệt. Nay thì khác rồi, vì làm thật chết bỏ nhưng vẫn không kiếm đủ cái ăn và nay lại phải đứng bờ nhìn biển, để cắt ruột đem tàu thuyền của mình giao cho ngân hàng nhà nước theo giá rẽ mat, để trừ một phần nợ đã vay. Nếu không nhà sẽ bị tịch biên còn mình thì vào tù.

Tất cả cũng chỉ vì nghe theo lời xúi dại của cán bộ nhà nước, nhắm mắt vay nợ ngân hàng bạc tỷ để sắm máy móc tàu thuyền to lớn để đánh cá xa bờ, với mơ ước thoát được phận nghèo của người xóm biển. Nhưng biển giả biết đâu mà mò hơn nữa biển VN bây giờ là cái ao sau của Tàu đỏ, nên bao nhiêu ngư trường tốt, vựa cá đầy đâu có tới tay người dân Việt. Bởi vậy bao năm lăn lộn sống chết với biển. Rốt cục tay trắng vẫn trắng tay, người xóm biển trở về xóm nghèo với nợ nần thua lỗ phải bán tàu nhưng vẫn không đủ để trả nơ .

Những người làm biển xưa nay, ngoài kiếm cơm nuôi thân và gia đình, Hầu hết họ hành nghề chỉ vì mê biển. Ai đã từng đi biển mà bảo là mình không có đam mê, thích thú mỗi khi đêm về một mình ngồi trên boang tàu nhâm nhi ly rượu với mấy con mực tười vừa câu lên được vùi vội trong bếp lữa. Nay thì biển đã phụ người làm cá khắp miền Nam. Ở đâu tàu thuyền cũng nằm đầy trong cạn, để chờ ngân hàng nhà nước xuống định giá mua lai trừ nợ. Ngư dân không bán thì tàu thuyền neo bến lâu ngày cũng trở thành đống sắt vụn mà thôi.

Sống chết vì biển, những chủ tàu ngày xưa giờ muốn đi bạn cũng đâu phải dễ kể cả xin một chân khuân vác ở Bến Cá Cồn Chà Ðức Thắng, lương ngày chưa tới 1 đô la, cũng đâu phải là chuyện bình thường. Từ tháng 4-2005 VN bắt đầu tăng giá dầu đợt một rồi đợt hai với 60.000 tiền Hồ/1 lít dầu cặn. Do đó chi phí cho những tàu lớn đánh cá xa bờ tăng thêm mỗi tháng 90 triệu tiền Hồ, số tiền dành cho chủ lẫn bạn trong chuyến làm cá kéo dài 2 tháng.

Trong khi đó tiền bán cá mực và các loại hải sản không tăng bao nhiêu so với vật giá và xăng dầu. Tình trạng trên khiến cho gần hết số tàu thuyền đánh cá xa bờ đành nằm ụ vì không kham nổi thua lỗ. Nhiều người vì miếng ăn, nên cố sức vật lộn với biển qua một chuyến đi kéo dài cả 100 ngày, mới mang về bờ chừng tấn cá tạp nhạp. Ðem bán trừ chi phí, nhiều lúc cả chủ lẩn bạn chỉ còn biết cười. Hởi ơi thời oanh liệt này còn đâu cái thuở ban đầu của ngày mở cửa đổi mới. Lúc đó không riêng gì Phan Thiết mà gần như khắp Bình Thuận từ Long Hương vào tới Cù My, tàu thuyền đánh cá tăng nhanh như ‘ nấm mọc trong mùa mưa’. Con sông Cà Ty từ đầu nguồn tới cửa Thương Chánh, đặc quánh tàu thuyền đủ loại hằng ngàn chiếc với công suất trên 60 CV. Việt kiều phương xa về thăm quê cũ, cứ chục hình đem ra hải ngoại, để cùng nhau mừng cho dân ta giờ đã thoát được cảnh nghèo.

Nhưng tất cả đã trở thành ảo vọng vì tàu thuyền ngày một thêm nhiều, trong lúc sản lượng thì cứ tụt dần vì ngư trường bị thu hẹp khiến cho tàu lớn đánh cá xa bờ nay chỉ còn biết quanh quẩn ở những vùng biển đã cạn dần tôm cá. Rồi xăng dầu, thuế má cứ tăng mãi trong lúc giá cá đứng yên một chỗ theo quy định của nhà nước.

Tất cả trở thành hổn loạn trong nổi ‘ chim trời cá nước ‘ muốn sống phải vật lộn với nghề, bởi không theo biển thì biết làm gì khác để mà sống ? Cả nước VN ngoài một thiểu số của đảng sống trong nhung lụa bạc vàng. Hầu hết còn lại nếu không làm nông thì chỉ biết sống bằng nghề biển. Ðó là tình cảnh làm biển ngày nay, lưới của tàu này bũa chồng lên tàu khác, Chỉ một vùng biển nhỏ còn lại của VN tại ngư trường Trường Sa, mà có hằng ngàn tàu đánh cá từ Bình Ðịnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận tới Kiên Giang ùa vào khai thác. Tất cả các loại hải sản lớn nhỏ đều bị vét sạch không chừa một thứ gì, miển sao bán kiếm thêm chút tiền là được.

Bổng thấy thương vô cùng những người lính VNCH, tuy bị đời chửi rủa là đánh giặc mướn cho Mỹ, nhưng suốt thời gian 1955-1975, ngư phủ VN từ Cửa Việt vào tới Hà Tiên, ngày ngày giăng câu thả lưới, bạn với gíó mát trăng thanh, mà không sợ một kẻ thù nào kể cả VC. Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu nếu ngày nào tập đoàn CSVN bán nước còn nắm quyền. Chừng đó chúng chẳng bao giờ dám công khai giữ nước để chống lại kẻ thù truyền kiếp Tàu đỏ.

Nên đừng bảo Biển đã phụ người mà tội nghiệp cho Biển.

Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 11-2013

MƯỜNG GIANG






No comments: