Năm 2013 có thể được xem như một năm thất bại lớn đối với vàng trên nhiều phương diện. Không những giá vàng giảm mạnh nhất trong hơn 3 thập kỷ, kim loại quý này còn không được các nhà đầu tư xem trọng như những năm trước.
Chốt năm 2012, giá vàng giao ngay tại thị trường New York dừng ở mức 1.676,2 USD/oz. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/12/2013, giá vàng giao ngay tại New York chỉ còn 1.205,3 USD/oz. Như vậy, từ đầu năm đến thời điểm này, giá vàng đã giảm 470,9 USD/oz, tương đương mức giảm 28%.
Theo ông Kevin DeMeritt, Chủ tịch công ty kim loại quý Lear Capital có trụ sở ở Los Angeles, đây là mức giảm giá trong năm mạnh nhất của vàng kể từ năm 1981 đến nay. Còn theo dữ liệu của FactSet, năm 2013 là năm giảm giá đầu tiên của vàng kể từ năm 2000.
Năm 2012, giá vàng tăng được 7%. Mức giá kỷ lục mọi thời đại của vàng là mức hơn 1.920 USD/oz thiết lập vào tháng 9/2011. Nếu so với đỉnh giá này, giá vàng hiện đã giảm hơn 37%.
Đà giảm chóng mặt của giá vàng quốc tế trong năm nay là kết quả của nỗi lo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thu hẹp quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3 trong bối cảnh kinh tế Mỹ phát đi những tín hiệu phục hồi khả quan. Hồi tháng 6, giá vàng giao ngay đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm về khoảng 1.180 USD/oz do những lo ngại này. Trước đó, trong thời gian từ tháng 12/2008-6/2011, giá vàng đã tăng 70% khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm 2 nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính thông qua hai chương trình QE1 và QE2.
Và cuối cùng, sau nhiều đồn đoán, FED đã cắt giảm gói QE3 vào ngày 18/12 vừa qua. Sau khi quyết định của FED được công bố, giá vàng tiếp tục giảm, tuột khỏi mốc 1.200 USD/oz trước khi chật vật thiết lập lại ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng này vài ngày sau đó. Một số nhà phân tích bình luận, dù đã được tiên liệu từ trước, quyết định của FED giống như một cú “knock-out” đối với giá vàng.
Các yếu tố bất lợi khác đối với giá vàng như lạm phát toàn cầu thấp, sự tăng điểm liên tục lên các ngưỡng kỷ lục của thị trường chứng khoán Mỹ hay đồng USD mạnh lên cũng “chung tay” đẩy giá vàng lao dốc không điểm dừng. Mấy năm trước, khủng hoảng tài chính rồi khủng hoảng nợ công thúc đẩy giới đầu tư mua vàng để tìm kiếm sự an toàn. Năm nay, khủng hoảng đã lắng xuống và người ta nói nhiều tới câu chuyện phục hồi tăng trưởng, thì địa vị “vịnh tránh bão” của vàng không còn được phát huy mạnh nữa.
Đã diễn ra một cuộc tháo chạy trên diện rộng của giới đầu tư quốc tế khỏi thị trường vàng trong năm nay. Số liệu từ công ty nghiên cứu EPFR Global cho thấy, các nhà đầu tư đã rút 38,8 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư vào vàng trong năm nay - mức rút vốn mạnh nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được theo dõi vào năm 2000.
Trong đó, quỹ tín thác (ETF) đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã bán ròng trên 500 tấn vàng, hiện chỉ còn nắm chưa đầy 806 tấn vàng. Dường như, sau mỗi phiên bán ròng vàng của SPDR Gold Trust, cái nhìn của thị trường về triển vọng của giá vàng lại thêm phần bi quan. Trong suốt mấy tháng trở lại đây, hiếm hoi lắm mới có phiên SPDR mua ròng vàng, còn lại chỉ là bán ròng liên tiếp.
“Vàng có lẽ đã trở thành tài sản bán khống dễ nhất mọi thời đại. Vàng không còn được chuộng vì ai cũng cảm thấy sự an toàn lúc này không còn cần thiết trên thị trường nữa. Năm nay, mọi người đều muốn rót tiền vào những tài sản rủi ro hơn”, ông Uri Landesman, Chủ tịch quỹ đầu cơ Platinum Partners có tài sản 1,3 tỷ USD, phát biểu khi trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg.
Trái ngược với sự giảm giá của vàng, chỉ số MSCI All-Country World Index, một thước đo của thị trường chứng khoán toàn cầu, đã tăng 19% trong năm nay. Chỉ số Bloomberg Dollar Index, thước đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 10 đồng tiền mạnh khác, tăng 3,4% - theo số liệu của Bloomberg.
Không chỉ “thất sủng” trong các danh mục đầu tư, vàng còn bị một số quốc gia “siết” trong năm nay. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất thắt chặt quản lý thị trường vàng trong năm 2013, mà ngay cả Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, cũng áp dụng những biện pháp mạnh tay nhằm hạn chế nhập khẩu vàng.
Các nhà chức trách Ấn Độ đã xem việc nhập khẩu vàng ồ ạt để đáp ứng nhu cầu của người dân là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẩy thâm hụt cán cân vãng lai của nước này tăng vọt, khiến đồng Rupee lao dốc. Trong số những biện pháp mà Ấn Độ áp dụng để hạn chế nhập vàng, phải kể tới mức thuế nhập khẩu vàng bị đẩy lên 10% hay một tỷ lệ vàng nhập khẩu phải được tái xuất dưới dạng nữ trang.
Những chính sách “khắc nghiệt” này đã khiến lượng vàng nhập khẩu vàng vào Ấn giảm mạnh trong năm nay, và Ấn Độ có khả năng để mất ngôi vị nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới vào tay Trung Quốc sau nhiều năm nắm giữ vị trí này. Theo một báo cáo mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Trung Quốc đã nhập khẩu 798 tấn vàng trong năm nay, so với mức 715 tấn của Ấn Độ. WGC hạ dự báo nhập khẩu vàng của Ấn cả năm nay còn 900 tấn, so với mức dự báo 1.000 tấn dành cho Trung Quốc.
Giảm theo giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tính đến ngày 25/12 đã giảm 11,6 triệu đồng/lượng so với chốt năm ngoái, tương đương mức giảm khoảng 25%. Giá vàng SJC bán ra hiện đang ở mức khoảng 35,1 triệu đồng/lượng, gần thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây. Năm 2012, giá vàng SJC tăng hơn 8%.
Tính từ đầu năm, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 27%. Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 12 tháng tại Ngân hàng Vietcombank hiện ở mức 7,3%.
Tuy mức giảm giá của vàng trong nước từ đầu năm đến nay phản ánh gần hết mức giảm của giá vàng thế giới, so với diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước có diễn biến “êm” hơn nhiều. Điều này thể hiện qua việc giá vàng SJC từ đầu năm tăng và giảm đều chậm hơn giá vàng thế giới nên không gây ra những đợt “sóng” lớn trên thị trường.
Ngoài việc giá vàng liên tục giảm, thì việc không xảy ra những “cú sốc” giá vàng cũng được xem là một nguyên nhân khiến người dân giảm bớt sự chú ý với kênh đầu tư này. Cảnh tượng người dân xếp hàng mua-bán vàng của những năm trước hầu như không còn tái diễn trong năm nay. Bên cạnh đó, giá vàng ổn định còn góp phần giúp tỷ giá USD/VND năm nay ổn định hơn những năm trước.
Năm 2013 cũng là năm mà Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực thi các chính sách tăng cường quản lý thị trường vàng. Từ ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tổ chức đấu thầu vàng miếng, thực hiện chức năng là nguồn cung vàng mới duy nhất trên thị trường. Đến nay, sau 75 phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra thị trường 67,5 tấn vàng miếng SJC.
Nhờ nguồn cung vàng đấu thầu, các tổ chức tín dụng đã gom đủ vàng cho việc tất toán trạng thái huy động vàng và dừng huy động vốn vàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Theo số liệu chính thức, có khoảng 30 tấn vàng mà Ngân hàng Nhà nước bán ra được dùng cho việc tất toán của các ngân hàng thương mại, còn lại được đưa ra thị trường.
Tuy vậy, đến nay, giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 4-4,5 triệu đồng/lượng. Bằng thời điểm này năm ngoái, giá vàng SJC bán lẻ cũng chênh giá vàng thế giới khoảng 4-5 triệu đồng/lượng.
Vneconomy
Chốt năm 2012, giá vàng giao ngay tại thị trường New York dừng ở mức 1.676,2 USD/oz. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/12/2013, giá vàng giao ngay tại New York chỉ còn 1.205,3 USD/oz. Như vậy, từ đầu năm đến thời điểm này, giá vàng đã giảm 470,9 USD/oz, tương đương mức giảm 28%.
Theo ông Kevin DeMeritt, Chủ tịch công ty kim loại quý Lear Capital có trụ sở ở Los Angeles, đây là mức giảm giá trong năm mạnh nhất của vàng kể từ năm 1981 đến nay. Còn theo dữ liệu của FactSet, năm 2013 là năm giảm giá đầu tiên của vàng kể từ năm 2000.
Năm 2012, giá vàng tăng được 7%. Mức giá kỷ lục mọi thời đại của vàng là mức hơn 1.920 USD/oz thiết lập vào tháng 9/2011. Nếu so với đỉnh giá này, giá vàng hiện đã giảm hơn 37%.
Đà giảm chóng mặt của giá vàng quốc tế trong năm nay là kết quả của nỗi lo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm thu hẹp quy mô của gói nới lỏng định lượng QE3 trong bối cảnh kinh tế Mỹ phát đi những tín hiệu phục hồi khả quan. Hồi tháng 6, giá vàng giao ngay đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm về khoảng 1.180 USD/oz do những lo ngại này. Trước đó, trong thời gian từ tháng 12/2008-6/2011, giá vàng đã tăng 70% khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bơm 2 nghìn tỷ USD vào hệ thống tài chính thông qua hai chương trình QE1 và QE2.
Và cuối cùng, sau nhiều đồn đoán, FED đã cắt giảm gói QE3 vào ngày 18/12 vừa qua. Sau khi quyết định của FED được công bố, giá vàng tiếp tục giảm, tuột khỏi mốc 1.200 USD/oz trước khi chật vật thiết lập lại ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng này vài ngày sau đó. Một số nhà phân tích bình luận, dù đã được tiên liệu từ trước, quyết định của FED giống như một cú “knock-out” đối với giá vàng.
Các yếu tố bất lợi khác đối với giá vàng như lạm phát toàn cầu thấp, sự tăng điểm liên tục lên các ngưỡng kỷ lục của thị trường chứng khoán Mỹ hay đồng USD mạnh lên cũng “chung tay” đẩy giá vàng lao dốc không điểm dừng. Mấy năm trước, khủng hoảng tài chính rồi khủng hoảng nợ công thúc đẩy giới đầu tư mua vàng để tìm kiếm sự an toàn. Năm nay, khủng hoảng đã lắng xuống và người ta nói nhiều tới câu chuyện phục hồi tăng trưởng, thì địa vị “vịnh tránh bão” của vàng không còn được phát huy mạnh nữa.
Đã diễn ra một cuộc tháo chạy trên diện rộng của giới đầu tư quốc tế khỏi thị trường vàng trong năm nay. Số liệu từ công ty nghiên cứu EPFR Global cho thấy, các nhà đầu tư đã rút 38,8 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư vào vàng trong năm nay - mức rút vốn mạnh nhất kể từ khi số liệu này bắt đầu được theo dõi vào năm 2000.
Trong đó, quỹ tín thác (ETF) đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã bán ròng trên 500 tấn vàng, hiện chỉ còn nắm chưa đầy 806 tấn vàng. Dường như, sau mỗi phiên bán ròng vàng của SPDR Gold Trust, cái nhìn của thị trường về triển vọng của giá vàng lại thêm phần bi quan. Trong suốt mấy tháng trở lại đây, hiếm hoi lắm mới có phiên SPDR mua ròng vàng, còn lại chỉ là bán ròng liên tiếp.
“Vàng có lẽ đã trở thành tài sản bán khống dễ nhất mọi thời đại. Vàng không còn được chuộng vì ai cũng cảm thấy sự an toàn lúc này không còn cần thiết trên thị trường nữa. Năm nay, mọi người đều muốn rót tiền vào những tài sản rủi ro hơn”, ông Uri Landesman, Chủ tịch quỹ đầu cơ Platinum Partners có tài sản 1,3 tỷ USD, phát biểu khi trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính Bloomberg.
Trái ngược với sự giảm giá của vàng, chỉ số MSCI All-Country World Index, một thước đo của thị trường chứng khoán toàn cầu, đã tăng 19% trong năm nay. Chỉ số Bloomberg Dollar Index, thước đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 10 đồng tiền mạnh khác, tăng 3,4% - theo số liệu của Bloomberg.
Không chỉ “thất sủng” trong các danh mục đầu tư, vàng còn bị một số quốc gia “siết” trong năm nay. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất thắt chặt quản lý thị trường vàng trong năm 2013, mà ngay cả Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, cũng áp dụng những biện pháp mạnh tay nhằm hạn chế nhập khẩu vàng.
Các nhà chức trách Ấn Độ đã xem việc nhập khẩu vàng ồ ạt để đáp ứng nhu cầu của người dân là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẩy thâm hụt cán cân vãng lai của nước này tăng vọt, khiến đồng Rupee lao dốc. Trong số những biện pháp mà Ấn Độ áp dụng để hạn chế nhập vàng, phải kể tới mức thuế nhập khẩu vàng bị đẩy lên 10% hay một tỷ lệ vàng nhập khẩu phải được tái xuất dưới dạng nữ trang.
Những chính sách “khắc nghiệt” này đã khiến lượng vàng nhập khẩu vàng vào Ấn giảm mạnh trong năm nay, và Ấn Độ có khả năng để mất ngôi vị nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới vào tay Trung Quốc sau nhiều năm nắm giữ vị trí này. Theo một báo cáo mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Trung Quốc đã nhập khẩu 798 tấn vàng trong năm nay, so với mức 715 tấn của Ấn Độ. WGC hạ dự báo nhập khẩu vàng của Ấn cả năm nay còn 900 tấn, so với mức dự báo 1.000 tấn dành cho Trung Quốc.
Giảm theo giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tính đến ngày 25/12 đã giảm 11,6 triệu đồng/lượng so với chốt năm ngoái, tương đương mức giảm khoảng 25%. Giá vàng SJC bán ra hiện đang ở mức khoảng 35,1 triệu đồng/lượng, gần thấp nhất trong hơn 3 năm trở lại đây. Năm 2012, giá vàng SJC tăng hơn 8%.
Tính từ đầu năm, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 27%. Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 12 tháng tại Ngân hàng Vietcombank hiện ở mức 7,3%.
Tuy mức giảm giá của vàng trong nước từ đầu năm đến nay phản ánh gần hết mức giảm của giá vàng thế giới, so với diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước có diễn biến “êm” hơn nhiều. Điều này thể hiện qua việc giá vàng SJC từ đầu năm tăng và giảm đều chậm hơn giá vàng thế giới nên không gây ra những đợt “sóng” lớn trên thị trường.
Ngoài việc giá vàng liên tục giảm, thì việc không xảy ra những “cú sốc” giá vàng cũng được xem là một nguyên nhân khiến người dân giảm bớt sự chú ý với kênh đầu tư này. Cảnh tượng người dân xếp hàng mua-bán vàng của những năm trước hầu như không còn tái diễn trong năm nay. Bên cạnh đó, giá vàng ổn định còn góp phần giúp tỷ giá USD/VND năm nay ổn định hơn những năm trước.
Năm 2013 cũng là năm mà Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực thi các chính sách tăng cường quản lý thị trường vàng. Từ ngày 28/3, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tổ chức đấu thầu vàng miếng, thực hiện chức năng là nguồn cung vàng mới duy nhất trên thị trường. Đến nay, sau 75 phiên đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra thị trường 67,5 tấn vàng miếng SJC.
Nhờ nguồn cung vàng đấu thầu, các tổ chức tín dụng đã gom đủ vàng cho việc tất toán trạng thái huy động vàng và dừng huy động vốn vàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Theo số liệu chính thức, có khoảng 30 tấn vàng mà Ngân hàng Nhà nước bán ra được dùng cho việc tất toán của các ngân hàng thương mại, còn lại được đưa ra thị trường.
Tuy vậy, đến nay, giá vàng trong nước vẫn đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 4-4,5 triệu đồng/lượng. Bằng thời điểm này năm ngoái, giá vàng SJC bán lẻ cũng chênh giá vàng thế giới khoảng 4-5 triệu đồng/lượng.
Vneconomy
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN14.Dân chủ& Đảng phái15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment