Danh sách các 'Sát thủ của tự do báo chí' mới được cập nhật của RSF
Việt Nam vẫn ở vị trí gần cuối bảng 172/179 trong Danh sách về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) ra hôm 3/5Danh sách này được công bố nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới.
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng tiếp tục 'trụ' trong danh sách 39 sát thủ đối với tự do thông tin (Predators of Freedom of Information) của tổ chức này.
Danh sách chỉ số tự do báo chí thế giới của RSF nhận định rằng trong năm 2013, tình hình không có gì khả quan hơn trên toàn thế giới.
Ba quốc gia được cho là tôn trọng tự do báo chí nhất vẫn là ba nước đứng đầu năm ngoái: Phần Lan, Hà Lan và Na Uy.
Đứng cuối bảng vẫn là Syria, Turkmenistan, Bắc Hàn và Eritrea.
Việt Nam ở lại trong danh sách 10 quốc gia thiếu tôn trọng tự do báo chí nhất thế giới, với con số blogger bị cầm tù lớn thứ hai thế giới.
Miến Điện, ngược lại, đã vươn lên vị trí 151 từ vị trí 169 năm ngoái nhờ các cải tổ chính trị mới đây, nhất là các cải thiện trong lĩnh vực báo chí mới.
Sát thủ đối với tự do thông tin
Cùng với Danh sách Tự do Báo chí, RSF cũng cho ra một danh sách cập nhật các Sát thủ đối với tự do thông tin.
Bốn lãnh đạo các nước đã được loại ra khỏi danh sách năm ngoái.Một trong số đó là tổng thống Miến Điện, Thein Sein, với lý do nước này đang "trải qua những cải cách chưa từng thấy trước đây, bất chấp bạo lực tôn giáo".
"Sự im lặng của cộng đồng quốc tế không chỉ đáng xấu hổ, mà còn thể hiện sự đồng lõa"
Phóng viên Không biên giới
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nằm trong danh sách 39 sát thủ của tự do báo chí.
Trong phần chú thích về ông Trọng, RSF thay lời ông này tự thuật về bản thân:
"Tôi rất quen thuộc với truyền thông và báo chí vì bản thân tôi cũng là nhà báo từ năm 1967 tới năm 1966, sau đó làm biên tập viên của Tạp chí Cộng sản."
"Ở Việt Nam, nhà báo được tự do tác nghiệp, miễn là đừng công kích Đảng [CSVN]."
"Với tổng cộng 100 năm tù dành cho các blogger và các nhà bất đồng chính kiến trên mạng chỉ trong 12 tháng qua ... tôi tin rằng kỷ lục của tôi tốt hơn hẳn người tiền nhiệm, ông Nông Đức Mạnh."
Trong số các nhân vật mới được đưa vào danh sát sát thủ này có ông Tập Cận Bình, tân Chủ tịch nước Trung Quốc.
"Việc thay đổi nhân sự không hề ảnh hưởng đến bộ máy đàn áp được cầm đầu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc," báo cáo viết.
Sự im lặng đáng xấu hổ
Bản báo cáo mới nhất của RSF cho rằng cộng đồng quốc tế không được phép im lặng trước sự đàn áp tự do báo chí tại các nước bị tổ chức này cáo buộc là kẻ thủ của Internet.
"Những người cầm đầu các chế độ độc tài vẫn tồn tại một cách yên ổn trong lúc truyền thông và báo chị bị bịt miệng hoặc loại bỏ," theo bản báo cáo.
"Những lãnh đạo như thế bao gồm Kim Jong-Un ở Bắc Hàn, Issaias Afeworki ở Ernitrea và Gurbanguly Berdymukhammedov ở Turkmenistan..."
"Đối với những nước này, cũng như các nước khác bao gồm Belarus, Việt Nam, Uzbekistan và một số nước khu vực Trung Á khác, sự im lặng của cộng đồng quốc tế không chỉ đáng xấu hổ, mà còn thể hiện sự đồng lõa."
"RFS khuyến cáo cộng đồng quốc tế không núp bóng đằng sau lợi ích kinh tế cũng như địa lý ... Lợi ích kinh tế luôn đi trước tất cả mọi thứ, như cách họ làm với Trung Quốc. Cũng giống như tất cả các nước mà phương Tây xem là mang tính "chiến lược."
Việt Nam bị RSF liệt vào danh sách các nước thù địch Internet (vùng màu đen trên bản đồ)
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment