Vualambao - TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, công ty quản lý tài sản (AMC) sẽ ra đời ngay trong tháng 3 này và sẽ do NHNN quản lý. Công ty sẽ giúp dọn sạch bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.
Nền kinh tế sẽ được hỗ trợ một khi hệ thống tài chính trở nên khỏe mạnh. Theo bài báo đăng tải trên Bloomberg ngày 20/03, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm "làm sạch" hệ thống ngân hàng thông qua việc hiện thực hóa kế hoạch thành lập một công ty quản lý tài sản (AMC) ngay trong tháng này.
Dẫn lời TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, hãng tin tài chính của Mỹ cho biết, AMC sẽ được thành lập trước khi kết thúc tháng 3 và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).Nền kinh tế sẽ được hỗ trợ một khi hệ thống tài chính trở nên khỏe mạnh. Theo bài báo đăng tải trên Bloomberg ngày 20/03, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm "làm sạch" hệ thống ngân hàng thông qua việc hiện thực hóa kế hoạch thành lập một công ty quản lý tài sản (AMC) ngay trong tháng này.
Theo đó, công ty sẽ phát hành trái phiếu để tài trợ cho công tác mua nợ của các ngân hàng. Tuy nhiên, ông Nghĩa không đưa ra con số cụ thể nào về quy mô vốn tài trợ.
Alain Cany, đồng Chủ tịch Liên minh diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho rằng, "tất cả phụ thuộc vào quá trình triển khai". "Nếu như Việt Nam thật sự coi trọng việc thành lập AMC và diễn giải được các ngân hàng sẽ phải làm gì và Chính phủ sẽ huy động vốn như thế nào, thì đó sẽ là những thông tin rất tích cực và có thể thúc đẩy các ngân hàng cho vay trở lại".
Chính phủ Việt Nam đang chịu áp lực trong việc xử lý nợ xấu ngân hàng giữa bối cảnh cầu tiêu dùng trong nước suy yếu và tăng trưởng kinh tế năm 2012 đã xuống thấp nhất trong vòng 13 năm. Hồi tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2015.
Theo Bloomberg, Việt Nam có thể học tập các quốc gia láng giềng như Malaysia và Trung Quốc trong việc thành lập các định chế mua nợ từ những ngân hàng gặp khó khăn.
Để giải cứu các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997- 1998, Malaysia đã thành lập công ty quản lý nợ xấu bán trái phiếu trực thuộc nhà nước để tài trợ cho quá trình mua nợ xấu giữa lúc tình trạng vỡ nợ gia tăng.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng thành lập một vài quỹ, bao gồm Công ty quản lý tài sản Cinda Trung Quốc, mua nợ xấu từ các ngân hàng, một phần trong nỗ lực dọn sạch hệ thống trong khủng hoảng nợ xấu những năm 1990.
Sẽ mông lung khi số liệu nợ xấu không thống nhất
Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (20/03), chỉ số VN-Index của sàn Giao dịch chứng khoán TPHCM đã tăng 1,4% từ mức chốt phiên cao nhất 1 tháng trước đó vào ngày 20/2.
Trong đó, cổ phiếu VCB của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tăng 0,6% và MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng tăng 0,8%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng Hai đã phê duyệt một kế hoạch tổng thể tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, và đến tuần trước thì NHNN cho hay sẽ giám sát chặt chẽ các ngân hàng yếu kém, với việc yêu cầu các ngân hàng này đệ trình kế hoạch tái cơ cấu hoặc chỉ định việc sáp nhập với các ngân hàng khác trong hệ thống.
"AMC sẽ giúp dọn sạch bảng cân đối kế toán của các ngân hàng và nó sẽ hỗ trợ tín dụng ngân hàng và qua đó thúc đẩy nền kinh tế", TS Nghĩa cho biết. "Bộ Chính trị đã thông qua đề án thành lập và công tác chuẩn bị gần như đã được hoàn tất".
Hồi tháng 12/2012, Ngân hàng Thế giới (World Bank) từng đưa ra nhận định, sức khỏe của các ngân hàng Việt Nam đang ngày càng đáng lo ngại khi chất lượng tài sản xấu hơn và quá trình tái cơ cấu trở nên chậm lại.
Còn theo đánh giá của nhà kinh tế Vishnu Varathan của ngân hàng Mizuho thì quyết tâm tái cơ cấu của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo ghi nhận của vị chuyên gia này, dù NHNN đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề và tính lây lan của nợ xấu song thị trường vẫn chưa nhận được một con số cụ thể và thống nhất nào về nợ xấu hiện nay. Và nếu như không nắm được con số thì các bước giải quyết vẫn rất mông lung.
Chi phí tái cơ cấu có thể chiếm 10% GDP 2012
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cập nhật tại thời điểm 28/02 là 6%, giảm so mức khoảng 8% hồi năm ngoái. Mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là tỷ lệ này sẽ được đưa xuống còn dưới 3% trong năm 2015.
Tuy nhiên, theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đưa ra hồi tháng 10/2012 thì tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam được cho là vượt quá 10% tổng dư nợ và có thể tệ hơn. Đó cũng là yếu tố mang lại rủi ro hạ bậc xếp hạng đối với các ngân hàng.
Fitch ước tính, chi phí để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Việt Nam có thể chiếm tới 10% tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2012.
Hết hai tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng các ngân hàng Việt Nam sụt giảm 0,28% so thời điểm cuối năm ngoái.
Dẫn nhận định của ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc Khối phát triển khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán SSI, Bloomberg cho hay, AMC là một bước tiến quan trọng để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.
"Đây là thông tin rất tích cực cho thị trường bởi nhà đầu tư đã chờ đợi một thời gian rất lâu", ông Bích nói. "Điều này sẽ giúp củng cố hệ thống ngân hàng và nền kinh tế sẽ được hỗ trợ một khi hệ thống tài chính trở nên khỏe mạnh".
Xã luận
1.HOT Links vềThủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 2.HOT Links vềTướng Nguyễn Văn Hưởng 3.HOT Links vềThống đốc Nguyễn Văn Bình 4. HOT Links Nhómtội phạm Việt Nam 5. HOT Links vềChủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng 6.Hot Links vềTổng cục 27.Hot Links vềNội các Chính Phủ 8.Hot Links vềchủ quyền 9.Hot Links vềPhạm Chí Dũng 10.HOT Links vềVinaline 11.Hot LinksVikileaks 12.Hồ sơ Beo HồThị Thu Hồng13.Hồ sơ MafiaTàu tại VN 14.Dân chủ& Đảng phái 15.Giớpchóp bu Hà Nội chống tham nhũng? 16. Các vụ án Ngân hàng khác 17. Đấu tranh cho nền dân chủ 18. Thơ văn 19. Hồ sơ các nạn nhân đại gia 20. Giáo dục 21. Gián điệp
No comments:
Post a Comment