Monday, March 4, 2013

Tách - Nhập để có Ghế cho 'Con ông cháu cha' ngồi!


VualambaoCán bộ, đảng viên có tuổi (nghĩa là đang già) đã một thời chứng kiến "tách ra rồi lại nhập vào như chơi !" các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố, huyện...để "làm ăn lớn !!!" và một thời "xây dựng nhữngpháo đài cấp huyện" cũng là để tăng cường sức mạnh của nền hành chính quốc gia, dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng ta.
Sau khi thống nhất đất nước, trước hết "Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam" tự động thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 4. Từ đó, thực hiện "thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước" rồi thống nhất toàn diện cho đến ngày nay. Đã 38 năm, tức là một nửa đời người, nước nhà đã thống nhất không chỉ về mặt Nhà nước mà trên cơ sở thống nhất về "một Đảng lãnh đạo", một Nhà nước, một thể chế, một tổ chức hành chính và quản lý hành chính.
Lẽ ra, sau bao nhiêu năm đổ xương đổ máu mới giành lại được sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ (đất liền), Việt Nam ta phải mạnh lên gấp bội, nếu chưa đạt là "Con Rồng Châu Á" thì ít ra cùng không thua kém bạn Hàn Quốc, Sin-ga-po mới phải. Các ông, bà, các anh chị Việt Nam có hai cái được lớn nhất lịch sử: tiếp tục đẻ khoẻ (mặc dù có kế hoạch hoá gia đình) và ăn chơi vô độ, nghèo nhưng sài sang, rất sang, nhiều khi thế giới phải trố mắt ngạc nhiên trước việc mua sắm sài sang của cán bộ (tất nhiên không phải tất cả), biệt thự, nội thất, phương tiện đi lại, kẻ ăn người ở...rất là "quý tộc và hơn cả quý tộc" thời Các Mác và Ăng-ghen.
Để Việt Nam có thể làm ăn lớn và nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, người ta cho sát nhập các tỉnh nhỏ thành tỉnh lớn, có khi sáp nhập cả tỉnh lớn thành tỉnh lớn nữa. Xin được làm mất thì giờ bạn đọc một chút. Hồi đó, cả trong nam, ngoài bắc, người ta thi nhau sáp nhập các địa phương với nhau. Bỗng nhiên quan đầu tỉnh, quan đầu huyện (mới) từ "quản" một tỉnh, một huyện nhỏ, nay được "quản" một tỉnh lớn, không những lương cao hơn, tiêu chuẩn nhà cửa, xe cộ khá hơn, nhiều hơn và sang hơn. Tất nhiên, về đường "con cái, tử tức" cũng "thênh thang" hơn, có tương lai hơn, làm cha làm mẹ như các ông bà đỡ lo hơn, tổ chức, cơ quan, rộng ra là đất nước đỡ tốn công, tốn tiền đào tạo hơn, mà lại được bảo đảm về măt Lý Lịch" truyền thống cách mạng" hơn.Ví dụ, quê hương tôi (ấy là nói đến quê hương tỉnh) sáp nhập đủ 28 năm với "anh bạn hàng xóm", nhưng anh bạn ấy lại rộng hơn, đông dân hơn, nhiều ngân sách hơn, vị thế hơn...nên có quyền "thao túng" mọi mặt của tỉnh lớn, còn cái anh "em út" như tỉnh tôi thì cán bộ chủ chốt ngành và địa phương chỉ được...làm "phó". Ngậm bồ hòn làm ngọt vậy chứ biết làm thế nào được ? Sáp nhập tỉnh rồi, phấn đấu một phần ba thế kỷ mà không ổn định được tổ chức, vẫn "mất đoàn kết", đến nỗi một bà Phó trưởng Ban Tổ chức trung ương về dự hội nghị lãnh đạo, mong "dẹp loan" nhưng không dẹp được, đành tức tưởi khóc và ...lên xe về Hà Nội.

Nhận thấy để tỉnh, huyện lớn "khó làm ăn, chủ yếu là mất đoàn kết, không thành sức mạnh", ngay cả việc "xây dựng huyện thành pháo đài" cũng khó nên đành phải cho "tách tỉnh", phần lớn là về với địa giới cũ hình thành từ hồi còn Tây cai trị. Thế mới biết, mấy "ông Tây" cai trị có tầm nhìn xuyên suốt hàng trăm năm. Tuyệt đại đa số các địa phương nhập vào rồi lại tách ra là về "địa giới hành chính cũ" đã có từ hàng trămnăm nay, mà vẫn không lạc hậu. Khi sáp nhập ba huyện gần nhau thành một huyện lớn để "làm ăn lớn" có việc "cắt 4 xã" của một huyện cũ "cho" huyện khác. Nhưng năm 1999, tách huyện, người ta vẫn phải "trả" bốn xã này về địa giới hành chính huyện cũ. Tôi hơi lan man về chuyện "nhập vàotách ra" tốn kém tiền của, gây tác nhân mất đoàn kết, tranh ghế tranh bàn dai dẳng. Từ cái chuyện "về địa giới hành chính cũ" nơi thì thừa cán bộ, nơi thì thiếu cán bộ một cách nghiệm trọng. Nhưng việc tách ra ấy, trước hết là "cờ rong trống mở" về "làm việc tỉnh, huyện cũ", hai là có cơ hội bố trí sắp xếp lại các cơ quan ban ngành và chỉ thấy "phình to ra" chứ không thấy biên chế được giảm đi như các chỉ thị nghị quyết của cấp trên hô hào "giảm biên chế" nhất là biên chế hành chính sự nghiệp, để đến nỗi như nhận định gần đây của Chính phủ, có đến 30% cán bộ công chức các cơ quan Nhà nước không có việc làm, hoặc không được giao việc, tháng tháng lĩnh lương rồi "ngồi chơi xơi nước".
Mười lăm, mười sáu năm tách tỉnh tách huyện đủ thời gian để các vị lãnh đạo từ chủ chốt đến "râu ria" tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bổ sung cho biên chế đang được phình ra của các cơ quan tỉnh, huyện, thậm chí cả cơ quan cấp xã, phường, thị trấn. Thành ra, với cái đà này, nhân dân còn phải nai lưng đóng thuế để có đủ tiền trả lương công chức, viên chức, kể cả 30% "ngồi chơi xới nước" và "đục nước béo cò", tức là nhân dân đang phải đội một cái "nấm vĩ đại" đội ngũ những người đang "quản lý đất nước" từ cấp thôn xã trở lên, nhất là ở cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có những cán bộ đứng đầu cơ quan quản lý hành chính, quản lý nghiệp vụ ở huyện, ở tỉnh đã "sáng suốt" dấm ký cán bộ từ khi con cháu các cụ mới học cấp tiểu học, để đào tạo, bố trí vào làm việc các cơ quan, ban ngành do các vị và "người thân" các vị phụ trách. Ở một địa phương không lớn, cũng không giầu, tách tỉnh năm 1997, sờ đến cơ quan nào, cấp nào cung thiếu người làm việc, phải lấy thêm hoặc đào tạo thêm mà một trong những cách đào tạo thêm là việc "đào tạo" chính con em các vị "bổ sung dần cho" đội ngũ lãnh đạo và làm chuyên môn, tất nhiên là những cái ghế béo mẫm, ai lại đi cho con em vào nơi có nhiều "xương xẩu".
Một vị Phó Bí thư Tỉnh uỷ hồi tách tỉnh, cả mấy đứa con còn là "vị thành niên" trong đó chúng ỷ lại "bố làm to" không chịu học hành đến nơi đến chốn, thiếu bằng theo quy định thì "học tại chức", học "thường xuyên", hoặc nộp đơn xin học nhưng "không phảỉ học vẫn có bằng" và đủ tiêu chuẩn thi công chức và nghiễm nhiên, qua ít năm "đào tạo" trở thành cán bộ chủ chốt của địa phương, của ngành, bàn ghế đã để sẵn, chỉ việc ngồi vào mà "phán" thôi ! Một ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ một phân viện Đại học nhận cô "con nuôi" mới học trung cấp kế toán công tác ở miền núi biên giới về làm tài vụ kế toán của trường, chỉ sau một thời gian, sau khi đã "thấm nhuần" mánh khoé "làm tiền từ mấy nghìn sinh viên tuyển mối năm" để có số vốn khổng lồ chia cho các vị "tai to mặt lớn" trong lãnh đạo nhà trường, bảo đảm cho 3 đứa cháu gọi bằng cô ruột được học đại học và ra trường. Trong số ấy chỉ có hai đứa là được có chỗ làm việc, công chức, ăn lương, còn một đứa, cũng tốt nghiệp đại học, nhưng "rẽ ngang" làm thương mại, mở cửa hàng buôn bán tại quê.
Một ông làm thủ trưởng một cơ quan tuyên truyền, cho con theo học đúng ngành và nhận về làm "cơ quan cũ" của Bố nay nhấp nhổm thay thủ trưởng đương nhiệm vì ông này đã đến tuổi "hạ cánh an toàn" Tỉnh nhỏ tách ra, nhưng biên chế lại không nhỏ tý nào. Từ cấp lãnh đạo tỉnh, đến các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, gần như không một cán bộ nào không có con, em, con gái, con dâu, con rể, thậm chí cháu gọi băng chú, bằng bác, bằng ông, tuy bằng cấp đều "đi tắt đón đầu" phần lớn là bằng mua, bằng thật nhưng không phải thi, chỉ mất một khoản tiền nhất định, là thi công chức và đỗ loại ưu, bàn ghế đã sắp sẵn chỉ việc ngồi vào và lĩnh lương. Một số "con ông cháu cha" tiến bộ rất nhanh, có đứa đã kế tục đứng đầu cơ quan đảng và cơ quan hành chính, là "nguồn" đào tạo cho địa phương, nghĩa là cho đất nước đấy. Phần lớn, nếu không nói là tất cả, các ghế dành cho con em các vị "tiền bối đi trước" đều bọc nhungvà "lớp trẻ này" còn "ma ranh" hơn thế hệ trước rất nhiều !
Một ông Bí thư huyện uỷ hồi còn trẻ không thi được vào học cấp ba chính quy, đành phải học "trường vừa học vừa làm" nghĩa là vừa đi cày vừa đi học, vậymà ông ấy vẫn có đủ "đại học" để ứng cử vào Ban chấp hành huyện đảng bộ, và dĩ nhiên là trúng Bí thư huyện uỷ, đứng đầu đảng bộ huyện. Vì vậy, dưới trướng ông ta, cán bộ xã trong huyện đều đạt chuẩn cả. Có ông cựu chủ tịch xã khoe rằng ông ấy có "ba bằng đại học" nhưng thực chất ông ấy chỉ học dở dang cấp 2 cũ mà thôi, còn khi ông ấy đang làm chủ tịch xã, thì giờ đâu mà đi học đại học để có bằng ?
Tất cả các quy trình tuyển chọn công chức, đề bạt cán bộ, lựa chon đại biểu cơ quan dân cử, đảng cử đều có thừa văn bản quy định tiêu chuẩn từng loại cán bộ, trong đó có tiêu chuẩn rất chặt chẽ về bằng cấp và trình độ học vấn. Nhưng thực tế, thì hầu hết cán bộ được tuyển vào sau thời gian tách tỉnh là con em các vị lớp trước, nay giữ những cương vị công tác rất quan trọng. Tại huyện quê tôi, không một cán bộ huyện uỷ, UBND, UBMTTQ nào không có một đống các loại con được đưa vào các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể và các ban ngành "bở ăn" những cái ghế bọc nhung thơm tho. Các vị này chưa học tập và phát huy được bao nhiêu "truyền thống cách mạng, tận tuỵ và hết lòng phục vụ nhân dân" mà đã học được hoặc du nhập được thói quan liêu, hống hách, xa dân, ức hiếp, mạt sát dân và cấp dưới (nếu được cất nhắc), nhất là thói tham ô, bớt xén, vơ vét của công, nhận hối lộ, tham nhũng cả tư tưởng, tổ chức...để tạo cái vỏ bọc rất hào nhoáng của mình và nhất là được "ông bố bà mẹ" đang hưởng hưu trí khen là "con hơn cha là nhà có phúc !''
Thế đấy, có hơn 1001 chuyện về tuyển công chức, chuyện "đào tạo" và bố trí con cái vào các cơ quan từ cấp xã trở lên. Công chức xã bây giờ cũng được trả lương chưa nhiều nhưng không còn cái cảnh "vác tù và hàng tổng nữa". Do đó, một vị cựu bí thư đảng uỷ của xã tôi, khi con
dâu vào đảng và giữ cái chân "đảng uỷ viên" phụ trách văn phòng UBND xã (có rất nhiều béo bở như vơ vét tiêu chuẩn, đất cát giầu nhất nhì trong làng), đã hai khoá 10 năm liền, ông bố chồng gợi ý khoá tới nên nghỉ để ông ấy vận động bố trí cho "chống mày" vào Đảng uỷ, tiêp tục
tham gia lãnh đạo xã, và có cơ hội làm giầu hơn nữa. Con dâu ông nghe theo và đúng như bài bản ông đã thực thi. Cháu ruột gọi ông chủ tịch xã bằng bác ruột, lúc bé đi học vừa dốt vừa nghịch như quỷ sứ, lớn lên, nhờ có ông bác làm to trên xã, một thời hét ra lửa, nó được vào
Đảng và phụ trách Đoàn thanh niên. Kỳ đại hôi đảng bộ vừa qua, nó còn được chấm vào danh sách bầu Đảng uỷ và nếu không ở cuối danh sách ngoài số lượng quy định thì nó đã trúng vào đảng uỷ rồi. Khi đó nó vừa mới là đảng viên chính thức một ngày !
Con cha, cháu ông và những cái ghế định sẵn ở đâu bây giờ cũng có trong khi rất nhiều sinh viên đại học học hành tử tế, tốt nghiệp ra trường phải mất nhiều năm, bỏ ra nhiều công sức để "gõ cửa" các nơi nhưng vẫn phải đứng ngoài "dòm" vào cơ quan, ban ngành mà thôi, vì lý do duy nhất không phải là "con ông, cháu cha" chưa qua bố mẹ (là cán bộ lãnh đạo") đào tạo bồi dưỡng và cho kế thừa !
Do đó, tôi rất đồng tinh việc nhất thiết phải " luật hóa" trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp nước nhà, vì nếu không thì nạn kéo bè kéo cánh, con cha cháu ông sẽ đẩy đất nước, nhân dân trở thành đối kháng với Đảng và đẩy đất nước, dân tộc rơi vào những thảm họa khó lường ?

Hoàng Đạo Sử


No comments: