Tuesday, March 12, 2013

Bước chuyển 14/3/2012 – 14/3/2013

Vualambao  Cùng với thông tin dồn dập trên nhiều tờ báo “quốc doanh” (chưa kể báo “ngoài quốc doanh” – phong phú và sâu sắc hơn) suốt mấy tuần qua về sự kiện tội ác quân Trung Quốc xâm lược bất ngờ xả súng dã man, sát hại 64 người lính hải quân Việt Nam đang xây dựng cơ sở đồn trú bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988, chiếm giữ trái phép đảo Gạc Ma đến nay, thông tin về lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hải quân Việt Nam hy sinh ở Trường Sa 25 năm trước vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc sẽ diễn ra vào 14/3 tới ở TP Đà Nẵng làm nức lòng mọi người Việt Nam yêu nước. Thân nhân các anh hùng, liệt sĩ cũng đỡ buồn tủi phần nào. Lễ tưởng niệm, dù chỉ dưới danh nghĩa Hội Cựu chiến binh (CCB), Thành đoàn, BLL Trường Sa và Đài PTTH cấp địa phương là TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức, chứ chưa phải Thành ủy (tuy có “bật đèn xanh”) hay UBND TP Đà Nẵng hoặc cơ quan, tổ chức trung ương đứng ra chủ trì, thông tin trên cũng cho thấy, so với dịp này năm ngoái, đã có bước chuyển biến mới. 

 
Cựu chiến binh Trường Sa tưởng niệm đồng đội đã hy sinh 

Là một trong không nhiều người tỏ tường “Kế hoạch vinh danh, tri ân liệt sĩ Gạc Ma – Trường Sa” bất thành năm 2012, người viết bài này càng thấu hiểu và đánh giá cao ý nghĩa của bước chuyển biến này. Chỉ một năm trước thôi, hầu hết “báo quốc doanh” dè dặt, tránh né đề cập đến sự kiện 14/3/1988 bi tráng. Nêu đích danh Trung Quốc là kẻ xâm lược lại càng không dám. Riêng Báo Thanh Niên cùng Hội CCB ngành Dầu khí VN và Bộ Tư lệnh Vùng 4 hải quân hồ hởi lên kế hoạch chuẩn bị đón tiếp và tặng quà thân nhân 64 liệt sĩ tại trụ sở Lữ đoàn 146 hải quân (Lữ Trường Sa) trong khuôn viên Bộ tư lệnh Vùng 4 hải quân ở bán đảo Cam Ranh. Chương trình, kế hoạch được bàn thảo kỹ lưỡng mọi khâu chi tiết nhất với lãnh đạo Phòng Chính trị và Ban Chính sách Vùng 4 hải quân, rồi đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng cũng “chuẩn tấu”, nhưng khi trình lên thượng cấp” lại bị… cấm! dù Báo Thanh Niên cố vớt vát xin lùi sau 14/3 khoảng một tuần cho đỡ “nhạy cảm”. 
Thông thường, nếu Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm 14/3 là sáng kiến của địa phương (cần nhắc lại sự kiện Đà Nẵng ra nghị quyết phản đối Trung Quốc thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” (gồm cả Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam) năm 2007, nhưng Khánh Hòa lại “ngậm hột thị”. Trong khi Đà Nẵng mất hoàn toàn Hoàng Sa vào tay Trung Quốc từ năm 1974 thì Khánh Hòa mới bị Trung Quốc cướp mất đảo Gạc Ma năm 1988), thì phút chót, Hà Nội vẫn có thể lạnh lùng phán cộc lốc: “Dẹp!” – và Đà Nẵng không thể bất tuân. Nhưng, với diễn biến tình thế hiện nay, người viết bài này không nghĩ điều đó sẽ xảy ra, bởi 2 lý do chính yếu: 
Thứ nhất: sức ép không thể cản cưỡng từ công luận, nhất là các CCB, lão thành cách mạng và cộng đồng mạng xã hội… bất bình gay gắt trước thái độ quỵ lụy, bạc nhược trước nhà cầm quyền Bắc Kinh hung bạo xảo quyệt, vô ơn đến bị ổi lâu nay của Hà Nội đối với các anh hùng, liệt sĩ và nhân dân chống Trung Quốc xâm lược 
Thứ hai: mới cách nay chưa đầy tháng, Hà Nội vừa bị Bắc Kinh lừa cho vố đau hơn nhổ vào mặt. Trong khi Hà Nội duy trì lập trường cấm tiệt việc đả động lại quá khứ Bắc Kinh gây hấn, xâm lược, xấu chơi… cúc cung tuân thủ cam kết giữa 2 bên từ Hội nghị Thành Đô 9/1990 ô nhục, thì dịp 17/2/2013 vừa qua, nhân 34 năm cuộc chiến biên giới Trung – Việt năm 1979, báo chí “quốc doanh” Trung Quốc lại nhất loạt rầm rộ lu loa về cái gọi là kỷ niệm “cuộc kháng chiến chống lại quân Việt Nam xâm lược 1979”, hàng loạt lễ tưởng niệm hoành tráng và quy củ trên nhiều tỉnh, thành Trung Quốc, với sự tham dự của hàng vạn CCB Trung Quốc. Vụ lừa đảo trắng trợn và bị ổi trên làm chính Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương – kẻ đặt cái vòng kim cô quỵ lụy Bắc Kinh lên đầu giới truyền thông “quốc doanh” Việt Nam – khi trả lời báo chí cũng không thể biện bạch. 
Rõ ràng, qua hai cái mốc 14/3 năm 2102 và 2013, bộ mặt xảo trá của Bắc Kinh ngày càng hiện nguyên hình và đòi hỏi đúng đắn và chính đáng ngày càng mãnh liệt của đông đảo người Việt Nam yêu nước đã dạy cho lãnh đạo Việt Nam một bài học sâu sắc: không sức mạnh nào che nổi sự thật, không thế lực hắc ám nào đè bẹp được lòng yêu nước! 
Đáng trách là ở chỗ, hơn một phần tư thế kỷ trước, không phải các tổ chức hội đoàn như Hội CCB, tổ chức Đoàn TNCS, Ban liên lạc Trường Sa hay cơ quan như Đài PTTH Đà Nẵng gọi thanh niên địa phương lên đường nhập ngũ và hy sinh, mà là theo chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức quân sự và chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện. Nếu phải lẽ, ít nhất lễ tưởng niệm cũng phải được Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng và Quân chủng hải quân Việt Nam đứng ra liên danh chủ trì. Không biết đến 13/3/2014 tới đây, điều đó có thành sự thật? 
Võ Văn Tạo 

2 comments:

Điện Hải 1858 said...

Sợ hãi , khiếp nhược trước T.Q là bệnh nan y đã đến giai đoạn cuối Bộ chính trị TW ĐCSVN. Vì cái gì vậy? Nhân danh vì sự ổn định, vì "hữu nghị" .. mà đảng và nhà nước VN đã quay lưng, vong ơn, bội nghĩa với các liệt sỹ đã hy sịnh vì Tổ quốc. Sự phản bội đó không chỉ với 64 chiến sỹ ở Gạc ma, Colin.. 1988 mà hàng triệu chiến sỹ đã hy sinh trong 4 cuộc k/c chống Pháp, Mỹ, Pônpot và T.Q từ 1945 đến nay. Tự đưa vào HP quyền độc tôn lãnh đạo , nhưng xin hỏi ĐCSVN hiện nay còn đủ uy tín thể nhân để lãnh đạo hay không?

Anonymous said...

Quôc gia cộng sản, phe XHCN. : Nước lớn đi xâm lược cướp biển đảo, đánh cướp biên giới, cướp đất, cướp tài nguyên, đánh phá kinh tế, xã hội nước nhỏ, lôi kéo nước này chống phá nước kia. Không bao giờ có thế giới đại đồng đừng có mơ ? Thế giới này đều là cá lờn nuốt cá bé ? Lãnh tụ cộng sản là vậy đó ! Xảo trá, gian ác, mỵ dân, bội bạc coi mọi sự hy sinh như là quy luật của chiến tranh và công cuộc xây dựng CNXH,CNCS . Coi rẻ mạng sống con người, các vị quan chức nhà nước đang thờ phụng 16 sáu chữ vàng và 4 tốt của ông cha họ là bọn giặc Tàu Trung cộng để được thăng quan tiến chức , giữ ghế được lâu, cần gì tưởng nhớ, biết ơn nghĩa với những người đã hy sinh vì tổ quốc .